Trà phiếm Mỗi ngày một truyện ngắn

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Song Ngư, 6/11/13.

Moderators: amylee
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    CHIẾC RƯƠNG KÍNH VỤN

    Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông góa vợ làm nghề khâu vá sống trong túp lều nhỏ. Dù cả đời làm việc rất chăm chi nhưng về già, ông chẳng tích lũy được bao nhiêu. Càng ngày, đôi tay ông càng run rẩy trong khi đôi mắt thì kèm nhèm không sao khâu được thẳng thớm.

    Ông lão có ba người con trai, cả ba đều đã khôn lớn và có gia đình. Người nào cùng bận rộn với cuộc sống riêng nên chẳng mấy quan tâm đến người cha già. Mỗi tuần, họ chỉ ghé qua nhà ông lão một lần.

    Ông lão ngày càng già yếu hơn và số lần ghé thăm của các con ông cũng thưa thớt dần. Ông tự nhủ: "Các con không còn muốn ở bên ta nữa, chúng sợ ta sẽ là gánh nặng của chúng", ông thức suốt đêm trằn trọc suy nghĩ và cuối cùng nảy ra một kế hoạch.

    Sáng hôm sau, ông lão đến thăm người bạn làm nghề thợ mộc và đề nghị ông này đóng cho một chiếc rương thật lớn. Kế đến, ông đến nhà người bạn thợ rèn nhờ làm một cái ố khóa cũ kỹ. Cuối cùng, ông đến chỗ người thợ thổi thủy tinh xin tất cả những mảnh kiếng vụn.

    Ông lão mang chiếc rương về nhà, bỏ đầy thủy tinh vụn vào trong rồi khóa nó lại và đặt dưới bàn ăn. Một buổi tối nọ, cả ba người con đến nhà ông dùng bữa tối và vô tình đụng phải chiếc rương dưới gầm bàn.

    - Trong này có gì thế bố? - Họ cúi xuống xem xét.

    - Ồ, có gì đâu các con. - Người bố trả lời. – Chỉ là một ít tiền bố dành dụm được thôi.

    Cả ba người con trai lắc chiếc rương xem nó nặng nhẹ thế nào thì nghe thấy tiếng kêu lẻng xẻng vang lên. "Chắc là bố đã để dành được rất nhiều vàng." - Họ thì thầm với nhau.

    Cả ba người thống nhất với nhau rằng họ cần phải canh chừng cái gia tài khổng lố đó. Thế là họ quyết định sẽ thay phiên nhau đến ở với bố, để chăm nom cả ông bố lẫn gia tài. Tuần đầu tiên người con út dọn đến nhà bố, coi sóc mọi thứ và nấu ăn cho ông. Tuần thứ hai đến lượt người con kế và tiếp đến là người anh cả. Mọi chuyện cứ đều đặn diễn ra như thế cho đến ngày ông lão lâm bệnh và qua đời. Họ tổ chức lễ tang cho ông lão thật trịnh trọng. Họ nghĩ với một gia tài kếch sù dưới gầm bàn kia thì việc phung phí đôi chút cho đám tang cũng không hề gì cả.

    Khi mọi thứ đã hoàn tất, cả ba anh em lục tìm chìa khóa và mở cái rương. Lúc này, họ nhận ra bên trong chỉ toàn mẩu thủy tinh vụn.

    -Thật là một trò bịp đáng khinh. - Người anh cả hét lên. - Bố đối xử thật không ra gì với con cái mình.

    - Nhưng liệu bố còn có thể làm gì khác chứ? - Người con kế buồn bã đáp lại. - Chúng ta phải thành thật đối diện với chính mình. Nếu không phải vì chiếc rương này, có lẽ chẳng ai thèm để ý đến bố cho tới ngày bố lìa đời.

    - Em thấy hổ thẹn quá! - Người con út rơm rớm nước mắt. - Chính chúng ta đã ép bố phải hành xử như vậy, bởi vì chẳng ai thèm nhớ đến những lời dạy bảo cùa bố thời thơ ấu.

    Nhưng người anh cả vẫn lục lọi chiếc rương để kiếm tra xem có thứ gì giá trị nằm lẫn giữa đám thủy tỉnh không. Anh ta trút tất cả mẫu vụn xuống nền nhà cho đến khi chiếc rương trống rỗng.

    Cả ba người con im lặng nhìn vào bên trong, nơi người cha đã khắc một dòng chữ dành cho họ: "Hãy biết tôn kính cha mẹ mình".

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
    1953snake and viettran_ru like this.
  2. lichan

    lichan Lớp 12

    CUỘC GỌI LÚC NỬA ĐÊM

    Nửa đêm. Chuông điện thoại reo vang làm người mẹ thức giấc. Như chúng ta biết, ai nghe điện thoại reo lúc nửa đêm cũng bực mình nhìn đồng hồ và lẩm bẩm... Nhưng buổi đêm đó thì khác, người mẹ ấy cũng khác.

    ***

    Nửa đêm. Những ý nghĩ lo lắng bỗng tràn đầy trong đầu óc của người mẹ. Và người mẹ nhấc máy "Alô ?". Bỗng bà nghĩ đến con gái mình. Bà nắm ống nghe chặt hơn và nhìn về phía người bố, lúc này đã tỉnh dậy xem ai đã gọi điện cho vợ mình.

    - Mẹ đấy ạ? – Giọng nói trên điện thoại cất lên, như đang thì thầm, rất khó đoán là người gọi bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là cô gái đó đang khóc. Rất rõ. Giọng thì thầm tiếp tục:

    - Mẹ, con biết là muộn rồi. Nhưng đừng nói ... đừng nói gì, để con nói đã. Mẹ không cần tra hỏi đâu, đúng con vừa uống rượu. Con mới ra khỏi đường cao tốc và... Có cái gì đó không ổn.

    Người mẹ cố im lặng...

    - Con sợ lắm. Con chỉ vừa mới nghĩ là mẹ có thấy đau lòng không nếu một cảnh sát đến cửa nhà mình và bảo con đã chết vì tai nạn. Con muốn... về nhà. Con biết, một đứa con gái bỏ nhà đi quả thật là hư hỏng. Con biết có thể mẹ lo lắng. Lẽ ra con nên gọi cho mẹ từ mấy ngày trước, nhưng con sợ... con sợ...

    Người mẹ nắm chặt ống nghe, nuốt tiếng nấc. Người mẹ nén những cái nhói lên đau đớn tận trong tim. Khuôn mặt con gái bà hiện rõ ràng ngay trước mặt bà. Bà cũng thì thầm: "Mẹ nghĩ...".

    - Không! Mẹ để con nói hết đã! Đi mẹ... - Giọng cô gái năn nỉ, lúc này giọng cô gái như một đứa trẻ không được che chở và đang tuyệt vọng.

    Người mẹ đành dừng lại, và bà cũng đang nghĩ xem nên nói gì với con. Giọng cô gái tiếp:

    - Con là đứa hư hỏng, mẹ ạ! Con trốn nhà! Con biết con không nên uống rượu say thế này, nhưng con sợ lắm, mẹ ơi! Sợ lắm... - Giọng nói bên kia lại ngắt quãng bởi những tiếng nấc. Người mẹ che miệng, mắt đầy nước.

    Tay người mẹ chạm vào ống nghe điện thoại làm vang lên tiếng "cạch", nghe như tiếng đặt máy, cô gái vội kêu lên:

    - Mẹ còn nghe con không? Con xin mẹ đừng đặt máy! – Con cần mẹ, con thấy cô đơn lắm!

    - Mẹ đây, mẹ sẽ không đặt máy đâu – Người mẹ nói.

    - Mẹ ơi, con lẽ ra phải nói với mẹ. Con biết lẽ ra con phải nói với mẹ. Nhưng khi mẹ nói chuyện với con, mẹ chỉ luôn bảo con là phải làm gì. Mẹ nói mẹ đã đọc hết quyển sách tâm lý và biết cách dạy con, nhưng tất cả những gì mẹ làm là chỉ bắt con nghe thôi. Mẹ không nghe con. Mẹ không bao giờ để con nói với mẹ là con cảm thấy ra sao. Cứ như là cảm giác của con chẳng quan trọng gì vậy. Có phải vì mẹ nghĩ mẹ là mẹ của con và mẹ biết hết mọi lời giải đáp không ? Nhưng đôi khi con không cần những lời giải đáp. Con chỉ cần một người lắng nghe con...

    Người mẹ lặng đi. Bà nhìn những quyển sách tâm lý bà để ở đầu giường. - Mẹ đang nghe con đây – Người mẹ thì thầm.

    - Mẹ ơi, khi ở trên đường cao tốc, con không điều khiển nổi xe nữa. Con nhìn thấy một cái cây to lắm chắn đường con. Con muốn đâm vào nó. Nhưng con cảm thấy như con đang nghe mẹ dạy rằng không thể lái xe khi vừa uống rượu. Cho nên con dừng lại đây. Mẹ ơi, vì con vẫn còn... muốn về nhà – Cô gái dừng lại một chút – con đi về nhà đây, mẹ, cho con về, mẹ nhé?

    - Không – người mẹ vội ngắt lời, cảm thấy cơ thể như đông cứng lại – con ở yên đó! Mẹ sẽ gọi một chiếc taxi đến đón con. Đừng tắt máy, hãy nói chuyện với mẹ trong khi chờ taxi đến.

    - Nhưng con muốn về ngay, mẹ ơi...

    - Nhưng hãy làm điều này vì mẹ, hãy chờ taxi đi, mẹ xin con.

    Người mẹ thấy cô gái im lặng. Thật đáng sợ. Không nghe cô trả lời. Người mẹ nhắm mắt, thầm cầu nguyện trong khi người bố đi gọi một chiếc taxi. Cô gái im lặng rất lâu nhưng cô không tắt máy và người mẹ cũng vậy.

    - Có taxi rồi mẹ ạ! – Tiếng cô gái bỗng vang lên và có tiếng xe ôtô dừng lại. Người mẹ bỗng thấy nhẹ nhõm hơn.

    - Con về nhà ngay đây, mẹ nhé!

    Có tiếng "tích", có lẽ là tiếng tắt máy điện thoại di động. Rồi im lặng. Người mẹ đứng dậy, mắt nhòe nước. Bà đi vào phòng cô con gái 16 tuổi. Người bố đi theo, và hỏi:

    - Em có nghĩ là cô bé đó sẽ biết là cô đã gọi nhầm số điện thoại?

    Người mẹ nhìn đứa con gái đang ngủ ngon trên giường, và trả lời:

    - Có lẽ cô bé đã không gọi nhầm...

    - Bố mẹ làm gì thế ? – Giọng ngái ngủ của cô con gái cất lên khi cô mở mắt và thấy bố mẹ đứng cạnh giường mình.

    - Bố mẹ đang tập... – Người mẹ trả lời.

    - Tập gì ạ ? – Cô bé lẩm bẩm, gần như lại chìm vào giấc ngủ.

    – Tập lắng nghe – Người mẹ nói thầm và vuốt tóc cô con gái...

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
    1953snake thích bài này.
  3. lichan

    lichan Lớp 12

    EM NGOAN LẮM!

    Tôi là một học sinh... không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: thằng này vậy là coi như xong...

    Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. "Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến".

    Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến "trao tận tay thầy". Tôi lén quan sát "đối thủ" của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi "A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây".

    Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.

    "Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn", thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không.

    Vậy mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: "Lần sau em nhớ cẩn thận hơn". Mấy hôm sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này.

    Thời ấy chúng tôi đứa nào cũng mang kè kè tấm bảng và mấy mẩu phấn. Ra chơi, tôi gom hết phấn ném vào lũ con gái nhảy dây trước sân. Hết buổi học tôi xô lũ bạn ngã dúi dụi, chạy ngay ra cổng trước. Đứa nào xấu số đi qua chỗ tôi đều bị tịch thu hết phấn thừa. Hôm sau thầy gọi tôi lên phòng họp. Thầy mở tủ ra, ấn vào tay tôi hộp phấn to đùng mà không nói gì. Tôi xấu hổ quay mặt đi tránh ánh nhìn của thầy.

    Tôi nhớ mình đã lì mặt ra như thế nào khi cô giáo cũ mắng tôi, hôm sau tôi càng lấy phấn nhiều hơn nữa. Vậy mà khi cầm hộp phấn thầy cho trong tay, tôi thấy xấu hổ quá chừng. Ôm hộp phấn lên trả cho thầy, tôi lí nhí: "Lần sau em không làm thế nữa". Thầy mỉm cười bảo: "Em ngoan lắm!".

    Lần đầu tiên tôi được người lớn khen ngoan. Tôi nằm nghĩ cả đêm. Từ nay mình sẽ ngoan mãi, để không ai mắng mình nữa.
    Nhưng ngoan chưa chắc đã giỏi. Quả thật tôi đúng với trường hợp ấy. Tôi có thể bắn bi, chơi bắn bàng cả ngày không chán. Nhưng hễ cứ ngồi vào bàn học là tôi chán ngay. Ba mẹ có đánh, có mắng thế nào cũng chịu. Môn toán còn đỡ, có tí gì dính đến văn chương là tôi mù tịt.
    Vào học được một tháng, tôi thấy thầy đạp xe qua nhà. Chiếc xe của thầy chẳng biết trước đây sơn màu gì, giờ chỉ còn trơ ra màu gỉ sét xấu xí. Thầy vào nhà, ba mẹ tôi đều đi vắng cả. Ngó qua căn nhà tồi tàn của tôi, thầy hẹn ngày mai quay lại. Tôi lo hết cả một ngày. Chẳng biết mình làm gì sai. Hôm sau thầy đến. Thầy đứng luôn ngoài sân "bàn chuyện" với ba tôi.

