Luận Ngữ (論語) : Biên dịch và bình chú

Thảo luận trong 'Sách chữ Hán và Nôm - 喃與中文圖書' bắt đầu bởi Uillean, 21/1/22.

  1. Uillean

    Uillean Banned

    Cứ truyền thống Hán quyển, Luận Ngữ (論語) nguyên sơ là hợp tuyển hàng trăm trúc độc mà môn đệ chép lại di huấn của đức Khổng Tử. Tuy nhiên đương thời không được người Lỗ quốc coi trọng. Phải đến khi Tề quốc thôn tính đất Lỗ thì Khổng gia ngữ mới được tôn làm huấn dụ cho người mới bước vào đường học vấn. Cho nên cuối thời Chiến Quốc có cuộc "tương tranh" ngầm giữa hai học phái Tề và Lỗ, khiến những di huấn này gây thêm nhiều dị bản.

    Cũng tương truyền, Khổng ngữ đã bị hủy trong nạn phần thư khanh nho thời Tần, dù chưa bao giờ hợp thành sách. Mãi sang thời Tây Hán, do trào lưu học tập ngày một khởi sắc mới có quan thừa tướng Trương Vũ (thầy Hán Thành đế) dụng công kết hợp hai phái Tề-Lỗ thành Hậu Hán, bắt đầu lập Khổng ngữ làm sách, tuy chưa thật cụ thể.

    Trong thời Nam-Bắc triều, Khổng gia ngữ tiếp tục bị phật hóa. Phải chờ tới triều đại Nam Tống, sĩ đại phu Chu Hi mới bổ chính, biến Luận Ngữ thành trứ tác hình mẫu cho khắp nho sinh. Cũng từ thời kì này, sĩ tử có biệt lệ vào văn miếu hoặc văn chỉ vái Châu Công, Khổng Tử cùng 72 tiên hiền trước khi ứng thí - vì quy định Nho gia vốn rất khắt khe với việc sùng bái thần quỷ. Đồng thời, Luận Ngữ cũng là gốc của sách Trung Dung ; ngoài ra, Khổng Tử Gia Ngữ được coi như tham khảo để hiểu sâu hơn về tư tưởng Khổng gia. Tại Tây phương, kể từ thời mạt Minh, do không thực hiểu và quan tâm văn hóa cổ truyền Á Đông, giới kĩ trị thường đồng nhất Nho gia (Ruism) với Khổng học (Confucianism), trong khi tư tưởng Khổng Tử chiếm vị trí khá khiêm nhường trong hệ lí thuyết Nho học, có những lúc cũng bị "phủ định sạch trơn".

    Ở Việt Nam, theo truyền thống, Luận Ngữ đã du nhập xứ Gia Chỉ từ thời quan thái thú Sĩ Tiếp, nhưng có lẽ chỉ là ngoa ngôn. Nhưng sang mãi thế kỉ XX, Luận Ngữ vẫn là cứ liệu thiết yếu để các học giả soạn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, và cho tới nay vẫn thảng hoặc hiện diện trong các giáo trình sơ học. Riêng thời Việt Nam Cộng Hòa, do Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (đặc biệt cổ học) nên có hiện tượng cùng lúc san hành hàng trăm sách phiên dịch giảng nghĩa Luận Ngữ.


