Trà phiếm Môi trường - Ăn chay - Sữa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 13/3/17.

Moderators: amylee
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vụ tay đại sứ của một nước có ít dân, mà đa số là dân chậm tiến so với thế giới hiện đại. Những tộc người đó không phải họ văn minh, nói họ văn minh là sai lầm, mà chính ra họ là chậm tiến, rất chậm.

    Ở thế kỷ 21 này, Ấn Độ vẫn có những người không gì che thân (còn hơn tay đại sứ kia), họ theo đạo gì đó, tôi không nhớ rõ, các bạn tra google có khi ra đấy. Họ ăn chay, không gì che thân,... đó, nếu so với người Kigo thì ai "văn minh" hơn nhỉ?

    Ở Việt Nam tôi vẫn thường thấy mấy tay dân tộc đã ngoài lục tuần rồi, trên mặc áo dân tộc, tay đeo đồng hồ cơ, quần âu, đi giày Tây, mồm nói: bảo tôn văn hóa truyền thống dân tộc,... 3D_423D_423D_423D_42
     
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác tàu làm về bảo tồn à?
     
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ồ không, tôi là nông dân nửa mùa 3D_42
     
  4. Tư HNNT

    Tư HNNT Lớp 1

    Họ ở giữa nước Mỹ, một quốc gia văn minh vào hàng những nước văn minh nhất thế giới. Hiển nhiên họ biết đến những thứ văn minh nhất mà có khi chúng ta (người Việt Nam) chưa từng nhìn thấy tận mắt. Bạn đưa cho họ cái xe đạp, mời họ đi máy bay, có khi họ cười cho đấy. Vậy mà họ vẫn không bị đồng hóa lối sống của họ vẫn như vậy. Chắc là vì họ nhìn thấy mặt trái của sự văn minh.

    Kiến thức của bạn chắc cũng giống tôi và số đông thành viên TVE-4U, cũng nhìn thấy (qua góc nhìn chủ quan của mình) là họ rất lạc hậu. Cái khác giữa tôi và bạn là: tôi không cười cợt lối sống của họ, và nghĩ rằng chắc lối sống đó cũng có mặt tốt.
     
  5. Tư HNNT

    Tư HNNT Lớp 1

    Chắc nhiều người không để ý rằng. Kể cả trong một xã hội văn minh nhất, những người làm ra những sản phẩm hiện đại, dùng công nghệ hiện đại để làm ra của cải chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số (những người trực tiếp tạo ra sự văn minh nhất, hiện đại nhất). Và có một tình trạng phổ biến là thừa dinh dưỡng, do thức ăn kiếm quá dễ. Hậu quả là sinh ra bệnh tật, nhiều bệnh do mạch máu bị nhiễm mỡ làm tiết diện dẫn máu bị giảm. Dẫn đến việc lượng máu đến các cơ quan bị thiếu, gây ra các tai biến. Vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần thiết. Có thể (tôi không làm ngành y nên cũng chỉ suy luận) thức ăn có nguồn gốc tự nhiên hoặc dùng công nghệ sạch và một thực đơn hợp lý là có lợi nhất. Cần nói rõ thêm là nhiều người ăn, uống cho sướng miệng chứ không hẳn chỉ vì đói. Tôi từng sống, chiến đấu, lao động và hưởng thụ trong một môi trường có nhiều cuộc nhậu nhẹt thừa mứa, tần suất các lần nhậu cao. Nên thấy rất rõ tác hại của việc ăn uống bừa bãi.
     
    Nguyệt Ly thích bài này.
  6. vitaminc_a07868

    vitaminc_a07868 Mầm non

    Mình cũng nghĩ nên nhìn các bài viết về ăn chay này ở hướng tích cực. Trên thế giới đặc biệt ở các nước phương Tây, bộ phận sống theo lối sống thuận tự nhiên, ăn uống thuần thực vật cũng không phải là nhỏ nữa rồi. Có hẳn các tạp chí dành riêng cho cộng đồng người này, chia sẻ các kiến thức khoa học về ăn uống thực vật, món ăn thì trình bày phong phú và đẹp mắt. Mục đích thì có nhiều lý do: sức khỏe, tín ngưỡng, quan niệm...

    Còn ở Việt Nam, giờ ăn gì cũng chẳng thể sống lâu được.
     
