[Mẹo vặt] Ăn mì gói sao cho đúng cách!

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi Zhiqiang, 30/9/15.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT


    Cách nấu mì gói

    Thưa qúy bạn,

    Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? Theo kiểu Việt Nam chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn. Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"

    Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.

    Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.

    Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.

    Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)

    CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:
    1 - Luộc mì trong nồi nước sôi
    2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
    3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
    4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào
    5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm

    Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.

    Câu chuyện phụ đề:
    Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles , vị này có người bạn bên Canada . Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng. Một thời gian sau 3 tháng cô bạn đã ngã bệnh vì sức khỏe đề kháng kém cộng thêm lá gan và lá lách đã bị hư nặng. Mặc dù bác sĩ đã tận tình chữa chạy, nhưng cô bạn đó vẫn không được cứu sống và cô ta đã chết để lại xe BMW cho ngân hàng và một bài học vô cùng quý giá cho chúng ta vì phải trả hết một mạng người.

    Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ.
    (Nguồn Internet)
     
    gameaccBook, tamykc, Despot and 5 others like this.
  2. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Xin lỗi Admin, mình nghĩ thread này nằm trong box y học sức khỏe, với tag mẹo vặt sẽ đúng hơn là để trong bàn trà!
    Thân mến!
     
    vqsvietnam thích bài này.
  3. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Các bài mẹo vặt như vầy mình thấy có đầy ra trên internet, nhưng không thể biết đích xác nguồn ở đâu ra?

    Và có một số chỗ viết rất mơ hồ, thiếu căn cứ nữa? Như đoạn mình trích dẫn ở trên đây, bột ngọt (Mononatri glutamate) bị nấu sôi thì biến dạng cấu trúc phân tử và tạo thành chất độc? Không nêu ra được chất độc đó là dạng gì và ảnh hưởng của nó ra sao?

    Theo mình biết thì ở nhiệt độ tương đối cao, bột ngọt có thể xảy ra phản ứng Maillard. Sản phẩm sinh ra có màu từ vàng đến nâu sậm (tùy ngưng ở giai đoạn nào). Và loại phản ứng này cũng xảy ra ở các trường hợp như lò nướng bánh mì (200 độ C, kết quả là màu vàng của vỏ bánh mì), v.v.v Mà trường hợp này nhiệt độ rất cao, và cũng không nói là độc hại gì cả? Thế nhưng lại bảo là bột ngọt thì độc khi ở nhiệt độ sôi của nước?

    Mình nghĩ bài viết này nếu xoay quanh các vấn đề chất bảo quản thì hợp lý hơn là đưa ra nguyên nhân về bột ngọt.

    Tóm lại, dù gì cũng không nên ăn quá nhiều mì gói. Thế nhé :v
     
    ntdieu and Zhiqiang like this.
  4. Zhiqiang

    Zhiqiang \m/(∆_∆)\m/ Thành viên BQT

    Thật ra, vấn đề này có liên quan đến định hướng của tủ sách y học sức khoẻ, chúng ta ít nói đến chuyên môn, mà tập trung vào các thông tin hữu ích trong đời sống hàng ngày.
    Nguồn của bài viết thì mình không rõ tác giả nên ghi là Internet.
    Còn nếu nói về chuyên môn, thông tin bột ngọt bị biến tính ở nhiệt độ cao, người đọc chỉ cần biết như vậy là đủ! Thông tin thật sự không phải chuyên môn của mình nên mình không rành lắm, còn về phản ứng Malliard bạn đưa ra, bột ngọt có phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao cũng đâu kết luận được bột ngọt không biến tính ở nhiệt độ sôi của nước vì đó chắc gì đã là phản ứng Malliard...
    Nói chung, bạn đọc biết và nấu theo hướng dẫn trong bài viết là được rồi Mod à! :p
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  5. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Mình biết bài này định hướng theo y học sức khỏe chứ không theo hướng phân tích tính chất hóa học của bột ngọt. Nhưng mà để đưa ra được kết luận có hại cho sức khỏe thì phải có dẫn chứng thuyết phục, không thể khơi khơi tự nhiên đưa ra kết luận như ở trên trời rơi xuống được o_Oo_O

    Ví dụ bây giờ tôi bảo bạn không nên ăn muối ăn có iot vì iot gây độc cho cơ thể rất nặng, mà không đưa ra bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh, thì bạn cũng tin ư?

    Mình dông dài như vầy không phải là bắt bẻ bạn, mà muốn làm rõ cho mọi người biết để chọn lọc thông tin được tốt hơn, tránh bị một số thành phần làm hoang mang tâm lý.

    Chứ thực tế ăn mì nhiều là không tốt - mình công nhận điều này - vì nó có nhiều chất bảo quản, và chất lượng dầu dùng để chiên mì chưa chắc đảm bảo tiêu chuẩn (chiên đi chiên lại nhiều lần).

    Mình là dân Hóa nên cách nhìn nhận vấn đề có lẽ khác một chút, mong bạn thông cảm cho ^^
     
  6. Despot

    Despot Lớp 11

    Trời ơi! Trước mắt là không ăn mì gói, hạn chế bột ngọt cho lành.
    Đợi mấy nhà khoa học ngâm cứu cho ra kết quả thì đã có bao nhiêu con "chuột bạch" tiêu đời rồi.
    Dù sao thì khoa học cũng mãi mãi chạy theo tự nhiên thôi nên theo mình chúng ta cứ thuận theo tự nhiên mà sống cho lành.

    Tạm biệt thời sinh viên xong mình cũng bye bye luôn mì gói. Bột ngọt thì cũng không xài nhiều, hiện nay có nhiều công thức làm bột ngọt bằng nguyên liệu tự nhiên mà.
    Đồ ăn muốn không xài bột ngọt thì nấu vị mặn với vị ngọt theo tỉ lệ 1/1 là tạm ok.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  7. vutananh

    vutananh Lớp 4

Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này