Văn học nước ngoài G LỬA HOANG - Nelson DeMille

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi V.C, 6/7/16.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. V.C

    V.C Banned

    Luahoang.PNG

    LỬA HOANG
    Tác giả: Nelson DeMille
    Dịch giả: Nguyễn Hữu Túc
    Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin
    Phát hành: Tân Việt
    Số trang: 871
    Nguồn PDF: @Cải
    OCR: @inno14
    Soát lỗi sơ bộ: @quocsan
    Biên tập & Soát lỗi: @V.C
    ----------+++----------
    Nelson DeMille là một trong những tác giả nổi tiếng và có lượng sách bán chạy nhất nước Mỹ, với hơn 30 triệu bản bán ra trên thế giới.
    Là một cựu binh Mỹ ở Việt Nam, ông đã cho ra đời 10 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bao gồm: Plum Island, The General Daughter, Night Fall...
    Bắt đầu từ tháng 10 năm 2002, cuốn tiểu thuyết trinh thám thứ tư mang tên “Lửa hoang” của nhà văn ăn khách này đã ra mắt bạn đọc.
    Cuốn sách được đánh giá là “hay đến nỗi không thể đặt xuống một khi đã bắt đầu đọc”. Tác phẩm khắc hoạ hình ảnh cựu thám tử của Cục cảnh sát New York tham gia vào một âm mưu của lực lượng cánh tả nước Mỹ muốn tấn công 2 thành phố của Mỹ. Cuốn tiểu thuyết trinh thám này được nhà văn hư cấu dựa trên tin đồn được đăng trên mạng internet.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/16
  2. V.C

    V.C Banned

    • LỜI TÁC GIẢ
    Khi sự thực và hư cấu hoà trộn trong tiểu thuyết, không phải lúc nào độc giả cũng nhận biết đâu là thực, đâu là hư cấu. Những người đọc bản thảo “Lửa Hoang" đã hỏi tôi đâu là chuyện thật, đâu là sản phẩm của trí tưởng tượng, do đó tôi sẽ đề cập vấn đề này ở đây.
    Thứ nhất, Lực lượng chống khủng bố liên bang (ATTF) trong cuốn sách này được xây dựng chủ yếu dựa trên Lực lượng phối hợp chống khủng bố (JTTF) có thật; việc khai thác một số thông tin đã được cho phép.
    Cụ thể, trong cuốn sách này, có rất nhiều thông tin về ELF (viết tắt của một thứ mà khi đọc sách các bạn sẽ biết). Tất cả những thông tin về ELF đều chính xác, trong phạm vi hiểu biết của tôi.
    Còn về kế hoạch bí mật của chính phủ mang mật danh ”Lửa Hoang" nó dựa trên một số thông tin mà tôi tình cờ thu lượm được, hầu hết trên mạng, có thể coi như tin đồn, sự thật, tưởng tượng hoàn toàn hay đại loại như vậy. Cá nhân tôi tin rằng có tồn tại một kế hoạch tương tự “Lửa Hoang", với mật danh khác.
    Những nội dung khác trong cuốn sách này mà nhiều người đã hỏi tôi như NEST, Xương Bánh Chè hay các tên khác đều có thật. Nếu những điều bạn đọc có vẻ như thật, có lẽ nó có thật.
    Thực ra thì sự thật còn lạ lùng hơn những điều tưởng tượng, và lại thường đáng sợ hơn.
    Còn một câu hỏi được nhắc tới nhiều nhất mà tôi quên mất là “BearBanger có thật không?” Có.
    Thời gian diễn ra câu chuyện này là tháng 10 năm 2002, 1 năm 1 tháng sau sự kiện 11-9-2001; những câu chuyện và tít của tờ Thời báo New York đều thật. Tương tự, bất kỳ sự đề cập nào về các thủ tục an ninh của chính phủ hay việc thiếu các quy trình này cũng đều thật ở thời điểm tôi nghĩ ra câu chuyện.
    Một vài độc giả làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật nghĩ rằng thám tử John Corey sẽ gặp khó khăn trong phạm vi quyền hạn của mình. Tôi thừa nhận đã “cho” nhân vật tự do hơn để câu chuyện hay. Một John Corey tuân theo các luật lệ thông thường và hành động theo sách vở không phải là hình ảnh của một người anh hùng chúng ta muốn thấy.
    Những người đọc bản thảo “Lửa Hoang" nói rằng sau khi đã bỏ sách xuống, họ thao thức rất lâu. Nó thật là một cuốn sách đáng sợ cho những thời kỳ đáng sợ; nhưng nó cũng là lời cảnh báo cho một thế giới hậu 11-9.
     
  3. V.C

    V.C Banned

    PHẦN I

    Thứ sáu
    Thành phố New York
    FBI điều tra những vấn đề liên quan đến khủng bố, không quan trọng vấn đề sắc tộc, tôn giáo, quê quán hay giới tính.
    • Khủng bố ở Hoa Kỳ Ấn bản của FBI, năm 1997.