    Thầy bảo cần một người đọc và ghi chép lại tài liệu giúp thầy. Nhất thiết phải là chữ trẻ con. Thầy đang nghiên cứu gì đó. Ba mẹ tôi mừng rỡ vì không phải khản cổ quản tôi nửa ngày không đến trường. Tôi vùng vằng mãi mới chịu đến nhà thầy. Thầy ở một mình. Ngoài giá sách ra cũng chẳng có gì đáng giá. Mỗi ngày một buổi, tôi gò lưng ghi chép lại những gì đọc được.

    Thầy bắt tôi viết những dòng cảm nhận ngắn sau mỗi tác phẩm. Sau đó tôi đọc to lên và thầy chỉnh sửa những điều tôi nghĩ lệch lạc, thêm vào một số ý. Thỉnh thoảng thầy bảo tôi dừng ghi, chuyển qua tính toán giúp thầy vài việc. Tôi về nhà cố luyện cách tính toán sao cho nhanh nhất để không bị mất mặt trước thầy.

    Dần dần, kiến thức "tự nhiên" đến với tôi lúc nào không biết. Lần đầu tiên cầm tờ giấy khen của tôi trên tay, mẹ tôi đã khóc, khóc to hơn lúc tôi bị đuổi học. Ba tôi thì chẳng nói gì, chỉ gật gù cười.

    Năm học qua đi nhanh chóng. Tôi nghỉ hè vẫn không quên đọc và ghi chép lại một chồng sách cao ngất ngưởng thầy giao trước khi nghỉ học. Ngày khai trường, tôi tìm mãi vẫn không thấy thầy đâu. Linh tính điều không hay, tôi bỏ cả buổi lễ chạy đến nhà thầy.

    Căn nhà trống hoác. Bác hàng xóm nghe chó sủa ran chạy sang xem xét. "Cậu là Phong hử?". "Dạ". "Thầy Tiến gửi cái này cho cậu. Thầy ấy bảo chuyển vào Nam ở với con trai". Tôi vội vàng mở ra, bức thư rất ngắn. "Thầy mong em cố gắng học thật tốt. Em luôn là học trò ngoan của thầy".

    Mười năm qua đi, tôi mới hiểu hết những gì thầy muốn nhắn. Có những điều không hay nhưng không thể thay đổi bằng sự giận dữ. Tình yêu thương và sự sáng tạo mới là thứ giúp bạn thay đổi mình, thay đổi mọi người.
    Cảm ơn thầy với phương pháp dạy đặc biệt đã giúp em trưởng thành. Cám ơn Thầy của em!

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
    1953snake thích bài này.
  4. lichan

    lichan Lớp 12

    BƯỚC CHÂN TỚI THIÊN ĐƯỜNG

    Có một câu chuyện tôi muốn kể cho các em. Các em có thể buồn, nhưng điều này cần thiết. Trước hết tôi xin lỗi khi giấu tất cả các em, Kim không phải là một giáo viên...

    Dựa trên một tình tiết có thật tại Minnesota

    Dành lời cảm ơn tới Jenny Foxx

    ***

    Tháng hai. Ngày thứ ba.

    Tôi bị dị ứng, không phải tôm cua cá mực ngao sò ốc hến, mà là dị ứng đến trường. Tôi là một người ghét chủ nghĩa học hành.Bệnh này không phải là hiếm, vì thế người ta thường tạo ra nhiều thứ hứng thú ở trường để lôi cuốn học sinh đến hơn. Ví dụ như bóng rổ, ví dụ như các party đầu tuần, ví dụ như các cuộc thi "queen of school"...Nếu như phân tích một cách kỹ lưỡng thì các vấn đề khiến cho tôi (và một cơ số những người khác) không thích đến trường đó là giáo trình học tập thiếu đổi mới, sự giảng dạy kém sáng tạo, và cơ sở vật chất đuối kém.

    Thôi, tôi không nói nữa kẻo nó sa đà vào sự phê phán (mà thực ra nó đúng là như thế!), tôi sẽ chuyển sang nói về một người đã khiến cho tôi thích thú đến trường hơn. Đó là một chàng trai, tất nhiên là rất đẹp trai...

    Tôi đùa đấy! Trường tôi chả có chàng nào đẹp trai, hoặc là đẹp trai một cách xinh gái, mà tôi chúa ghét dạng con trai như thế. (Nghe này các chàng trai, một trong những cách để làm mình đẹp trai đó là trước hết hãy chứng tỏ mình là con trai, điểm này càng ngày càng thiếu trầm trọng =.= ) Đó là một giáo viên, dễ hiểu đó là một giáo viên mới xuất hiện trong trường tôi.

    Anh tên là Kim. Tôi, rất thích thú, chỉ có thể gọi là anh bởi Kim chỉ hơn chúng tôi năm tuổi. Cao hơn tôi một cái đầu. Lịch lãm. Cuốn hút. Anh vừa tốt nghiệp đại học... Thôi, tôi để anh tự giới thiệu thì khách quan hơn...

    - Chào các em.

    Anh đứng dựa vào bảng, dáng đứng hệt như một học sinh ngổ ngáo bị phạt đứng góc lớp. Anh mỉm cười:

    - Ai là lớp trưởng nhỉ?

    Hân đứng lên, nhất định nó không phải lớp trưởng, nhưng nhất định là tôi thấy nó đang đứng lên. Nó ngoác miệng:

    - Dạ thưa thầy, đây là lớp trưởng ạ.

    Rồi nó chỉ vào Ngọc. Cả lớp suýt cười bởi tính nặc nô ham hố của nó. Ngọc lúng túng đứng lên:

    - À..dạ thưa thầy. Em ạ!

    Anh xua tay:

    - Không cần gọi là thầy, gọi là anh được rồi. Ờ, em tên gì?

    - Dạ, Ngọc ạ!

    - Tốt.

    Anh xoa xoa cằm:

    - Anh là Kim. Anh dạy thay cho thầy, à, thầy gì nhỉ? Đúng rồi! Thầy Dương! Dạy môn Giáo dục công dân, ừm, môn này khoai đây!

    Cả lớp tôi phì cười, cái gì thế này, đây thực sự là giáo viên dạy thay sao. Trông anh có dáng vẻ của một business man hơn! Anh khoát tay:

    - Các em cất hết sách vở đi, trong giờ của anh các em không cần bỏ sách vở ra bàn. Chỉ cần nói chuyện thôi, nhưng nếu ai muốn ghi lại điều gì thì cứ tự nhiên. Ai muốn ăn cứ ăn, ai muốn uống nước cứ uống, nếu ai muốn ngủ cũng cứ tự nhiên, anh chỉ cần hai quy tắc: một là không nói to, hai là không nhìn đồng hồ, anh rất sợ khi anh đang nói người khác nhìn đồng hồ! Tiện thể, nếu anh lên lớp muộn thì không cần chạy xuống báo ban giám hiệu!

    Những tiếng ồ và vỗ tay lốp đốp vang lên trong lớp đầy thích thú. Anh suỵt một tiếng:

    - À quên, không vỗ tay nữa! Cái này thì cho đỡ ồn!

    Tôi nhớ rất rõ đó là ngày thứ ba của tháng hai. Nhân vật kỳ lạ đó xuất hiện dưới tư cách giáo viên giáo dục công dân. Kim rõ ràng gây một ấn tượng mạnh ngay từ những cử chỉ như của một chuyên gia tâm lý học. Nhưng đó mới chỉ là phần đầu.

    ***

    Trò chơi học đường

    Đó là những cảm giác của tôi trong hai tiết giáo dục công dân mỗi tuần, trùng cảm giác với phần còn lại của lớp. Bạn biết một giáo viên nào lên lớp với không một giáo án trong tay, không mang một thứ gì đó có liên quan đến giảng dạy. Kim đi vào lớp, thường là tay đút túi quần, quên không tả, anh mặc vest, luôn chỉ mặc vest đen, anh đứng sát bàn đầu tiên, ít khi quan tâm đến việc hôm nay phải dạy gì.

    - Lòng yêu nước?

    Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu - rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.

    - Ờ, đây là một chủ đề hay đấy! Em, em có yêu nước không? Anh luôn thích những câu trả lời thật nhé.

    Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:

    - Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.

    - Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?

    - Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!

    Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.

    - Em có yêu đội bóng nào không?


    - Dạ có, Barca ạ.

    - Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?

    - Có chứ ạ.


    - Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?

    - Dạ...không ạ.

    - Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!

    Bảo lúng túng. Anh cười:

    - Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!

    Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:

    - Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh các em với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vì các em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ, cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học....

    Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường, những lúc nghe tin có sóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau như thế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương...Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôi về những gì anh đã trải qua và đúc kết được...Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, là tình yêu, là lòng dũng cảm...

    Những bài giảng của anh luôn như thế. Kim đang dạy, chắc chắn rồi bởi đó cũng là những chủ đề trong sách giáo khoa, nhưng ung dung như là đang trò chuyện. Đấy, tôi lại thiếu khách quan rồi, chỉ đơn giản là anh là một giáo viên đặc biệt. Anh dạy chúng tôi được ba tháng bốn ngày, tôi không nghỉ một buổi nào từ ngày thứ ba của tháng hai. Đó là giá trị của một giáo viên đặc biệt, mà đôi khi tôi cảm thấy gọi anh là giáo viên cũng không hợp lý lắm, bởi Kim như là một người anh, cũng như nhiều lần, tôi chắc chắn ba mươi hai đứa còn lại trong lớp cảm thấy tương tự.

    ***

    Life's that

    Những ngày tháng năm nóng ran. Chỉ muốn chuồn ra quán nào đó có điều hoà ngồi đánh bài hoặc chơi cá ngựa giết thời gian. Nhưng vẫn còn thứ kéo chúng tôi ở lại lớp học...

    Kim thuộc tên tất cả những đứa lớp tôi một cách nhanh chóng, có lẽ vì anh hay hỏi thăm học sinh, anh khen hoặc chê một vài thứ linh tinh. Như hôm trước Kim nói rất thích đôi giày búp bê màu tím hồng của An, hỏi nó mua ở đâu để anh mua cho em gái anh. Anh thường xuyên thế, đến mức bọn tôi cảm thấy quen, hay chủ động chia sẻ những chỗ hay ho. Có lần anh đến lớp và nói tối ai rảnh thì đi ăn bún ốc thịt bò với anh, anh mới tìm được một quán hay ho ở tít tận Đại La, cuối cùng thì thiếu bốn đứa, còn lại chúng tôi làm loạn cả quán lên, đơn giản kinh khủng nhưng vui vẻ kinh khủng... Những ngày khó quên với một người khó quên. Chẳng ai để ý lúc đấy Kim là người hay đứng trên bục giảng, ờ thì học với ai còn chẳng có kiểm tra, chẳng có điểm số cơ mà. Anh nói tất cả những người có thái độ tốt trên lớp, sống tốt ngoài lớp thì sẽ mười phẩy hết, chẳng có gì sai bởi giáo dục công dân là môn về đạo đức, vậy thì tại sao lại phải đánh giá đạo đức qua việc học thuộc lòng?

    Đúng không nhỉ?

    Tôi cho là đúng.


    Một câu cũ, những ngày như thế không nhiều.

    ***

    Tôi không muốn kể ra đoạn cuối của câu chuyện, nhưng lại cũng có trách nhiệm hoàn thành nốt câu chuyện gần như có thật này. Ba tháng bốn ngày từ hôm thứ ba của tháng hai, Kim không lên lớp. Đó là một tiết học trống. Chúng tôi ngồi chờ đúng bốn mươi nhăm phút và bắt đầu tiết học môn khác, rất nhiều thắc mắc nhưng chúng tôi làm đúng điều anh dặn hôm đầu tiên, không báo ban giám hiệu. Một vài đứa biết số lấy máy ra nhắn tin cho anh nhưng anh không trả lời.

    Tiết tiếp theo môn của anh, thầy Thắng hiệu phó lên lớp, chúng tôi xì xào. Có cái gì đó không ổn diễn ra trong lòng tôi. Thầy ra hiệu cho cả lớp không cần đứng lên chào.

    Thầy đứng ở giữa lớp, nhìn chúng tôi. Một hồi lâu. Rồi thầy nói, chậm rãi:

    - Có một câu chuyện tôi muốn kể cho các em. Các em có thể buồn, nhưng điều này cần thiết. Trước hết tôi xin lỗi khi giấu tất cả các em, Kim không phải là một giáo viên...Anh là một sinh viên của viện Kiến Trúc Paris, vừa tốt nghiệp năm ngoái...