  7. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    Tác động môi trường từ ngành chăn nuôi
    Trích dịch từ FAO và WWF

    Chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội. Nó chiếm 40 % tổng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ người lao động và là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống ở các nước nghèo. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác động lớn đến môi trường.

    Tăng trưởng nhưng không bền vững
    Cùng với sự tăng dân số và thu nhập, nhu cầu về các sản phẩm từ thịt và sữa ngày càng tăng. Tổng nhu cầu tiêu thụ thịt trên toàn thế giới được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi, từ 229 triệu tấn năm 1999 lên 465 triệu tấn vào năm 2050, và sản lượng sữa cũng sẽ tăng từ 580 lên 1043 triệu tấn trong cùng thời gian này. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi đã có nhiều thay đổi.

    Xu hướng công nghiệp hoá và chuyên môn hoá ngày càng tăng. Khu vực sản xuất cũng chuyển dịch dần từ vùng nông thôn đến vùng đô thị và ven đô, đến gần hơn với người tiêu dùng. Còn nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi thì được trồng ở vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn, sau đó được nhập khẩu và vận chuyển đến các khu chăn nuôi.

    Tốc độ tăng giữa các loài được nuôi cũng có sự chuyển dịch nhất định. Với những loài dạ dày đơn như lợn và gia cầm, khi chuyển sang nuôi công nghiệp thì tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gia súc lớn thì tăng trưởng chậm hơn.

    Với sự chuyển dịch này, ngành chăn nuôi đang trở thành một đối thủ không kém cạnh trong cuộc chạy đua về tiêu tốn về đất đai, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác so với các ngành công nghiệp, dịch vụ.

    Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học.

    Tổng diện tích dành cho chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của Trái đất. Thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cộng, ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất.

    Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Nam Mỹ. Rừng Amazon – khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp để chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn gia súc.

    Mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Khoảng 20% diện tích đất đồng cỏ và đất rừng, trong đó khoảng 73% diện tích đất rừng nằm trong vùng khô hạn đã bị thoái hoá do các tác động của ngành chăn nuôi.

    Biến đổi khí hậu với các hiện tượng như tăng nhiệt độ, tăng mực nước biển, tan băng, thay đổi các dòng hải lưu và các hiện tượng thời tiết cực đoan…đang từng ngày đe doạ sự tồn vong của loài người. Trong đó, ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải.

    Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất – đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc.

    Ngành này còn thải ra 37% lượng khí mê tan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kinh cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí a-mô-ni-ắc, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái.

    Thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về nguồn nước. Trong khi đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi càng làm tăng nhu cầu sử dụng nước.

    Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu.

    Chúng đang huỷ hoại các vùng ven biển, các bãi san hô ngầm, gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ cho con người và các vấn đề khác. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hoá, chai cứng, giảm khả năng thẩm thấu.

    Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đất, nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.

    Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất có 306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm nóng về đa dạng sinh học” bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi.

    Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe doạ trên thế giới là do mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu.


     
  8. NQK

    NQK Lớp 10

    Thứ nhất là đó không phải là các bài bác ấy tự viết, chỉ đi copy thôi, chỉ mất công dán toẹt một cái nên tôi không đọc, chỉ đại khái là cổ vũ ăn chay.

    Ăn chay cũng được, ai ăn thì cứ ăn, chả chết ai mà.

    Ăn chay thì làm thiệt hại tới những người bán thịt, thế nên những người bán thịt không thích điều này, mà lại làm vui mừng cho những người bán rau và chế biến thực phẩm chay. :D. Tóm lại là về mặt kinh tế thì là mang miếng cơm của ông này dâng cho ông khác, không khác gì lựa chọn của người không ăn chay cả.