    Tính chất tông giáo của Nho giáo rất mờ nhạt. Nó chỉ giống như một trạng thái tín ngưỡng nếu so với ảnh hưởng của một học thuyết lớn đến thế. Thậm chí có thể nói, tính chất tông giáo của Nho giáo gần như là không có. Bởi vì, ngay trong điện thờ chính thức của Nho giáo không có một vị thần linh nào. Một tông giáo chỉ được coi là tông giáo khi đủ ba điều kiện tối thiểu : Hệ thống thần điện và giáo chủ, hệ thống tăng lữ, hệ thống giáo luật. Mặc dù có phương diện tông giáo đấy, nhưng người ta chưa bao giờ coi Nho giáo là tông giáo.
    Thứ đến, phát xuất điểm Nho giáo là hệ thống học thuật có tính chất đạo đức hành vi, tức là phải có tính thực tế. Nên ngay từ đầu, nó đã quy phạm hóa cách ứng xử cho mọi lớp người. Vì thế, tôi ủng hộ cách nhìn của các nhà nghiên cứu Đài Loan : Mục tiêu của Nho giáo nếu phải nói gọn lại trong một cụm từ, thì là "tu kỉ trị nhân".
    Nhưng cũng chính vì phát xuất điểm là học thuyết đạo đức của sĩ quân tử, nên nó đòi hỏi những phẩm chất cực kì cao. Cũng có nghĩa, bản thể Nho giáo không phải học thuyết triết học. Nên mãi về sau này nó mới phải bổ sung những yếu tố triết học, thế nhưng yếu tố triết học Nho giáo lại rất khó hoàn thiện. Nên mới có hiện tượng, nhà nho hễ đụng vào triết học là mặt cứ ngây ra, còn cuốn được coi hàng đầu về triết học là Dịch Kinh lại bị biến thành sách bói toán, nhìn chung không thể triết học hóa quyết liệt được và cũng chẳng áp dụng được. Nhân vật bác học được coi là kiệt xuất nhất Việt Nam trung đại Lê Quý Đôn, "thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn", trong những sách của ông chỉ có một cuốn về Dịch Kinh, nhưng lại là tác phẩm dở nhất và cũng được soạn với thái độ run rẩy nhất. Không ông nào giải thích được triệt để những mệnh đề triết học Nho giáo, chứ chưa nói những học thuyết khác.
    Vì không được xây dựng trên nền tảng triết học, lại thù ghét những biện pháp hình chính, chỉ chủ trương trị quốc bằng giáo hóa, nên chính cái đức trị ấy đã kiềm hãm sự phát triển của trung quốc. Về sau, nhà cầm quyền không bằng cách nào khác được nên đành đưa Pháp gia vào Nho giáo dưới biện pháp cưỡng bách. Tức là, không có Pháp gia thì không trị quốc được.


    PGS-TS Trần Ngọc Vương


    Về kết cấu, Luận Ngữ bản chuẩn nhất trong không gian Hán quyển gồm 20 thiên, với 508 tắc. Tiêu đề thường là "tử viết" (子曰 / thầy ), "tử vị" (子謂)... Tựu trung dễ học đối với lứa ấu đồng, thực hiện đúng nguyên lí Tu Thân Tề Gia Trị Quốc, mà gần đây học giới Đài Loan sửa thành Tu Kỉ Trị Nhân.

    Thời tông chủ, hoàng tộc hoặc các nhà hào phú thường thuê thợ dựa theo Luận Ngữ làm liên hoàn họa để bổ túc cho trẻ con dễ học, tất nhiên việc thờ phượng vẫn bị tuyệt cấm. Ở Huế, trên nóc Thái Miếu cũng chạm bích họa theo các điển tích Luận Ngữ như vậy.


    [​IMG]

    論語

    現存的《論語》共20篇,508則 。每篇篇名取自正文開頭,或“子曰”、“子謂”後首句的前二、三字,與篇目中的內容無關。按照習慣,通常把前10篇稱為“上論”,後10篇稱為“下論”。《論語》以〈學而〉為首。

    《論語·衛靈公》

    《論語·八佾》

    學而第一(主要讲“务本”的道理,引导初学者进入“道德之门”)
    為政第二(主要讲治理国家的道理和方法)
    八佾第三(主要记录孔子谈論礼乐)
    里仁第四(主要讲仁德的道理)
    公冶長第五(主要讲评价古今人物及其得失)
    雍也第六(记录孔子和弟子们的言行)
    述而第七(主要记录孔子的容貌和言行)
    泰伯第八(主要记孔子和曾子的言论及其对古人的评论)
    子罕第九(主要记孔子言论,重点为孔子的行事风格,提倡和不提倡做的事)
    鄉黨第十(主要记录孔子言谈举止,衣食住行和生活习惯)
    先進第十一(主要记录孔子教育言论和对其弟子的评论)
    顏淵第十二(主要讲孔子教育弟子如何实行仁德,如何为政和处世)
    子路第十三(主要记录孔子论述为人和为政的道理)
    憲問第十四(主要记录孔子和其弟子论修身为人之道,以及对古人的评价)
    衛靈公第十五(主要记录孔子及其弟子在周游列国时的关于仁德治国方面的言论)
    季氏第十六(主要记孔子论君子修身,以及如何用礼法治国)
    陽貨第十七(主要记录孔子论述仁德,阐发礼乐治国之道)
    微子第十八(主要记录古代圣贤事迹,以及孔子众人周游列国中的言行,也记录了周游途中世人对于乱世的看法)
    子張第十九(主要记录孔子和弟子们探讨求学为道的言论,弟子们对于孔子的敬仰赞颂)
    堯曰第二十(本篇较为短小,疑有错漏。主要记录古代圣贤的言论和孔子对于为政的论述)