    CHƯƠNG 1

    Tôi là John Corey, cựu thám tử điều tra án mạng thuộc NYPD. Tôi bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, nghỉ hưu với mức thương tật 75% (con số này khai chỉ để lĩnh tiền thôi chứ 98% cơ thể của tôi vẫn hoạt động bình thường); hiện tại làm đặc vụ hợp đồng đặc biệt cho Lực lượng chống khủng bố liên bang.
    Anh bạn Harry Muller ở phòng đối diện hỏi tôi:
    — Cậu đã bao giờ nghe thấy Câu lạc bộ đồi Custer chưa?
    — Chưa, nhưng sao?
    — Cuối tuần này tớ sẽ đến đó.
    — Vui vẻ nhé!
    — Đó là một lũ điên theo cánh hữu sở hữu khu vực săn bắn nằm ở vùng nông thôn của bang.
    — Đừng có mang về cho tôi con thú nào nhé, cũng đừng mang về chim chết.
    Tôi đứng dậy và bước về quầy lấy cà phê. Trên tường phía trên các bình cà phê là danh sách truy nã của Bộ Tư pháp. Chiếm phần lớn danh sách này là đàn ông theo đạo Hồi, trong Đó có trùm khủng bố Osama bin Laden.
    Trong danh sách gần hai chục tên tội phạm còn có một cái tên người Libya - Asad Khalil mang biệt danh “Sư tử”. Tôi chẳng cần phải động não ghi nhớ hình ảnh của hắn bởi dù chưa một lần giáp mặt, tôi thuộc mặt hắn như gương mặt của chính mình.
    Tôi biết về Khalil cách đây khoảng hai năm, khi tôi săn đuổi hắn, nhưng cuối cùng thì hắn cũng đang săn đuổi tôi. Hắn trốn thoát còn tôi cũng thoát chết với một vết thương nhẹ. Như người Arập thường nói: “Định mệnh buộc chúng ta gặp lại nhau để quyết định số phận của mình”. Tôi mong chờ ngày đó.
    Tôi đổ chỗ cà phê còn lại vào một chiếc cốc và lướt qua tờ Thời báo New York nằm trên quầy. Tít của tờ báo hôm nay, thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2002 chạy một dòng: “ Quốc hội cho phép Bush sử dụng vũ lực đối với Iraq, tạo quyền ủy thác rất lớn".
    Bên dưới là tiểu đề: “Theo thông tin từ các quan chức, Mỹ có kế hoạch chiếm đóng Iraq".
    Dường như cuộc chiến là một kết cục được báo trước, chiến thắng cũng vậy. Vì thế nên có một kế hoạch chiếm đóng. Tôi tự hỏi liệu có ai ở Iraq biết về điều này không.
    Tôi mang cà phê về bàn và bật máy tính, đọc một lượt những bản ghi nhớ. Chúng tôi làm việc trong một tổ chức hầu như không dùng đến giấy, tôi thực sự nhớ việc lập những bản ghi nhớ; tôi muốn viết tắt tên mình vào chiếc máy tính bằng một chiếc bút đầu, song cuối cùng lại dùng tới bút điện tử. Nếu tôi là lãnh đạo tổ chức này, tất cả các bản ghi nhớ sẽ viết bằng bút điện tử.
    Tôi liếc đồng hồ, đã 4 giờ 30 phút chiều và các đồng nghiệp của tôi ở tầng 26 toà nhà liên bang số 26 đang rời công sở rất nhanh. Cũng như tôi, các đồng nghiệp của tôi là thành viên của Lực lượng chống khủng bố liên bang - ATTF, một cơ quan viết tắt bang 4 chữ cái nằm trong vô vàn tổ chức viết tắt bằng 3 chữ cái.
    Đây là thế giới hậu sự kiện 11-9 nên về lý thuyết đối với ai thì cuối tuần cũng là hai ngày làm việc thêm. Trên thực tế, truyền thống nghỉ việc sớm vào ngày thứ sáu vẫn không thay đổi nhiều. Vì vậy NYPD, vốn là một bộ phận của ATTF và đã quen với những thời điếm đầy rắc rối, cung cấp người cho pháo đài này vào dịp cuối tuần và những ngày nghỉ.
    Harry Muller hỏi tôi:
    — Cuối tuần này cậu làm gì?
    Bắt đầu kỳ nghỉ cuối tuần dài ba ngày nhân kỷ niệm Ngày Columbus, thế nhưng thật đen đủi là theo lịch tôi phải làm việc vào thứ hai. Tôi trả lời:
    — Tớ định tham gia buổi diễu hành vào Ngày Columbus nhưng lại phải đi làm vào thứ hai.
    — Thế à? Cậu định tham gia diễu hành hả?
    — Không, nhưng tớ đã nói với đại uý Paresi thế. Tôi nói thêm:
    — Tôi bảo mẹ tôi là người Italia, tôi sẽ đẩy xe lăn cho bà ấy trong buổi diễu hành.
    Harry cười hỏi:
    — Thế ông ấy chẩp nhận trực thay cậu à?
    — Không, ông ấy đề nghị giúp đẩy xe cho mẹ tôi.
    — Tớ nghĩ cha mẹ cậu ở Florida kia.
    — Đúng thế.
    — Và mẹ cậu là người Ireland.
    — Đúng rồi. Thế nên bây giờ tôi phải kiếm một bà mẹ Italia để Paresi đẩy xe ở đại lộ Columbus đấy.
    Harry lại cười và quay vào làm máy tính.
    Harry Muller, như phần lớn cảnh sát New York làm việc trong Phòng Trung Đông của ATTF, bí mật theo dõi và giám sát những nhân vật đáng chú ý, nói một cách chính xác về mặt chính trị là cộng đồng theo đạo Hồi. Thế nhưng tôi lại không làm việc này, tôi phỏng vấn và tuyển mộ chỉ điểm viên.
    Phần lớn nhân viên chỉ điểm của tôi là những kẻ dốì trá hoàn toàn hoặc những tay nghệ sĩ đểu cáng cần tiền hoặc được nhập cư, hoặc muốn chơi xấu người nào đó trong cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ của chúng. Đôi lúc tôi kiếm được một nhân viên tốt song phải chia sẻ với FBI.
    ATTF phần lớn gồm các đặc vụ của FBI và thám tử NYPD, cộng thêm những thám tử của Sở như tôi. Ngoài ra còn có những người đươc điều từ những cơ quan liên bang khác như Cơ quan nhập cư và hải quan (ICE), cảnh sát bang và vùng ngoại ô, cảnh sát tại các bến cảng, nhìn chung rất nhiều nên tôi không thể điểm tên hay nhớ hết được.
    Ngoài ra trong lực lượng của chúng tôi còn có những kẻ như ma, không thực sự tồn tại, nhưng nếu tồn tại thì họ được gọi là CIA.
    Tôi kiểm tra Email, có ba thư mới. Thư thứ nhất của Tom Walsh – sếp trưởng, ông này lên nắm quyền chỉ đạo ATTF từ khi sếp cũ Jack Koenig chết trong toà nhà Trung tâm Thương mại Thế giới. Thư có nội dung:
    “Mật - Cần ghi nhớ - Trước khi những hoạt động không thân thiện với Iraq có thể xảy ra, chúng ta cần chú ý đặc biệt tới những công dân Iraq sống ở Gonus".
    “Gonus" ở đây là viết tắt của nước Mỹ. “Hoạt động không thân thiện” là Chiến tranh. Phần cuối của thư nghĩa là “Tìm kiếm những người Iraq chúng ta thấy có mối liên hệ với các mối đe doạ khủng bố với nước Mỹ để chúng ta có thể khiến cho giới lãnh đạo cảm thấy thoải mái trước khi cho quân ném bom quét lũ khốn khỏi Baghdad “.
    Bức thư tiếp tục:
    “...Mối đe dọa chủ yếu và trọng tâm vấn đề là UBL, một trọng tâm mới là mối liên hệ Saddam - UBL. Báo cáo về vấn đề trên vào tuần tới - Walsh. Đặc vụ phụ trách".
    Cụm từ lạ UBL nghĩa là “Osama bin Laden” mà theo cách viết thông thường phải là “OBL”; thế nhưng từ lâu một người dịch từ tiếng Arập sang chữ Latinh thành “Usama”, cách dùng này cũng không sai. Giới truyền thông chủ yếu dùng Osama còn các cơ quan tình báo vẫn gọi tên trùm khủng bố là “UBL”.
    Thư tiếp theo của Vince Paresi – người tôi đã nhắc đến ở đoạn trước, đây là một đại uý của NYPD được điều sang ATTF để theo dõi những cảnh sát khó tính đôi lúc không phối hợp tốt với các đồng nghiệp bên FBI. Trong số đó có lẽ có tôi. Đại uý Paresi thay thế vị trí của đại uý David Stein – người có cùng số phận như Jack Koenig – chết cách đây một năm một tháng ở Trung tâm Thương mại Thế giới.
    David Stein là một người tuyệt vời, ngày nào tôi cũng thấy nhớ anh ta. Jack Koenig, bất chấp những khiếm khuyết của bản thân cũng như những bất hoà giữa chúng tôi, vẫn là một dân chuyên nghiệp, một vị sếp nghiêm khắc nhưng công minh và là một người yêu nước. Người ta không tìm thấy thi thể của ông. David Stein cũng vậy.
    Một người khác cũng không tìm thấy xác như 2.000 người khác là nhân viên CIA, Ted Nash, một kẻ rất hay châm chích và thực sự tinh quái.
    Tôi ước mình có thể nghĩ được điều gì tốt đẹp để nói về kẻ khốn nạn này song chỉ nghĩ được là “Tống khứ nó đi”.
    Ngoài ra tên này còn có thói xấu là trở về từ cõi chết – trước đây hắn đã làm điều này ít nhất một lần – và khi hắn chưa được xác nhận nhận dạng một cách chắc chắn, tôi chưa thế bật sâmpanh ăn mừng.
    Trở lại với thư của đại uý Paresi gửi cho toàn bộ nhân viên NYPD/ATTF:
    “Các anh phải tăng cường theo dõi các công dân Iraq, móc nối lại những người Iraq phát huy hiệu quả trước đây và đưa về thẩm vấn những người Iraq có trong danh sách theo dõi. Phải chú ý đặc biệt những công dân Iraq có mối liên hệ với những người theo Đạo hồi khác như người Arập Saudi, Afghanistan, Lybia...sẽ tăng cường theo dõi, giám sát các nhà thờ Hồi giáo. Báo cáo vào tuần tới. Đại úy Paresi - NYPD".
    Tôi nghĩ mình thấy có vấn đề gì đó ở đây.
    Thật khó tin là cách đây chưa lâu điều chúng tôi cố gắng làm là tránh thể hiện thái độ không ưa với những tay khủng bố Hồi giáo hay không làm chúng khó chịu. Nay thì điều đó thay đổi quá nhanh.
    Lá thư thứ ba của vợ tôi, Kate Mayfield, người tôi có thể nhìn thấy ở phía bên kia bức vách lớn ngăn giữa NYPD và FBI trên tầng 26. Vợ tôi đẹp, nhưng ngay cả khi không đẹp thì tôi sẽ vẫn yêu nàng. Thực ra nếu trước đây vợ tôi không đẹp, có lẽ tôi đã chẳng để ý, vậy nên nói thế để bàn cho vui thôi.
    Thư của vợ tôi như sau:
    “Bọn mình nghỉ sớm rồi về nhà nhé, ngủ với nhau, em sẽ làm cho anh món ớt xúc xích, pha đồ uống cho anh khi anh đang mặc quần lót xem tivi".
    Thực ra thư không có nội dung thực sự như thế mà là:
    “Bọn mình hãy đi đâu thưởng thức kỳ nghỉ cuối tuần lãng mạn nhé! Nếm rượu vang vùng bắc Fork nhé! Em sẽ đặt một chỗ nghỉ B & B. Yêu anh, Kate".
    Việc quái gì tôi phải nếm rượu vang nhỉ? Thứ nào chẳng như nhau! Hơn nữa những chỗ ngủ B & B chán chết – những nhà ở xập xệ và dơ dáy với những phòng tắm kiểu thế kỷ XIX, những chiếc giường cọt kẹt. Rồi lại phải ăn sáng với những vị khách khác – thường là những bọn trẻ đáng ghê tởm chỉ muốn nói chuyện về những gì chúng đọc được ở phần Nghệ thuật và Giải trí trên tờ Thời báo. Bất kỳ khi nào nghe đến từ “Nghệ thuật”, tôi chỉ muốn rút súng ra.
    Tôi gõ mấy chữ trả lời vợ:
    “Nghe có vẻ tuyệt đấy! Cảm ơn em đã nghĩ ra điều ấy. Yêu em, John"
    Giống như hầu hết đàn ông khác, tôi thà đối mặt với họng súng hơn một mụ vợ nổi khùng.
    Kate Mayfield là luật sư, một đặc vụ FBI nằm trong nhóm của tôi – gồm một nhân viên khác của NYPD cùng một đặc vụ FBI nữa. Đôi lúc tôi bổ sung thêm một, hai người từ các cơ quan khác như ICE hay CIA. Người cùng nhóm là nhân viên CIA cuối cùng của chúng tôi là Ted Nash – kẻ mà tôi rất nghi từng có quan hệ khá lãng mạn với vợ tôi trước khi cưới. Đó không phải lý do tôi không thích hắn ta – đó là lý do tôi ghét hắn. Tôi chỉ không thích hắn vì những lý do chuyên môn.
