Yêu cầu sách Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi muavangruclua, 6/1/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: teacher.anh
  1. Lãng Tử

    Lãng Tử Lớp 1

    Thứ 2 tới em ra ăn tết, để em coi kiếm được cuốn nào mang ra cho bác không :D
     
  2. tiep

    tiep Lớp 4

    Cụ hôm qua vẫn ký tặng sách trên Đinh Lễ nên các bạn check lại thông tin nhé :)
     
  3. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tớ không tham vọng nhiều, chỉ mong có chữ để đọc. :v.
     
  4. Lãng Tử

    Lãng Tử Lớp 1

    Rứa túm lại bác có nhu cầu sở hữu không, để em thiết kế xem thử, với chiết khấu lớn nhất :v, tại em không mua cuốn này, nhưng em có phần, nên chiết khấu nhiều :D
     
  5. windcity

    windcity Lớp 3

    Có bài viết sau từ facebook Nguyen Nam (không biết ai, lướt timeline thấy có vài bài chủ yếu bắt bài mấy cuốn sử của Nhã Nam)

    NHỮNG SAI SÓT TRONG CUỐN SÁCH "PETRUS KÝ - NỖI OAN THẾ KỶ"!
    Cuốn sách “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên, Nhà xuất bản Tri thức và Nhã Nam liên kết xuất bản đã ra mắt bạn đọc vào cuối năm 2016. Như nhà báo Lam Điền đã viết, đây là "Công trình mới nhất do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chủ biên và nặng ký nhất về học giả Trương Vĩnh Ký. Sách như một hồ sơ, tập hợp các trước tác sách, báo, thư từ giao thiệp với Pháp và với vua nhà Nguyễn của Trương Vĩnh Ký. Một mảng lớn và thú vị khác là các tài liệu người đời viết về ông, cho thấy trong khoảng trăm năm kể từ khi Trương Vĩnh Ký “cái quan định luận”, việc nhắc công hay kể tội ông phản ánh nhịp độ thăng trầm trong lịch sử nước nhà." Cuốn sách sau khi phát hành đã được đông đảo bạn đọc đón nhận với nhiều "cảm xúc" và đánh giá khác nhau. Đặc biệt, cuốn sách trở nên "hot" trong vài ngày qua khi có một lệnh "truyền miệng" nào đó từ trên cao chỉ thị xuống dừng cuộc tọa đàm giới thiệu sách, thu hồi sửa đổi đã, rồi mới được tiếp tục phát hành.
    Ngay khi sách phát hành, bản thân rất muốn mua một cuốn nhưng do giá hơi cao nên cũng chần chừ, đợi thêm thời gian nữa hãy mua. Tuy nhiên, trong không khí náo nhiệt, nhà nhà người người chạy đi mua sách “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” với nỗi lo: sau này sẽ không còn nữa, có lẽ sách sẽ bị cấm v.v... tôi cũng vội vàng tìm mua ngay một cuốn để đọc. Sau khi đọc xong phần Thân thế và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký, tôi thấy tập sách có nhiều sai sót về kiến thức và các sự kiện lịch sử. Cụ thể:
    * Về sự kiện linh mục Bouillevaux sang Việt Nam truyền giáo cũng ghi không thống nhất, cụ thể tr.20 thì ghi năm 1849, tr.21 phần tiểu sử của ông này thì ghi năm 1848 (cụ thể ngày 6/9/1848) (?)
    * Trang 21, sách ghi lại sự kiện Pétrus Ký được Cố Long dẫn sang đại chủng viện Poulo-Penang (Mã Lai) để đi học. Tuy nhiên, sau khi mô tả khá rõ về quá trình thì sách lại nói rằng: "Hiện chưa có bằng chứng nào cho biết Cố Long hay ai khác đưa Ký từ Sài Gòn sang Penang (?) Sao trong cùng một đoạn mà lại có thông tin trái ngược nhau.
    * Trang 23, sự kiện ngày 1/9/1858, Rigault de Genouilly chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. Lúc đó Genouilly chỉ mới là Phó đô đốc chứ chưa phải là Đô đốc như sách viết.
    * Trang 28, về ngày ra số đầu tiên của Gia Định báo, sách viết ngày 1/4/1865 là không chính xác (Sự kiện này tiếp tục được lập lại ở phần niên biểu). Theo các nghiên cứu mới nhất, tờ Gia Định báo ra số đầu tiên vào ngày 15/4/1865. Dựa trên số báo cũ nhất hiện nay còn lưu giữ ở Thư viện tổng hợp TP.HCM trên bản vi phim in: “Số thứ tư, năm thứ I ra ngày 15/07/1865” và “Tờ báo này mỗi tháng tây cứ ngày rằm in ra một lần ai muốn mua cả năm phải trả 6 góc tư ”, chúng ta có thể khẳng định ngày ra số báo đầu tiên của Gia Định Báo là ngày 15/04/1865. Huỳnh Văn Tòng công bố bức thư của ông Groze - Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ - gửi cho Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa Pháp ngày 9/5/1865 có đoạn viết: “Số đầu tiên của tờ Gia Định Báo được in bằng chữ Annam, theo chữ Latinh phát hành vào ngày 15/04 vừa qua…”.
