Trà phiếm MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT Ở NAM BỘ CÓ NGUỒN GỐC TỪ VĂN HÓA CHĂM – HOA – KHMER

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 29/7/20.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT Ở NAM BỘ CÓ NGUỒN GỐC TỪ
    VĂN HÓA CHĂM – HOA – KHMER​

    - Biền: bờ sông rạch, phát âm tiếng Hoa là “biền”, phiên âm Hán Việt là “biên”
    - Cà rá: chiếc nhẫn, tiếng Chăm là “karah”
    - Cà ràng: bếp lò, tiếng Khmer là “krang”
    - Cành hông: tức giận, tiếng Chăm là “kinòng”
    - Càm ràm: tiếng Chăm là “kamrằm” nghĩa là bực mình
    - Cần xé: giỏ tre, tiếng Khmer là “kanchê”
    - Chà bá: lớn, tiếng Chăm là “chapa”
    - (cây) Chùm lé: tiếng Chăm là “chamlèh”
    - Chùm ruột: tiếng Khmer là “kantuok”
    - Cù lao: tiếng Chăm là “palao”
    - Đìa: ao nuôi cá, phát âm tiếng Hoa là “đìa”, phiên âm Hán Việt là “trì”
    - (con) Đuông: tiếng Chăm là “đương” nghĩa là “dòi”
    - Háp: đèo đẹt (già háp, chín háp), tiếng Chăm là “hap”.
    - Hên: may mắn, phát âm tiếng Hoa là “hên”, phiên âm Hán Việt là “hạnh”.
    - Hủ tíu: phát âm tiếng Hoa là “gwo tiu”, phiên âm Hán Việt là “quả điều”.
    - Láng: đồng ngập nước, tiếng Cham là “blang”
    - Lạp xưởng: phát âm tiếng Hoa là “lạp xường”, phiên âm Hán Việt là “lạp trường”.
    - Lẩu: cái lò, phát âm tiếng Hoa là “lẩu”, phiên âm Hán Việt là “lô”.
    - Lợp: dụng cụ bắt cá, tiếng Khmer là “lôp”
    - (cá) Linh: tiếng Chăm là “krin”
    - Lung: đất đọng nước, tiếng Khmer là “lung”
    - (cây) Mặc nưa: tiếng Khmer là “mek-co lưa”
    - Mèn đét: trời đất, tiếng Khmer là “mêk đây”
    - Nhị tì: nơi chôn người chết, phát âm tiếng Hoa là “nhị tì”, phiên âm Hán Việt là “nghĩa địa”.
    - Nóp: dụng cụ để ngủ tránh mũi, tiếng Khmer là “nop”
    - Rạch: dòng nước nhỏ, tiếng Khmer là “prêk”
    - Ro ro: trơn tru (máy chạy ro ro), tiếng Chăm là “ro ro”
    - Tàu hủ: phát âm tiếng Hoa là “tau hu”, phiên âm Hán Việt là “đậu phụ”.
    - Tầm vông: tiếng Khmer là “ping pong”
    - Thao lao: cây bằng lăng, tiếng Chăm là “takalào”
    - Thèo lèo: phát âm tiếng Hoa là “thèo lèo”, phiên âm Hán Việt là “trà liệu”.
    - Tiệm: quán, phát âm tiếng Hoa là “tiệm”, phiên âm Hán Việt là “điếm”.
    - (cây) Trôm: tiếng Chăm là “plôm”
    - Xí quách: xương heo, phát âm tiếng Hoa là “xí quách”, phiên âm Hán Việt là “trư cốt”.
    - Xịn: mới, phát âm tiếng Hoa là “xịn”, phiên âm Hán Việt là “tân”.
    - Xui: rủi, phát âm tiếng Hoa là “xui”, phiên âm Hán Việt là “tai”.
    - Xuồng: phát âm tiếng Hoa là “xùn”, phiên âm Hán Việt là “thuyền”.
    - Xực: ăn, phát âm tiếng Hoa là “xực”, phiên âm Hán Việt là “thực”.