    Tôi thấy Harry Muller đang lau bàn, chùi sạch những dấu vết nhạy cảm để những người lau dọn – kể cả người theo và không theo đạo Hồi – không thể sao chụp hay fax đi nơi khác. Tôi bảo cậu ta:
    — Cậu nghỉ sớm đến 21 phút đấy.
    Cậu ta nhìn tôi rồi trả lời:
    — Tớ phải lấy ít đồ công nghệ.
    — Sao lại thế?
    — Tớ bảo rồi mà. Tớ đang có một vụ theo dõi nằm ở vùng nông thôn của bang. Câu lạc bộ đồi Custer đấy.
    — Tôi tưởng cậu là khách mời kia!
    — Không, đột nhập thôi.
    — Làm thế nào cậu mò được chỗ ấy?
    — Chẳng biết nữa. Tớ có hỏi đâu nhỉ? Tớ có một chiếc xe dành cho dân du lịch, một đôi ủng, một mũ có trùm tai bằng len. Thế là đủ rồi.
    — Ừ.
    Harry Muller, như tôi đã nói, là một cảnh sát NYPD nghỉ hưu sau 20 năm làm việc, có 10 năm cuối làm cho Phòng Tình báo và hiện là đặc vụ hợp đồng của liên bang thực hiện công tác theo dõi, giám sát để FBI có thể tập trung vào những công việc chính.
    Tôi hỏi:
    — Này, bọn cánh hữu đó có gì à? Tưởng là cậu làm cùng với chúng tôi chứ? (“Chúng tôi” ở đây là Phòng Trung Đông – nơi chiếm đến 90% quân số của ATTF trong những ngày này).
    Harry trả lời:
    — Chẳng biết nữa. Tớ có hỏi đâu nhỉ? Tớ chỉ phải chụp ảnh, có đi nhà thờ với chúng đâu.
    — Cậu đã đọc email của Walsh và Paresi chưa?
    — Rồi.
    — Cậu nghĩ bọn mình có phải ra trận không?
    — Hừm, để tớ nghĩ xem đã.
    — Liệu nhóm cánh hữu này có liên quan gì tới Iraq hay UBL không?
    — Tớ chẳng biết, – Harry nhìn đồng hồ rồi báo: Tớ phải đến Phòng Công nghệ trước khi họ đóng cửa.
    — Còn thời gian mà. Cậu đi một mình à?
    — Ừ, chẳng sao đâu. Đây chỉ là theo dõi và giám sát không mang tính đe doạ. – Anh ta nhìn tôi rồi nói: Walsh bảo công việc của bọn mình giống như chặt cây – việc xây dựng hồ sơ ấy- Cậu biết, giống như việc bọn mình không chỉ theo dõi dân Arập. Phải theo dõi cả các nhóm trong nước như phát xít mới, các nhóm du kích… Có vẻ tốt cho giới truyền thông và Quốc hội, nếu có vấn đề, phải không? Bọn mình đã làm kiểu ấy vài lần trước khi xảy ra sự kiện 11-9 mà.
    — Đúng.
    — Tớ phải đi đây. Tớ đoán sẽ gặp cậu vào thứ hai. Việc đầu tiên tôi làm vào thứ hai là gặp Walsh.
    — Ông ấy cũng đi làm vào thứ hai?
    — Ông này không mời tớ đến nhà uống bia, thế nên tớ đoán ông ta sẽ đến đây.
    — Ừ, hẹn gặp vào thứ hai.
    Điều Harry nói về xây dựng hồ sơ không hoàn toàn bình thường, hơn nữa chúng tôi còn có cả Phòng Khủng bố trong nước để làm việc ấy. Việc theo dõi những kẻ giàu có trong một câu lạc bộ vùng nông thôn cũng có điều gì đó hơi lạ. Lạ hơn là vào ngày nghỉ mà Tom Walsh vẫn đến sở để nghe báo cáo của Harry về một công việc thường lệ.
    Tôi là người không ồn ào – lý do tôi là một thám tử tuyệt vời, vì vậy tôi đến một máy tính độc lập đặt riêng để vào mạng Internet; tôi vào Google và tìm “Câu lạc bộ đồi Custer”.
    Chẳng có kết quả nào, tôi phải gõ “Đồi Custer”. Có đến hơn 400.000 kết quả, những thông tin các loại ở ngay trang nhất – Các sân gôn, nhà hàng, nhiều tư liệu lịch sử ở vùng South Dakota liên quan đến các vấn đề của tướng George Armstrong Custer tại Little Bighorn – cho thấy chẳng có gì giá trị. Tuy vậy tôi vẫn dành 10 phút lướt qua những kết quả tìm kiếm, nhưng cũng không có gì liên quan đến New York.
    Tôi trở lại bàn, sử dụng mật khẩu của ATTF và truy nhập các hồ sơ nội bộ trong hệ thống ACS – một phiên bản của Google dùng trong FBI.
    Cái tên Câu lạc bộ đồi Custer xuất hiện nhưng rõ ràng tôi không được quyền xem file này, bên dưới cái tên là những dòng mật chạy liên tiếp. Thường thì ngay cả với những file cấm người ta vẫn có thể kiếm một số thông tin như ngày file được mở, người sẽ biết về việc xem file hay chí ít là độ mật của file. Song file này hoàn toàn không có chút thông tin nào.
    Vì vậy tất cả những gì tôi đã cố gắng làm lại là cảnh báo các nhân viên an ninh rằng tôi đã tìm hiểu về một file chẳng liên quan gì đến công việc mình đang thực hiện – lúc này là những người Iraq. Thế nhưng để làm họ khó xác định, tôi gõ vào ô tìm kiếm “Câu lạc bộ vũ khí huỷ diệt Lạc đà Iraq”.
    Chẳng có kết quả nào!
    Tôi tắt máy, dọn bàn, cầm lấy áo khoác và sang bàn làm việc của Kate.
    Kate Mayfield và tôi gặp nhau qua công việc, khi cả hai cùng đảm nhiệm nhiệm vụ Asad Khalil – một tên nhỏ bé tởm lợm tìm đến Mỹ đế giết hại nhiều người. Hắn đã làm được điều đó, tìm cách giết tôi cùng Kate, sau đó trốn thoát. Đó chẳng phải vụ tốt đẹp gì của tôi nhưng nó đã cho tôi và Kate gặp nhau, lần tới gặp mặt tôi sẽ cảm ơn hắn về điều đó trước khi gí súng vào bụng và nhìn hắn chết một cách từ từ.
    Tôi hỏi Kate:
    — Anh mua cho em chút gì uống nhé?
    Nàng nhìn lên và mỉm cười: Tuyệt đấy, – rồi tiếp tục quay trở lại với máy tính của mình.
    Mayfield là một cô gái vùng Trung Tây, được điều từ Washington về New York, ban đầu khá chán với công việc nhưng bây giờ lại cảm thấy cực kỳ hạnh phúc khi sống ở thành phố lớn nhất thế giới với người đàn ông vĩ đại nhất thế gian là tôi. Tôi hỏi nàng:
    — Sao chúng ta lại đi nghỉ cuối tuần xa thế?
    — Bởi nơi này làm em phát điên mất.
    Những thành phố lớn đúng thế thật. Tôi hỏi:
    — Em đang làm gì thế?
    — Em đang cố tìm một chỗ ngỉ B & B ở North Fork.
    — Vào kỳ nghĩ cuối tuần thế này thì chỗ đó chắc kín hết chỗ rồi. Mà đừng quên là anh phải đi làm vào thứ hai.
    — Em quên sao được? Anh chẳng ca cẩm về chuyện đó suốt cả tuần rồi.
    — Có bao giờ anh ca cẩm đâu.
    Có lẽ vì lý do gì đó nàng nghĩ điều ấy thật buồn cười.
    Tôi quan sát gương mặt của Kate nhờ ánh sáng hắt ra từ màn hình máy tính. Nàng vẫn đẹp như hồi tôi gặp gần 3 năm trước. Thông thường những phụ nữ gắn bó với tôi đều già nhanh. Robin, cô vợ thứ nhất của tôi, nói rằng cuộc hôn nhân một năm dài chẳng khác gì 10 năm. Tôi nói với Kate:
    — Anh sẽ gặp em ở nhà hàng Ecco.
    — Đừng ra vẻ tình cờ đấy!
    Tôi đi qua khu trồng mấy cây cành mà lúc này hầu như trống không, rồi bước tới hành lang dẫn ra thang máy – nơi các đồng nghiệp đang đổ ra đầy.
    Nói chuyện qua quýt với vài người, khi nhìn thấy Harry tôi tiến lại phía anh ta. Anh đang bê một chiếc cặp kim loại lớn, tôi đoán trong đó có camera và nhiều ống kính. Tôi bảo:
    — Tớ mua cho cậu chút gì uống nhé.
    — Tớ phải lên đường càng sớm càng tốt.
    — Tối nay cậu đi luôn à?
    — Ừ. Tớ cần có mặt ở đó vào sáng sớm. Tại đó sắp có một cuộc họp, tớ phải chụp ảnh biển số xe và người khi họ tới.
    — Nghe như kiểu giám sát đám đông mà bọn mình thường làm ở các đám cưới với đám tang ấy nhỉ.
    — Ừ. Cũng chó chết như thế cả.
    Chúng tôi vào thang máy và xuống sảnh. Harry hỏi:
    — Kate đâu?
    — Đang trên đường về.
    Harry đã ly dị nhưng đang hẹn hò với một cô, thế nên tôi hỏi:
    — Lori thế nào?
    — Tuyệt.
    — Ảnh cô ấy trên trang Match.com đẹp đấy.
    — Cậu là đồ mất dạy, Harry cười.
    — Cậu thì thế nào? À, chỗ kia ở đâu thế?
    — Chỗ nào? À…, gần hồ Saranac.
    Chúng tôi bước ra đại lộ Broadway. Hôm đó là một ngày thu mát mẻ, các đường phố và vỉa hè có không khí đúng nghĩa của một ngày thứ sáu.
    Harry và tôi tạm biệt nhau, tôi bước về hướng nam đại lộ Broadway.
    Khu hạ Manhattan là một chuỗi dày đặc các toà nhà chọc trời và các con phố hẹp, hạn chế tối đa ánh nắng và tăng tối đa sự căng thẳng.
    Khu này còn có cá Lower East Side, nơi tôi sinh ra và Iớn lên, gồm cả phố Tàu, Little Italy, Tribeca và Soho. Các ngành nghề ở đây hoàn toàn đối ngược nhau: kinh doanh và tài chính – dại diện bởi phố Wall, chính quyền – dại diện bởi các toà án cấp liên bang, bang và quận; toà thị chính thành phố, các nhà tù, toà nhà liên bang, trụ sở cảnh sát và nhiều nữa. Một mối liên kết cần thiết cho tất cả các thứ trên là các công ty luật – một trong số đó là nơi làm việc của vợ cũ của tôi, một luật sư bào chữa chỉ đại diện cho những tay tội phạm khét tiếng nhất. Đó là một trong những lý do tôi ly dị. Lý do khác là cô ta nghĩ rằng nấu nướng và ngủ với chồng là hai điều lạ lùng ở Trung Quốc.
    Phía trên đầu là một khoảng trời trống trải nơi toà Tháp đôi từng đứng. Với hầu hết người Mỹ, thậm chí hầu hết người New York, việc không có hai toà tháp chỉ như khoảng trống trên nền trời. Nhưng nếu bạn sống ở khu vực này, khi đi qua phố và không thấy chúng, bạn sẽ vẫn thấy ngạc nhiên.
    Lúc rảo bước, tôi nghĩ đến cuộc nói chuyện với Harry Muller.
    Một mặt tôi nghĩ hoàn toàn chẳng có gì bất thường hoặc đáng chú ý về công việc của anh ta dịp cuối tuần này. Mặt khác tôi lại không nghĩ như vậy. Khi đang sắp sửa tiến hành một cuộc chiến với Iraq, đang chiến đấu ở Afghanistan, đang lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác của những phần tử Hồi giáo, vì lý do gì mà Harry lại được cử đến vùng nông thôn của bang để dò xét vụ tụ tập của tụi điên cánh hữu mà hiện nay mức đe doạ đối với an ninh quốc gia nằm giữa mức thấp và mức 0?
    Lại còn những lời vô nghĩa của Tom Walsh nói với Harry về việc xây dựng hồ sơ trong trường hợp ai đó trong Quốc hội hay giới truyền thông muốn biết liệu ATTF có nắm được đám khủng bố trong nước. Vài năm trước điều này bình thường song kể từ sau vụ 11-9, các nhóm phát xít mới, du kích (hay đại loại như vậy) đã tỏ ra im hơi lặng tiếng và hồi hộp khi thấy chúng ta bị tấn công, thấy rằng đất nước đang thay đổi, tiêu diệt những kẻ tệ hại và bắt bớ không ít người. Lại còn việc báo cáo công việc vào thứ hai dù đó là ngày nghỉ nữa!
    Dù sao tôi cũng không nên quá để tâm đến việc này, dù có một chút kỳ quặc, về căn bản chuyện đó chẳng liên quan gì đến tôi, và lần nào tôi đặt quá nhiều câu hỏi về những thứ có vẻ kỳ quặc ở toà nhà liên bang số 26 tôi cũng đều gặp rắc rối. Hay như mẹ tôi hay nói, “John này! Rắc rối là tên đệm của con đấy”. Tôi đã tin lời bà cho đến tận khi nhìn giấy khai sinh của mình, trong đó ghi tên đệm là Aloysius.
     