    * Trang 29, sách viết: "ngày 16/9/1869, đô đốc Ohier ký nghị định cử Trương Vĩnh Ký làm chủ bút Gia Định báo". Thực tế, Trương Vĩnh Ký được thực dân Pháp chỉ định phụ trách tờ báo (chủ nhiệm) theo Nghị định của Thống soái Nam Kỳ Ohier ký ngày 16/9/1869: “Kể từ ngày hôm nay, việc biên tập tờ báo Annam Gia Định Báo được giao cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký với tư cách Chánh Tổng tài tờ báo này ; ông sẽ lãnh một bổng cấp hàng năm 3000 quan”. Thời gian này, ông Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm làm chủ bút. (Về Gia Định báo có thể tham khảo thêm nghiên cứu của NNC Lê Minh Quốc tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    * Trang 33, sách viết: "Lợi dụng sự chia rẽ trong triều đình Huế, Pháp cử tướng Harmand ra Bắc, mưu toan việc thôn tính. Harmand đem quân đánh vào cửa Thuận An". Những thông tin trên đều không chính xác. Trên thực tế, lợi dụng việc vua Tự Đức băng hà, tháng 8/1883, Pháp cho lực lượng hải quân do Amédée Courbet chỉ huy tấn công các pháo đài ven biển ở cửa Thuận An và chiếm đóng cửa ngỏ then chốt lên kinh đô Huế, gây sức ép buộc triều đình Huế ký một Hòa ước Quý Mùi [Hòa ước/Hiệp ước Harmand] ngày 25/8/1883. Trong khi đó, Harmand, tên đầy đủ là François Jules Harmand, là Tổng ủy (Commissaire général), đại diện ngoại giao cho nước Cộng hoà Pháp ký kết Hòa ước Quý Mùi [Hòa ước Harmand] ngày 25/8/1883 với triều đình Huế. Như vậy, Harmand không phải là "tướng đem quân đánh cửa Thuận An" như sách viết, và Harmand cũng không hề chỉ huy quân Pháp ra Bắc để mưu toan việc thôn tính gì đó.
    * Trang 34, tác giả viết nhầm căn cứ Tân Sở ở Quảng Bình (?), thực chất phải là Quảng Trị.
    * Trang 34, Paul Bert được cử giữ chức Tổng trú sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ chứ không phải Tổng trú xứ (?). Trong phần tiểu sử của Paul Bert tr.233 thì viết đúng.
    * + Trang 49, phần niên biểu ghi ngày 2/8/1885, Đại thần Tôn Thất Thuyết, phe chủ chiến, đưa hoàng tử Ưng Lịch mới 13 tuổi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Hàm Nghi, trong khi trang 34 lại ghi Hàm Nghi lên ngôi ngày 2/8/1884 (?).
    Bên cạnh đó, sách còn rất nhiều lỗi sai sót về các sự kiện lịch sử, ví dụ:
    - Quân Cờ Đen hạ sát Rivière ngay tại trận ở ô Cầu Giấy, chính xác phải là ngày 19/5/1883, chứ không phải ngày 10/5/1883 (tr.33);
    - Hòa ước Thiên Tân giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh được ký kết ngày 9 tháng 6 năm 1885 chứ không phải năm 1884 (tr.34, phần niên biểu lại viết đúng);
    - Rigault de Genouilly chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng từ tháng 9/1858 chứ không phải tháng 8/1858 (tr.43, phần niên biểu);
    - Công xã Paris là năm 1871 chứ không phải 1870 (tr.233);
    .......................................
    Thiết nghĩ, một cuốn sách được đầu tư in ấn đẹp, dày dặn thì tác giả, nhà xuất bản và đơn vị liên kết cũng nên chú ý đến nội dung cuốn sách, hạn chế tối đa những sai sót, đặc biệt là những sai sót về lịch sử. Những sai sót này có thể nhỏ đối với tập sách nhưng nó sẽ để lại những hệ quả không hề nhỏ chút nào đối với bạn đọc. Rất mong tác giả cùng với Nhà xuất bản và đơn vị liên kết xuất bản rà soát và sửa chữa các sai sót không đáng có để tập sách có chất lượng tốt hơn.