    《齊論》篇章
    知道第二十一
    問王第二十二


    Dịch-phẩm Nguyễn Hiến Lê (TVE-4U) và Phùng Hoài Ngọc (Đại-học An-giang) :
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/1/22
  2. Uillean

    Uillean Banned

    VÀI LỜI BÀN VỀ KHỔNG TỬ VÀ HỌC VIỆN KHỔNG TỬ

    Hai hôm nay [2015], nhiều bạn Facebook tag tôi vào những status xoay quanh việc học viện Khổng Tử đầu tiên được đặt tại một trường đại học Việt Nam. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm "quảng bá tiếng Trung Quốc". Tại Âu-Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như : Đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada) ; cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada) ; không cho sinh viên thảo luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)... Đó cũng chính là nguyên nhân khiến một loạt quốc gia Âu-Mỹ tẩy chay học viện này.

    Hiện nay, xét riêng số học viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học trong khu vực : Hàn Quốc có 17, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philippines có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, học viện Khổng Tử đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của trí thức - trí ngủ trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này và kịp thời phản ứng khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người phản đối học viện Khổng Tử hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.

    [​IMG]

    Ảnh (trên xuống dưới, trái qua phải) :

    1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Hoa thời Minh.
    2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê.
    3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Triều Tiên.
    4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Giang Hộ.
    5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam Cộng hòa đặt tại Văn Thánh miếu (chụp năm 1969), địa điểm nay là đền Hùng trong Thảo Cầm viên Sài Gòn, pho tượng hiện đã bị di dời.
    6. Pho tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu (tỉnh Sơn Đông) bị dán dòng chữ "Thằng khốn nạn hàng đầu" trong thời Cách mạng Văn hóa (1966-76).
    7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An Môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày.
    8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi bị chính quyền Trung Cộng lợi dụng để dựng lên học viện Khổng Tử.


    1. Khổng Tử của đời thật và Khổng Tử sau khi bị các chính thể lợi dụng

    Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm“. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như “con chó mất nhà” - theo cách ví của Tư Mã Thiên. Vào thời Hán, lần đầu tiên đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho… Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý Trần Hồ Lê Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có một Khổng Tử của đời thật nhưng cũng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế. Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối học viện Khổng Tử mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi“, gọi Khổng Tử là “thằng Confucius” !

    Chính quyền Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Pho tượng Khổng trong Khổng Miếu (tỉnh Sơn Đông) bị dán lên dòng chữ THẰNG KHỐN NẠN HÀNG ĐẦU, rồi bị kéo đổ và đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng nhưng mau chóng bị can ngăn. Và giờ đây, khi nền chính trị - tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, lại càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa, họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, học viện Khổng Tử là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó !

    2. Văn hóa Trung Hoa và chính quyền Trung Quốc

    Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lan tỏa của văn hóa Trung Hoa trong quá khứ đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tạm không bàn đến vấn đề bản quyền của các thành tố văn hóa tương đồng giữa Trung - Hàn - Việt. Bằng vào những tư liệu hiện có, có thể thấy các chính thể quân chủ Việt Nam đã từng chủ động sử dụng Hán văn làm ngôn ngữ hành chính, thi cử, sáng tác văn chương, rồi từng châm chước chế độ lễ nghi, áo mũ, phong tục của các triều đại Trung Hoa ; từng tự phụ là “cõi văn hiến không kém Trung Quốc” và khi Trung Quốc bị cai trị bởi những tộc người Mãn Mông thì lại tự nhận là quốc gia gìn giữ văn minh Hoa Hạ chính thống. Bất kỳ thứ văn hóa ngoại lai nào khi được du nhập vào dị vực đều bị bản địa hóa, bởi vậy khi văn hóa Hán đã hòa vào văn hóa Việt thì trở thành một phần của văn hóa Việt, cho nên đừng vì ghét Trung Cộng mà quay lại cầm dao tự xẻo thịt mình !