    teacher.anh and Sophia like this.
  4. V-C

    V-C Lớp 4

    CHƯƠNG 2

    Tôi rẽ sang phố Chambers và đi vào Ecco - một nhà hàng Italia có khung cảnh và không khí sang trọng.
    Quầy bar đầy cánh đàn ông mặc complê và phụ nữ mặc đồ của giới doanh nhân. Tôi nhận ra nhiều gương mặt quen và cất tiếng chào vài người.
    Ngay cả khi chẳng biết ai ở đây, là một thám tử giỏi và một kẻ thường xuyên quan sát cuộc sống tại New York, tôi cũng đủ khả năng nhận ra những chưởng lý thu nhập cao, những nhân viên làm trong cơ quan thực thi pháp luật hay các nhân vật trong ngành tài chính. Một vài lần tôi tình cờ chạm mặt vợ cũ ở đây, vì thế một trong hai đã phải ngừng đến chốn này.
    Tôi gọi món và một suất soda rồi nói chuyện qua loa với vài người xung quanh.
    Kate tới, tôi gọi cho nàng một suất vang trắng - thứ gợi lại cho tôi điều khó chịu vào dịp cuối tuần. Tôi hỏi:
    — Em có biết bệnh lụi ở nho không?
    — Bệnh lụi ở nho nào?
    — Loại ở North Fork đấy. Tất cả nho đều nhiễm một loại nấm lạ có thể lây sang người.
    Rõ ràng nàng chẳng hề để ý tới lời tôi và nói:
    — Em tìm được một chỗ nghỉ B & B khá ổn cho hai đứa ở Mattituck. Nàng mô tả chỗ đó dựa trên thông tin từ vài trang web du lịch rồi bảo tôi: - Chỗ ấy có vẻ tuyệt thật.
    Hừ, lâu đài Dracula trên trang web của bang Transylvania cũng vậy. Tôi hỏi nàng:
    — Em đã bao giờ nghe thấy Câu lạc bộ đồi Custer chưa?
    — Chưa… em không thấy nó trên trang web của North Fork…
    — Thực ra nó ở vùng nông thôn của bang New York thôi.
    — Ồ… có đẹp không?
    — Anh không biết.
    — Anh muốn đến đó vào dịp cuối tuần tới chứ?
    — Để anh xem nó thế nào đã.
    Rõ ràng cái tên này chẳng gợi điều gì ở quý bà Mayfield – người đôi lúc biết nhiều điều nhưng không chia sẻ với tôi. Ý tôi là dù là vợ chồng nhưng nàng vẫn là đặc vụ của FBI, quyền được biết và khả năng sử dụng thông tin mật của tôi thấp hơn nàng. Biết vậy nên tôi thầm hỏi vì sao Mayfield nghĩ cụm từ “Câu lạc bộ đồi Custer” nói tới một nơi nào đó để ở chứ không phải một địa danh lịch sử, một câu lạc bộ nông thôn hay thứ gì khác. Có lẽ do hoàn cảnh của bọn tôi. Cùng có thể nàng biết chính xác điều tôi đang đề cập.
    Tôi chuyển chủ đề sang các bản ghi nhớ về Iraq, chúng tôi bàn một lát về tình hình chính trị. Theo quan điểm của đặc vụ Mayfield, cuộc chiến với Iraq không chỉ là điều không thể tránh mà còn là việc cần thiết.
    Trong toà nhà liên bang số 26, các viên chức chính phủ rất nhanh quen với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về đường lối chính trị. Khi tính đúng đắn về chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể bạn sẽ nghĩ Lực lượng chống khủng bố liên bang là một tổ chức xã hội hỗ trợ những kẻ thần kinh không ổn định và kém tự trọng. Ngày nay mọi người nói với việc tiêu diệt những tay Hồi giáo cực đoan và giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố, song khủng bố là một từ khá mới. Quý bà Mayfield, một viên chức chính phủ tốt, không quan tâm nhiều đến chính trị nên chẳng có gì rắc rối khi một ngày bà ghét Taliban, Al Qaeda, UBL rồi lại ghét Saddam Hussein hơn nữa khi được chỉ thị phải ghét ai vào ngày đó.
    Nhưng chắc tôi không thật công bằng. Tôi không hoàn toàn sáng suốt khi đề cập vấn đề Bin Laden và AI Qaeda. Tôi đã mất một số người bạn vì sự kiện 11-9, và nếu không nhờ ơn Chúa và tắc đường, tôi và Kate đã có mặt trong toà tháp phía bắc đúng lúc nó sụp xuống.
    Hôm đó tôi đang trên đường dự một cuộc họp kết hợp ăn sáng tại nhà hàng Cửa sổ thế giới nằm trên tầng 107. Tôi đến muộn, Kate chờ tôi dưới sảnh. David Stein, Jack Koenig, Dom Fanelli – đồng sự cũ và có lẽ là bạn tốt nhất của tôi – đều đến đúng giờ như rất nhiều người khác, dù tốt hay xấu như Ted Nash. Chẳng ai có mặt ở nhà hàng hôm đó sống sót.
    Tôi là kẻ chẳng dễ run sợ – việc bị bắn ba lần và mất máu gần chết trên một đường phố cũng không để lại ảnh hưởng lâu trong tâm trí. Thế nhưng ngày hôm ấy khiến tôi bàng hoàng hơn cả mình có thể nhận ra. Lúc đó tôi đứng ngay phía dưới chiếc máy bay khi nó đâm vào toà nhà, còn bây giờ tôi đang nhìn thấy một chiếc máy bay bay thấp phía trên đầu.
    — John?
    Tôi quay về phía Kate – Gì thế?
    — Em hỏi anh có muốn uống thêm không.
    Tôi nhìn xuống chiếc cốc đã hết sạch.
    Nàng gọi cho tôi thêm một suất.
    Tôi lờ mờ hiểu tin tức đang phát qua chiếc tivi ở cuối quầy bar, phóng viên đang tường thuật cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về vấn đề Iraq.
    Trở lại hôm 11-9, tôi đã cố gắng trở thành một người có ích khi nỗ lực giúp lính cứu hỏa và cảnh sát sơ tán người khỏi sảnh, đồng thời tôi cũng tìm kiếm Kate.
    Rồi khi khiêng một chiếc cáng ở phía ngoài toà nhà, đột nhiên nhìn lên và thấy những người đang nhảy khỏi cửa sổ, tôi nghĩ Kate ở trên đó và nàng đang rơi xuống… Tôi liếc thấy nàng đứng cạnh và hỏi tôi:
    — Anh đang nghĩ gì thế?
    — Không gì cả.
    Và rồi chiếc máy bay thứ hai đâm vào toà nhà, sau đó tôi nhìn thấy những âm thanh rất lạ của bê tông, sắt thép sụp đổ, khác với bất kỳ những gì tôi từng nghe trước đó. Tôi còn cảm thấy đất rung lên dưới chân khi toà nhà sụp xuống, những mảnh kính vỡ từ trên trời rơi xuống như mưa. Giống những người khác, tôi chạy như ma đuổi. Tôi vẫn chẳng thể nhớ mình có ném chiếc cáng xuống không, hoặc người cùng khiêng ném nó xuống trước, hay tôi chẳng khiêng chiếc cáng nào.
    Tôi không nghĩ sẽ có lúc mình nhớ lại được.
    Những tuần sau sự kiện 11-9, Kate trở nên lãnh đạm, không ngủ được, khóc nhiều và rất ít cười. Điều đó làm tôi nhớ những nạn nhân bị hiếp dâm mình từng tiếp xúc, họ không chỉ mất sự vô tư mà còn đánh mất cả một phần tâm hồn minh.
    Các quan chức ở Washington thúc giục bất kỳ ai liên quan tới sự kiện trên đi tìm chuyên gia tư vấn. Tôi không thuộc loại kể những rắc rối của mình cho người lạ, dù chuyên gia hay loại nào. Nhưng vì Kate năn nỉ nhiều nên tôi đến gặp một chuyên gia tâm thần được chính quyền liên bang thuê. Vậy mà tay bác sĩ này lại là một kẻ gàn nên ngay từ cuộc gặp đầu tiên tình hình chẳng có sự tiến triển.
    Thay cho những lần gặp tiếp theo, tôi đến quán bar Dresner gần nhà. Tại đây nhân viên phục vụ Aidan tư vấn cho tôi một cách đầy chín chắn và uyên bác: “Đời là địa ngục, uống nữa đi”, anh ta bảo.
    Kate thì tiếp tục đi tư vấn thêm 6 tháng, bây giờ thì nàng khá hơn nhiều.
    Thế nhưng điều gì đó đã xảy ra vì nàng không thể lành lại hoàn toàn.
    Kể từ khi biết nàng, Kate luôn là một cô gái rất nghiêm chỉnh, chấp hành các quy tắc và hiếm khi chỉ trích Cục hay các phương pháp làm việc của Cục. Thực tế nàng còn chỉ trích tôi vì chỉ trích Cục.
    Bề ngoài Kate vẫn là một người lính trung thành như tôi đã nói, nàng cũng tuân thủ các đường lối. Song bên trong, nàng nhận ra đường lối đã thay đổi 180 độ; sự nhận biết đó khiến nàng hoài nghi, biết chỉ trích và bất cần hơn một chút. Với tôi, đó là điều tốt, chúng tôi đã có những điểm chung.
    Đôi lúc tôi nhớ cô nàng hoạt náo viên có ánh mắt lấp lánh mà mình từng đem lòng yêu. Nhưng tôi thích cô gái cứng rắn và từng trải này hơn và lại giống tôi, thích đối mặt với tội ác và sẵn sàng gặp nó lần nữa.
    Còn bây giờ, sau một năm một tháng, chúng tôi sống trong trạng thái của nỗi lo lắng biến đổi theo màu. Hôm nay là báo động màu cam. Ngày mai là màu gì ai biết? Chắc chắn trong đời tôi chẳng khi nào nó trở lại màu xanh được nữa.
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. V-C