    Nguồn: Lý Tùng Hiếu.​
    [​IMG]

    BỔ SUNG THÊM MỘT SỐ TỪ CÓ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VIỆT- KHMER

    Có nhiều từ không biết người Việt dùng trước hay người Khmer dùng trước nhưng đã có sự tương đồng, giao thoa giữa 2 ngôn ngữ.
    Năm (thời gian) - Chnam
    Mới - Thmây
    Xoài (quả) - Svai
    Rạp (ngã) - Riêp
    Vô (vào) - Chô
    Non (núi) - Phnom
    Đền (đài) - Pênh
     
  2. machine

    machine Lớp 11

    - từ "cành hông" có lẽ bắt nguồn từ "ganaong" thì thuyết phục hơn (đọc là gànoòng / kànoòng) mặc dù "giận, hờn" = ganaong = ginaong (đọc là kìnoòng chứ không phải kinòng).
    - từ "cù lao" không thấy có sự tương tự về mặt phát âm với từ palao trong tiếng Chăm, hơi khiên cưỡng.
    - từ "ro ro" không hiểu dựa vào từ điển nào để nói tiếng Chăm cũng đọc là ro ro? Mình biết có từ "gaol gaol" trong tiếng Chăm (đọc gần giống như là gɔ:l gɔ:l) có nghĩa tiếng Việt là suôn sẻ, đều (không trục trặc), ro ro.

    Một số từ / địa danh sau đây của tiếng Việt có lẽ bắt nguồn từ tiếng Chăm:
    Đà Nẵng - Danak
    Phan Rí - Parik
    Phan Rang - Panran
    Nha Trang - Aia trang (đọc là ya trang, aia: nước, trang: cây lau)
    (bông) gòn - gaol

    Ở vùng Huế - Quảng Trị có mấy từ phát âm giống hệt tiếng Chăm luôn: ni (này), tê (kia), mụ (bà, người phụ nữ lớn tuổi).

    Mấy từ bên dưới đây có lẽ tiếng Việt có trước tiếng Chăm:
    Áo - Aw (đọc là ao)
    Khăn - Khan (đọc là khăn)
    trang phục, y phục, quần áo - khan aw
     
    tran ngoc anh, Lan Giao and quang3456 like this.
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Khăn, trang phục, y phục khả năng là từ gốc Hán. Khăn là âm cổ của Cân.
    Lấy bộ Chuyện Đông Chuyện Tây ra đọc có đấy.
     
    machine thích bài này.
  4. machine

    machine Lớp 11

    Cảm ơn bạn. Đang vui vì mấy từ đó tiếng Chăm (có lẽ) mượn từ tiếng Việt thì bạn nhắc mới nhớ tiếng Việt vay mượn nhiều từ tiếng Trung - gã hàng xóm khổng lồ :D.
     
  5. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Tôi thấy tiếng Mường cũng hao hao tiếng Việt lắm

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tiếng Việt là hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, nhánh Việt-Mường
     
    carpediem14 thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Địa danh thì phần nhiều là tiếng địa phương rồi. VD Cà mau, Sóc trăng, Vĩnh long (Vũng liêm)... đều từ tiếng Khmer.
    Từ "cù lao" có ý kiến cho rằng từ "pulau" tiếng Mã lai. VD Côn đảo có tên địa phương là Pulau Condore, người phương tây gọi là Poulo Condor, Pulo Condore...
     
    machine thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ao đúng là Hán Việt nhưng bộ thổ, nghĩa là đất trũng xuống. Còn mọi người thì luôn nghĩ nó là vũng nước.
     
    machine thích bài này.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy là ý kiến đó chưa hợp lý, vì tiếng Việt không dùng từ cù lao để chỉ đảo, mà nó là cồn, nhưng có diện tích lớn hơn cồn rất nhiều.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thường nghe: “càm ràm nghe nhức đầu quá” vậy có nghĩa là nói tới nói lui chứ không phải là thái độ bực mình, có ai nói “bực mình nghe nhức đầu quá” không?