    Ăn chay tốt cho sức khỏe. Đó là những gì người ăn chay nghĩ, và họ đưa ra bằng chứng khoa học để chứng minh, ít nhất là những bằng chứng họ tin là có ý nghĩa. Tôi không ăn chay nhưng cũng không có nghiên cứu khoa học nào và cũng chẳng có ý định phản bác nên cũng không nói cái "chứng cứ" đó đúng hay sai. :D. Có điều là món chay chán. Tôi thử mấy lần ở quán gần nhà và thú thực là không nuốt nổi ấy. Ăn chay rồi dẫn tới ngủ chay nữa thì có mà chết. Chết tôi. :D
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Suy luận của bạn cho rằng họ sẽ cười vào mặt tôi khi tôi đưa xe đạp, máy bay cho họ chơi, đó mới chỉ là suy luận thôi.
    Còn suy luận của tôi về sự bị đồng hóa của họ, sự lạc hậu của họ thì không chỉ là suy luận mà thực tế đã chứng minh (không thể bác bỏ) rằng họ đã bị vật chất, đồ chơi của thế giới văn minh quýên rũ. Với đôi ủng, cái đồng hồ (đây mới chỉ là ở mấy ảnh chụp, tôi tin rằng thực tế họ đang xài nhiều hơn thế) mà họ đã phê vậy rồi, thì không lý gì cho họ ở nhà lầu, đi máy bay mà họ không phê hơn thế.

    Còn nói về mặt tốt xấu thì nó cũng đa dạng lắm, không thể bảo sống như họ là tốt hay sống như đa số loài người hiện nay là xấu. Vấn đề là cá nhân chọn hướng sống cho mình mà thôi.

    Ví như trước đây, người ta đi chân đất, sau đi bọc da, rồi dép, rồi giày...; đi chân đất không phải là không có mặt tích cực (tôi luôn đi chân đất khi có thể) nhưng đi giày dép cũng có nhiều điểm tích cực không thể phủ nhận, vấn đề là ta chọn cái gì.

    Người Kogi đang tiến lên y như các bộ tộc khác trên quả cầu này, vấn đề là họ lên rất rất chậm. Người A tiến xa quá rồi nay thấy Kogi như vậy lại tưởng họ văn minh này nọ mà không nhìn vào lịch sử, tổ tiên A cũng đã từng như Kogi bây giờ, cũng ăn chay, trồng trọt ít đi kiếm là chính, cũng tín ngưỡng,... là vậy đó.

    Tôi đọc bài đầu (# mấy nhỉ) nói về người Kogi thấy nói rằng họ không có tôn thờ thần thánh, thực sự tôi lấy làm lạ, có lẽ nào họ lại siêu việt tới vậy, họ lại tiến bộ đến vậy. Tìm hiểu kỹ thì ra không phải vậy, họ cũng tôn thờ thần thánh như thuong.

    Theo tôi quan sát và đoán mò thì lịch sử loài người khoảng từ thế kỷ 18 trở về sau này mới có người vô thần (không tin có thần, thánh, ma, quỷ, chúa bố,...), không thể có sớm hơn được, và cũng không thể có ở những bộ tộc vẫn còn đang ở dạng sơ khai như Kogi.
    Phải đến một trình độ hiểu biết nhất định thì mới đủ sức phủ nhận sự tồn tại của thần, mà qua quan sát ảnh và video thì tôi cho rằng người Kogi còn non lắm.

    À còn tự nhận là anh cả nữa mới ghê chứ, quê tôi chỉ những thằng dở mới lộng ngôn như vậy, không biết ở châu Mĩ họ đánh giá sao nữa :D :D
     
  10. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Nhà A bên trái tôi có một người lạc hậu/cổ hủ vẫn sống theo cách của mấy chục năm trước không hề bị "đồng hóa". Nhà B bên phải tôi cũng có một người vốn lạc hậu/cổ hủ như vậy nhưng đã bị thuần hóa, à không "đồng hóa" rồi. Còn nhà C sau lưng thì vẫn sống như mấy chục năm trước bất chấp thời thế đã thay đổi.

    Theo bác thì A & B & C, nhà nào hạnh phúc hơn?
     
  11. NQK

    NQK Lớp 10

    Thế nào là hạnh phúc cái đã chứ nhỉ!

    Hình như gần đây có bài đặt vấn đề này. Có ông thì bảo đi ô tô, chơi gái ngon thì là hạnh phúc. Có ông thì bảo phải có quyền to mồm gang răng sắt thì là hạnh phúc. Có ông thì bảo vợ yêu con khỏe là hạnh phúc. Có ông thì bảo sức khỏe tràn trề là hạnh phúc. Có ông thì bảo ngồi chém gió là hạnh phúc. So kiểu gì đây? :D
     
  12. SWAK13

    SWAK13 Lớp 4

    Sống mà không có tí rượu thịt sảng khoái thì sống lâu hơn vài năm buồn chán lắm, bạn bè nó xuống dưới kia cũng mắc công ngồi chờ mình hehe. :p

    Có cái nghiên cứu này, xét trên số lượng lớn người tham gia (267,180 người) thì không có khác biệt nào giữa tuổi thọ của người ăn chay và ăn mặn cả.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    NQK thích bài này.
  13. trungvt91

    trungvt91 Lớp 2

    Em nghĩ hạnh phúc là khi người ta thấy thỏa mãn. Có những người nghèo quá chỉ mong có vài triệu là hạnh phúc lắm, có người kiếm cả trăm triệu vẫn chưa thấy vui...
     