    Sau Cách mạng Văn hóa, văn hóa Trung Quốc đã xuống dốc. Trí thức Trung Quốc đương đại lưu truyền câu nói : “Sau Tống không còn Trung Quốc, sau Minh không còn Hoa Hạ, sau Mãn không còn Hán tộc, sau Cách mạng Văn hóa không còn đạo đức“. Và trong mắt tôi, văn hóa Trung Quốc đương đại là một sản phẩm què quặt. Bởi vậy, hãy nhìn nhận cho rõ thứ văn hóa Trung Cộng quảng bá là văn hóa gì, tư tưởng gì, đừng tóm tất cả mọi thứ vào một khái niệm đơn nhất là “văn hóa Tàu” !

    3. Tiếng phổ thông Trung Quốc và ngữ văn Hán Nôm

    Hiển nhiên, nội dung quảng bá của học viện Khổng Tử là tiếng phổ thông Trung Quốc, tức thứ ngôn ngữ sống, lấy ngữ âm phương Bắc làm chuẩn, sử dụng bộ văn tự đã được giản lược sau năm 1949. Còn ngữ văn Hán Nôm là một thứ ngôn ngữ chết (tử ngữ), từng được người Việt Nam sử dụng để ghi chép, thi cử... trước thế kỷ XX.

    Chữ Hán được sử dụng tại Việt Nam ngót 2000 năm. Trong quá trình du nhập và truyền bá, cho đến ngày hôm nay người Việt đã có một hệ thống cách đọc chữ Hán riêng biệt ("thiên địa", "nhật nguyệt" thay vì /tian di/, /ri yue/). Nhiều chữ Hán được người Việt viết theo lối riêng, có những kết cấu và hình thể riêng, tương tự như trường hợp chữ Hán của Nhật Bản. Vào khoảng thời Lý Trần, người Việt mượn cách đọc của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, tạo ra một hệ thống chữ mới gọi là chữ Nôm. Về ngữ pháp, người Việt cũng như người Trung - Hàn - Nhật trước đây sử dụng ngữ pháp Hán văn cổ đại (một thứ tử ngữ) để ghi chép và sáng tác văn chương. Văn tự Hán Nôm được diên dụng ở miền Bắc đến năm 1956 - trước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách giáo dục, và tại miền Nam đến năm 1975 - trước khi Việt Nam Cộng hòa diệt quốc.

    Học tiếng Trung hiện đại chắc chắn không thể đọc hiểu được hoành phi, câu đối, sách vở do người Việt từ thời Nguyễn về trước đã viết. Còn trong bối cảnh hiện đại, nếu học một lượng chữ Hán Nôm cơ bản thì có thể hiểu sâu hơn về tiếng Việt. Bởi vậy, khi phản đối học viện Khổng Tử thì đừng bài xích văn tự Hán Nôm, đừng coi nó là thứ chữ lạ và cũng đừng nâng cao quan điểm rằng : Một ngàn năm Bắc thuộc mới sắp bắt đầu, Việt Nam sẽ quay trở lại dùng chữ Hán. Cần phải hiểu rõ chữ Hán là chữ Hán nào, Hán của người Việt hay Hán của Trung Cộng.

    Việc thoát Tàu là thoát ở sự lệ thuộc chính trị - kinh tế, ở những thứ văn hóa thô bỉ, quê mùa tập nhiễm từ Trung Quốc đương đại ; chứ không phải tẩy chay bất kỳ nét văn hóa hay đẹp nào khi chỉ muốn biết nó có nguồn gốc Tàu.

    [​IMG]

    【Vân-trai Trần-quang-Đức】​
     
    cungcung thích bài này.
  3. Uillean

    Uillean Banned

    BÀN THÊM VỀ KHỔNG TỬ VÀ HỌC VIỆN KHỔNG TỬ

    Tôi nói Trung Cộng không có tư cách, là bởi chúng đạp đổ Khổng và gắn cho cái mác "Thằng khốn nạn hàng đầu", vậy mà giờ chính chúng lại móc ông ta lên làm công cụ chính trị. Nếu không có Cách mạng Văn hóa thì tôi không nói điều đó làm gì. Trong cái nhìn của tôi, vẫn là do sự vô tri gây nên. Một ông bạn thiện trí thức của tôi nói rằng : "Trong lịch sử, lần đầu tiên người Việt chống xâm lăng phương Bắc bởi một thế hệ không biết tiếng Hán, bởi một thế hệ trí thức không thể đọc nổi các văn tự gốc viết về lịch sử của chính dân tộc mình...". Cho nên mới ngu si lầm lạc như thế !

