Thảo luận Năm con Thỏ hay năm con Mèo

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi suzzana, 25/1/23.

Moderators: amylee
  1. suzzana

    suzzana Lớp 1

    Năm nay người ta tranh luận vì sao con giáp năm 2023 của khối Á Đông (Hàn, Nhật, Trung Quốc) lại là con thỏ mà Việt Nam lại là con mèo ?

    Đi ngược dòng lịch sử trong văn bản Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết:

    以 故 國 舅 褚 啓 壽 國 公 鄭 侑 瑞 郡 公 吳 柄 皆 謀 曰 陳 有 一 人 即 陳 真 也 兔 頭 虎 尾 者 寅 之 末 卯 之 首 也 恐 於 是 年 有 变 勸 帝 旱 除 之 . [43b*1*8]

    Dĩ cố Quốc cữu Chử Khải, Thọ Quốc công Trịnh Hựu dữ Thuỵ Quận công Ngô Bính giai mưu viết: Trần hữu nhất nhân tức Trần Chân dã, thố đầu hổ vĩ giả Dần chi mạt mão chi thủ dã, khủng ư thị niên hữu biến, khuyến đế hạn trừ chi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    đầu hổ vĩ, tế thế an dân" [Có một người họ Trần, làm vua thiên hạ, đầu thỏ đuôi hổ, trị nước yên dân]. Vì thế, quốc cữu Chử Khảo, Thọ quốc công Trịnh Hựu, cùng với Thuỵ quân công Ngô Bính bàn với nhau rằng: Một người họ Trần tức làm Trần Chân, đầu thỏ đuôi hổ tức là cuối năm Dần đầu năm Mão, sợ rằng vào năm ấy sẽ có biến loạn, khuyên vua sớm trừ đi. Đến đây, khi tan chầu, vua cho gọi Chân và bọn đệ tử Trần Trí vào cả trong cung cấm sai người đóng các cửa thành, sai bọn lực sĩ bắt Chân. Chân chạy đến chân thành, người giữ cửa bắt chém đi. Đệ tử của Chân là bọn Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính (Kính sau làm quan với nhà Mạc đến chức thái uý Tây quốc công, được truy tặng Tây Kỳ Vương), Nguyễn Áng nghe tin ấy, đánh ba hồi chiêng, đem quân vào cửa Đại Hưng, thấy các cửa thành đã đóng, bèn tiến thẳng vào ty Địch vạn vệ Cẩm y. Người giữ cửa ngăn lại

    Các sử liệu đều đề cập năm Mão là năm Thố - con thỏ. Liệu trong quá trình thực dân Pháp cai trị, quá trình phổ biến chữ Quốc Ngữ làm cho tầng lớp bình dân nhầm lẫn chữ Mão với Mèo khi đó nền Nho học đã suy tàn nên không thể đảo ngược lại được.
     
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Tuy nền nho học suy tàn nhưng vẫn đầy người biết chữ hán nôm. Một người nhầm, hai người nhầm thôi, bảo các cụ nhầm cả thì có vẻ khiên cưỡng không thuyết phục cho lắm.
     
    Sergey Rafirudov thích bài này.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có ý kiến ngược lại, cho rằng 12 con giáp có nguồn gốc từ người Việt sau đó người Hoa Hạ copy lại và thay những con vật quen thuộc của họ vào. Mão thành năm con thỏ, Sửu thành năm con bò, Mùi thành năm con cừu...
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/1/23
    dongtrang thích bài này.
  4. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Có một bài ca dao trên Thi Viện về 12 con giáp:

    Tuổi Tý là con chuột xù,
    Ngày tối lù mù tha gạo xuống hang.
    Tuổi Sửu con trâu kình càng,
    Cày chưa đúng buổi vay mang cày về.
    Tuổi Dần con cọp chỉnh ghê,
    Bắt người ăn thịt mang về non cao.
    Tuổi Mẹo là con mèo ngao,
    Ham cấu ham cào ăn vụng thành tinh.
    Tuổi Thìn rồng ở thiên đình,
    Hô phong hoán vũ ẩn mình trên mây.
    Tuổi Tỵ rắn ở trên cây,
    Nằm khoanh trong bọng có hay điều gì.
    Tuổi Ngọ con ngựa đen sì,
    Ỷ mình sức mạnh ngại gì đường xa.
    Tuổi Mùi là con dê chà,
    Có sừng có gạc râu ra um tùm.
    Tuổi Thân con khỉ ở lùm,
    Trèo qua trèo lại té ùm xuống sông.
    Tuổi Dậu con gà vàng lòng,
    Có mỏ có mồng hay gáy ó o.
    Tuổi Tuất là con chó cò,
    Nằm khoanh trong lò đầu đít lọ lem.
    Tuổi Hợi con heo ăn hèm,
    Tham ăn hốt uống chẳng thèm miếng ngon.
     
    hungbc1010 thích bài này.
  5. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Nhầm thế nào được mà nhầm, vớ vẩn. Mỗi nước có một phong tục riêng, mọi người như vậy không có nghĩa mình cũng phải giống họ.
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác...
     