    A biến âm thành u cũng khó hiểu thật. Hơn nữa từ này trong tiếng Việt có tới 4 nghĩa, trong trường hợp này có phải là nghĩa số 1 hay không?:

    1. Khoảnh đất nằm ở giữa sông do bồi đắp của dòng chảy lâu ngày và có cây cối mọc nhiều. Hay còn gọi là cồn, nhưng cồn nhỏ hơn, cù lao được phân biệt là dạng cồn đặc biệt lớn.

    2. Một dạng lẩu, như hình:

    [​IMG]

    3. Công nuôi nấng vất vả của cha mẹ.
    Than rằng đội đức cù lao, bể sâu mấy trượng, trời cao mấy trùng. (Phan Trần)

    4. Quai chuông to ở chùa.
    Bây giờ tính nghĩ làm sao, cho chuông ấm tiếng, cù lao vững bền. (ca dao)

    Mình thấy lẩu đâu có nghĩa là lò đâu nhỉ, mà là cách chế biến món ăn - món lẩu - nói cách khác có thể nói món lẩu là món ăn có kiểu ăn khi vẫn còn để trên lò chứ không phải chế biến xong rồi mới ăn, tức đã nhấc xuống khỏi lò khi ăn như các món khác.

    Một nhánh của họ bằng lăng chứ không phải bằng lăng, thực tế ở miền Tây thao lao và bằng lăng là 2 loài cây khác nhau, chiều cao thường thấy của 2 loài cũng khá chênh lệch, hình dáng nhận dạng khác biệt rất rõ.

    Rất thú vị khi còn có nghĩa là khả năng chăn gối của người đàn ông, hết xí quách là hết khả năng chăn gối hoặc đã rất yếu rồi, bị vợ khi dễ là dễ hiểu.

    Phải trình bày là sài (xoài - quả) thì mới thấy được sự gần âm, miền Nam ít khi phát âm xoài lắm, dùng từ xoài cũng không thấy gần âm với svai.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/22
    machine thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bài viết trên của tác giả Lý Tùng Hiếu, có 1 số chỗ tôi cũng chưa đồng tình lắm nhưng cứ trích dẫn nguyên văn như vậy.

    Chữ "cù lao" nghĩa là đảo, có thể do sự giao thoa giữa ngôn ngữ Mã lai, Chăm, Việt. Chuyện biến âm thì nhiều khi xa hẳn âm gốc, âm xưa là thường.
    Với chữ "cù lao" nghĩa là đảo, nên có loại nồi lẩu cũng gọi là cù lao vì nó có cái bộ phận ở giữa để cho than vào làm nóng thức ăn.
    upload_2020-7-30_7-48-47.png
    Chữ "cù lao" chỉ công lao cha mẹ là 1 từ Hán Việt. VD Duyên hội ngộ, đức cù lao. Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn (Kiều)
    Còn chữ "cù lao" chỉ quai chuông thì lại là 1 cách đọc trại của Bồ lao hay Đồ lao- con thứ 3 của rồng- con rồng mà người ta hay đúc trên quai chuông.

    Ngôn ngữ khi biến đổi có thể nhận những nội hàm khác là thường. Chính xác và đầy đủ có lẽ phải gọi cách ăn lẩu là tả pín lù (đả biên lô 打甂爐). Người Việt hay nói tắt nên gọi là lẩu (lô) cho nhanh. Còn tả pí lù lại để chỉ món ăn hẩu lốn

    "Xí quách" trong bài trên là từ chữ "trư cốt", còn dùng để chỉ món xương "bốc mả" sau khi hầm nồi nước dùng. "Xí quách" chỉ khả năng chăn gối của đàn ông thì lại có thể từ chữ "khí cốt" mà ra.

    Ngôn ngữ có âm chuẩn, âm địa phương, âm viết, âm nói... có hơi khác nhau. "Xoài" là âm chuẩn, âm viết còn "sài" có thể là khẩu âm. Cũng như "vô" là âm viết còn khi nói là "zô". Tiếng Khmer cũng vậy, viết là Svai là phiên âm Latin nhưng đọc có thể là Soai, Svay... Mời các bạn nghe bài Oh svay chanty rất phổ biến cả ở Thái lan.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/7/20
    machine and dongtrang like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này