    Không một tiếng nói nào vang lên từ phía dưới. Thầy Thắng tiếp tục:

    - Kim bị chứng phồng cơ tim, bất cứ lúc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống. Cách đây hơn ba tháng, anh đã đến trường và xin phép được dạy môn giáo dục công dân cho một lớp trong trường. Anh nói ra câu chuyện của anh, và nói rằng chỉ cần được dạy và tiếp xúc với các em là niềm hạnh phúc nhất của anh bây giờ. Trước khi đi, Kim muốn được nói chuyện, được truyền lại những kinh nghiệm sống của anh cho các em, chỉ cần như thế là anh thấy mình không có gì tiếc nuối... Ban giám hiệu đã họp lại và quyết định đồng ý theo mong muốn của Kim...

    Vẫn không một âm thanh nào có thể vang lên trong lớp.

    - Cách đây ba ngày, Kim bị phồng động mạch chủ dẫn đến tắc mạch máu lên tim, và anh mất...

    Tôi hồi tưởng lại tất cả những cử chỉ ấy, nụ cười ấy. Chính là như thế, đó không phải là một kỹ thuật, đó là những điều đến từ tình yêu, đến từ cuộc sống mà anh mang lại. Chợt nhớ câu anh từng nói: "Nếu cuộc sống là một bản nhạc... thì hãy hát nó lên...", anh đã khơi lên trong mỗi đứa một niềm yêu đời lặng lẽ, để biết quý trọng những giờ phút sống hơn. Giờ tôi mới hiểu mỗi lời anh nói với chúng tôi, là những bước chân đến một nơi xa của anh...

    Tôi khóc, như mọi lần, tôi biết tất cả đang khóc...

    "Thầy Kim, ở thiên đường thầy có nhìn thấy những giọt nước mắt ấy không?"

    Minh Nhật

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  5. lichan

    lichan Lớp 12

    LY SỮA VÀ HÓA ĐƠN VIỆN PHÍ

    Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: "Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?"

    ***

    Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn.

    Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối trước cuộc gặp gỡ không hẹn trước này, thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn.

    Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: "Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?"

    Người phụ nữ trả lời: "Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt".

    Cậu bé cảm kích đáp; "Cháu sẽ cám ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu."

    Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.

    Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mơi đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bênh người phụ nữ ở.

    Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chuẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

    Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này.

    "Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa."
    Ký tên: tiến sĩ Howard Kelly

    ​Nguồn Truyện Ngắn.
     
  6. lichan

    lichan Lớp 12

    Có Lý!

    Tối hôm trước cô bạn thân gọi điện rủ đi mua hàng sale off. Sắp vào thu nên hàng hè đồng loạt giảm giá, tranh thủ mua, dùng không hết thì để dành đến sang năm. Phụ nữ mà, rẻ được một đồng cũng thấy mừng.

    Sáng dậy tỉ tê với chồng, nhờ chồng trông con hộ. Vừa nghe, chồng đã nổi cáu:

    - Em xem tủ quần áo nhà mình sắp thành cái kho rồi đấy. Đã bảo với em bao nhiêu lần là nên mua lấy vài bộ tử tế, cứ tha ba cái đồ linh tinh về chất đầy tủ mà có cái nào ra hồn đâu.

    Như một gáo nước lạnh dội vào mặt nhưng không mát mẻ mà lại thấy người nóng rực. Thế là bao nhiêu nỗi niềm dồn ứ bấy lâu cứ tuôn ra: Ai chẳng muốn mặc hàng mốt, hàng hiệu, nhưng vì không có tiền nên mới đi mua đồ hạ giá; nào là cái gì tốt nhất, đẹp nhất dành hết cho chồng con mà chẳng ai biết cho...

    Chồng không nói gì, lẳng lặng bỏ ra ngoài. Tủi thân, nước mắt lại trào ra.

    Vừa bực vừa giận, trưa mình không thèm nấu cơm nữa. Đến giờ, bếp vẫn nguội lạnh, tưởng chồng sẽ giục như mọi khi, không ngờ chồng đứng lên đi về phía chiếc nồi cơm điện. Một lúc sau, đã nghe mùi trứng rán thơm phức.

    Chồng dọn cơm, gọi ra ăn, đành phải ngồi vào bàn. Con gái sau khi chén hết bát bột đã lăn ra ngủ. Mâm cơm chỉ có hai vợ chồng mà chẳng ai nói với ai câu nào. Rồi đột nhiên chồng gắp miếng trứng dày nhất đặt vào bát vợ:

    - Là anh nghĩ cho em thôi. Cứ mỗi lần có việc phải đi đâu, y như là em cứ tìm loạn cả lên vì không có lấy một bộ quần áo tử tế. Em tính xem, thay vì mua nhiều mình cứ mua lấy vài ba bộ cho chuẩn, cũng ngần ấy tiền. Mặc đồ đẹp mình cũng thấy tự tin hơn. Đồ hạ giá nhiều khi rẻ được một đồng nhưng nếu không tinh, không khéo lại vớ phải hàng lỗi về có mặc được đâu.

    Mắt mình rơm rớm khi hiểu ra những điều chồng muốn nói.
    Ừ, cũng có lý!

    Bùi Thu Hoàn .
     
  7. lichan

    lichan Lớp 12

    CÁI NÚT ÁO

    Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được.

    ***

    Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người.

    Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mĩm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng.

    Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà.

    Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.

    "Anh thân mến! Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh. Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.

    Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được". Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!" .Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".

    Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:

    Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết. Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.

    Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games... Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con? Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3... Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh...

    Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.

    Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb. Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.

    Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ. Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...

    Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  8. lichan

    lichan Lớp 12

    CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ MỘT CON BÒ

    ***

    Ngày xửa ngày xưa, có một ông thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm muốn truyền cho một trong số các học trò của mình các bí quyết để sống một cuộc đời hạnh phúc và thịnh vượng. Vốn biết những khó khăn và rào cản quá nặng nề mà nhiều người gặp phải trên con đường mưu cầu hạnh phúc, ông nghĩ rằng bài học đầu tiên là nên giải thích cho mọi ngưòi hiểu vì sao nhiều người chỉ sống cuộc đời bình bình và tầm thường.

    Xét cho cùng, ông giáo nghĩ, có quá nhiều người, cả nam lẫn nữ dường như không thể vượt qua các trở ngại ngăn cản họ thành công và đành bằng lòng sống một cuộc đời thiếu hụt và khốn khó. Ông giáo biết rằng để một người trẻ tuổi lãnh hội được bài học rất quan trọng này, người đó nên tận mắt chứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho phép sự tầm thường chi phối cuộc đời mình.

    Để dạy được những bài học quan trọng này, ông giáo quyết định cùng vói người học trò của mình lên đường đi đến một ngôi làng nghèo khổ trong vùng. Cảnh khổ đau và hoang tàn bày ra khắp nơi, và cư dân ở đó có vẻ như đã phó thác cuộc đời mình cho số mệnh.

    Ngay khi đến nơi, ông giáo yêu cầu ngưòi học trò tìm giúp mình một gia đình nghèo nhất trong khu vực. Đó sẽ là nơi họ tạm trú qua đêm.

    Đi bộ một lúc thì họ ra đến rìa thị trấn. Và ở đó, giữa mênh mông, hai người dừng chân trước một căn lều nhỏ tồi tàn rệu rã nhất mà họ từng nhìn thấy.

    Cái cấu trúc sắp sụp đổ này nằm ở ngoài rìa xa nhất của một nhóm nhỏ vài căn nhà vùng thôn quê. Hiển nhiên là căn lều này thuộc về một gia đình nghèo khó nhất làng. Những bức vách đứng đó như chỉ nhờ vào phép lạ, đe dọa sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nước thấm qua cái mái nhà tạm bợ vốn trông chẳng có sức đâu mà che chắn được thứ gì, và đủ mọi thứ rác rưởi được gom góp lại chất dựa vào các bức vách của ngôi nhà càng làm tăng thêm vẻ rệu rã.

    Chủ nhà, được một chú nhóc con báo động về sự có mặt của hai vị khách lạ, đã bước ra và chào đón họ một cách nhiệt tình.

    "Xin chào ông bạn quý," ông giáo đáp lễ. "Không biết ông có vui lòng cho hai kẻ bộ hành mệt lả này tá túc một đêm ở đây không?"

    "Ở đây chật chội lắm, nhưng nếu các vị không ngại gì thì chúng tôi xin mời."

    Khi hai thầy trò bước vào trong, họ thật sự sốc khi nhìn thấy một không gian tí tẹo, không rộng hơn mười lăm thước vuông, là nơi ở của tám con người. Bố, mẹ, bốn đứa con và hai ông bà cụ cố gắng hết sức để nhường mỗi người một chút trong tình trạng tù túng chật hẹp này.

    Những thân hình nhếch nhác và gầy gò một cách đau đớn cùng với quần áo rách rưới là bằng chứng rõ ràng của sự thiếu thốn phô bày cuộc sống hằng ngày của họ. Những gương mặt buồn bã và dáng vẻ lòm khòm cho thấy rõ sự bần cùng không chỉ đã chiếm lĩnh cơ thể họ, mà còn ăn sâu vào tâm hồn họ.

    Hai vị khách không cưỡng được cái nhìn xung quanh, trong lòng tự hỏi liệu trong cái nơi khốn cùng này còn có thứ gì đáng giá không. Chả có gì!

    Nhưng khi bước ra ngoài, họ mói nhận ra mình đã lầm. Thật đáng kinh ngạc vì gia đình này còn có một thứ tài sản bất thường - khá đặc biệt trong hoàn cảnh này. Họ có một con bò.

    Con bò thì chẳng có gì đáng nói, nhưng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ có vẻ như chỉ xoay quanh con vật này. "Cho bò ăn đi." "Đừng để nó khát." "Buộc nó lại cho chắc." "Đừng quên dẫn nó đi ăn." "Vắt sữa bò đi!" Vậy đó, ta có thể thấy con bò giữ một vai trò quan trọng trong gia đình này, mặc dù chút sữa ít ỏi do nó cung cấp chỉ đủ để họ sống vật vã qua ngày.

    Tuy nhiên, con bò có vẻ phục vụ một mục đích lớn hon: Nó là thứ duy nhất giữ cho họ khỏi rơi vào đường cùng. Ở một nơi mà mọi thứ đều khan hiếm, việc sở hữu một tài sản có giá trị như vậy đã mang lại cho họ sự ngưỡng mộ, nếu không muốn nói là sự ghen tị, từ những người hàng xóm.
    Và ở nơi đó - trong chỗ bẩn thỉu và nháo nhác đó - hai thầy trò đã đặt lưng xuống nghỉ qua đêm.

    Sáng hôm sau, trước khi bình minh kịp ló dạng, hai thầy trò lặng lẽ lên đường một cách thận trọng để không đánh thức những người khác.

    Người học trò nhìn lại, như muốn một lần nữa ghi nhận vào tâm khảm khung cảnh tồi tàn đó. Từ trong thâm tâm, anh hoàn toàn không hiểu được vì sao thầy lại dẫn mình đến đây. Tuy nhiên, trước khi ra đến đường cái, ông giáo già thì thầm: "Đã đến lúc cho con biết cái gì đã đưa chúng ta đến cái nơi tồi tàn này".

    Trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi của mình, họ đã chứng kiến một cuộc sống hầu như hoàn toàn bị ruồng bỏ, nhưng người học trò vẫn chưa hiểu được lý do khiến gia đình đó lại sống cực khổ đến vậy. Vì sao họ lại ra nông nỗi này? Điều gì đã buộc họ phải ở lại đây?

    Ông giáo đi chầm chậm về phía con bò đang bị buộc vào một cái cột hàng rào lung lay cách căn nhà chưa đầy hai mươi thước. Khi còn cách con bò khoảng một bước chán, ông giáo già rút ra một con dao găm mà ông mang theo bên mình. Người học trò cảm thấy hoang mang. Khi ông giáo giơ tay lên, anh như chết điếng khi nhận ra điều thầy mình sắp làm. Anh ta hầu như không tin vào mắt mình khi ông giáo già đưa lưỡi dao cứa ngọt một đường ngang cổ con bò. Vết cắt chí mạng làm cho con vật ngã quỵ.

    "Nhìn xem thầy đã làm gì?", anh đau đớn hỏi ông giáo bằng một giọng thì thầm vì sợ đánh thức mọi người. "Làm sao thầy lại có thể giết chết con vật tội nghiệp đó chứ? Đây là loại bài học gì mà có thể khiến cho gia đình đó phải lâm vào cảnh suy sụp hoàn toàn? Đây là tất cả những gì họ có. Rồi họ sẽ ra sao?"

    Chẳng chút xao động vói thái độ đau khổ của người học trò và làm ngơ trước những thắc mắc của anh ta, ông giáo bỏ đi, để lại cảnh tượng hãi hùng phía sau, bàng quang trước thảm cảnh mà gia đình đó sẽ phải đối mặt khi mà họ đã mất đi con bò. Anh học trò bước theo sau, trong lòng vẫn còn nhiều khúc mắc, và họ tiếp tục lên đường.
    Còn cái gia đình đó bị buộc phải đối mặt vói một tình trạng bấp bênh, đầy rẫy những khó khăn và khả năng bần cùng hơn nữa.

    Trong suốt những ngày sau đó, anh học trò bị ám ảnh không thôi vì ý nghĩ khủng khiếp rằng cả gia đình đó sẽ chết đói hết nếu họ không có con bò. Liệu anh còn có thể rút ra kết luận nào khác từ sự mất mát nguồn sống duy nhất của họ? Trong nhiều tháng sau, anh lúc nào cũng ray rứt vói những ý nghĩ này và với cảnh tưọng của buổi sáng đau buồn hôm ấy.