    [​IMG]

    Rêu rao về bản sắc, văn hóa, tinh thần... nhưng kỳ thực như những người mù nói nhảm. Luôn tự phụ cho rằng mình hiểu sử Tàu, hiểu Khổng giáo, nhưng thực ra là do xem mấy cái phim Tàu rẻ tiền mà thôi. Ai đọc sử Tàu theo đúng nghĩa, như đám trí thức Việt Nam ngày xưa phải học "Sử ký", "Hán thư", "Nhị thập tứ sử" ? Khổng giáo thì nhai đi nhai lại mấy cái thuyết ái quốc trung quân, tam tòng tứ đức, tuyền thứ hủ lậu do bọn hậu Nho đơm đặt, nhưng lại nghĩ đã rõ mặt đạo Nho rồi. Ai đọc văn bản gốc "Tứ thư Ngũ kinh" để phản tư chưa ? Chống Tàu, không chịu sự lệ thuộc từ Tàu, toàn do đám sĩ phu bão học sách Tàu xưa kia làm. Còn giờ đây, một mực nói yêu nước, yêu văn hóa Việt, bài Tàu... nhưng rốt cuộc toàn những lời ú ớ bóng đè, không giúp gì trong muôn một.

    Nhìn chung, công cuộc khai trí ở xứ này còn lâu dài. Và việc trí thức - trí ngủ tranh luận vô bổ sẽ còn diễn ra lâu nữa. Bài viết này không nhằm xóa bỏ định kiến của những kẻ cực đoan, thất trí. Chỉ như một lời khuyên cho những người nhẹ dạ, cho những ai tâm trí bình thường, không bị dẫn dắt bởi tư tưởng dân tộc cực đoan, bởi tinh thần bài Tàu quá khích. Kỳ dư thì tự sinh tự diệt, hà tất nhiều lời !

    【Vân-trai Trần-quang-Đức】​
     
  4. Uillean

    Uillean Banned

    VÀI LỜI BÀN VỀ
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trước, tôi có đọc một câu như thế này : "Xưa kia Lão Tử là người lập thuyết nhưng không phải là giáo chủ lập đạo. Ông không ngăn nổi người đời sau dựng mình lên thành Thái thượng Lão quân. Trang Tử cũng không ngăn nổi việc người ta biến phép dưỡng sinh của mình thành việc luyện linh đan và thuốc trường sinh bất lão. Đức Phật cũng không ngăn nổi đệ tử phân giáo lý thành Đại thừa - Tiểu thừa sau khi ngài viên tịch. Những nhà lập thuyết phần lớn không có lỗi khi tạo ra học thuyết, tư tưởng của mình, mỉa mai thay chính hậu thế lại là người nhân danh học thuyết, tư tưởng đó mà làm đủ điều từ đúng đến sai và rồi nhà lập thuyết lại là người hoặc bị sỉ vả nhiều nhất hoặc được tung hô cuồng nhiệt nhất nhưng cũng gần như là người cô đơn nhất, vì ít có người hiểu học thuyết, tư tưởng của họ một cách nghiêm túc mà chỉ nhìn vào cái hình tượng đại diện của họ". Trong bài viết có nói, chính quyền Trung Cộng không đủ tư cách để truyền bá đạo Khổng, thì thực ra tôi thấy ngay từ lúc Đổng Trọng Thư sửa đổi học thuyết của Khổng Tử cho hợp mục đích nhà Hán, từ đó cũng đã chẳng ai đủ tư cách rồi.

    Quay lại với cái học viện Khổng Tử, tôi cũng xin thú thật là tuy không ủng hộ nhưng cũng không phản đối, bởi tuy nó thuộc về chính trị nhiều hơn là văn hóa nhưng xét tới cùng thì các học viện như Goethe, L'Espace, Hội đồng Anh... cũng không hoàn toàn phi chính trị. Trước hết, tất cả đều được thành lập và điều khiển bởi các chính phủ ngoại quốc, mà đã như vậy thì chắc chắn không thể nói là không thể có mục tiêu chính trị được. Mà dễ nhận thấy nhất là thông qua văn hóa thắt chặt tình hữu nghị, giành sự ủng hộ của dư luận - chính quyền quốc gia sở tại, rồi từ đó gây ảnh hưởng của quốc gia mình để đạt các lợi ích trên nhiều phương diện. Vả chăng vì được thành lập bởi các chính quyền ngoại quốc nên hẳn nhiên các trung tâm văn hóa đâu có thể đi ngược lại đường lối của chính các quốc gia đó được ?