    V-C Lớp 4

    CHƯƠNG 3

    Thứ Bảy
    Vùng nông thôn bang New York
    “Sẽ chẳng có ích khi những tính toán của bạn không có con rồng nhưng bạn đang sống gần nó." - J.R.R. Tolkien
    Thám tử Harry Muller đậu xe ở rìa một con đường cũ dành cho dân đốn gỗ, nhặt mấy thứ đồ ở ghế trước, bước ra ngoài, kiểm tra lại la bàn rồi bước về hướng tây bắc xuyên qua khu rừng, người mặc một bộ đồ ngụy trang mùa thu, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai len màu đen.
    Địa hình khu vực này dễ xác định phương hướng, những cây thông cách đều, mặt đất phủ rêu và hàng dương xỉ đẫm sương. Khi Harry bắt đầu vào rừng, ánh sáng bắt đầu rọi xuyên qua những hàng thông, làm nổi lên lớp sương mù dày dưới đất. Chim hót và những con vật nhỏ chạy nhốn nháo dưới lớp cây bụi.
    Trời lạnh khiến Harry có thể thấy rõ hơi thở của mình, thế nhưng cảnh rừng tuyệt đẹp khiến anh thấy hạnh phúc hơn là gian khổ.
    Đeo trên vai anh là chiếc ống nhòm, một máy quay phim cầm tay, một chiếc máy ảnh đắt tiền hiệu Nikon với độ phân giải lên tới 12 triệu ảnh điểm và ống kính cỡ 300 mm. Harry còn mang theo cuốn Hướng dẫn về các loài chim phòng trường hợp có người hỏi anh vào rừng làm gì, và một khẩu Glock cõ nòng 9 ly – phòng trường hợp người đó không hài lòng với câu trả lời của anh.
    Trước khi đi Harry đã nắm được một số thông tin từ một gã có cái tên Ed của Phòng Công nghệ, theo đó khu Câu lạc bộ đồi Custer có mỗi cạnh dài 4 dặm, thuộc sở hữu cá nhân. Diện tích lớn như vậy nhưng thật khó tin là khu này được quây kín bằng các hàng rào cao có dây xích nối với nhau, đó là lý do gã dàn ông đưa cho Harry dụng cụ cắt dây mà anh đang bỏ trong túi bên.
    Sau 10 phút Harry đã đến hàng rào. Nó cao khoảng 12 foot, trên cùng là dây thép gai. Cứ khoảng 10 foot lại có một tấm biển kim loại chạy hàng chữ:
    “Khu đất riêng - Người nào đột nhập sẽ bị truy tố".
    Một tấm biển khác:
    “Nguy hiểm - Không được vào - Khu vực có bảo vệ vũ trang và chó tuần tra canh phòng".
    Với kinh nghiệm lâu năm, Harry biết rằng những tấm biển cảnh báo kiểu này mang tính hù dọa hơn là thực tế. Song trong trường hợp này anh nhìn nhận chúng một cách nghiêm túc. Hơn nữa anh cũng lo rằng Walsh hoặc không biết về lũ chó và những tay bảo vệ vũ trang, hoặc biết nhưng không bảo anh. Dù thế nào đi nữa, sáng thứ hai này anh cũng phải có chút gì đó để báo cáo cho Tom Walsh.
    Harry móc điện thoại di động và chuyển chế độ từ đổ chuông sang chế độ rung. Anh nhận thấy sóng điện thoại rất tốt – một điều lạ lùng ở vùng núi. Một cách bốc đồng, anh bấm số điện thoại di động của bạn gái Lori. Sau 5 hồi chuông, cuộc gọi của anh chuyển sang chế độ tin nhắn thoại.
    Harry nói khẽ vào điện thoại: “Chào bé yêu. Đây là người yêu của em, một và chỉ một thôi. Anh đang ở vùng núi nên chắc sẽ không có sóng khá lâu. Nhưng anh muốn chào em, đêm qua anh tới đây, ngủ trong xe, còn bây giờ thì đang thực hiện nhiệm vụ, gần khu săn bắn của bọn điên cánh hữu. Vậy nên đừng gọi lại nhé, nhưng anh sẽ gọi lại cho em bằng máy bàn nếu không dùng được máy di động. OK? Tối nay hoặc sáng mai anh có chút việc cần làm ở sân bay khu này nên có thể phải ở lại qua đêm. Khi nào rỗi anh sẽ báo em. Nói chuyện sau nhé. Yêu em”.
    Harry gác máy, móc dụng cụ cắt dây và tạo một lỗ trong hàng rào rồi chui vào khu đất. Anh đứng im, quan sát, lắng nghe rồi cất dụng cụ cắt vào túi và tiếp tục cất bước xuyên qua khu rừng.
    Sau khoảng 5 phút anh nhận ra một trạm điện thoại giữa những cây thông và tiến đến đó. Bên trên trạm là một buồng điện thoại đã khoá.
    Anh nhìn lên và thấy rằng trạm điện thoại cao khoảng 30 foot, phía trên 20 foot là 4 chiếc đèn rọi lớn, trên nữa là 5 đường dây chạy ngang. Rõ ràng một dây cấp điện cho buồng điện thoại, một dây cấp cho những chiếc đèn. Ba đường dây còn lại thực sự là những sợi cáp to có thể đỡ được nhiều vật nặng.
    Nhận thấy điều gì lạ, Harry xoay ống nhòm tập trung vào phía trên đỉnh trạm điện thoại. Những thứ anh tưởng là các cành màu xanh đâm ra từ các cây xung quanh thực ra là các cành cây nhô ra từ trạm điện thoại. Nhưng như anh biết, chúng là dạng cành nhựa mà các công ty điện thoại di động sử dụng để ngụy trang hoặc làm đẹp các cột phát sóng di động ở những khu đông dân cư. Tại sao, anh tự hỏi, chúng lại nằm giữa khu rừng này?
    Hạ ống nhòm, nâng chiếc Nikon, anh chụp trạm điện thoại vài kiểu, trong đầu nhớ lại những lời của Tom Walsh “ngoài xe hơi, các gương mặt, biển số, hãy chụp bất kỳ thứ gì anh thấy quan tâm”.
    Harry nghĩ điều này đáng quan tâm và tốt cho việc lập hồ sơ nên cầm máy quay phim và ghi lại khoảng 10 giây, sau đó đi tiếp.
    Đất dốc dần lên, những cây thông đã nhường chỗ cho sồi, du, thích mà tán lá vẫn còn giữ sắc đỏ, vàng sáng. Một thảm lá rụng phủ lên mặt đất, kêu sột soạt khi Harry bước qua.
    Anh dùng bản đồ và la bàn kiểm tra nhanh và thấy rằng khu nhà nằm phía trước mặt khoảng nửa dặm.
    Anh bẻ một miếng bánh, vừa đi vừa ăn, vừa hít hà bầu không khí trong lành của vùng núi Adirondack nhưng vẫn cảnh giác. Dù Là một đặc vụ liên bang, đột nhập vẫn là đột nhập và khi không có lệnh khám xét thì trên khu đất riêng đã được ghi dấu rõ ràng, anh vẫn chẳng có quyền gì hơn những kẻ trộm.
    Khi đề nghị Walsh để xin lệnh, Walsh đã bảo anh, “Chúng ta chẳng có nguyên cớ gì để do thám. Vậy thì xin thẩm phán làm gì?”. Hay như những cảnh sát NYPD thường nói về việc lách luật: “Sau này xin tha thứ vẫn hơn xin cho phép vào lúc này”.
    Harry, cũng giống như mọi nhân viên trong ATTF, biết rằng các nguyên tắc đã thay đổi hai phút sau khi toà tháp thứ hai bị máy bay đâm vào, còn những nguyên tắc chưa thay đổi có thể bị phá vỡ. Đôi lúc điều đó khiến cho công việc của anh thuận lợi hơn nhưng đôi lúc, như lúc này, lại làm nó mạo hiểm hơn.
    Rừng đã thưa hơn, Harry nhận thấy rất nhiều gốc trơ lại sau khi cây đã bị đốn, có thể để sưởi ấm, cũng có thể vì lý do an ninh. Dù lý do nào thì độ che phủ và khả năng che giấu cũng thấp hơn nhiều so với trước đây 100 năm.
    Nhìn về phía trước Harry thấy một bãi trống, anh từ từ tiến về hướng đó qua các hàng cây cách đều nhau. Anh dừng lại dưới gốc thích cuối cùng và dùng ống nhòm quan sát bãi này.
    Một con đường lát đá xuyên qua bãi, chạy xuống đồi tới cổng ra vào, qua ống nhòm anh có thể thấy rõ bốt gác. Dọc theo con đường là những đèn bảo vệ đặt trên trụ kim loại, anh cũng thấy những trạm điện thoại gỗ với 5 đường dây chạy từ rừng cắt qua bãi và con đường rồi lại biến mất vào đám rừng bên kia đường. Cái đó, anh nghĩ, tiếp nối những gì anh đã thấy ở phía ngoài hàng rào; và dường như các trụ và đường dây chạy quanh khu này, nghĩa là cả khu vực rộng 16 dặm vuông đều được rọi đèn pha. Anh tự nhủ đây không phải khu săn bắn.
    Anh nhìn theo con đường chạy lên đồi, tới một toà nhà hai tầng rộng lớn vùng núi kiểu Adirondack dựa vào sườn đồi dốc phía trước mặt anh, cách khoảng 200 yard. Trên thảm cỏ phía trước toà nhà là một cột cờ, phía trên có một lá cờ Mỹ, bên dưới là một số cờ đuôi nheo màu vàng. Phía xa sau toà nhà là một số kết cấu đa dụng, trên đỉnh đồi là thứ gì đó giống trạm viba hoặc tháp tiếp sóng điện thoại di động, anh dùng máy ảnh và ống kính tele chụp một kiểu.
    Toà nhà được xây bằng đá sồng, các súc gỗ, ván lớp, phía trước là một mái cổng lớn có cột đỡ. Trên mái lợp màu xanh có sáu ống khói đá, tất cả đều toả khói xám lên trời. Harry có thể nhận ra ánh sáng ở những cửa sổ mặt tiền và một chiếc xe Jeep trong khu vực đậu xe rất lớn rải sỏi ở trước nhà. Rõ ràng trong nhà có người, hy vọng họ đang chuẩn bị đón khách. Đó là lý do anh ở đây mà!
    Anh dùng máy ảnh và ống tele chụp vài kiểu về toà nhà và khu đỗ xe, sau đó bật máy quay, ghi một số đoạn về toà nhà và khu vực quanh nơi mình đứng.
    Anh biết mình sẽ phải lại gần hơn nếu muốn chụp ảnh những xe hơi chạy tới, người, biển số xe. Ed đã cho anh xem một bức ảnh chụp toà nhà từ trên không, lưu ý rằng địa hình trống trải nhưng có nhiều vỉa đá lớn để ẩn núp.
    Harry nhìn những vỉa đá dẫn lên đồi và dự kiến những đoạn anh sẽ chạy thật nhanh từ vỉa này sang vỉa khác cho tới khi cách toà nhà khoảng 100 foot. Anh biết từ đó mình có thể quay phim những xe hơi đậu ở bãi, những người đi vào nhà. Anh cần ở đó đến cuối buổi chiều, như lời Walsh dặn, sau đó đến sân bay ở khu vực Adirondack để xem danh sách hành khách đến cũng như danh sách những người thuê xe hơi.
    Anh nhớ lại thời gian điều tra vụ một số thành viên Quân đội cộng hoà Ireland (IRA) lập trại huấn luyện cách đây không xa. Khu bảo tồn rừng Adirondack lớn ngang với cả bang New Hampshire, gồm nhiều khu đất công và tư, dân số lại rất ít nên tốt cho cả việc săn bắn, hành quân hay thử các loại vũ khí bất hợp pháp.
    Lần do thám này hơi khác lần thực hiện với các thành viên IRA ở chỗ chưa có hành vi phạm pháp nào rõ ràng, những người ở trong toà nhà to lớn kia lại có ảnh hưởng ở những nơi nhất định.
    Harry đang chuẩn bị chạy những bước đầu tiên tới vỉa đá thì đột nhiên phía sau toà nhà ba chiếc xe Jeep đen xuất hiện và bắt đầu chạy rất nhanh qua bãi trống. Thực ra chúng đang chạy thẳng về hướng anh. “Cứt thật!”
    Anh quay lại và chạy ngược lại hàng cây, sau đó nghe thấy tiếng chó sủa. “Chó má!”.
    Ba chiếc xe phóng thẳng vào hàng cây, từ mỗi xe nhảy xuống hai người đàn ông, tất cả đều mang súng săn.
    Từ đám cây xung quanh anh xuất hiện ba gã đàn ông dắt con chó chăn cừu giống Đức, tất cả đều thè lưỡi và gầm gừ. Anh nhận thấy bên hông đám đàn ông đều giắt thêm vũ khí. Rồi tên thứ tư xuất hiện, hắn bước từ từ như thể là tên chỉ huy.
    Harry nhận thấy rằng vị trí của anh đã được xác định một cách chính xác như thể khu vực này đặt các thiết bị cảm ứng phát hiện âm thanh và chuyển động. Đám người này thật chú ý bảo vệ bí mật riêng.
    Anh cảm thấy lo lắng lạ lùng, dù không phải sợ hãi. Chuyện này rắc rối đây, nhưng không nguy hiểm!
    Đám bảo vệ hình thành một vòng tròn quanh Harry nhưng vẫn giữ cự ly khoảng 20 foot. Tất cả đều mặc đồng phục dã chiến kiểu quân đội, trên vai phải có mảng nhỏ in cờ Mỹ. Mỗi tên đội một chiếc mũ lưỡi trai cao có hình đại bàng Mỹ, trên tai trái mỗi tên có hình một con sâu ăn lá vươn ra.
    Chỉ huy là một gã trung tuổi trông khá dữ dằn, hắn bước lại gần và Harry thấy hắn đeo một biển tên kiểu quân đội ghi CARL.
    Carl hỏi anh:
    — Thưa ông, ông đang ở trên đất riêng đấy.
    Harry làm bộ ngây ngô:
    — Anh chắc thế chứ?
    — Vâng, thưa ông.
    — Ôi! Này, nếu anh chỉ đường cho tôi...
    — Làm thế nào mà ông vượt qua được hàng rào, thưa ông?
    — Hàng rào? Hàng rào nào?
    — Hàng rào bao quanh khu đất này, thưa ông, và nó có mấy tấm biển ghi “cấm đột nhập”.
    — Tôi chẳng thấy cái nào – Ô, cái hàng rào đó. Xin lỗi Carl, tôi đang mải theo một con gõ kiến bay qua đầu, thế nên tôi thấy một lỗ hổng ở hàng rào và...
    — Tại sao anh ở đây?
    Harry nhận thấy giọng của Carl đã bớt lịch sự và hắn đã quên mất từ “ông”. Anh trả lời: Tôi là người quan sát nhận dạng chim, – rồi chìa quyển sách: Tôi theo dõi chim, – đoạn vỗ vào chiếc ống nhòm.
    — Tại sao anh mang máy ảnh và máy quay?
    — Tôi chụp ảnh chim (thằng chó, Harry thầm rủa). Thế nên nếu anh chỉ cho tôi lối ra khỏi khu này – hoặc tốt nhất cho tôi nhờ xe ra ngoài – tôi sẽ đi ngay.
    Carl không trả lời, Harry cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự bất ổn.
    Carl nói:
    — Khu quanh đây là đất công. Tại sao anh lại cắt một lỗ trên hàng rào?
    — Tao chẳng cắt cái lỗ chó nào hết. Tao tìm thấy một cái lỗ khốn kiếp. Mà này, Carl, mày là thằng khốn.
    Chính bản thân Harry và tất cả những kẻ đứng quanh đều nhận thấy rằng anh không còn ăn nói như một người quan sát nhận dạng chim.
    Anh đang định chìa thẻ đặc vụ cho mấy tên khó chịu này biết và yêu cầu chúng đánh xe đưa mình về nơi đậu chiếc xe riêng. Thế nhưng nghĩ lại thì anh thấy không nên. Tại sao lại cho chúng biết mình là một đặc vụ liên bang đến đây do thám? Walsh sẽ cho no đòn mất. Harry nói: Tôi sẽ ra khỏi đây – và bước một bước về phía rừng.
    Đột ngột toàn bộ súng nâng lên và súng ngắn rút khỏi bao. Cả ba con chó gầm gừ và kéo căng dây buộc.
    — Dừng lại, nếu không tôi sẽ thả chó.
    Harry hít một hơi sâu và dừng lại.
    Carl nói:
    — Có hai cách ra khỏi đây, dễ dàng hoặc khó khăn.
    — Hãy làm theo cách khó khăn.
    Carl liếc nhìn 9 tên bảo vệ còn lại, nhìn 3 con chó rồi nhìn Harry. Hắn nói bằng giọng giảng hòa:
    — Thưa ông, chúng tôi phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt là phải đưa bất kỳ kẻ vi phạm nào vào nhà, gọi cảnh sát trưởng và yêu cầu một người của cơ quan thực thi pháp luật đưa kẻ vi phạm ra khỏi khu đất. Chúng tôi sẽ không kiện nhưng cảnh sát trưởng sẽ nói với ông rằng nếu tái phạm, ông sẽ bị bắt. Theo luật hoặc theo thoả thuận bảo hiểm của chúng tôi, ông không được tự ra khỏi khu này, chúng tôi cũng sẽ không lái xe đưa ông ra. Chỉ cảnh sát trưởng mới được làm điều ấy. Đó là vì sự an toàn của chính ông.
    Harry nghĩ về điều đó. Dù nhiệm vụ không hoàn thành, anh có thể gỡ gạc một phần bằng cách quan sát phía trong toà nhà, thậm chí thu thập một chút thông tin trước khi gọi cảnh sát trưởng. “OK, chúng ta đi”, anh nói.
    Carl ra hiệu cho Harry quay lưng và bước về hướng mấy chiếc jeep. Anh nghĩ chúng sẽ đưa mình lên một trong số những chiếc xe đó, nhưng không phải, chắc thoả thuận bảo hiểm của bọn này rất chặt.
    Anh phải đi về phía con đường hướng lên trên đồi về phía tòa nhà, theo sau là toàn bộ đám bảo vệ và lũ chó.
    Khi bước đi, anh để ý đến cả 10 tên bảo vệ vũ trang và lũ chó, bốt gác, hàng rào nối bằng dây xích, những hàng dây thép gai, đèn chiếu bảo vệ các bốt điện thoại và những thứ có vẻ như thiết bị cảm ứng phát hiện âm thanh và cử động. Đây chẳng phải câu lạc bộ săn bắn và câu cá thông thường. Harry bỗng thấy tức với Walsh và thấy bực với bản thân mình hơn bởi đã không ngửi thấy mùi rắc rối.
    Anh biết mình không nên sợ hãi song bản năng được rèn giũa trong 20 năm làm nghề cảnh sát và 5 năm chống khủng bố cho anh biết nơi đây đang tồn tại nguy hiểm.
    Để chắc chắn về điều ấy, anh nói với Carl – gã đang đi theo sau mình:
    — Này, sao bây giờ anh không lấy máy di động gọi cho cảnh sát trưởng? Phải tiết kiệm chút thời gian chứ.
    Carl không trả lời.
    Harry thò tay vào túi. - Anh có thể sử dụng điện thoại của tôi.
    Carl quát:
    — Đặt tay vào nơi tao có thể nhìn thấy và câm cái mõm chó của mày lại.
    Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng Harry Muller.
     