    Còn đây là bài của facebook Giang Đoàn Lê (phó giáo sư?)


    "PETRUS KÝ - NỖI OAN THẾ KỶ", MỘT QUYỂN SÁCH NÊN ĐỌC, NHƯNG VẪN CÒN XA SO VỚI KỲ VỌNG CỦA ĐỘC GIẢ
    Quyển sách "Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ" của GS Nguyễn Đình Đầu là quyển sách được nói đến đã lâu, đến nay mới ra mắt. Petrus Ký là nhân vật gây tranh cãi - tranh cãi từ khi ông còn sống đến nay, cứ có một người khen lại có một người chê, thậm chí có người đã từng chê rồi, tự mình lại khen; hay có người từng khen rồi, tự mình lại chê... Người Pháp khen ông đến mây xanh, nhưng cũng có người Pháp chê ông thậm tệ; ở miền Bắc giới sử học từng chê ông thậm tệ, bây giờ nhiều người lại khen; trong Nam trước 1975 bên cạnh rất nhiều người khen, lại có không ít nhà nghiên cứu đứng đắn, nghiêm cẩn chê như: GS Nguyễn Văn Trung, Phạm Long Điền, Nguyễn Sinh Duy... Bây giờ ở hải ngoại nhiều người khen, nhưng cũng không ít nhà nghiên cứu nghiêm túc lại chê. Nói chung khen chê họ Trương không là độc quyền của ai.
    Vậy vấn đề đặt ra đối với một công trình nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký là gì? Đó là phải trình bày tư liệu một cách đấy đủ và khách quan để cho độc giả tự mình suy nghĩ.
    1) Độc giả cần một tập sách Trương Vĩnh Ký dày dặn in tất cả các tác phẩm, công trình, bài viết, thư tín của ông có dịch chú cẩn thận. Việc này không đơn giản, vì cho đến nay chưa ai cho biết đích xác Trương Vĩnh Ký đã xuất bản bao nhiêu quyển sách: 118 hay 120 hay 130? Và thế nào là sách? Vì gọi là sách nhưng đến khi cầm lấy trên tay chỉ có 4 trang lại là phiên âm một tác phẩm nổi tiếng của quá khứ. Ví dụ như quyển "Học trò khó phú' của ông thực ra chỉ là bài "Hàn Nho phong vị phú" của Nguyễn Công Trứ mà gần như ai cũng biết. Đọc Trương Vĩnh Ký không dễ. Tôi đã từng đọc 1 luận án TS về Trương Vĩnh mà người viết dù ngợi ca họ Trương đến mây xanh mà cũng không rõ ông viết gì, và có phải tác phẩm của ông không?
    2) Độc giả cần một quyển sưu tầm các bài nghiên cứu nghiêm túc về Trương Vĩnh Ký, đủ mọi quan điểm, từ trước đến nay
    3) Độc giả cần một sự giới thiệu đánh giá một cách khách quan về tài năng, học vấn, thái độ chính trị, sự tự phán của Trương Vĩnh Ký, trên cơ sở một thái độ làm việc nghiêm cẩn, dựa trên tư liệu thực chứng, với một tinh thần khoa học, khách quan. .
    Nếu vậy quyển sách của GS Nguyễn Đình Đầu rất đáng đọc, nhưng vẫn còn xa với kỳ vọng của độc giả.
    1) Công trình này sưu tập rất ít công trình và tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, các công trình được sưu tập phần nhiều là công trình quen thuộc đã được xuất bản (Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, Chuyến đi BK năm Ất hợi, Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, Một số bài viết cho tạp chí, thư từ...). Nói chung còn thiếu rất nhiều công trình, tác phẩm quan trọng, thiếu nhiều bức thư