  7. tkongnh06

    tkongnh06 Mầm non

    Bạn cho nguồn hộ tớ cái!
     
  8. Trước những năm Minh Mạng dân ta vẫn lấy Mão là con thỏ mà, ngoài sách vở ra thì trán bia thời Lý-Lê-Trần vẫn chạm đôi thỏ giã gạo chứ không phải thằng Cuội ngồi gốc đa - một sản phẩm đúng nghĩa là thời khoa cử đã quásuy vi. Nhìn chung cho tới giờ cũng chỉ có dân mạn đồng bằng sông Hồng coi Mão là năm mèo thôi, chứ những miền khác vẫn coi trọng con thỏ hơn, ngay như dịp trung thu người ta vẫn làm đèn lồng hình thỏ chứ chả thấy thằng Cuội chị Hằng đâu cả (đúng ra là phải đủ ba loại đèn: thỏ-cá-cua). Còn như nói tại vì nước ta không có thỏ nên mới thờ mèo là võ đoán, vì hình tượng mèo trong văn học Việt còn nhạt gấp trăm lần thỏ. Với lại, "mèo/mẹo" vốn đọc trại của "miêu" chứ chả liên quan gì đến Mão hết, còn lí do vì sao đổi từ thỏ sang mèo thì chưa ai khảo ra, nhưng cầm chắc là sớm nhất cũng chỉ trong thời Minh Mạng. Chấm hết!
     
  9. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Mình thấy hơi ngược à! Con mèo rất gần gũi với người Việt, do đó nó xuất hiện trong văn học rất rất nhiều; còn thỏ mình mới thấy nhạt đó.
     
    Do dai hoc NEU thích bài này.
  10. machine

    machine Lớp 12

    Trong quá khứ, có 5 ông hàng xóm tạm gọi là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Đại Việt, Champa đều sử dụng 12 con giáp, trong đó 4 ông (hiện nay) vẫn dùng "con thỏ", một mình ông Đại Việt (hiện nay) dùng "con mèo". Bốn ông (trong quá khứ) đều thần phục Trung Hoa về mặt hình thức và chịu ảnh hưởng (không ít thì nhiều) từ Trung Hoa.
    Đa số thường có lý hơn thiểu số, mình nghiêng về giả thiết Đại Việt ban đầu đã từng sử dụng "con thỏ", đến một thời điểm nào đó do "sáng tạo, tam sao thất bản" nên "con thỏ" chuyển thành "con mèo" :p
    Bằng chứng Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên (đến thế kỷ 20 chia tách thành Triều Tiên, Hàn Quốc) sử dụng "con thỏ" chắc không cần phải đưa ra.
    Bằng chứng Champa (đã sát nhập vào Đại Việt) sử dụng "con thỏ" có thể tìm trong một số tài liệu, ví dụ trích từ "Biên niên sử hoàng gia Champa":
    - Lại đến Pô Klong H’lâu tuổi con Gà, chỉ là người lạ không thuộc giòng họ Pô At, lên ngôi năm con Thỏ, tại băl Pa-Rang, trị nước hai mươi lăm năm, rồi Pô Klong Hlâu rời ngôi năm con Thỏ. (trang 134, sách Dân tộc Chàm lược sử)
    Lại đến Pô Nit, tuổi con Dê, con của Pô Klong Hílâu, lên ngôi năm con Thỏ tại băl Pa-Rang, trị nước mười một năm rồi Pô Nit rời ngôi năm con Trâu. (trang 135, sách Dân tộc Chàm lược sử).
    Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận vẫn tính tuổi theo 12 con giáp và vẫn có tuổi "con thỏ" chứ không có tuổi "con mèo".
     
    amylee thích bài này.
  11. machine

    machine Lớp 12

    Bạn dẫn nguồn sách vở được không?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này