Truyện ngắn Mưa Thu Nhớ Tằm - Bình Nguyên Lộc

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Tên truyện: Mưa Thu Nhớ Tằm
    Tác giả: Bình Nguyên Lộc
    Thể loại: Văn học trong nước
    In lần đầu: NXB Phù Sa, 1965, Sài Gòn
    Số quyển / 1 bộ: 1
    Hình thức bìa: Bìa mềm
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    MỤC LỤC
    Xác không chôn
    Ho lao muôn năm
    Nhơn sinh quan bao tử
    Nuôi ghẻ
    Thú tánh sơ khai
    Thước đo nghệ thuật
    Không có thứ thiệt
    Một lối trả thù độc đáo
    Mưa thu nhớ tằm
    Kẻ đào ngũ
    Tôi đã chết rồi
    Tre phải tàn
    Mẹ tôi tái giá
    Lại mẹ tôi tái giá
    Màu thời gian
    Quyển gia phổ
    Bánh xe lịch sử

    _________________
    người post: santseiya
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    hikaruakira thích bài này.
  2. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    MƯA THU NHỚ TẰM
    Tác giả: Bình Nguyên Lộc
    Thể loại: Tập Truyện Ngắn
    Biên tập: Nguyễn Thanh Bình
    Bìa: Dung Nguyen
    Nguồn: isach.info
    [​IMG]
    Phượng vịn hàng rào của trại y xá nữ để ngắm ánh nắng mai chơi giỡn trên pho tượng Phật sứ đặt giữa bồn bông ở sân nhà thương, bên kia hàng rào, tức bên ngoài của sân trại y xá.
    Tuy sự thưởng ngoạn của nàng có đối tượng, nhưug tầm mắt nàng vẫn đi xa hơn, vượt khỏi con suối chảy qua trước những dãy trại bịnh để rình cổng nhà thương.
    Phượng đã cố gắng đau ốm một chứng bịnh lặt vặt để được đưa ra nằm ở trại y xá nầy, dành riêng cho những con bịnh mắc những chứng bịnh nhẹ khác hơn là chứng bịnh chánh của họ là bịnh điên. Những con bịnh bị lao phổi hay cùi lại được đưa sang những trại đặc biệt nữa.
    Trại y xá nữ xây cất trước mặt các trại khác, trông thẳng ra sân lớn của bịnh viện, và là một tiền tiêu trinh sát lý tưởng để điểm những cuộc ra vào cỗng nhà thương.
    Nàng rình cái cổng nầy đã bốn tháng nay rồi, từ sáng đến chiều mỗi hôm, suốt một trăm hai mươi ngày dài đăng đẳng mà không thấy bóng người mà nàng mong đợi, vào qua nơi đó.
    Ở dưỡng trí viện nầy có ngót hai ngàn con bịnh, nhưng chỉ có bốn mươi người vừa nam vừa nữ là trông ngóng như Phượng thôi. Đó là những người khỏi bịnh mà chưa được ra nhà thương vì một lý do bí mật nào mà họ không được rõ.
    Bao nhiêu người khác, đang chìm đắm trong chốn u minh của vô thức, không chờ đợi ai cả.
    Đó là sự chờ mong dai dẳng có lẽ kéo dài cho đến ngày họ hóa đá vọng phu.
    Dưỡng trí viện đặc biệt dễ dãi về sự thăm viếng, bất kỳ giờ phút nào trong ngày, xin vào thăm người bịnh cũng được cả, chớ không có thời dụng biểu cho các cuộc viếng thăm như ở các nhà thương khác trong nước, cốt để khuyến khích người nhà không chặt đứt cây cầu liên lạc giữa họ và các con bịnh, thế mà người thăm viếng cũng quá thưa thớt.
    Người điên bị kẻ thân yêu bỏ quên chăng?
    Thật ra, Phượng chỉ mới trông chờ từ hơn hai tháng nay thôi. Lúc vừa ra khỏi giấc mơ dài, nàng chưa nhớ hết mọi việc, biết rằng mình mắc tâm bịnh và vừa khỏi, chỉ có thế thôi.
    Lần lần thức giác trả ra những kỷ niệm cũ và, ráp lai bao nhiêu kỷ niệm ấy, nàng khôi phục lại được dĩ vãng của nàng.
    Cuộc tái thiết quá khứ nầy không phải là không đau đớn vì nàng xây dựng nó trên một nền móng nặng nề căm hận.
    Cái nền móng ấy là cái đêm cuối cùng của khoảng đời trước của nàng mà nàng thức suốt sáng sau khi Nam, chồng nàng, ra đi với một thiếu phụ mà nàng biết chắc là nhơn tình của hắn.

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    vnn1269, page13, tieungao and 4 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này