    Một năm qua đi và một buổi chiều nọ, ông giáo già gợi ý họ trở lại ngôi làng đó xem thử chuyện gì đã xảy ra với gia đình kia. Chỉ một gợi ý nhỏ về một sự kiện dường như đã đi vào quên lãng nhưng cũng đủ để đánh thức trong lòng người học trò cái ký ức sống động về bài học mà, cho đến tận bây giờ, anh vẫn không thể nào hiểu hết.

    Một lần nữa, đầu óc anh học trò lại chìm ngập trong những suy nghĩ về gia đình khốn khổ kia và vai trò mà anh đã tham gia trong phần số của họ. Chuyện gì đã xảy ra vói họ? Họ có sống sót qua cái đòn nặng nề đó không? Họ có bắt đầu nổi một cuộc sống mới không? Liệu mình có thể giáp mặt với họ sau những gì mà thầy đã làm?

    Mặc cho những ý nghĩ rối beng trong đầu, người học trò bất đắc dĩ nhận lời và miễn cưỡng tham dự chuyến đi có thể làm sáng tỏ sự việc đã khiến anh phải khốn khổ cả năm qua.

    Sau nhiều ngày, hai người đến ngôi làng cũ. Họ tìm kiếm căn lều năm trước trong vô vọng. Cảnh vật xung quanh trông vẫn như xưa, nhưng chẳng thấy bóng dáng cái nơi tồi tàn mà họ đã qua đêm ngày ấy đâu cả, thay vào đó là một căn nhà xinh xắn vừa mới được xây dụng trên nền đất cũ. Họ dừng chân và hết nhìn ngược lại nhìn xuôi để biết chắc mình đã đến đúng chỗ.
    Người học trò lo ngại rằng cái chết của con bò là một đòn giáng quá mạnh khiến một gia đình trơ trụi như họ không thể nào qua nổi. Có lẽ họ đã bị buộc phải bỏ đi và một gia đình khác khá giả hơn đã may mắn làm chủ mảnh đất và dựng nên ngôi nhà mới này. Còn khả năng nào khác đâu chứ? Chắc hẳn sự xấu hổ đã khiến họ phải tha hương.

    Trong lúc những ý nghĩ đó đang lẩn quẩn trong đầu, anh học trò cứ lưỡng lự giữa ý muốn biết chuyện gì đã xảy ra cho gia đình nọ và việc mặc kệ họ để tiếp tục lên đường, né tránh cái việc chẳng thú vị gì là xác minh sự nghi ngờ tồi tệ trong đầu mình. Nhưng cuối cùng anh quyết định khám phá - mình cần phải biết, cho nên anh gõ cửa ngôi nhà và đứng đợi.

    Trong chốc lát, một người đàn ông vui vẻ từ trong nhà bước ra. Thoạt tiên anh học trò không nhận ra ông ta. Nhưng rồi anh không thể giấu được vẻ thảng thốt khi nhận ra đó chính là người đã cho họ ngủ trọ năm ngoái. Hiển nhiên cùng là một người, nhưng có cái gì đó rất khác lạ ở con người này.

    Ông ta mặc quần áo sạch sẽ và chải chuốt gọn gàng. Ông ta có nụ cười trên đôi môi và sự linh lợi trong đôi mắt. Rõ ràng đã xảy ra một điều gì đó có ý nghĩa to lớn trong đời ông ta.

    Ngườii thanh niên gần như không tin vào mắt mình. Làm sao lại có thể như thế? Liệu chuyện gì có thể xảy ra chỉ trong thời gian một năm? Anh ta bổ nhào lại chào hỏi người đàn ông nọ và ngay lập tức "truy vấn" ông ta về vận may nào đã đến với ông và gia đình.

    "Chỉ năm ngoái, khi chúng tôi ghé qua đây," anh hỏi, "các ông dường như đang sống trong tình trạng bất hạnh và vô vọng. Hãy cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì làm các ông thay đổi nhiều như thế. Điều gì đã khiến các ông gặp hên đến vậy?"

    Không đếm xỉa gì đến việc chính hai ngưòi khách này đã là thủ phạm giết con bò, người đàn ông mời họ vào nhà và bắt đầu kể câu chuyện ly kỳ của gia đình mình - câu chuyện sẽ làm thay đổi cuộc đời anh bạn trẻ của chúng ta mãi mãi.

    Ông chủ nhà kể rằng thật là một sự trùng hợp kỳ lạ, khi ngay cái ngày mà hai thầy trò rời đi, không biết kẻ bất lương nào do ganh ghét vói tài sản hiếm có của gia đình ông đã nhẫn tâm cắt cổ con vật tội nghiệp đó.

    "Tôi phải thừa nhận rằng", ngườii đàn ông nói, "phản ứng đầu tiên của chúng tôi là vô cùng tuyệt vọng và đau khổ. Trong suốt một thời gian dài, sữa của con bò đó là nguồn sống duy nhất của chúng tôi. Hơn nữa, nó còn là tài sản duy nhất mà chúng tôi có; cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào nó. Con bò đó là tâm điểm cho sự tồn tại hằng ngày của chúng tôi, nói thật lòng, việc có được con vật ấy tạo cho chúng tôi một cảm giác an toàn và mang lại cho chúng tôi sự ngưỡng mộ từ hàng xóm.

    "Không lâu sau cái ngày bi đát ấy, chúng tôi nhận ra rằng nếu không làm một cái gì đó, chúng tôi chỉ có thể rơi vào tình huống tệ hại hon. Chúng tôi đã xuống tới đáy cuộc đời khi mất đi con vật ấy. Chúng tôi cũng cần phải ăn và nuôi nấng con cái nữa. Và rồi chúng tôi phát hoang một miếng đất phía sau nhà, gieo vài hạt rau củ quả. Đó là cách mà chúng tôi sống qua ngày trong vài tháng đầu.

    "Một thòi gian sau, chúng tôi nhận thấy rằng mảnh vườn đó cung cấp nhiều lương thực hơn mức chúng tôi cần. Nếu có thể bán cho những người xung quanh, chúng tôi có thể mua thêm hạt giống, và không lâu sau, chúng tôi không những đủ ăn mà còn có thể đem ra chợ bán.

    "Và rồi điều đó xảy ra!" người đàn ông hồ hỏi nói. "Lần đầu tiên trong đời chúng tôi có tiền mua thực phẩm và quần áo. Và chúng tôi nhận thấy niềm hy vọng cho một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ, ngay cả trong mơ, là có thể trở thành hiện thực.

    "Chúng tôi xây căn nhà nhỏ này hồi tháng trưóc. Có vẻ như chuyện mất con bò đã mở mắt cho chúng tôi thấy một cuộc sống khác có triển vọng."

    Anh bạn trẻ lấy làm kinh ngạc khi nghe câu chuyện. Cuối cùng anh cũng nhận ra bài học mà người thầy đáng kính đã muốn dạy cho anh. Đột nhiên mọi thứ trở nên rõ ràng. Cái chết của con bò không hề là dấu chấm hết dành cho họ như anh đã lo sợ, mà đã mở ra một cuộc sống mới với nhiều cơ hội tốt hơn.
    Người chủ nhà mời hai thầy trò ở lại qua đêm và họ vui vẻ nhận lời. Sáng hôm sau, họ chào tạm biệt ông chủ và gia đình, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

    Ông giáo, vốn lặng thinh từ bấy đến giờ, hỏi anh học trò, vốn vẫn đang còn kinh ngạc với những gì anh ta được nghe kể và chứng kiến: "Con có nghĩ là gia đình nọ vẫn có thể đạt được những điều mà họ gặt hái trong năm vừa qua nếu như họ vẫn còn con bò đó?"

    "Có lẽ không," người học trò trả lời không do dự.

    "Vậy bây giờ con hiểu chưa? Con bò mà họ yêu quý như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đòi họ với đói nghèo khổ cực. Họ đã đinh ninh rằng con bò đó giúp họ khỏi bị suy sụp. Nhưng phải đợi đến khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới bị buộc phải nhìn sang một hưóng mói."


    "Nói cách khác," anh học trò tiếp lời, "con bò - con vật mà hàng xóm của họ coi như là ơn phước - đã cho họ cái cảm giác mình không phải đang sống trong sự bần cùng, nhưng thực ra cuộc sống của họ rất thảm hại."

    "Đúng là như thế," ông giáo già lên tiếng. "Đó là điều sẽ xảy ra khi con tin rằng cái thứ ít ỏi mình có được là đã đủ lắm rồi. Chỉ một ý nghĩ đó thôi đã là sợi xích nặng nề ngăn không cho con tìm kiếm những thứ khác tốt hơn. Sự thỏa mãn bắt đầu hủy hoại cuộc đời con. Con chấp nhận các hoàn cảnh của mình dù không hài lòng vói chúng. Con biết rằng con không vui sướng vói vị trí của mình trong cuộc sống, nhưng con cũng không thấy khốn khổ. Con thất vọng vói cuộc sống mà mình được hưởng nhưng sự bất mãn không đủ lớn để con tìm cách làm một cái gì đó với nó. Con có thấy điều đó bi đát như thế nào không?

    "Khi con có một công việc mà con không thích, cái công việc mà thậm chí chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và cũng chẳng mang lại cho con bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào hoặc cho con cuộc đời mà con muốn, thì quyết định bỏ đi và tìm công việc khác là điều dễ dàng. Nhưng khi cái công việc mà con không thích đó giúp con trả được nợ, sống sót, và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng, con biện minh rằng khối người muốn cái công việc đó mà có được đâu.

    "Cũng giống như con bò, thái độ đó luôn luôn kiềm hãm con. Nếu không gạt bỏ nó đi, mãi mãi con sẽ không thể thấy được gì khác hơn ngoài những thứ con đã biết lâu nay. Con sẽ trở thành một nạn nhân chung thân của những giới hạn mà con tự đặt ra trong cuộc sống của mình. Điều đó cũng giống như con tự bịt mắt mình ở vạch xuất phát và cầu nguyện cho mình thắng cuộc."


    Người học trò càng nghe càng kinh ngạc. Anh cảm thấy thích thú vói những nhận định của thầy mình và bắt đầu hiểu cặn kẽ những vấn đề đó. "Chúng ta ai cũng có những con bò trong đòi mình. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm, những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả những hạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầm thường."

    "Không chỉ có vậy," ông giáo già tiếp lời, "nhiều người ngoan cố giữ lại cái lý do họ không thể sống cuộc đời mà họ luôn mơ ước. Họ tạo nên những lời bào chữa hầu như rất đáng tin để biện hộ với chính mình và với ngưòi khác, và tiếp tục sống với những xáo động nội tâm khi họ nhận ra rằng những lý lẽ đó có lẽ đánh lừa được người khác chứ không lừa được bản thân mình."

    "Thật là một bài học lớn," người học trò trầm ngâm nói, đồng thời hướng suy nghĩ về những con bò của mình.

    Trên đường về, anh cẩn thận xem xét tất cả những hạn chế mà anh đã vận vào mình trong cuộc đời. Và anh quyết định sẽ loại bỏ tất cả những niềm tin đã trói buộc anh vào một cuộc đời làng nhàng và tầm thường, cũng như đã ngăn cản anh thể hiện tiềm năng thật sự của mình.

    Không nghi ngờ gì nữa, anh tự nhủ, ngày hôm đó đã đánh dấu sự bắt đầu một cuộc đời mới, một cuộc đời không có bò.

    (Trích "Ngày xưa có một con bò" - Camilo Cruz, PhD)
    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  9. lichan

    lichan Lớp 12

    TIỆC ĐÊM TRONG NHÀ VỆ SINH

    - Hàng ngày, chị dậy sớm giúp chủ nhà thu dọn, mọi việc xong chị trở về nhà mình. Chủ nhà thường mời chị ở lại, nhưng chị từ chối. Bởi vì chị là một người phụ nữ làm thuê, nên vô cùng tự ti

    ***

    Hôm ấy, chủ nhà mời rất nhiều khách đến ăn cơm. Khách mời người nào cũng ngời ngời rạng rỡ. Chủ nhà nói với chị làm thuê: "Hôm nay chị có thể vất vả thêm một chút, có thể về nhà muộn hơn một chút được không?"

    Người phụ nữ nói: "Dạ được ạ, nhưng con trai không thấy tôi ở nhà, cháu sẽ sợ hãi."

    Chủ nhà nói: "Thế thì dẫn cháu đến đây đi, biết đâu hôm nay sẽ có những điều lạ".

    Khi ấy trời đã hoàng hôn, khách mời sắp đến hết. Chị làm thuê vội vàng về nhà, dẫn con trai đến. Con trai hỏi: "Chúng ta đi đâu hả mẹ?".

    Người mẹ nói: "Mẹ cho con đi ăn tiệc đêm!".

    Đứa bé bốn tuổi đâu có biết mẹ mình là một người làm thuê.

    Chị làm thuê dẫn con trai vào thư phòng của nhà chủ. Chị nói: "Con hãy ở yên trong này đã, bây giờ bữa tiệc tối vẫn chưa bắt đầu".