    AnhkSun and tomek098 like this.
  6. VC(vancuong)

    VC(vancuong) Banned

    CHƯƠNG 4

    Phía bên kia chiếc bàn Harry Muller đang ngồi là một tay đàn ông trung tuổi cao gầy tự giới thiệu là Bain Madox, chủ tịch và là chủ sở hữu Câu lạc bộ đồi Custer. Chức danh này, theo giải thích của Madox, không phải công việc hàng ngày mà chỉ là giải trí. Bain Madox còn là chủ tịch và là chủ sở hữu Tập đoàn đầu khí toàn cầu (GOCO), cái tên mà Harry từng nghe qua, nó lý giải sự hiện diện của hai bức ảnh treo trên tường: một bức về chiếc tàu chở đầu, một bức về giếng dầu đang cháy ở sa mạc hay đâu đó.
    Madox thấy Harry để ý tới hai tấm ảnh trên nên bảo: Kuwait. Chiến tranh vùng Vịnh. Hắn nói thêm: Tôi ghét việc đốt những loại dầu tốt, đặc biệt khi không có ai trả tiền.
    Harry chẳng nói gì.
    Madox mặc một chiếc áo cộc tay màu xanh và một chiếc áo choàng len mỏng có ô vuông trông khá loè loẹt. Harry Muller vẫn mặc bộ quần áo giữ ấm từ lúc đầu. Anh được Carl và hai gã bảo vệ khác dẫn đến đây, chúng đều cầm roi chăn gia súc và thề sẽ ra tay nếu anh chống cự. Lúc này Carl và một trong hai tên đang đứng ngay phía sau anh, roi trong tay. Từ lúc đầu đến giờ chẳng thấy dấu hiệu nào của cảnh sát trưởng, Harry cũng nghĩ chẳng thể có chuyện ông ta đang trên đường tới đây.
    Harry quan sát Bain Madox ngồi yên lặng sau chiếc bàn lớn trong căn phòng ốp gỗ thông trên tầng hai của toà nhà. Qua cửa sổ phía tay phải, anh có thể nhìn thấy sườn đồi dốc phía sau toà nhà, anh cũng nhận ra tháp ăng ten cao trên đỉnh đồi mà mình đã quan sát được từ trong rừng.
    Madox hỏi vị khách:
    — Ông muốn dùng chút cà phê không? Hay trà?
    — Đồ mất dạy!
    — Thế là từ chối sao?
    — Đồ mất dạy?
    Bain Madox nhìn Harry chằm chằm, anh nhìn lại. Harry ước đoán Madox chừng 60 tuổi, khoẻ mạnh, nước da rám nắng, mái tóc xám chải ngược ra sau, chiếc mũi khoằm dài và mảnh hợp với đôi mắt xám như mắt đại bàng. Anh cùng nghĩ rằng tay này có vẻ giàu có nhưng không phải trọc phú. Có điều gì đó ở hắn thể hiện sức mạnh, quyền lực và trí tuệ. Đầy quyền lực nhưng hết sức tự chủ. Madox chẳng hề tỏ ra lo lắng về việc bắt và giam giữ một đặc vụ liên bang. Thế là không tốt, Harry biết vậy.
    Madox nhặt một điếu thuốc trong chiếc hộp gỗ trên bàn và hỏi:
    — Ông không phiền nếu tôi hút thuốc chứ?
    — Tôi chẳng quan tâm chó gì nếu ông hút. Gọi cảnh sát trưởng đi. Ngay bây giờ!
    Madox châm thuốc bằng một chiếc bật lửa bằng bạc, bập vài hơi và suy nghĩ, rồi hỏi:
    — Điều gì khiến ông đến đây, thám tử Muller?
    — Quan sát chim.
    — Tôi không muốn thô lỗ, nhưng đó như một thú vui kiểu đàn bà so với một người trong lực lượng chống khủng bố.
    — Chỉ một phút nữa là tôi có thể xin lệnh bắt ông đấy.
    — Vâng, thế thì hãy để tôi dùng một phút đó thật khôn ngoan nhé – Madox xem những thứ bày trên bàn: chiếc điện thoại di động của Harry lúc này đã được tắt, chùm chìa khoá, máy quay phim, máy ảnh Nikon, ông nhòm, cuốn Hướng dẫn về các loài chim, bản đồ địa hình của khu vực này, la bàn, dụng cụ cắt dây, thẻ đặc vụ, khẩu dock 26 cỡ nòng 9 ly. Harry nhận thấy Madox đã tháo băng đạn khỏi súng một cách điệu nghệ.
    Madox hỏi:
    — Tôi phải hiểu chuyện này thế nào?
    — Hiểu thế nào cũng mặc mẹ ông. Hãy trả nó lại và đưa tôi ra khỏi đây, nếu không ông sẽ lĩnh án từ 20 năm đến chung thân vì tội bắt cóc đặc vụ liên bang đấy.
    Madox nhăn mặt, tỏ vẻ khó chịu và mất kiên nhẫn.
    — Tiếp tục đi ông Muller. Chúng tôi đã vượt quá giới hạn đó rồi, bây giờ thì phải di tiếp thôi.
    — Kệ cha ông.
    Madox gợi ý:
    — Để tôi chơi trò thám tử nhé. Tại đây tôi thấy một chiếc ống nhòm, một máy quay phim cầm tay, một máy ảnh kỹ thuật số rất đắt tiền có ống kính tele, một cuốn sách hướng dẫn về chim. Từ đó tôi có thể kết luận ông là người mê quan sát chim. Rất mê, bởi ông còn có dụng cụ cắt dây phòng trường hợp có một hàng rào ngăn ông tiếp cận con chim. Hơn nữa ông lại có một khấu súng 9 ly phòng khi con chim đậu không đủ lâu cho ông chụp ảnh. – Rồi hắn hỏi tiếp: Tôi suy luận thế được chứ?
    — Không quá tốt.
    — Để tôi thử tiếp nhé. Tôi còn thấy một bản đồ địa lý của Mỹ. Trên bản đồ này màu đỏ dùng để vẽ ranh giới khu đất của tôi, bốt gác, toà nhà và các công trình khác. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng đã có một tấm ảnh chụp khu đất của tôi từ trên không, sau đó dùng để ghi dấu trên bản đồ. Đúng không?
    Harry chẳng hé răng.
    Madox tiếp tục:
    — Trên bàn còn có một phù hiệu và một thẻ cho thấy ông là một thám tử NYPD đã nghỉ hưu. Xin chúc mừng.
    — Ăn cứt mà chết đi!
    — Nhưng điều khiến tôi quan tâm lại là một phù hiệu và tấm thẻ khác cho thấy ông là một đặc vụ liên bang thuộc ATTF. Chưa nghỉ hưu. Hắn nhìn xoáy vào tấm thẻ có dán ảnh và hỏi: - Hôm nay vẫn làm việc sao?
    Harry quyết định tiếp tục lần nữa câu chuyện mình đã chuẩn bị sẵn, biết đâu gã này đang cần một lý do để thả mình ra.
    — Thôi được, tôi sẽ nói lại với ông điều tôi đã nói với đám bảo vệ hoang tưởng của ông. Tôi đến đây để cắm trại nhân dịp cuối tuần. Tôi quan sát và chụp ảnh chim. Tôi cũng là một đặc vụ liên bang, theo luật tôi phải mang theo thẻ và súng. Ông đừng có suy diễn bừa, hiểu chứ?
    Madox gật đầu.
    — Tôi hiểu. Nhưng hãy đặt ông vào vị trí của tôi, tôi cùng sẽ đặt mình vào cương vị của ông. Tôi là đặc vụ liên bang Harry Muller, tôi đang nghe một người đàn ông nói với tôi rằng tất cả những bằng chứng hiện tại mà tôi đang thấy trước mặt – những bằng chứng của hoạt động do thám- – lại được giải thích là dùng để quan sát chim. Như thế thì tôi có thả ông được không? Hay là tôi cần một lời giải thích trung thực và logic hơn? Ông sẽ làm gì khi ở cương vị của tôi?
    — Xin lỗi, tôi chẳng nghe thấy cái quái gì hết.
    Madox cười, lật cuốn Hướng dẫn về các loài chim, đeo kính vào, chọn một trang rồi hỏi:
    — Nơi nào dễ gặp nhất một con chim lặn Gavia, ông Muller?
    — Gần một hồ nước.
    — Cái đó dễ quá, – hắn lật thêm vài trang: Chim chích cerulean có màu gì?
    — Nâu.
    Madox lắc đầu: Không, không đâu ông Muller! Cerulean nghĩa là xanh, xanh da trời. Thêm câu nữa, trả lời được hai trong ba câu hỏi là ông qua. Hắn lật thêm vài trang: Hãy cho biết màu của chim đực loài…
    — Này, lấy quyển sách đó, đổ nước vào rồi nhét vào lỗ đít ông ấy!
    Madox gập sách, ném sang một bên rồi bật màn hình máy tính: Đây là những tấm ảnh kỹ thuật số của ông, chắng thấy con chim nào cả. Nhưng tôi thấy ông có vẻ quan tâm đến một trong số vài cái trạm… xem nào… có một tấm chụp cái tháp sau nhà bằng ống tele… lại chụp cận cảnh toà nhà nữa… À, có một con chim đậu trên nóc nhà. Chim gì thế nhỉ?
    — Một con diều hâu tìm cứt!
    Madox cầm chiếc máy quay lên, bấm nút cho chạy băng và nhìn vào màn hiển thị: Lại cái trạm cũ… Tôi đoán ông đã nhận ra những cành cây bằng nhựa… lại cái trạm lần nữa… góc quay từ chỗ ông đứng thật đẹp… con chim bay đi kìa. Loài gì thế nhỉ? Trông giống một con diệc xanh, nhưng lẽ ra bây giờ nó phải di cư về phía nam rồi chứ. Mùa thu năm nay ấm đến lạ. Trái đất nóng lên mà, nếu ông tin vào chuyện tào lao ấy. Hắn đặt chiếc máy quay xuống bàn và hỏi: Ông có biết giải pháp cho vấn đề trái đất nóng lên không? Không đâu. Để tôi nói ông nghe. Phải là mùa đông hạt nhân. Hắn lại cười: Chuyện cũ mèm.
    Madox trở lại vị trí cũ trên ghế và châm một điếu thuốc khác. Hắn thả khói thuốc thành những vòng tròn một cách điệu nghệ, ngắm chúng bay lên rồi tan dần: Nghệ thuật đã mất.
    Harry Muller liếc nhìn quanh căn phòng khi Bain Madox thực hành nghệ thuật đã mất. Anh có thể nghe rõ hơi thở của hai gã đàn ông phía sau khi xoay người nhìn về phía tường có treo vài tấm chứng nhận đóng khung. Harry nghĩ mình có thể tìm hiểu gã đàn ông này, điều đó sẽ có ích.