    Dĩ nhiên, còn phải tùy xem cái mục tiêu chính trị nằm trong văn hóa được xúc tiến ôn hòa hay cực đoan, khéo léo hay thô thiển, có lợi cho cả đôi bên hay chỉ một phía, cũng như cái hình tượng đại diện để truyền bá văn hóa được yêu ghét và có tính cũ mới ra sao. Tỉ dụ, nước Đức không lập viện Goethe mà lại lập ra viện Hitler, Hội đồng Anh truyền bá tư tưởng thực dân của Đế quốc Anh thế kỷ XVIII, như thế thì ai yêu nổi ? Và quan trọng nhất là, quan hệ giữa hai nước và thái độ dư luận thế nào, cứ thử đổi vị trí nếu cái ông hàng xóm xấu tính cả ngàn năm ở phương Bắc kia không phải là Trung Quốc mà là Pháp chẳng hạn, thì chắc chắn viện L'Espace cũng được nhìn với vô số ánh mắt hình viên đạn như cái học viện Khổng Tử. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ, không nên chỉ có cái nhìn công bằng với Khổng Tử và nền văn hóa mà nên nhìn một cách công bằng với chính cả các học viện Khổng Tử nữa. Các học viện này có động thái cực đoan và đáng phải đề phòng vì chính quyền Trung Cộng hiện nay tạo ra quá nhiều tiếng xấu, chứ nội hàm cái học viện cũng như việc lập học viện chả có gì xấu.

    【Nguyễn Văn Hiệu】​
     
  5. Uillean

    Uillean Banned

    Năm tôi lên 5 thì không còn được ở trong cung của các bà hoàng phi cùng với bà nội tôi [đức Tiên Cung] mà phải sang ở Ðông cung, còn gọi là Thanh cung vì màu xanh là màu của phương Ðông và cũng là màu của mùa xuân, theo ý nghĩa của ngũ hành trong Dịch lý. Ðông cung có một phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và dãy nhà phụ thuộc. Hàng ngày quan phụ đạo đến dạy tôi học chữ nho, học Luận Ngữ, học đạo làm người và đạo làm vua. Ðây là một nhà nho, một vị quan có học vấn uyên thâm. Ông cùng đi sang Pháp để kèm tôi về môn cổ học trong thời gian tôi lưu trú tại Pháp.

    Trong bốn năm liền, tôi đã sống hoàn toàn cô lập, ăn một mình, học một mình, theo một chương trình đã được ấn định. Mỗi buổi sáng, sau khi điểm tâm qua loa, quan phụ đạo đến giảng một đoạn sách Luận Ngữ, bắt tôi học và đọc lại. Bài học chữ nho này luôn luôn hướng vào những châm ngôn, tục ngữ hay ca dao rất thông thường, phổ biến trong dân gian, đại để : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chính vì dựa vào Khổng học mà quyền hạn của vua có gốc rõ rệt, đồng thời cái quyền năng ấy cũng bị kiềm chế. [...] Khi học kỹ bổn phận của đế vương, tôi mới làm tròn sứ mệnh của ngôi hoàng đế, làm cha mẹ dân. Thỉnh thoảng cha tôi [Khải Định đế] đến xem tôi đã học đến đâu. Ngài thường hỏi tôi về những điều đã học và chỉ yên trí khi nào tôi đã nhập tâm. Trong thời gian đó, tôi chẳng có món đồ chơi nào. Buổi trưa tôi chơi trong vườn hoa ở phía sau cung điện. Vườn có tường cao bao bọc, về mùa xuân hoa cỏ đua nhau nở, giữa vườn có ao sen, tôi thường ngồi đó câu cá cả giờ.

    Trong những dịp lễ lạt, tôi đến vấn an bà tôi và theo một nghi thức chặt chẽ : Chỉ được quỳ mà thưa gửi, trong khi bà tôi ngồi sau chiếc mành trúc, tôi chỉ trông thấy lờ mờ.


    [​IMG]

    【Bảo Đại, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Nguyễn Thị Chân Quỳnh dịch】
     

Chia sẻ trang này