    Sau đó, chị làm thuê đi vào nhà bếp, nấu ăn, bổ hoa quả , pha cà phê, tất bật luôn tay. Luôn luôn có khách nhấn chuông, chủ nhà hoặc chị làm thuê phải chạy ra mở cổng. Có lúc, chị tranh thủ vào thư phòng xem, vẫn thấy con trai đang ngồi yên ở đấy. Con trai hỏi: "Mẹ ơi! Tiệc đêm khi nào bắt đầu ạ?"

    Chị làm thuê nói: "Đừng nóng ruột, con cứ ngồi yên ở đây, đừng có nói năng gì".

    Nhưng, luôn luôn có khách đến thăm thư phòng của chủ nhân. Họ biết bé trai là con của người phụ nữ làm thuê, hay là không biết? Các vị khách thân thiết xoa đầu bé trai, sau đấy lục xem những cuốn sách của chủ nhà, và luôn miệng tấm tắc khen những bức tranh treo trên tường. Đứa bé trước sau vẫn ngồi yên, nóng lòng đợi bữa tiệc đêm bắt đầu.

    Chị làm thuê hơi không yên tâm. Chỗ nào cũng có khách, chị không biết giấu con trai đi đâu. Chị không muốn con trai chị làm hỏng không khí vui vẻ của buổi tiệc. Càng không muốn đứa con trai thơ ngây biết sự khác nhau giữa chủ nhà và người làm thuê, giữa người giầu và kẻ nghèo.

    Nghĩ mãi, chị quyết định gọi con trai ra khỏi thư phòng, đưa con vào nhà vệ sinh. Ngôi nhà có hai cái toa-lét, một cái của ông chủ, một cái dành cho khách.

    Chị nhìn con trai, chỉ vào chiếc bồn cầu trong toa-let: "Đây là gian phòng dành riêng cho con" - Chị nói: "Đây là cái ghế!"

    Lại chỉ vào cái bàn giặt bằng đá hoa, chị nói tiếp: "Đây là một chiếc bàn".

    Chị lấy từ trong bụng ra hai cái xúc xích, đặt vào đĩa.

    "Cái này là của con đây!" - Người mẹ nói: "Bây giờ tiệc đêm bắt đầu!".

    Chiếc đĩa chị lấy trong nhà bếp của nhà chủ còn xúc xích chị mua trên đường về nhà (đã rất lâu chị không mua cho con trai xúc xích). Khi nói những lời này, chị làm thuê ráng sức kìm lại những giọt nước mắt. Không còn cách nào khác, toa-lét của chủ nhà là chỗ yên tĩnh duy nhất lúc này.

    Con trai chị lớn lên trong cảnh nghèo khó, từ trước đến giờ cậu chưa từng nhìn thấy ngôi nhà nào xa hoa lộng lẫy như thế này, càng không nhìn thấy nhà vệ sinh sang trọng. Cậu không biết bồn cầu giật nước, không biết bàn giặt bằng đá hoa.

    Cậu ngửi hương thơm thoang thoảng của bột giặt và xà phòng thơm, cảm thấy hạnh phúc vô chừng. Cậu ngồi xuống sàn, đặt đĩa lên trên nắp bồn cầu. Cậu nhìn chăm chăm không chớp mắt vào những lát xúc xích bày trong đĩa, hát những lời ca tự mừng cho mình.

    Khi tiệc đêm bắt đầu, đột nhiên chủ nhân nhớ đến con trai của chị làm thuê. Ông đi vào nhà bếp hỏi, chị làm thuê nói chị cũng không biết, có lẽ là nó chạy đi chơi chăng.

    Chủ nhân thấy ánh mắt chị làm thuê có vẻ giấu giếm, bèn lặng lẽ đi tìm.

    Cuối cùng, ông lần theo tiếng hát, thấy cậu bé đang ở trong toa-lét. Khi ấy, cậu bé đang đưa một miếng xúc xích vào miệng. Ông đứng ngây người ra.

    Ông hỏi: "Cháu nấp ở trong này làm gì?".

    Cậu bé nói: "Cháu dự tiệc đêm ở đây, bây giờ cháu đang ăn tiệc".

    Ông hỏi: "Cháu có biết đây là chỗ nào không?"

    Cậu bé nói: "Đương nhiên cháu biết chứ! Đây là phòng mà ông chủ buổi tiệc dành riêng cho một mình cháu".

    Ông hỏi: "Có phải mẹ cháu nói với cháu như vậy phải không?".

    Cậu bé nói: "Đúng thế, thực ra không cần mẹ nói, cháu cũng biết, đây là gian phòng tốt nhất mà chủ nhân bữa tiệc chuẩn bị cho cháu".

    Rồi cậu bé chỉ vào những miếng xúc xích trong đĩa: "Cháu hy vọng sẽ có một người cùng cháu ăn những món này".

    Mũi chủ nhân thấy cay cay, chua chua, không cần hỏi thêm nữa, ông đã hiểu rõ tất cả.

    Ông lặng lẽ quay về bàn tiệc nói với tất cả các vị khách: "Xin lỗi các vị, hôm nay tôi không thể tiếp tục cùng các vị ăn bữa tối nữa, tôi phải tiếp một vị khách đặc biệt!".

    Sau đấy, ông lấy hai đĩa thức ăn trên bàn tiệc. Đến toa-lét, ông lịch sự gõ cửa. Sau khi được cậu bé cho phép, ông bước vào, đặt hai đĩa lên trên nắp bồn cầu.

    Ông nói: "Gian phòng đẹp như thế này, đương nhiên không thể để cháu một mình hưởng thụ, chúng ta sẽ cùng nhau ăn tối!".

    Hôm ấy, ông và cậu bé nói rất nhiều chuyện. Ông muốn cậu bé tin tưởng rằng, toa-lét là gian phòng tốt nhất trong ngôi nhà này. Hai người ăn rất nhiều, hát rất nhiều bài trong toa-lét. Liên tục có khách gõ cửa, chào hỏi ông chủ và cậu bé.

    Họ mang tới mời ông chủ và cậu bé những cốc nước hoa quả thơm ngon và những cánh gà quay vàng ươm. Họ tỏ ra rất lịch sự và nhiệt tình. Sau đấy, họ đòi cùng vào trong cái toa-let nhỏ xinh, hát mừng cậu bé. Thái độ của mọi người đều rất chân thành, không có ai coi đây là một trò vui tếu táo.

    Nhiều năm sau, cậu bé đã trưởng thành. Anh có công ty riêng, có một ngôi nhà khang trang, cũng có hai cái toa-lét. Anh bước vào xã hội thượng lưu, trở thành tỷ phú.

    Hàng năm, anh đều trích ra một khoản tiền lớn cứu trợ những người nghèo, nhưng anh không bao giờ tổ chức những buổi quyên góp, ủng hộ, càng không cho những người nghèo biết tên của anh.

    Có người bạn hỏi về lý do, anh nói:

    "Tôi luôn luôn ghi nhớ một buổi tối nhiều năm trước, có một vị nhà giầu cùng rất nhiều người khác, đã vô cùng cẩn trọng bảo vệ lòng tự tôn của một cậu bé bốn tuổi!"

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  10. lichan

    lichan Lớp 12

    CÂU CHUYỆN BÁT MÌ

    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

    ***

    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.

    Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.

    Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

    - Xin mời ngồi!

    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

    - Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

    - Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

    - Cho một bát mì.

    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.

    - Ngon quá - thằng anh nói.

    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm.

    ***

    Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

    - Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

    - Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

    - Cho một bát mì.

    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

    - Vâng, một bát mì!

    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!".

    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

    - Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

    ***

    Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.

    Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là "200đ/bát mì" và thay vào đó giá của năm ngoái "150đ/bát mì". Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ".

    Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

    - Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

    - Được chứ, mời ngồi bên này!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.

    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên!

    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?

    - Thầy giáo ra đề bài: "Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?", Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!".

    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con".

    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

    Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

    "Việc này có ý nghĩa như thế nào?". Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.

    Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.

    Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.

    Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn... Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

    Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.

    Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

    - Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:

    - Các vị... các vị là...

    Một trong hai thanh niên tiếp lời:

    - Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:

    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!

    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

    - Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

    - Có ngay. Ba bát mì.

    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  11. lichan

    lichan Lớp 12

    Chuyện của Tổng Thống Brazil.

    CHUYỆN CỦA TỔNG THỐNG BRAZIL

    Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều có 1 người khách là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: "Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy và sẽ trả công 2 đồng."

    ***

    Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên.

    Một đứa nhỏ nói: "Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói!"

    Đứa khác nói: "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn..."

    Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói: "Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đứa đó mỗi đứa 1 đồng!"
    Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất ngạc nhiên.

    Cậu giải thích thêm: "Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng".

    Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, ông chủ tiệm đã trả cho Lula 2 đồng bạc sau khi được cậu bé đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

    Vài ngày sau, ông chủ tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

    Thằng bé hiểu rằng "Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời."

    Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình. Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu ta tham gia vào công đoàn.

    Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao-Công.

    Năm 2002, trong cuộc ứngcử tổng thống, khẩu hiệu của Lula là: "Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này". Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho 4 năm tới.

    Trong 8 năm tại chức, ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.Thực hành đúng tâm niệm: giúp đời!

    Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

    Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên của vị tổng thống Brazil giải nhiệm vào 31.12.2010.

    Trích Truyện Ngắn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/3/14
  12. noenmo

    noenmo Mầm non

    Để thuận tiện cho các bạn đọc bằng mobile có thể theo dạng 1 trang được không chủ topic nhỉ?
     
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    "Tự bạch" của Các Mác

    ... :)! ...

    SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CÂU
    MÁC TRẢ LỜI CON GÁI



    Khoảng hơn một thế kỷ trước đây, vào năm 1865, ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh, có một trò chơi độc đáo được nhiều người biết đến. Thoạt tiên nó không có tên gọi, về sau có người đã đặt cho nó cái tên là chơi "tự bạch".

    Với quan niệm ngày nay của chúng ta, "tự bạch" không có tính chất "chơi" chút nào. Khi "chơi" người ta đặt ra cho người tham gia nhiều câu hỏi, và "người chơi" khi trả lời các câu hỏi ấy buộc phải bộc bạch tâm hồn mình. Người đó phải nói lên điều mình yêu thích và điều mình khinh ghét, điều mình mong đạt và điều mình muốn tránh xa, tóm lại là phải "tự bạch", hơn nữa là tự bạch một cách công khai.

    Đúng như vậy, phải tự bạch công khai vì có lẽ ý nghĩa "trò chơi" là ở chỗ những người chơi biết được các câu trả lời của nhau để có thể so sánh.

    Tùy ý người chơi, các câu trả lời có thể có tính chất vui đùa hay nghiêm chỉnh. Trò chơi này rất phổ biến ở nhiều nước. Thậm chí người ta còn làm ra cả những cuốn an-bom đặc biệt kiểu những cuốn an-bom đề thơ hay lời chúc tụng gần đây. Những cuốn an-bom này cũng có tên gọi rất hay: "Hãy hiểu mình". Thanh niên trong các gia đình có văn hóa đều có cuốn an-bom đó.

    Những người con gái lớn của Các Mác là Gien-ni và Lô-ra cũng có cuốn an-bom như vậy, khi ấy các cô đang tuổi 19-20. Ý nghĩ muốn đi sâu tìm hiểu những điều thầm kín trong tâm hồn của người thân đã lôi cuốn các cô, đặc biệt là Gien-ni. Ai đến nhà, các cô đều yêu cầu điền câu trả lời vào một trang an-bom. Gien-ni còn yêu cầu những người bạn của gia đình Mác khi đó sống ở các thành phố khác và ở các nước khác gửi bản trả lời về cho cô. Những bản trả lời ấy đều được các cô trân trọng dán vào an-bom. Trong số đó có các bản trả lời của nhà thơ Đức vĩ đại Hen-rích Hai-nơ, của các nhà cách mạng nổi tiếng Phrây-li-grát, Lát-xan và của nhiều người khác nữa.

    Người bạn chí thân của gia đình Mác là Phri-đơ-rich Ăng-ghen đã trả lời có tính chất vui đùa. Ông viết rằng, theo ý ông, điều bất hạnh là phải "đến thăm bác sĩ chữa răng", đức tính lớn nhất của người đàn ông là "không nhúng tay vào công việc của người khác", còn đức tính lớn nhất của người phụ nữ là "vật nào ở đâu biết đặt vào chỗ đó".

    Ê-lê-na Đê-mút, một người bạn trung thành khác của gia đình Mác cũng trả lời kiểu vui đùa như vậy. Thí dụ như để trả lời câu hỏi: "Vị anh hùng mà bạn yêu thích", bà viết: "Cái ấm cà phê của tôi".

    Nhưng đa số bản trả lời trong cuốn an-bom có tính chất hết sức nghiêm chỉnh. Đặc biệt chính Gien-ni và Lô-ra là những người đầu tiên đã trả lời hết sức chân thành các câu hỏi mình đề ra. Sau đó các cô gặp cha. Các cô đã dành cho Mác cả một trang rất trang trọng ở đầu an-bom. Ông đã vui lòng trả lời.

