LS-Việt Nam Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam Q.1 - Linh Mục Nguyễn Hồng <1000QSV1TVB #0203>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 9/6/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0203.Lịch sử truyền giáo ở VN.PNG
    Tên sách : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM
    QUYỂN I
    Tác giả : Linhmục NGUYỄN HỒNG
    Nhà xuất bản : HIỆN TẠI
    Năm xuất bản : 1959
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com
    Đánh máy : Nguyễn Thiên Nhật
    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Thiên Nhật, Thư Võ
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 08/06/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn Linh mục NGUYỄN HỒNG và nhà xuất bản HIỆN TẠI
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    TUYÊN NGÔN
    THAY LỜI TỰA

    CHƯƠNG I. NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

    I. GIÁO HỘI VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XVI
    1. Công cuộc truyền giáo vùng Đông Á trước thế kỷ XVI
    2. Giáo hội Việt Nam trước thế kỷ XVI
    II. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO KHU VỰC NHÀ HẬU LÊ, NAM TRIỀU
    1. Những cuộc gặp gỡ với Tây phương đầu thế kỷ XVI
    2. Công cuộc truyền giáo dưới triều Lê Anh Tông (1556-1573)
    3. Ordonez de Cevallos và công chúa Mai Hoa
    III. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO KHU VỰC NHÀ MẠC, BẮC TRIỀU

    1. Đoàn truyền giáo của cha Diego de Oropesa
    2. Cha Bartolomé Ruiz
    IV. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở MIỀN NAM NƯỚC VIỆT
    1. Các Cha dòng Thánh Đa Minh người Bồ
    2. Các Cha dòng thánh Đa Minh, Tây Ban Nha
    CHƯƠNG II. CHA BUZOMI, TÔNG ĐỒ XỨ NAM
    CHA BUZOMI, TÔNG ĐỒ XỨ NAM
    I. BÁCH HẠI TÔN GIÁO Ở NHẬT VỚI CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM

    1. Bách hại tôn giáo ở Nhật năm 1614
    2. Áo môn, trung tâm thương mại và truyền giáo
    3. Hy vọng truyền giáo ở xứ Nam
    II. NƯỚC VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XVII
    1. Chúa Nguyễn trong Nam
    2. Tình trạng tôn giáo
    3. Người dân Việt Nam và xã hội Việt Nam
    III. CHA BUZOMI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN (1615-1618)
    1. Những bông lúa đầu mùa
    2. Những thử thách đầu tiên
    3. Quan phủ Qui Nhơn
    IV. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở QUI NHƠN VÀ QUẢNG NAM (1618-1622)
    1. Công cuộc truyền giáo ở Qui Nhơn
    2. Những khó khăn gặp phải
    3. Công cuộc truyền giáo ở Quảng Nam
    V. NHỮNG THỬ THÁCH TIẾP TỤC CỦA GIÁO ĐOÀN XỨ NAM (1623-1626)
    1. Những vu cáo phá hoại
    2. Những thừa sai mới (1624)
    3. Bà vương phi Minh Đức trở lại
    4. Cha De Pina qua đời và lệnh tập trung các thừa sai về cửa Hội An (12-1625)

    CHƯƠNG III. CHA ĐẮC LỘ, TÔNG ĐỒ XỨ BẮC

    I. CHA ĐẮC LỘ
    1. Ơn gọi đi truyền giáo
    2. Trên đường vào khu truyền giáo
    3. Thừa sai xứ Nam
    II. TÔNG ĐỒ XỨ BẮC
    1. Xứ Bắc, vua Lê chúa Trịnh
    2. Cha Baldinotti, Kẻ Chợ 1626
    3. Cha Đắc Lộ và Pedro Marquez trên đường ra Bắc
    III. CỬA BẠNG : NHỮNG BÔNG LÚA ĐẦU MÙA
    1. Hòn ngọc nước Chúa
    2. Họ Cửa Bạng
    3. Cờ chiến thắng trên núi Cửa Bạng
    IV. AN VỰC, ĐANG KHI CHỜ ĐỢI CHÚA TRỊNH TRỞ VỀ
    1. Trịnh Tráng đem quân vào đánh xứ Nam
    2. Sư cụ Gioankim và nhà thờ An Vực
    3. Những giáo dân đầu tiên trong hoàng gia
    V. TRÊN ĐƯỜNG LÊN KẺ CHỢ
    1. Trịnh Tráng rút quân
    2. Được phép ở lại truyền giáo
    3. Trên đường lên Kẻ Chợ