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Nhìn chung anh cũng đồng ý với em. Có điều cái làm cho mỗi người chúng ta thỏa mãn là rất khác nhau - và điều đó là tuyệt vời. Thậm chi với chính mỗi con người thì tùy theo từng thời điểm, từng giai đoạn mà điều làm cho thỏa mãn cũng khác đi. Bỏ qua giai đoạn quá nhỏ (quên rồi) hoặc quá già (chưa tới) thì hồi sinh viên năm cuối (cách đây cũng gần 20 năm rồi) thì ngồi thủ thỉ với người yêu là "mong ra trường đi làm có lương 5 củ" - nghèo mà, tiền là mục tiêu, nên dán 5 củ vào mồm cái là sướng như Ngọc Trinh được đại gia cho 5 tỷ, có khi sướng hơn ấy. Giờ thì yêu cầu khác đi, không đặt nặng vấn đề tiền nong nhưng lại có nhiều cái phải giải quyết - rất may là không có "ăn chay" trong đó. :D

    Ai cũng giống nhau thì chán phải biết.
     
    trungvt91 thích bài này.
  15. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Hạnh phúc gia đình đương nhiên là nói về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ đó có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ nhưng phía trên tôi đang nói đến ảnh hưởng của tư tưởng, lối sống mà thôi.
     
  16. Tư HNNT

    Tư HNNT Lớp 1

    Sống theo ý thích của mình là hạnh phúc nhất. Họ đâu cần ai lo cho mình. :D (Trả lời bạn Tàu bằng câu này luôn).
     
    NQK thích bài này.
  17. Tư HNNT

    Tư HNNT Lớp 1

    Bạn nên đưa cho họ cái đĩa bay thì họ sẽ không cười bạn. Ở Mỹ, có ô tô vẫn quá thường tình. :D

    Con người tội nghiệp: "
    I'm not an actor I'm not a star
    and I don't even have my own car..."

     
  18. NQK

    NQK Lớp 10

    Nếu nói về mối quan hệ với các thành viên thì nói thật quả "ăn chay" hơi bị ác.

    Tôi có một ông bạn, ông ấy bảo "vợ tao thế đ. nào lại đi nhập hội tu tiếc gì ấy, giờ không cho f. nữa". Đấy, ăn chay rồi dẫn đến ngủ chay, chết. Tan cửa nát nhà. Làm gì thì làm, phải kiềm chế các cụ nhé.
     
  19. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác tàu ơi, "đưa xe đạp bị cười vào mặt" thì còn tùy bác ạ. :D. Bạn em nó có nói là "tiền tao mua ô tô còn chả có lấy đâu ra tiền đi xe đạp như bọn mày". Đấy. Còn tùy bác ạ. Có thể là nó cười khinh, có thể là nó cười sướng. Nhưng dĩ nhiên là đồng ý với bác là toàn là suy luận hão cả.
     
  20. NQK

    NQK Lớp 10

    Hình như em có đọc ở đâu đó trên mạng một câu truyện tương tự. Em không có thói quen "cóp dán" nên nhớ đến đâu kể đến đó thôi nhé.

    Có ông 4 sống trong rừng (ấy, chả phải ông Tư nhé), với vợ với con, với bộ lạc như bao đời. Sáng ra bờ suối tối vào hang. Tự nhiên có một thằng "văn minh" đến, răng vàng túi tiền, bảo "mày sống thế này nghèo khổ quá, ngu dốt quá, tăm tối quá". Thằng văn minh dẫn thằng rừng về thành phố để đổi đời. Thế là thằng rừng phải đi làm quần quật 18h/ngày mà không đủ ăn, nằm ngủ gác chân lên thằng công nhân bên cạnh còn suýt bị nó đánh.... Đoạn cuối chả nhớ. :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này