    Và đây là bản trả lời của Mác, bản trả lời đã đi vào lịch sử như những lời "tự bạch" của ông. Ông đã trả lời tất cả các câu hỏi đề ra, không bỏ một mục nào. Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình dài đúng một trang giấy - trang "tự bạch" của Các Mác. Tuy chỉ có một trang nhưng nó thật súc tích và cô đọng. Ông đã nói lên ý kiến của mình về mục đích và chí hướng của con người, về những đức tính và tính xấu của con người cũng như về nhiều điều khác. Tất cả những điều đó có quan hệ trực tiếp với thời đại ngày nay, với tất cả những người nhiều tuổi cũng như với tất cả thanh niên chúng ta.

    Cuốn sách này là những suy nghĩ về ý nghĩa tiềm tàng trong mỗi câu mỗi chữ của Mác trả lời các câu hỏi ấy. Đây không phải là bảng câu hỏi thông thường mà người ta phải điền từng mục trước khi được nhận vào làm việc. Đó là những câu hỏi mà mỗi chúng ta đều phải tự trả lời khi bước vào cuộc đời.

    Đã bao thế kỷ nay con người suy nghĩ mình sống để làm gì và muốn để lại những gì trên trái đất này. Đã bao thế kỷ nay người ta suy nghĩ vì sao người này được yêu mến, kính trọng còn kẻ khác lại bị khinh ghét. Đã bao thế kỷ nay con người mong muốn hiểu được bản chất của mình, hiểu dược tất cả những điều tốt cũng như xấu của bản thân để có thể trở nên tốt hơn, để sống một cách xứng đáng và vinh dự hơn.

    Câu hỏi "phải sống như thế nào?" đã làm cho hầu hết những ai bắt đầu đặt chân lên con đường đời của mình phải suy nghĩ. Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuộc tranh luận, mạn đàm, trên báo chí người ta đã thảo luận hết sức say sưa chân thành về lương tâm, nghĩa vụ, về chí hướng, mục đích, về những biện pháp để đạt được mục đích đó, về tình bạn, tình đồng chí và tình yêu…

    Mỗi người phải tự phấn đấu để đạt mục đích, tự suy xét về những điều tốt, xấu, nhưng cũng không thể quên kinh nghiệm của các thế hệ tiền bối.

    Chính vì vậy, trong cuốn sách này chúng ta sẽ thấy tên tuổi của nhiều nhà tư tưởng, nhà bác học, nhà hoạt động xã hội mà họ đã để lại cho thế hệ sau những suy nghĩ về chính các vấn đề đạo đức đang làm cho chúng ta ngày nay phải suy nghĩ.

    A. VÁC-XBÉC

    “TỰ BẠCH” CỦA CÁC MÁC


    [TABLE="width: 799"]




    Đức tính mà cha quý nhất nói chung?

    GIẢN DỊ​


    [TD="align: right"]ở đàn ông?
    [/TD]
    MẠNH MẼ​


    [TD="align: right"]ở đàn bà?
    [/TD]
    HIỀN DỊU​


    Đặc diểm chủ yếu của cha?

    MỤC ĐÍCH TRƯỚC SAU NHƯ MỘT​


    Quan niệm của cha về Hạnh phúc?

    ĐẤU TRANH​


    Quan niệm của cha về đau khổ?

    KHUẤT PHỤC​


    Tính xấu mà cha dễ tha thứ nhất?

    TÍNH NHẸ DẠ​


    Tính xấu mà cho ghét nhất?

    TÍNH QUỴ LỤY, XUN XOE​


    Người mà cha ghét?

    MÁC-TANH TỚP-PƠ​


    Công việc mà cha yêu thích?

    LỤC TÌM TRONG SÁCH BÁO​


    Nhà thơ mà cha yêu thích?

    SẾCH-XPIA, ÉT-SI-LƠ, GỚT​


    Nhà văn mà cha yêu thích?

    ĐI-ĐƠ-RÔ​


    Vị anh hùng mà cha yêu thích?

    XPÁC-TÁC, KÊ-PƠ-LE​


    Nhân vật nữ mà cha yêu thích?

    GƠ-RÉT-SEN​


    Thứ hoa mà cha yêu thích?

    NGUYỆT QUẾ​


    Màu sắc mà cha yêu thích?

    ĐỎ​


    Cái tên mà cha yêu thích?

    GIEN-NI, LÔ-RA​


    Món ăn mà cha yêu thích?

    CÁ​


    Câu cách ngôn mà cha yêu thích?

    "KHÔNG CÓ GÌ THUỘC VỀ CON NGƯỜI MÀ XA LẠ ĐỐI VỚI TÔI"​


    Câu châm ngôn mà cha yêu thích?

    "HOÀI NGHI TẤT CẢ"​

    [/TABLE]
     
  14. lichan

    lichan Lớp 12

    Những dấu chân của quyền lực

    NHỮNG DẤU CHÂN CỦA QUYỀN LỰC

    "Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần" - Ngạn ngữ Hy Lạp -

    ***

    Chiều Chủ nhật, tôi ngồi trước bậc thềm quan sát những đứa trẻ trong xóm chơi với nhau. Chúng thường chơi đi chơi lại mấy trò. Trước hết là trò cao bồi, một đứa làm cao bồi kiêm cảnh sát trưởng, vài đứa đóng vai thổ dân, và một tên cướp. Không cậu bé nào chịu đóng vai tên cướp cả. Tất cả đều muốn làm cảnh sát trưởng. Cãi nhau mãi, cuối cùng chúng quyết định những người qua đường sẽ là tên cướp. Những tên cướp luôn luôn bỏ chạy. Và người qua đường cũng thế...Vì vậy chúng hò reo và đuổi theo những người đi qua xóm.

    Trò chơi vì thế mà nhanh chóng trở nên nguy hiểm và bị người lớn nghiêm cấm. Những đứa trẻ ngay lập tức chuyển sang trò chơi yêu thích khác, trò "Ta là chúa tể".

    Một cậu bé học lớp Ba, cao nhất và khôn lanh nhất, là người khởi xướng và vì thế nghiễm nhiên trở thành chúa tể. Trò chơi rất đơn giản, "chúa tể" sẽ đội cái xô nhựa lên đầu, tay cầm cây kiếm nhựa giơ lên cao và hét vang "Ta là chúa tể", sau đó nghiêm mặt quát to"Lính đâu!". Những đứa trẻ khác sẽ khúm núm cung kính "Thưa chủ nhân!". Chúa tể sẽ sai vặt "quân lính" (đương nhiên): đi rót nước, đi lượm rác, đi mua kem, hoặc đôi khi, đi trừng phạt một "tên phản bội", bắt "hắn" lại và nhốt vào nhà tù...

    Quân lính nhìn chung tỏ vẻ chán ngán, và một cô bé mới nhập bọn lắc đầu nguầy nguậy. Không công bằng, phải oẳn tù tì để chọn ra người làm chúa tể chứ. "Đâu phải mình anh, ai cũng thích làm chúa tể hết mà" – cô bé càu nhàu.

    Những người lớn ngồi trên thềm nhà xung quanh đó cười nghiêng ngả.

    Chợt nhớ hôm nọ, cô bạn đang làm giáo viên ở một trường tiểu học Quốc tế kể rằng, ở lớp cô lần lượt mỗi học sinh sẽ được làm lớp trưởng trong một tuần. Bởi cô nghiệm ra rằng để có những cách thức dạy dỗ hoặc điều chỉnh thích hợp, điều cần nhất là giáo viên phải thấy được bản tính của đứa trẻ một cách rõ ràng nhất. Và cũng giống như người lớn, tính cách của trẻ con sẽ bộc lộ rõ nhất khi ta trao cho chúng trách nhiệm và uy quyền trong vai trò thủ lĩnh.

    Khi ngồi nhìn những đứa trẻ ngây thơ chơi trò "ta là chúa tể", tôi mới nhận ra ý tưởng của cô bạn thật tuyệt vời, bởi chính Abraham Lincoln cũng từng nó i"Gần như tất cả mọi người đều có thể chịu đựng được nghịch cảnh. Nhưng nếu muốn kiểm tra tính cách của một người nào đó – hãy trao cho anh ta uy quyền".

    "Ai cũng muốn được làm chúa tể" – cô bé kia đã nói như vậy. Chúng ta mới giống nhau làm sao! Ta đều mơ trở thành thuyền trưởng trên mọi con tàu.

    Hẳn nhiên khi lớn lên, tôi cũng như bạn, sẽ dần hiểu rằng làm "thủ lĩnh" – dù chỉ là "thủ lĩnh" của một lớp học vài mươi học sinh, hay một công ty hàng trăm người – nghĩa là sẽ được nể vì, được ra oai, sai khiến và đôi khi...trừng phạt người khác. Nhưng nó cũng có nghĩa là phải gánh thêm những trách nhiệm và cả những phiền toái, những thứ luôn khiến cho vai trò đó trở nên ít hấp dẫn hơn. Ví như việc thuyền trưởng luôn phải là người cuối cùng rời khỏi con tàu sắp đắm.

    Vì thế khi lớn lên, chúng ta hiểu rằng không phải ai cũng có thể trở thành người "đứng mũi chịu sào". Phần đông chúng ta sẽ trở thành thủy thủ.

    Chúng ta vẫn thường cho rằng quyền lực chỉ đi kèm với địa vị hay chức vụ, nhưng tác giả Brain Tracy trong cuốn sách "100 quy luật bất biến trong kinh doanh"đã đúc kết rằng có bốn kiểu quyền lực khác nhau: quyền lực chuyên môn, quyền lực cá nhân, quyền lực địa vị và quyền lực được phong tặng...

    Nghĩa là dù không thể có được quyền lực từ chức vụ cao, bất cứ ai trong số chúng ta cũng có khả năng tác động đến người khác bằng năng lực chuyên môn hoặc bằng nhân cách của mình, hoặc cả hai. Chính vì vậy, nếu bạn có địa vị thì đừng áp chế, và nếu bạn không có địa vị, cũng đừng sợ hãi. Bởi địa vị cao là những con tàu trên biển cả, còn quyền lực chính là những cơn gió. Chúng có thể đưa chúng ta đi xa, nhưng cũng có thể khiến ta lật nhào. Cả những con tàu vĩ đại như Titanic vẫn có thể bị đánh đắm.

    Chúng ta thường nhanh chóng quên rằng, một khi càng dễ điều khiển người khác thì chúng ta càng khó điều khiển bản thân mình. Quá trình đó diễn ra tinh vi đến nỗi hiếm khi nào người trong cuộc nhận ra. Đó là sự thật. Chúng ta luôn dễ dàng nhìn ra con người thật của ai đó một khi họ nắm giữ quyền lực, điều đó cũng có nghĩa chúng ta gần như không thể che giấu con người thật của mình khi có quyền lực trong tay.

    Đôi khi, tôi vẫn tự hỏi mình: phải chăng chúng ta đã mang trong mình khao khát quyền lực như một thứ bản năng, khởi từ thuở bình minh của loài người? Có lẽ đúng như vậy. Dường như không ai trong chúng ta có thể vượt qua nổi sự cám dỗ của việc có được quyền năng chi phối người khác, dù chỉ trong một giới hạn nào đó. Nhưng sử dụng quyền lực ấy để làm gì, và như thế nào, là điều khiến chúng ta trở nên khác nhau.

    Có người xem quyền lực là mục đích tối thượng còn công việc là chiếc cầu để đạt đến nó. Và họ dùng nó để thống trị người khác, để mưu lợi cho riêng bản thân mình. Cũng có người xem quyền lực là một công cụ hữu ích giúp họ làm tốt hơn công việc của mình. Họ dùng nó để khơi gợi cảm hứng và tài năng của người khác, nhằm đạt được những mục tiêu chung và cố gắng mang lại những lợi ích lớn lao nhất cho nhiều người nhất. Bạn sẽ chọn ai trong những người đó, hoặc sẽ trở thành ai trong những người đó? Bạn sẽ là ai với quyền lực trong tay? Và bạn sẽ là ai trước uy quyền của người khác?

    Tôi tin rằng, đó chính là những câu hỏi đáng để đặt ra trong cuộc đời. Bởi câu trả lời sẽ vẽ nên tâm thế và bản lĩnh của chúng ta trong thế giới xô bồ này: ung dung hay hoảng sợ, vững vàng hay bị khuất phục, tự tin hay tự ti, thành công hay thất bại...

    Bạn biết chăng, bạn vẫn còn rất trẻ. Và mai kia chính bạn sẽ là người chọn ra thuyền trưởng cho rất nhiều con tàu. Hoặc chính bạn sẽ trở thành thuyền trưởng.

    Tôi chỉ mong khi ấy bạn sẽ không quên những gì Edward Counsel đã viết, rằng "những dấu chân của quyền lực thường là những dấu chân trên cát". Những cơn gió vẫn mải miết thổi qua nơi ấy, và sẽ chẳng để lại gì trên bờ cát thời gian....

    Trích Truyện Ngắn
     
    huyle1989 thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :)! Sử liệu: Vui Tết Trường Sơn nhớ chuyện ứ ứ ừ…

    ...


    CHUYỆN Ứ Ứ Ừ…


    Nhập nhoạng 30 Tết Ất Mão - 1975, đoàn nhà báo chúng tôi đến Binh trạm 10 - bên bờ sông Sê Ca Bốc. Nhận lán ở xong, tôi, Anh Ngọc, Hà Đình Cẩn ra sông tắm “tất niên” đón giao thừa. Sáng mồng một, các bãi khách trong cánh rừng xao động râm ran tiếng người, tiếng hát từ các máy thu thanh.