    CHƯƠNG IV. GIÁO ĐOÀN KẺ CHỢ VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN

    I. KẺ CHỢ : NHỮNG GIÁO DÂN TIÊN KHỞI
    1. Những giáo dân tiên khởi
    2. Cuốn sách bổn chữ Hán của Thầy sãi
    3. Những ơn lạ
    4. Lòng đạo đức của giáo dân và đời sống phụng vụ
    II. TINH THẦN TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
    1. Thầy sãi Antôniô
    2. Vấn đề thầy giảng
    III. NHỮNG THỬ THÁCH
    1. Những phao đồn vu cáo
    2. Cảnh giam cầm quản thúc
    3. Lệnh trục xuất
    IV. VĨNH BIỆT XỨ BẮC
    1. Trên con thuyền biệt xứ
    2. Công cuộc truyền giáo vùng Nghệ An
    3. Trở lại Kẻ Chợ và vĩnh biệt xứ Bắc

    CHƯƠNG V. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI XỨ NAM VÀ CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÓ
    I. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI ĐÀNG TRONG
    1. Cha Đắc Lộ trong thời kỳ ở Áo môn
    2. Buzomi với lệnh trục xuất 1629
    3. Giáo đoàn xứ Nam từ năm 1630 đến năm 1639
    4. Cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam và bị trục xuất (2-1640 – 9-1640)
    II. HAI LẦN BỊ TRỤC XUẤT, HAI LẦN TRỞ LẠI
    1. Cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam lần thứ hai và công cuộc truyền giáo ở các tỉnh vùng Nam
    2. Lệnh trục xuất lần thứ hai (7-1641)
    3. Trở lại xứ Nam lần thứ ba và tổ chức Thầy Giảng (1-1642 – 9-1643)
    III. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI XỨ NAM LẦN THỨ TƯ
    1. Hoạt động truyền giáo của các Thầy giảng
    2. Bà Maria Minh Đức Tuần Thánh ở Hội An
    3. Phái đoàn giáo dân ngoài Bắc
    4. Công cuộc truyền giáo cho giới trí thức và quan lại
    CHƯƠNG VI. CHA ĐẮC LỘ VỚI NHỮNG TRANG SỬ MÁU ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO ĐOÀN XỨ NAM
    I. NHỮNG ANH HÙNG XƯNG ĐẠO
    1. Thầy giảng Andrêa, anh hùng tử đạo tiên khởi của giáo đoàn xứ Nam
    2. Cụ già Andrêa và lệnh trục xuất cha Đắc Lộ
    3. 35 Anh hùng xưng đạo phủ Qui Nhơn
    II. NHỮNG THỬ THÁCH CỦA CHA ĐẮC LỘ VÀ CÁC THẦY GIẢNG
    1. Thăm viếng giáo dân miền hạ
    2. Mùa Sinh Nhật 1644 với cảnh giam cầm quản thúc
    3. Mùa chay 1645 và Nghĩa cử của chín giáo dân Quảng Bình, Quảng Trị
    4. Mùa Phục Sinh 1645 ở kẻ Hội An và những nữ tu đầu tiên đến nước Việt
    III. VĨNH BIỆT XỨ NAM
    1. Cha Đắc Lộ bị bắt giam
    2. Vĩnh biệt xứ Nam
    3. Thầy Inhaxu và Vinh Sơn tử đạo

    CHƯƠNG VII. XỨ BẮC, CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN SAU CHA ĐẮC LỘ

    I. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC TRONG THỜI KỲ VẮNG MẶT CÁC THỪA SAI
    1. Hoạt động của các thầy giảng
    2. Những giáo dân xưng đạo
    3. Những thừa sai đến tiếp tục
    II. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA GASPAR D'AMARAL (1632-1640)
    1. Lúa chín đầy đồng
    2. Những thử thách
    3. Công cuộc truyền giáo ở Lào
    III. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA FELIX MORELLI (1640-1649)
    1. Những thử thách tiếp tục
    2. Bức thư quan trấn Quảng Tây
    3. Bách hại 1649
    IV. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA HIERONIMO MAJORICA (1650-1656)
    1. Giáo dân và xứ đạo
    2. Tổ chức các thầy giảng
    3. Cuối thời Trịnh Tráng
    V. CHA ONUPHRE BORGES VÀ LỆNH TRỤC XUẤT 1658, 1663
    1. Những mây mù báo hiệu
    2. Lệnh trục xuất 1658
    3. Lệnh trục xuất 1663