    Madox thấy cái nhìn của Harry, hắn nói:
    — Chiếc trên cùng bên trái là huân chương Sao bạc, bên cạnh là Sao đồng, tiếp đến là Trái tim tía. Tiếp nữa là quyết định phong cấp thiếu uý sĩ quan quân đội của tôi. Hàng tiếp theo là các huy chương thông thường dành cho người phục vụ trong quân ngũ, trong đó có huy chương vì thành tích tham gia chiến tranh Việt Nam, huy chương do Tổng thống ban tặng. Tôi chiến đấu ở Trung doàn kỵ binh số 7 thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1. Trung đoàn 7 là đơn vị cũ của tướng Custer, đó là một phần lý do của cái tên câu lạc bộ hiện nay. Tôi có thể nói với anh những lý do còn lại, nhưng nếu làm thế thì tôi sẽ phải giết anh. Hắn cười: Chỉ đùa thôi, này, đùa thế thôi!
    Harry rặn ra một nụ cười và thầm rủa: Thằng khốn.
    — Hàng dưới cùng là huy hiệu của bộ binh chiến đấu, huy hiệu xạ thủ súng trường, bằng chứng nhận tốt nghiệp trường đào tạo chiến đấu ở miền nhiệt đới, cuối cùng là quyết định nghỉ hưu. Tôi ra quân sau 8 năm phục vụ, với quân hàm trung tá. Ngày đó chúng tôi thăng cấp nhanh lắm. Rất nhiều sĩ quan tử trận tạo điều kiện cho việc ấy. Ông từng trong quân đội chứ?
    — Không, – Harry quyết định nhập chuyện: Hồi ấy tôi còn trẻ quá, vả lại sau đó họ bỏ chế độ quân dịch.
    — Đúng. Nhưng họ nên khôi phục lại.
    — Quá đúng. Họ cũng nên tuyển quân nhân nữ nữa. Họ muốn quyền lợi công bằng thì nên có trách nhiệm công bằng.
    — Ông hoàn toàn đúng.
    Harry vẫn tiếp mạch:
    — Con trai tôi sẽ vẫn phải gia nhập lực lượng dự bị nếu họ khôi phục chế độ quân dịch. Nhưng con gái tôi thì không.
    — Đúng đấy. Mà ông có con trai và con gái à?
    — Vâng.
    — Gia đình thế nào?
    — Tôi Iy dị rồi.
    — Thế à, tôi cũng vậy.
    — Đàn bà chỉ làm anh phát điên.
    — Chỉ khi chúng ta để cho họ làm thế.
    — Hừm, chúng ta để họ làm thế đấy.
    Madox cười lặng lẽ: Chúng ta để họ làm thế thật. Mà này, ông đến đây do thám cho ATTF. Vì sao lại thế?
    — Ông chiến đấu ở Việt Nam bao lâu?
    Madox nhìn Harry Muller vài giây rồi trả lời:
    — Hai chuyến, mỗi chuyến một năm. Chuyến thứ ba bị rút ngắn bởi một viên AK-47 chỉ cách tim có một inch, xuyên qua phổi phải và làm gãy một xương sườn khi nó chui ra ngoài.
    — Ông thật may mắn khi còn sống.
    — Mỗi ngày tôi đều tự nhủ mình điều đó. Mỗi ngày là một món quà. Ông đã bao giờ bị bắn chưa?
    — Năm lần rồi, nhưng chưa bao giờ dính đạn.
    — Ông thật may mắn khi vẫn sống. Madox nhìn chằm chằm vào Harry: Điều đó khiến ông thay đổi, ông không còn như cũ nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là xấu hơn.
    — Tôi biết. Tôi có những người bạn từng trúng đạn. Harry nghĩ về John Corey và khá chắc chắn rằng dù có bị bắn thì anh ta vẫn chắng hề thay đổi. Anh nói tiếp: Đôi lúc tôi nghĩ lẽ ra mình đã nên tình nguyện nhập ngũ. Chiến tranh Việt Nam qua rồi, nhưng tôi vẫn có thế phục vụ được. Có lẽ tôi đã tham gia vào vụ Mỹ xâm chiếm Grenada hay sự kiện nào đó.
    — Này, đừng có quá khó tính với bản thân. Hầu hết nam giới Mỹ chưa từng qua quân ngũ. Nói thật với ông, chiến tranh là thứ vô cùng đáng sợ. Và bây giờ chúng ta đang tham gia cuộc chiến chống khủng bố và ông, ông Muller, rõ ràng ông đang ở tuyến đầu, đúng không?
    — Vâng… đúng.
    — Và với khái niệm khủng bố, nhìn chung chúng ta nói tới những kẻ khủng bố Hồi giáo, đúng không?
    — Vâng… nhưng…
    — Thế nên ông đang tìm những tay khủng bố Hồi giáo ở đây. Tôi có thể giúp được không?
    — Vâng, à… vấn đề thế này. Năm năm trước tôi điều tra về một số gã thuộc lực lượng Quân đội cộng hoà Ireland – bọn khủng bố – chỉ cách đây 15 dặm. Chúng có một trại huấn luyện. Harry dẫn dắt rồi kết thúc: Chúng tôi đã cho 8 gã vào bóc lịch trong nhà tù liên bang với mức án từ 3 đến 20 năm.
    — À, tôi nhớ bởi chỗ đó khá gần đây.
    — Đúng. Thế nên vụ này cũng vậy. Chúng tôi đang kiểm tra nhiều khu bảo tồn thuộc sở hữu cá nhân xem có hành động đáng ngờ nào liên quan đến IRA không. Chúng tôi có những báo cáo tình báo nói rằng…
    — Cho nên chuyện này chẳng liên quan gì đến bọn khủng bố Hồi giáo?
    — Không. Không phải. Chúng tôi đang điều tra về IRA mà.
    — Thế thì có vẻ phí thời gian và mọi nguồn lực trong giai đoạn hậu 11-9 đây.
    — Tôi cũng nghĩ thế đấy. Nhưng chúng tôi phải nắm chắc mọi thứ, mọi người.
    — Tôi cho rằng. – Madox nghĩ một lát rồi hỏi: Thế ông nghĩ Câu lạc bộ đồi Custer là…? Một trại huấn luyện cho IRA chăng?
    — À, các sếp của tôi nhận được tin báo về hoạt động trong khu vực này nên tôi bị phân công do thám. Ông biết, phòng trường hợp người khác sử dụng khu đất này mà ông không biết.
    — Chẳng ai vào được khu đất của tôi mà tôi không biết, ông rõ rồi còn gì.
    — À, tôi biết rồi. Tôi sẽ báo cáo…
    — Chắc chắn không có người liên quan đến huấn luyện quân sự.
    — Vâng, tôi…
    — Và điều đó không giải thích được việc ông chụp ảnh khu nhà của tôi. Lẽ ra khi tìm người của IRA, ông phải ở ngoài rừng chứ không phải trong khu đất này.
    — Vâng, tôi đã quay lại mà.
    — Ông đã thực hiện. Vấn đề là ông đang do thám.
    — À, vâng. Tôi cần kiểm tra một loạt lô trong khu vực.
    — Tôi hiểu. Nhưng tôi không nên thấy mình được “ưu ái” riêng chứ?
    — Hừ.
    — Tôi không nên cảm thấy mình được chọn trước chứ?
    — Không, chỉ là việc bình thường thôi.
    — Điều đó khiến tôi thấy nhẹ hơn. Mà này, ông có giấy phép nào của chính phủ cho phép làm việc này không?
    — Tôi có… nhưng không mang theo.
    — Chẳng lẽ ông có ý định không mang nó theo người? Madox vẫy bàn tay phía trên bàn và tiếp: Chúng tôi chẳng tìm thấy gì, ngay cả khi khám đến lỗ đít ông, hắn cười.
    — Này, đồ chó, đồ chó. Harry đứng dậy: Mày là đồ cứt đái!
    — Xin lỗi?
    — Đá vào đít mày ấy. Tao sẽ biến mẹ nó khỏi chỗ này… Anh vươn người tới những thứ đồ của mình bày trên bàn Madox nhưng cảm thấy một cảm giác đau đớn dội lên ở nửa người bên phải. Anh nghe thấy một tiếng va chạm, một cú đánh rồi không biết gì nữa.
    Anh thấy mình đang nằm dưới sàn nhà, mồ hôi lạnh túa ra khắp người. Hai mắt mờ đi nhưng anh vẫn thấy Carl đang đứng ngay phía trên, tay đập đập cây roi như muốn bảo: Mày có thích một cú nữa không?
    Harry cố đứng dậy song hai chân mềm nhũn. Tên còn lại tiến đến phía sau, xốc anh lên và ném anh trở lại ghế,
    Anh cố điều hoà hơi thở và cơ bắp đang run lên. Hai mắt vẫn không thể tập trung, hai tai ù đi.
    Một tên đưa cho anh chai nhựa đựng nước, khó khăn lắm anh mới cầm được.
    Madox nói:
    — Thật kỳ lạ về tác động của điện đối với một người. Chẳng thấy có bằng chứng nào hết. Chúng ta đã ở đâu thế nhỉ?
    Harry muốn nói thằng khốn nạn nhưng chẳng thể thốt nên lời.
    — Tôi nghĩ anh đang cố gắng thuyết phục tôì rằng anh đang thực hiện công việc thường lệ là tìm kiếm các trại huấn luyện của IRA. Tôi không tin thế.
    Harry hít một hơi sâu:
    — Đúng thế.
    — Được rồi, đảm bảo với ông rằng chẳng có thành viên IRA nào trên đất của tôi. Ông Muller, thật ra tất cả các đời tổ tiên của tôi đều là người Anh, tôi chẳng ưa gì bọn IRA.
    Harry không nói gì.
    Madox nói:
    — OK, chúng ta hãy bỏ qua chuyện IRA và đi thẳng vào vấn đề. Hãy nói chính xác cấp trên của anh nghĩ rằng ở đây có chuyện gì?
    Harry vẫn không trả lời.
    — Có cần đến điện để giúp ông trả lời câu hỏi của tôi không?
    — Không… Tôi không biết. Họ chẳng nói với tôi điều gì.
    — Nhưng họ phải nói điều gì đại loại như “Harry, chúng tôi nghi Câu lạc bộ đồi Custer là…”. Họ nhìn nhận nơi này và các thành viên thế nào? Đó thực sự là điều quan trọng đối với tôi, tôi muốn ông phải nói ra điều đó. Trước sau ông cũng phải nói, bây giờ thì sẽ dễ dàng hơn.
    Harry cố gắng làm cho đầu óc sáng suốt sau cú đánh bằng điện và nghĩ về tình cảnh của mình. Anh chưa bao giờ bị thẩm vấn và cũng chưa có kinh nghiệm nào, chưa hề được huấn luyện cách xử lý tình huống thế này.