    Ở sân Binh trạm, các chiến sĩ tấp nập trang trí đón xuân mới. Hai cây bằng lăng to trước nhà khách được đẽo vỏ theo chiều đứng của cây để thành hình hai câu đối. Một chiến sĩ giã lõi pin làm mực nắn nót viết dòng chữ:

    “Trọn một đời diệt thù dựng nước ơn Người biển cả khôn đong
    Bốn lăm năm chỉ lối đưa đường nghĩa Đảng non cao khó sánh”

    Một số chiến sĩ viết bằng hồ loãng lên tấm ván thùng lương khô ghép lại rồi dùng đất đỏ, lá vàng rắc vào thành hàng chữ “Chúc mừng năm mới”. Người các bãi khách kéo đến mỗi lúc một đông. Bỗng một người đứng sững nhìn tôi rồi hỏi: “Nhà báo có nhớ tôi không?”. Tôi ngờ ngợ vì nhìn mặt thì rất quen nhưng không sao nhớ nổi tên anh. Tôi xin lỗi anh. Anh nói ngay: “Tôi ở Đồn công an nhân dân vũ trang Trà Lý - Thái Bình. Tết năm trước nhà báo về viết truyện chúng tôi rà phá bom giải phóng cửa lạch đấy. Tôi tên là Lược…”. Ôi, tôi nhớ ra rồi. Anh là đội trưởng đội công tác cơ sở của Đồn.

    Anh nói với tôi rằng, một phân đội công an nhân dân vũ trang Thái Bình và Đoàn An ninh đang ăn Tết ở Binh trạm. Anh ghé sát tai tôi: “Phân đội công an nhân dân vũ trang được lệnh vào bổ sung cho An ninh Trà Vinh là tỉnh kết nghĩa nhưng nay không vào Trà Vinh nữa mà nhập với đoàn An ninh xuống bổ sung cho An ninh vũ trang khu cực Nam Trung Bộ”. Anh cười rất vui và nhún nhảy mình theo câu hát: “Thế là chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình cho chúng tôi vào ở với cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh nhưng lại không hợp duyên rồi”. “Chúng mình cùng xuống vùng cực Nam đấy”. Tôi cầm chặt tay anh và mời anh về lán chúng tôi ăn Tết.

    Ở lán, anh Cẩn, anh Ngọc đã nhận hàng Tết. Binh trạm cấp 3 chiếc bánh chưng, 12 chiếc kẹo Hải Châu mềm, 6 điếu thuốc lá Tam Đảo, một ấm chè Thanh Tâm. Anh Cẩn đi mượn được hai chiếc vỏ thùng đạn kê làm bàn, 3 vỏ thùng lương khô làm ghế. Cỗ Tết chúng tôi bày trên bàn 3 chiếc bát, một bi đông nước, 3 phong lương khô loại ngon: 702 có ba viên thuốc tăng lực. Anh Cẩn bóc chiếc bánh chưng. Bánh không có nhân, ba góc hạt nếp đang còn lõi trắng… Tôi nói: “Lo cho 4000 con người ra, vào ăn Tết, nấu gần trăm thùng phi bánh chưng thì làm sao mà trọn vẹn, chả trách được anh em. Tết chiến trường mà”. Anh Ngọc vừa cầm bánh chưng ăn vừa đọc thơ vui: “Cành bành ba góc nhân không có, khép lại đôi bên nếp vẫn còn…”. Chúng tôi cười rung cả mái lán.

    Anh Lược mời chúng tôi ra bãi khách ăn Tết với các chiến sĩ công an nhân dân vũ trang. Lán các anh ở bên con suối nhỏ. Không khí Tết thật rộn ràng. Một đống lửa to cháy rừng rực. Ba hòn đá to như ba chiếc ba lô làm đầu rau, một thùng phi trăm lít đang sôi sùng sục. Anh Thái - Đoàn trưởng tiếp chúng tôi: “Ấy, các nhà báo đừng bất ngờ nhé. Chúng tôi đang mang cả quê hương ra trận đấy. - Anh cười - Cả tháng hành quân chỉ ăn cơm nắm với ruốc thịt, anh em háo và xót ruột lắm, nên chúng tôi bàn nhau Tết này ăn cháo vừa mát ruột vừa để nhớ quê nhà”.

    Thế là người chùi rửa sạch thùng phi, người tìm củi nhóm bếp rồi đổ cả yến gạo vào nấu cháo… Một anh chặt cây tre già, lấy một đoạn chẻ đôi làm đũa cả. Anh vừa cật lực khuấy đảo thùng cháo vừa cười nói: “Nhà báo ơi, thế mới đúng là cả quê hương cùng ra trận với chúng tôi đấy. Nhà báo ở lại ăn Tết thưởng thức món đặc sản xem có ngon hơn sản phẩm “Nhà máy cháo quê tôi không nhé”. Tôi hiểu rồi. Những năm trước ở miền Bắc chỉ có Cửa hàng ăn uống Cầu Bo - Thái Bình bán các món cháo đặc sản: cháo gà, cháo cá, cháo lòng, cháo sườn, cháo trai … Năm hào một bát “ô tô” ăn no và ngon. Ăn buổi sáng mong chóng đến buổi chiều vào ăn nữa. Thời ấy, ai đến vùng quê năm tấn cũng vào thăm “nhà máy”. Và cụm từ vui “Nhà máy cháo cầu Bo” lan truyền khắp miền Bắc.

    Cháo được múc ra các hăng gô, các “bát B52” (bát sắt to cấp cho người đi chiến trường) bằng “cái muôi” làm từ vỏ hộp đựng 5 ký bột trứng to bằng chiếc gàu tra cán dài như chiếc gáo. Món cháo Tết được bày san sát trên sàn nứa, trên bãi đá bên suối. Vừa ăn cháo các anh vừa kể những kỷ niệm vui Tết các vùng quê Thái Bình.

    Anh Lược kể chuyện Tết năm 1970, anh trong đội rà phá thủy lôi, bom từ trường ở cửa sông Trà Lý. Ngày 30 và mồng một Tết năm ấy, anh chèo chiếc thuyền nhỏ kéo sợi dây dài buộc cánh bom rà sát đáy sông “làm mồi”, nếu gặp thủy lôi, bom từ trường thì nổ để thuyền dân ra vào được an toàn. Anh nói rằng, nguy hiểm lắm nhưng rất vui. Những kỷ niệm ngày Tết ấy ào ạt dồn về, anh cất lên làn điệu chèo tứ quý nghe rộn vang, tưng bừng giữa đại ngàn Trường Sơn làm mọi người nao lòng nhớ Tết quê nhà. “Cửa Trà hai lạch đã thông, Xuân nay xin cứ thong dong cánh buồm”.

    Một chiến sĩ trẻ, tự giới thiệu tên mình là Quynh. Quynh có giọng nói rất duyên và nụ cười tươi tắn. “Em xin góp một chuyện ở quê em. Ngày Tết ông bà em thường kể cho chúng em nghe chuyện từ xa xưa các cụ lưu truyền lại. Quê em có nhiều đặc sản quý hiếm mà các nơi không có như: có vùng quê nuôi gà ngon thịt; có vùng quê nuôi lợn béo, lòng ngon; có nơi giáp cửa sông dân làm nghề vó bè bắt được nhiều tôm, cá; có những làng làm nghề dệt vải, con gái ngồi trong nhà tay chân mũm mĩm, da trắng nõn nà; có vùng đất tốt trồng cam chín vàng, ngọt lịm.

    Ngày Tết người tứ xứ đổ về như trẩy hội mua lợn, gà, cam, cá... ăn Tết. Bởi thế mới có câu nói vần vè dễ nhớ. Em nói để các anh nghe. Nhưng - Quynh cười, lưỡng lự - nhưng có một tiếng hơi tục. Em nói rõ ra sợ các anh đánh giá em thiếu văn hóa hoặc mồng một Tết mà dám nhắc đến cái thứ “quý hiếm” ấy sẽ rông cả năm. Nên cái tiếng “húy” ấy thì em ứ ứ ừ, các anh tự luận ra vậy. Em bắt đầu nói: gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn; ứ ứ ừ… Cổ Am, cam Bích Thuận…”. Tất cả cười ồ lên làm rung nghiêng sàn nứa. Vậy là cái “ứ ứ ừ” của Quynh đã làm mất toi mấy hăng-gô cháo Tết.



    CÁNH VÕNG HẠNH PHÚC


    Ăn cỗ Tết xong, anh lính trẻ hóm hỉnh cười nói có duyên ấy dẫn đường đưa chúng tôi ra bãi khách số 2. Quynh nói ở đó đang có một chuyện rất đặc biệt còn trên tài chuyện “ứ ứ ừ”. Chúng tôi đến góc rừng ấy, đoàn Y tế đang ăn Tết. Và đúng là có một chuyện rất đặc biệt ở cái Tết binh trạm Trường Sơn này. Đó là chuyện một đôi vợ chồng trẻ đều là bác sĩ Trường Đại học Y Thái Bình. Anh tên là Thắng, quê Hà Tĩnh. Chị tên là Bế, quê Thái Bình. Anh chị tổ chức lễ cưới hôm 23/12/1974 thì ngày 28/12 mang ba lô hành quân vào chiến trường.

    “Cánh võng hạnh phúc” của đôi vợ chồng trẻ cũng rất đặc biệt. Hai chiếc võng vải bạt lồng vào nhau. Mỗi đầu võng hai sợi dây dù cũng bện xoắn vào nhau buộc vào hai thân cây bằng lăng. Trên võng hai chiếc gối in những bông hồng đỏ thắm đặt song song. “Mái tăng hạnh phúc” màu trời xanh được che thấp mép xuống. Tôi nhìn mà cứ bâng khuâng như cả khoảng trời mùa xuân Trường Sơn đang che chở cho hạnh phúc của anh chị. Và, sợi dây giăng bên cánh võng phơi hai chiếc khăn mặt, quần áo… trông ấm cúng như trong gian phòng nhỏ của một gia đình. Hai chiếc bánh chưng và mấy chiếc kẹo vừa nhận về để trên hai chiếc ba lô xếp vuông vắn. Đó là bàn tiếp khách của đôi vợ chồng trẻ.

    Anh Thắng tươi cười nói với chúng tôi, giọng anh sôi nổi, vô tư: “Nếu có con, chúng em sẽ đặt tên cháu là Nguyễn Chiến Trường…”. Chị Bế ngồi trên võng mở tập ảnh cưới ra xem, tủm tỉm cười. Đôi má chị bừng lên như điểm phấn hồng: “Mồng một Tết chắc bố mẹ em nhắc nhiều, em nóng ruột lắm và nháy mắt luôn. Nhưng được cái anh Thắng cứ luôn mồm như khướu: Đường ra trận xuân này vui lắm, võng Trường Sơn có anh và có em. Nên em cũng khuây khỏa đi nhiều…”.

    Nhìn ra phía bờ suối thấy có cây trổ hoa, tôi đi nhanh đến, trèo lên bẻ hai cành. Màu hoa trắng ngà có phơn phớt tím nhạt gần giống như hoa dâu da và hương thơm thoang thoảng. Anh Ngọc xé tờ giấy trong cuốn sổ rồi cùng với tôi và Cẩn viết mấy câu:“Mừng cánh võng hạnh phúc. Nhành hoa Xuân Trường Sơn. Đường dốc đèo mưa nắng. Tình yêu nồng thắm hơn. Hẹn ngày mai chiến thắng. Vui Tết trên quê nhà. Kể con nghe “huyền thoại”. Võng hạnh phúc rừng xa”.

    Chúng tôi đặt nhành hoa và bài thơ lên hai chiếc gối trên võng. Hà Đình Cẩn đứng tần ngần, băn khoăn như thấy còn thiếu một thứ gì nữa. Bất ngờ anh mở túi đeo bên thắt lưng rút ra gói... “thuốc tăng lực” làm quà mừng đặt thêm lên đó. Chúng tôi và cả đôi vợ chồng trẻ nhìn nhau cười giòn, rung cả cây rừng Binh trạm - Các anh ơi, siêu bằng chuyện Tết ứ ứ ừ của em là chắc - Từ nãy tới giờ Quynh đứng im, nay anh nói như reo lên.



    (TheoTRẦN HỮU TÒNG – “Hồn Việt”)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/14
  16. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    Là sao bạn? Mình chưa hiểu ý bạn lắm ^^
     
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    Trong một căn phòng. Bầu không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến.


    Cây nến thứ nhất than vãn: "Ngọn lửa của ta là biểu tượng của sự thái bình, hòa thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người, thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ". Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.


    Ngọn nến thứ hai vừa lắc lư vừa kể lể: "Ta là Niềm tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên kẻ thừa thải, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống chạy theo thời không cần tới niềm tin". Nói rồi ngọn nến từ từ tắt, tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc".


    "Ta là Tình yêu - ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta không còn đủ sức để toả sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt nhất của mình". Dứt lời ngọn lửa vụt tắt trong đêm tối


    Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm tận góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, nhấp nháy như ngôi sao độc nhất giữa bầu trời đêm âm u.


    Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: "Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa bình. Niềm tin. Tình yêu phải luôn tỏa sáng tới cùng kia mà!".


    Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng lên tiếng đáp lời cô gái: "Đừng lo. Tôi là Hy vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa bình, Niềm tin và Tình yêu".


    Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư - Hy vọng - sẽ thắp sáng tất cả các ngọn nến kia!


    ...
     
    goldfish thích bài này.
  18. lichan

    lichan Lớp 12


    BUỒN LÀM SAO BUÔNG?
    - Vậy thì hãy cắt sợi dây thừng ở thắt lưng con đi.

    ***
    Bóng tối ập xuống đỉnh núi. Tất cả đen như mực, trăng sao đều khuất sau mây, tầm nhìn có lẽ là zero.

    Người đàn ông mải miết trèo, chỉ còn vài thước nữa là tới đỉnh. Bỗng anh trượt chân và ngã nhào xuống khoảng không bên dưới, nhanh kinh hoàng. Không thấy gì ngoài những chấm đen ngòm, anh rơi tự do, cảm giác bị trái đất hút xuống không gì cưỡng lại được.Những hình ảnh đáng nhớ nhất của khoảng đời đã qua lướt qua tâm trí anh, cả đẹp và không, chúng như những thước phim cuộn nhanh vậy.

    Bỗng nhiên anh bị kéo giật lại. Sợi dây thừng thắt ngang bụng treo anh lơ lửng giữa không trung. Cảm giác sợ hãi tột cùng vì cái chết gần kề, người đàn ông không biết làm gì hơn là hét to: "Chúa ơi giúp con với".

    Có một giọng nói bình thản vọng xuống từ thinh không:

    - Con muốn ta làm gì?

    - Chúa hãy cứu mạng con.

    - Con có thực sự tin ta không?

    - Tin, con tin ạ.

    - Vậy thì hãy cắt sợi dây thừng ở thắt lưng con đi.

    Một thoáng im lặng, rồi người đàn ông quyết định níu chặt lấy sợi dây, bằng tất cả sức bình sinh.

    Ngày hôm sau, đội cứu hộ tìm thấy anh chết cóng. Thi thể bị treo trên một sợi thừng, đôi bàn tay cứng lạnh vẫn giữ chặt nó. Anh chỉ cách mặt đất hơn một mét.

    .

    .

    .

    Vậy đấy, có bao giờ bạn nghĩ rằng những gì chúng ta đang níu kéo thực ra lại chính là cái cần phải rời bỏ nhất không?

    Theo tumblr Cuongdc
    Nguồn Truyện Ngắn.
     
  19. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    GIÁ NHƯ KHÔNG CÓ RUỒI
    Tác giả: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: songdep​
    Lúc lên 10 tuổi, nó bảo:

    - Úi dà! Nếu tôi cũng có cặp sách như những đứa khác, cũng có đồ chơi, có những quyển tranh đẹp như chúng, thì xem tôi học giỏi không nào!... Ðây tôi lại chẳng có gì cả! Thế thì làm sao mà học giỏi được!

    Ðến năm 13, nó cũng có đủ sách, vở, bút, cặp và đồ chơi như những đứa trẻ khác. Nhưng nó học vẫn không được. Nó lại than phiền:

    - Quần áo đẹp thì không có! Nhà cửa thì chật chội, cả mấy bố, mẹ và anh chị em tôi phải ở chung một buồng. Thế thì học làm sao được! Giá tôi được một cái buồng, một cái tủ sách và bàn học riêng xem! Tôi không học giỏi bằng mấy chúng nó ấy à!

    Năm 18 tuổi, người ta dành cho hắn một cái buồng riêng.

    - Học giỏi thế quái nào được, nếu đến tuổi tôi mà trong túi chẳng có nổi lấy 10 lia! Muốn mua sách vở nhưng lại không có tiền.

    Năm 20 tuổi, trong túi hắn lúc nào cũng đã có ít nhất 10 lia, có khi còn nhiều hơn.

    - Ôi! Mong sao học chóng xong để ra đi làm! Tốt nghiệp đại học rồi tôi sẽ làm việc cật lực cho mà xem!... Tôi sẽ bắt đầu viết truyện... à không! Viết hẳn tiểu thuyết ấy chứ! Chao ôi! Ước gì tôi chóng được ra trường.

    Năm 24 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, hắn than thở:

    - Tôi không tìm được việc gì hợp ý nguyện cả, vì đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chuyện sắp phải tòng ngũ. Chỉ mong sao cái thời hạn tại ngũ chóng qua đi. Lúc ấy tôi sẽ làm việc ngày đêm để cướp lại thời gian! Thế nào tôi cũng phải viết một tác phẩm thật vĩ đại, để mọi người phải nhắc đến tên tôi!... Chà, cái chuyện tòng ngũ tai ác này!...

    Ðến năm 26, hắn hết hạn phục vụ trong quân đội.

    - Tôi vẫn chưa thể nào bắt tay vào làm việc một cách thật sự được. Vì cứ quanh quẩn lo hai bữa ăn đã hết ngày rồi. Khi nào người ta chưa có được một công việc đàng hoàng và một khoản thu nhập cố định, thì chưa thể nói gì đến chuyện sáng tác!

    Năm 28 tuổi, khi đã có công ăn việc làm tử tế, hắn kêu:

    - Ðiều kiện thiếu thốn thế thì sáng tác thế quái nào cho được! Ít ra là phải có hai buồng và có máy thu thanh! Lúc nào làm việc mệt, mở máy ra nghe nhạc cho đỡ mệt, sau đó lại tiếp tục làm việc. Như thế tinh thần mới sảng khoái, làm việc mới có hiệu quả được chứ! Ôi! Giá tôi có một chiếc máy thu thanh thì hay biết chừng nào?

    Năm 29 tuổi, hắn tậu được một căn nhà hai buồng và sắm được một cái máy thu thanh. Nhưng tác phẩm mà hắn dự định từ bao nhiêu năm nay vẫn đứng nguyên tại chỗ.

    - Chao ôi là cô đơn! - hắn thở dài - Sự cô đơn làm cho lòng tôi trống trải như một bãi sa mạc! Thử hỏi như thế làm sao tôi có thể tìm ra cảm hứng sáng tác được! Ôi! Phải có một tia nắng nào sưởi ấm được lòng ta! Phải có một ngôi sao nào đem lại cho ta nguồn vui và nguồn sức mạnh! Phải có một người nào mà vì nó ta sẵn sàng làm việc quên ăn quên ngủ chứ!... Ai là người có thể làm thần tượng cho ta, có thể làm mục đích của đời ta? Ôi, tình yêu của ta! Người ở đâu?

    Ðến năm 30 hắn gặp được nàng. Hắn yêu nàng và cũng được nàng yêu lại. Cuộc sống của hắn bắt đầu tràn đầy ý nghĩa. Nhưng cuốn tiểu thuyết mà hắn ấp ủ từ hồi còn niên thiếu vẫn chẳng nhích thêm được một dòng nào.

    - Yêu đúng là một hạnh phúc tuyệt vời! - hắn suy nghĩ - nhưng nếu cứ yêu mãi mà không cưới thì vẫn chưa thể an tâm làm việc được. Ta phải cưới thôi. Có lấy vợ rồi thì cuộc sống mới ổn định, mới có thể hoàn toàn yên tâm lao vào sự nghiệp. Chà, mong sao ta sớm cưới được nàng! Bấy giờ ta thề sẽ lao đầu vào sáng tác, không bỏ phí lấy một phút cho mà xem!

    Năm 32 tuổi hắn cưới vợ. Cuộc sống vợ chồng của hắn hạnh phúc lắm! Nhưng không hiểu sao hắn vẫn không thể bắt tay vào cái sự nghiệp cả đời của hắn được. Ấy là vì hắn lại tìm thấy những lý do thật là xác đáng - bây giờ trên vai hắn có cả một gánh nặng gia đình. Quanh năm suốt tháng hắn phải lo chạy vạy kiếm miếng ăn. Thế thì thì giờ đâu để hắn ngồi sáng tác nữa?

    Năm 36 tuổi hắn được tăng lương. Nhưng ta hãy nghe hắn nói:

    - Ðã đành là mình có nhà riêng đấy! Nhưng nhà cửa chật chội quá! Trẻ con lại suốt ngày nô đùa ầm ĩ, không sao làm việc được. Giá mình kiếm được ngôi nhà độ 4, 5 buồng thì tuyệt quá! Lúc ấy mình sẽ làm việc phải biết nhé! Phải xắn tay áo lên mà làm mới được!

    Năm 38 tuổi hắn dọn đến ở một biệt thự 5 buồng. Song tác phẩm của hắn vẫn không tiến thêm được một tý nào. Hắn vẫn chưa thể làm việc được. Nhưng phải đâu là lỗi tại hắn?

    - Làm sao mà có thể sáng tác trong một ngôi nhà ở ngay giữa khu phố đông đúc ồn ào như thế?! Các người có giỏi thì sáng tác xem nào! Không! Mình cần có một nơi yên tĩnh, nếu dọn được đến một nơi yên tĩnh thì nhất định thế nào mình cũng làm việc được, mà làm ra trò chứ không phải đùa!

    Năm 40 tuổi hắn dọn đến một khu phố tĩnh mịch. Ngôi nhà của hắn thật rộng rãi và thoáng mát. Từ cửa sổ nhìn ra phong cảnh đẹp tuyện trần. Bây giờ chắc hắn phải bắt tay vào sáng tác thực sự được rồi chứ gì nữa? Vẫn chưa à? Tại sao vậy?

    - Chà! - hắn than phiền - Sáng tác gì được khi mà trong nhà không có những đồ vật đẹp! Không có những bức tranh quý, không có những bộ xalông êm, không có một cái bàn viết cho ra trò, không có những tấm thảm mịn! Muốn sáng tác thì mắt phải được nhìn những đồ đạc xinh đẹp, tai phải được nghe những điệu nhạc du dương chứ!

    Than ôi! Không biết có ngày nào mình thực hiện được cái mơ ước ấy không?... Ðược thế, mình thề sẽ dốc hết sức ra mà làm việc, cho thiên hạ biết tay!...

    Năm 42 tuổi hắn có được tất cả những thứ hắn mơ ước: những đồ đạc quí giá và tiện nghi đầy đủ. Nhưng chẳng hiểu sao hắn không tài nào tập trung tư tưởng vào công việc được. Tác phẩm của hắn vẫn không nhích thêm được chút nào.

    - Trời ơi! - hắn bảo thế - Các người có hiểu đâu hoàn cảnh của tôi! Các người cứ nhìn bên ngoài nên tưởng tôi sung sướng, mãn nguyện lắm, không còn điều gì phải phàn nàn nữa... Mà kể ra tôi cũng mãn nguyện thật, vì tiền bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, không lúc nào thiếu cả, lại được vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng nữa. Ðồ đạc tronh nhà thì toàn loại quý và tiện nghi đầy đủ, thì giờ lại nhiều nữa này... Thế nhưng... phải mỗi cái tội là... ruồi! Ruồi nhiều quá! Ruồi không còn làm ăn gì được nữa! Nó cứ bâu vào người, cứ vo ve bên tai nghe sốt cả ruột, tư tưởng không sao tập trung được! Ban ngày không chợp mắt nổi vì ruồi, thành ra ban đêm không còn sức để thức mà sáng tác nữa. Giá không có ruồi thì tôi làm việc phải biết nhé! Cứ gọi là làm như điên ấy chứ không nói chuyện!... Tôi thề như vậy! Nhưng... cái lũ ruồi khốn kiếp!... Tôi không biết làm thế nào với chúng cả. Ðóng cửa lại thì nóng! Mà che rèm thì mất đẹp.

    Các người bảo tôi làm việc về mùa đông ư? Nhưng có thực là mùa đông không có ruồi không? Trời ơi! Không hiểu ai sinh ra giống ruồi làm gì không biết? Tôi chịu không hiểu nổi.

    Năm nay hắn mới 42 tuổi. Vì thế chúng ta vẫn chưa hết hy vọng. Một ngày kia, khi giống ruồi bị tiêu diệt hết trên thế gian này, như điều hắn mơ ước, thì chắc chắn thế nào hắn cũng sẽ làm việc không ngơi tay để tạo ra cho thế giới cái tác phẩm vĩ đại của hắn. Ðấy, rồi các bạn xem!

    (Trích "Những người thích đùa")
     
  20. Nguyen Thy Khue

    Nguyen Thy Khue Mầm non

    Cổ tích về sự ra đời của người cha ( Viết theo ngôn ngữ hiện đại )
    Thương Huyền ( theo internet)
    Nguồn Báo Phụ nữ


    Khi ông Trời bắt tay tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc:
    - Thưa ngài, tại sao người cha lại cao đến như vậy ? Nếu ông ta định chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi người. Thật bất tiện !

    Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù:
    - Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho người cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới ?

    Thấy Trời nặn đôi bàn tay người cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu:
    - Ngài có biết ngài đang làm gì không ? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, người cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ ?

    Ông Trời mỉm cười đáp:
    - Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành.

    Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn ông Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực lưỡng
    - Tại sao ngài phí thế ?. Nữ thần thắc mắc

    - Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa ? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya ? Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình. Ông Trời đáp.

    Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của người cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào bên khóe mắt người cha vài giọt nước mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của người cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc.

    Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần:
    - Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra.

     
    Chỉnh sửa cuối: 2/6/14
    bichdinh and conguyen like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này