    CHƯƠNG VIII. XỨ NAM, CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN SAU CHA ĐẮC LỘ (1646-1665)

    I. GIÁO ĐOÀN XỨ NAM DƯỚI THỜI CHA METELLO SACCANO (1646-1655)
    1. Cha Metello Saccano tới xứ Nam
    2. Anh hùng xưng đạo ở Quảng Bình
    3. Thêm cha Carlo della Rocca
    4. Bách hại tiếp tục
    II. GIÁO ĐOÀN XỨ NAM DƯỚI THỜI CHA PHANXICO RIVAS VÀ PEDRO MARQUEZ (1655-1665)
    1. Ông Phêrô Văn Nết xưng đạo ở Cát Dinh
    2. Thời kỳ hòa hoãn, các cha đi thăm các họ
    3. Bách hại lại nổi lên
    CHƯƠNG IX. NHÌN LẠI 50 NĂM TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN
    I. MỘT GIÁO HỘI THỊNH VƯỢNG NHẤT MIỀN ĐÔNG Á
    1. 50 năm truyền giáo ở xứ Nam
    2. 37 năm truyền giáo ở xứ Bắc
    3. Những lý do thành công
    II. CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN VỚI NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
    1. Cha Đắc Lộ và chữ quốc ngữ
    2. Những tài liệu quí hóa về sử địa Việt Nam
    3. Một nền văn chương Công giáo tiên khởi

    TỦ SÁCH THAM KHẢO

    I. DO CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN
    II. DO CÁC TÁC GIẢ KHÁC


    EBOOK : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Ebook dung lượng lớn vì có nhiều hình ảnh mình hoạ)
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/6/18
    Storm, p04ttmt, Chinh2022 and 36 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    THAY LỜI TỰA

    Tử Trường Tư mã Thiên đã lưu danh vạn đại với nhân loại nói chung, và dân tộc Trung Hoa nói riêng, là nhờ bộ Sử ký bất hủ của ông.

    Từ xưa tới nay, ai đọc bộ Sử ký cũng phải nhận chân giá trị sử khoa của nó. Tử Trường tiên sinh, ngoài cái thần trí thiên bẩm, đã hiến trót đời mình để sưu tầm, phân tách, tuyển lựa và hệ thống hóa tài liệu một cách khá khoa học. Chỉ nguyên nhìn vào việc : tiên sinh thân đi khắp chốn, đến tận nơi có sự kiện xảy ra để điều tra, sưu tầm những tài liệu chính xác, đã đủ làm tăng giá trị cho tác phẩm của Tiên sinh. Sử gia muôn thuở này còn có một đức tính tối quan trọng cho khoa chép sử : khách quan trước các tài liệu. Sử liệu có thế nào, Tiên sinh ghi chép như thế chứ không theo chủ quan phê phán một cách thiên lệch như nhiều sử gia sống trước Tiên sinh. Điểm nào tồn nghi thì để là tồn nghi chứ không hề võ đoán. Vấn đề nào có nhiều thuyết khác nhau thì kể cả ra để độc giả tự cân nhắc. Với bấy nhiêu đức tính cần thiết của một sử gia trên đây, cộng với giọng văn thành thực, đầy hùng khí, bộ Sử ký đã trở thành bất hủ và tên Tử Trường Tư mã Thiên còn lại mãi trong Sử vàng chói lọi chẳng những của riêng dân tộc Trung Hoa mà của cả nhân loại vậy.

    Được hân hạnh đọc bản thảo cuốn Lịch sử Truyền giáo ở Việt Nam của Linh mục Nguyễn Hồng, kẻ cầm bút thiển cận này không thể không liên tưởng đến những đặc điểm của bộ Sử ký của Tư mã Thiên.