    — Ông Muller?
    Anh không biết nên tiếp tục bám lấy câu chuyện IRA hay nói cho tên cáo già này chút ít điều mình biết. Rõ ràng mục đích là sống và ra khỏi đây, dù anh gần như không tin mạng sống của mình bị đe dọa.
    — Ông Muller? Chúng ta đã bàn việc quan sát chim, rồi đến chuyện IRA. Đó là những câu chuyện hay nhưng lại không có thật. Hình như ông nhầm lẫn một chút, tôi sẽ giúp ông. Người ta bảo ông rằng Câu lạc bộ đồi Custer gồm một lũ điên cuồng nhà giàu cánh hữu đang âm mưu làm điều gì đó có thể phi pháp. Đúng không?
    Harry gật đầu.
    — Họ còn nói gì nữa với ông về chúng tôi?
    — Chẳng có gì cả. Tôi không được quyền tìm hiểu.
    — À vâng. Quyền được tìm hiểu. Thế họ có nói rằng nhiều thành viên của chúng tôi là những người có địa vị cao và ảnh hưởng lớn trong xã hội cũng như trong chính phủ không?
    Harry lắc đầu: Tôi không được quyền tìm hiểu điều đó.
    — Này, tôi nghĩ anh được quyền đấy. Đó là lý do anh ở đây, cho dù anh đã biết hay chưa. Sự thật là các thành viên của câu lạc bộ này giữ rất nhiều quyền lực – quyền lực chính trị, quyền lực tài chính, quyền lực quân sự. Liệu anh có biết một thành viên của chúng tôi là thứ trưởng Quốc phòng, một người khác là cố vấn An ninh quốc gia hàng đầu của tổng thống? Anh biết không?
    Harry lắc đầu.
    — Chúng tôi không hài lòng về việc một cơ quan của chính phủ thực hiện hoạt động do thám trái pháp luật về các hoạt động của mình, vốn hoàn toàn hợp pháp. Chúng tôi đi săn, câu cá, uống rượu, bàn luận tình hình thế giới. Chính hiến pháp bảo vệ quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư của chúng tôi. Đúng không?
    Harry gật đầu.
    — Một người nào đó trong tổ chức của ông đã bước qua giới hạn, người đó sẽ phải trả lời về hành động của mình.
    Một lần nữa Harry gật đầu. Anh tin lời Madox. Đây không phải lần đầu tiên các sếp của anh mắc sai lầm, ra lệnh do thám một người hay một nhóm nào đó chẳng có tội gì. Nhưng mặt khác, đó cũng là mục đích của việc do thám – xác minh sự nghi ngờ đối với một hoạt động. Anh nói:
    — Tôi nghĩ họ nhầm lẫn.
    — Ô, tôi biết họ nhầm mà. Và ông lại trong tình thế trên đe dưới búa.
    — Vâng.
    — Ông không phải đặc vụ FBI?
    — Không.
    — Hay nhân viên CIA?
    — Cũng chẳng phải.
    — Thế ông là…? Một đặc vụ hợp đồng?
    — Đúng. Cảnh sát NYPD nghỉ hưu đang làm việc cho FBI.
    — Cấp thấp, – Madox mớm lời.
    — A…, đúng vậy.
    — Tôi chắc chắn ông sẽ không bị phạt gì cả.
    — Vâng, và cảm ơn về cú đánh bằng roi điện!!!
    — Tôi không hiểu ông đang nói gì. Madox nhìn đồng hồ rồi tiếp: Tôi sắp đón khách. Sau đó hắn nhìn xoáy vào Harry: Ông biết trước là tôi sắp có khách chứ?
    — Không.
    — Ông chỉ tình cờ có mặt ở đây vào ngày đặc biệt này?
    Harry không nói gì.
    — Hãy nói với tôi, ông Muller. Sáng nay tôi bận đấy!
    — Vâng… người ta bảo tôi… xem liệu ai đó…
    — Người ta ra lệnh cho ông quan sát các vị khách tới đây, chụp ảnh họ, nắm biển số xe, ghi lại thời gian tới, và nhiều vấn đề khác nữa.
    — Đúng.
    — Làm thế nào mà đám chỉ huy của ông biết được hôm nay ở đây có một cuộc gặp?
    — Tôi không biết.
    — Tại sao ông chụp ảnh cái trạm của tôi?
    — Chỉ vì… tôi thấy nó. Vô tình nhìn thấy.
    — Ông tới đây lúc nào?
    — Đêm qua.
    — Có ai đi cùng không?
    — Không.
    — Ông đến đây bằng gì?
    — Tự lái xe của tôi, Harry trả lời.
    — Có phải chìa khoá đây không?
    — Đúng.
    — Chiếc xe nằm đâu?
    — Trên con đường dành cho việc đốn gỗ phía nam khu này.
    — Gần nơi ông đột nhập khu đất?
    — Vâng.
    — Ông phải báo cáo bằng điện thoại?
    Thực ra là không, nhưng Harry nói “Có”.
    — Khi nào?
    — Khi tôi rời khỏi đây.
    — Tôi hiểu, Madox nhặt chiếc điện thoại của Harry và bật lên, – tôi biết ông có một tin nhắn. Rồi hắn lại tiếp: Có thể ông tự hỏi tại sao ở nơi này mà sóng điện thoại lại khoẻ thế, tôi có một tháp tiếp sóng điện thoại di động riêng. Hắn chỉ ra phía ngoài cửa sổ: Bây giờ thi ông biết cái tháp đó là gì, ông có thế chú thích vào tấm ảnh mình chụp. Ông cùng có thể biết rằng tháp đó có thiết bị gây nhiễu để chẳng ai nghe được các cuộc gọi của tôi. Hắn hỏi Harry: Giàu có cũng hay đấy chứ?
    — Tôi không biết.
    — Mã tin nhắn thoại của ông là gì?
    Harry đọc cho gã, Madox kết nối tới dịch vụ thư thoại, bấm mã số và bật loa lên.
    Giọng của Lori: “Chào anh yêu. Em nhận được tin nhắn của anh rồi, lúc đó em đang ngủ. Hôm nay em sẽ đi mua sắm với Anne và em gái anh. Gọi cho em sau nhé, em sẽ mang máy di động theo, OK? Nếu phải ở đó qua đêm hãy báo cho em. Em yêu anh, nhớ anh nữa”. – Rồi giọng Lori tiếp: “Cảnh giác với bọn điên cánh hữu nhé, chúng ưa dùng súng đấy. Hãy cẩn thận anh nhé”.
    Madox nhận xét: - Cô ta có vẻ tuyệt, trừ phần nói về những tay điên cánh hữu và những khẩu súng. Rõ ràng cô ta nghĩ anh sẽ phải ở lại đây qua đêm. Có thể cô ấy đúng. Hắn tắt nguồn chiếc điện thoại rồi bảo Harry: - Tôi đoán ông biết rằng những thứ này phát đi tín hiệu mà người ta có thể dò được.
    — Đúng, đó là việc của tôi.
    — Đúng, công nghệ thật kỳ lạ. Tôi có thể gọi cho con mình bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu. Tất nhiên không bao giờ chúng trả lời, nhưng chúng sẽ gọi lại sau 5 tin nhắn, hoặc khi chúng cần cái gì đó.
    Harry gượng cười.
    — Thế nên, Madox nói: Ông có vẻ đúng là người mà ông đã nói. Ông Muller này, nói thật là tôi đã nghĩ có thể ông là nhân viên của một thế lực nước ngoài đấy.
    — Cái gì?
    — Tôi không hoang tưởng đâu. Những thành viên của câu lạc bộ này có kẻ thù trên khắp thế giới. Kẻ thù đúng nghĩa. Chúng tôi đều là những người yêu nước, và chúng tôi đã gây khó khăn cho kẻ thù của nước Mỹ trên khắp thế giới.
    — Cừ đấy.
    — Tôi nghĩ ông sẽ đồng ý mà. Đám người đó cũng là kẻ thù của ông. Vì vậy, nếu sử dụng một ngạn ngữ Arập cổ thì: Kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn của ta.
    — Đúng.
    — Thế nhưng đôi lúc kẻ thù của kẻ thù của ta cũng là kẻ thù của ta đấy. Không phải bởi họ muốn là ai mà bởi chúng ta với họ có quan điểm khác nhau về cách đối phó với kẻ thù chung. Nhưng đó là chuyện nên bàn vào lúc khác.
    — Đúng, tuần tới tôi sẽ gọi cho ông.
    Bain Madox đứng dậy, nhìn đồng hồ rồi nói: Tôi đã nói với ông gì nhỉ. Do ông và tổ chức của ông có vẻ khá quan tâm tới câu lạc bộ này cũng như các thành viên, tôi sẽ làm một việc mà mình chưa từng làm trước đây. Tôi sẽ cho phép ông – một kẻ bên ngoài – tham dự cuộc họp của Ban điều hành câu lạc bộ diễn ra sau bữa trưa chào đón các thành viên tới đây. Ông muốn tham gia không?
    — Tôi… Không, không thật muốn thế. Thôi nghĩ tôi nên đi…
    — Tôi nghĩ ông đến đây đế thu thập thông tin mà? Ông vội làm gì?
    — Không vội nhưng tôi…
    — Tôi sẽ còn cho ông chụp ảnh nữa.
    — Cảm ơn, nhưng…
    — Tôi nghĩ sự có mặt của ông trong cuộc họp sẽ tốt cho cả hai bên. Ông sẽ biết được một vài điều, còn tôi sẽ biết được phản ứng của ông đối với những gì chúng tôi bàn thảo. Ông biết rằng đôi lúc chúng tôi sống với trạng thái tâm lý của riêng chốn này, thực tế bên ngoài bị gạt ra, và chúng tôi chỉ nghe thực tế của chính mình. Điều đó cũng chẳng tốt lắm.
    Harry không trả lời, Bain Madox tiếp tục hào hứng với ý tưởng của mình: Tôi muốn ông tự do bình luận, nói với chúng tôi liệu chúng tôi có vẻ là một nhóm cánh hữu điên cuồng hay xuẩn ngốc không. Hắn nhăn nhở: Chúng tôi cần ông nói rất thật về dự án tiếp theo của chúng tôi, Dự án xanh.
    — Dự án xanh là gì?
    Madox liếc nhìn đám bảo vệ rồi đi tới bên Harry và nói thầm: “Trận chiến cuối cùng bằng vũ khí hạt nhân”.
     
    tomek098 thích bài này.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này