thân Pháp, yêu cầu quân Pháp đến để cứu giáo dân...Nói chung là thiếu rất nhiều tư liệu bất lợi cho việc đánh giá TVK. Nhiều tên tác phẩm bị viết sai, không biết do soạn giả hay nhà xuất bản, ví dụ: "Thạnh suy bỉ thời phú" (tr.33), là sai, đúng ra là "Thạnh suy bĩ thới phú" (Bài phú về sự thịnh, suy, bĩ, thái); "Hàn Nho phong vị phú" (tr.33), thực ra không có tác phẩm quốc ngữ nào của TVK tên vậy, mà chỉ có "Học trò khó phú". "Mắc cúm từ" (tr.33) cũng không đúng, mà là "Mắc bệnh cúm từ"... Nói chung công trình cỡ này mà không cẩn trọng thì di hại rất lớn, vì nhiều người tin, cứ nhắm mắt chép theo.
    2) Công trình còn dùng những nhận định bốc đồng thiếu kiểm chứng. Ví dụ trong Lời giới thiệu của GS.PHL, có viết: TVK "thông thạo nhiều ngôn ngữ từ Hán, Nôm đến tiếng Latin, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn, Nhật, Khmer, Thái, Lào". Tôi biết chắc là TVK biết Hán Nôm khá vừa phải, bằng chứng là bản "Kim Vân Kiều truyện" (1875) của ông tôi không dám đưa cho ai coi để bảo vệ uy tín của ông, vì ông phiên âm, chú thích sai nhiều quá! Ông cũng không biết tiếng Nhật, còn các thứ tiếng Lào, Thái, Ấn kia chỉ ở mức nhập môn, vì ở trường truyền giáo hải ngoại Penang người ta dạy nhiều ngôn ngữ phương Đông nhưng với 3 năm học ở đó, họ Trương chỉ đủ thời gian học vỡ lòng vài thứ tiếng (chào hỏi, hỏi đường...), và các sách dạy tiếng của ông chỉ là kết quả từ nhũng bài học ngôn ngữ ở trường đó. Theo Nguyễn Văn Trung và Vũ Ngự Chiêu, thì TVK biết chừng 7-8 ngoại ngữ, trong đó 3-4 ngôn ngữ thành thục chứ không phải 14-15 ngôn ngữ, thậm chí 26 ngôn ngữ như những huyền thoại về ông. Vũ Ngự Chiêu viết: "Petrus Key có thể biết được năm, sáu thứ tiếng. Sau này, Petrus Key nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7, 8 thứ tiếng là cùng. (Nguyễn Văn Trung, 1993, tr. 138) Nhưng nếu nói thông thạo, thì chỉ khoảng 3, 4 thứ tiếng (Pháp, Việt, Việt Hán và chữ Nôm). Chỉ ngần ấy đã đủ là một học giả trong thế kỷ XIX và XX" (Góp phần nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký)
    3) Công trình này phần sưu tập các nhận định khác nhau về Trương Vĩnh Ký, chiếm quá nửa, đến hơn 300 trang. Bên cạnh các tư liệu quen thuộc có thể thấy dễ dàng trên mạng hay trong các khóa luận, luận văn đại học cao học, công trình có đưa vào nhiều tư liệu mới, nhất là tư liệu tiếng Pháp. Tuy nhiên những tư liệu bất lợi cho sự đánh giá TVK chưa phong phú, đầy đủ.

    Nói tóm lại công trình này nghiêm túc và có nhiều tư liệu mới, đáng đọc, nhưng vẫn còn quá xa so với mong đợi của người đọc. Thực ra với một nhà nghiên cứu ở tuổi cửu thập rồi thì không thể đòi hỏi nhiều. Việc nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ về TVK vẫn là một đòi hỏi phía trước.
    Tên quyển sách là "Petrus Ký nỗi oan thế kỷ", có vẻ tiểu thuyết quá, nó đánh vào tình cảm nhiều hơn là thuyết phục về lý trí và bằng tư liệu.