    Thực vậy, Linh mục Nguyễn Hồng đã từ lâu năm hằng lưu tâm đến vấn đề Truyền giáo ở Việt Nam bằng cách tìm tòi thu tập tài liệu ở ngay trong nước. Nhưng tiếc thay, các tài liệu Truyền giáo thời sơ khởi ít còn lưu lại ở Việt Nam. Các tài liệu sống thì không còn, mà các sử liệu ghi chép thì phần lớn đã đưa sang Roma hay Ba-lê mất cả. Do đó, muốn viết một bộ Sử truyền giáo cho hoàn toàn đầy đủ với những tài liệu hiện có ở trong nước thì thực là khó. Nhưng bao giờ trời cũng phù người có chí : cha được xuất ngoại du học ! Thế là cha có đủ phương tiện để hoàn tất bộ sử. Bắt tay ngay vào việc bằng cách sưu tầm tài liệu khắp các bảo tàng thư viện của Thánh Bộ Truyền giáo của Dòng Tên ở Roma, lại qua Ba-lê vào thư viện Hội các cha Thừa sai Ba-lê để hoàn bị tác phẩm.

    Với một chí kiên nhẫn, một lòng ham thích say sưa, với những nhìn xa thấy rộng của trời Âu, sau mấy năm trường tận tụy, cha đã hoàn tất bộ Lịch sử Truyền giáo ở Việt Nam, mà hôm nay, quyển thứ I trong bộ sử ấy, khiêm tốn ra mắt đồng bào Việt Nam.

    Với những tài liệu chính xác, ghi chép một cách rất vô tư, hệ thống hóa một cách mạch lạc dưới ngọn bút trôi chảy, khúc triết và hùng kính, cuốn Lịch sử này có hi vọng làm thỏa mãn những đòi hỏi của toàn thể giáo hữu Công giáo Việt Nam. Hơn nữa, theo thiển kiến của kẻ hèn này, thì bộ Sử truyền giáo của Linh mục Nguyễn Hồng cũng sẽ không hổ thẹn khi nằm trên tay bất cứ một sử gia chuyên môn nào.

    Nhưng trí một người có hạn, óc cá nhân có mức nên tác giả cũng như kẻ cầm bút viết mấy lời này vẫn thành thực thầm ước được nghe lời chỉ giáo của chư độc giả bốn phương.

    Viết tại Cái Sắn Kênh
    Quí Hạ năm Kỷ Hợi

    Linh mục : MẬU HẢI
     
    machine, askyechan, cfcbk and 8 others like this.
  3. tuyenphan23

    tuyenphan23 Mầm non

    Cảm ơn các bác nhiều
     
    Thu VO thích bài này.
  4. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Sách hiếm, cám ơn đội ngũ làm ebook đã làm những cuốn sách trước 75.
     
    vqsvietnam and Thu VO like this.
  5. kimtrongnew

    kimtrongnew Lớp 1

    Cảm ơn hai bạn NTT và TV.
     
    Thu VO thích bài này.
  6. jogo_dts

    jogo_dts Mầm non

    doe loạt được không nhỉ
     
  7. tuanthienthan

    tuanthienthan Mầm non

    Mình mới tải quyển sách này về máy. Xin cám ơn những người đã giúp phổ biến quyển sách này
     
  8. damrimuabay

    damrimuabay Lớp 1

    Cảm ơn bác chủ thớt và nhóm TVE đã hoàn thiện và đưa đến cho bạn đọc một trong những tác phẩm hay như thế này.
    Để em kiếm xem có tập II không ạ, rồi em sẽ gửi cho chị @Thu VO.
     
    machine thích bài này.
  9. machine

    machine Lớp 11

    Nhờ comment của bạn mình mới để ý trên đời có quyển sách này :D
    Cảm ơn bạn. Đang định lúc nào đó tìm hiểu về vấn đề truyền giáo này xong thì có ebook hiện ra trước mắt :D
     
    damrimuabay and tran ngoc anh like this.
  10. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Bạn nào có quyển 2 không ạ?
     
  11. machine

    machine Lớp 11

    Ở đây có bản text mà không có sách giấy/pdf để đối chiếu: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    sucsongmoi thích bài này.
  12. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Trang này không tải được bạn ơi!
     
  13. machine

    machine Lớp 11

    Khắc phục bằng cách copy vào Word vậy.
     
    sucsongmoi thích bài này.
  14. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Nhưng phần ghi chú và đối chiếu không có nên hơi lăn tăn!
     
  15. machine

    machine Lớp 11

    Đóng gói lại ebook trong file đính kèm.
    Ebook khá nhiều ảnh minh họa, để giữ cho ebook dưới 5Mb nên không nhúng font được.
    Update: Sửa lại chú thích về dạng pop-up menu cho Reasily, Lithium. Các bạn download lại nha :D
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 13/10/22
    Storm, amorphous, kakalualua and 3 others like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này