    Trương Vĩnh Ký là một người đáng quý, một học giả đáng tự hào về học vấn của nước ta, nhất là trong buổi đầu tiếp xúc với phương Tây. TVK từng bị hiểu lầm, từng bị huyền thoại hóa theo âm mưu của thực dân, từng bị khen chê theo yêu ghét cá nhân, theo xu hướng chính trị và thời cuộc. Đã đến lúc chấm dứt tình trạng ấy. Chúng ta ủng hộ tự do học thuật, nên rất cần những công trình nghiêm cẩn, chứ không muốn thêm những công trình thiên lệch hay những huyền thoại mới về ông.

    --------------

    Nói chung các bác cứ tham khảo đã rồi hẵng mua.
     
  6. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Kiểu này tôi phải sớm đưa cho chú cái cuốn Hồn Mai để cẩu về cho chú Sơn rồi.

    Hỏi han qua cổng cá nhân mà không thấy chú hồi âm chi. Cho biết lịch làm việc để tiện ghé ngang nhé.
     
  7. Minh_97

    Minh_97 Mầm non

    Vậy bạn có thể cho mình ghé một cuốn được ko???
     
  8. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Hi vọng là không có em trong đó, vì lúc sách ra em không biết tin gì cả, với cũng thường có thói quen đợi tiki nó giảm sâu tí mới xúc :D Nhưng thường là em yếu lòng nên lấy luôn trước khi nó (thèm) giảm sâu :( .
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  9. Minh_97

    Minh_97 Mầm non

    xin lỗi, bạn có thể bớt quơ đũa cả nắm, ở đây chỉ mới biết thông tin về sách chưa được 2 ngày, cộng thêm cái tin mèo vặt kia thằng này đã sách xe đi kiếm chỗ mua sách về, chứ không phải cái kiểu "đánh nhau to là bu kín lại", thân ái
     
  10. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Á, Tuyệt vời ông mặt trời chưa. Cảm ơn O, Chú nớ.
     
  11. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Sách nhiều sạn thế này thì NXB thu hồi cũng hợp lí rồi.
     
  12. Minh_97

    Minh_97 Mầm non

    khi thu hồi cũng phải có giấy hẳn hoi, ai đời lại truyền miệng
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  13. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Duyệt chi, khi nào chú ra đến Huế thì chú nhắn nghe. Tớ tới lấy.
     
  14. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    baothoa and dongtrang like this.
  15. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Thấy nhiều người cần cuốn này quá mà sách lại có hạn, nên mình muốn mua để scan chia sẻ cho mọi người. Bạn nào ở Sài Gòn có thể liên hệ mình để hợp tác vụ này không ?
     
    Tigerlily thích bài này.
  16. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3


    Review về 2 cái review:

    cái đầu tiên thì toàn nói những điều vụn vặt. Không phải là bao che cho tác giả, nhưng những vấn đề như thế này nếu có thật cũng chỉ đáng cho vào phần Đính chính.

    Ông Giang nói nghe có vẻ "khoa học" hơn, nhưng chính phần mở bài của ông lại cực kỳ "nham hiểm", mập mờ tự cho là chỉ có những người "nghiêm" (không hiểu ông định nghĩa kiểu gì) mới chê TVK, còn lại khen thì toàn đám a dua.

    Cá nhân mình cũng chả khoái gì TVK, nhưng review sách kiểu này thì thà đừng có còn hơn.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  17. Lãng Tử

    Lãng Tử Lớp 1

    Hết hàng rồi bác ơi, em cũng không có phần :(
     
  18. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đọc mà chẳng thấy nói gì về quyển sách, chỉ toàn thấy chửi bới Vandermort, communicationist là nhiều.

    Lần đầu nghe thấy cái tên ông Vĩnh Kí này, ai đọc rồi thì xin cái tóm tắt đi.???1yoyo7
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đây tóm tắt bằng hình cho nhanh, ngon không?

    abc.jpg
     
    baothoa and sannyas60 like this.
  20. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

Moderators: teacher.anh
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này