Hiện thực Nắng Đồng bằng - Chu Lai

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi assam1719, 4/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Down nhieu, chua up duoc bao nhieu
    Toi up 2 cuon :
    1 - Nắng đồng bằng - Chu Lai.
    2 - Bên bờ Hiền Lương.
    Dạng file : mht. bạn giải nén xong cứ nhấn kép vào nó là đọc được. Bạn nào rỗi rãi chuyển đổi sang file đuôi prc hộ tôi.

    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    EthanBui, htahta, nghiem4381 and 9 others like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi đính kèm lại file prc tại đây. Cùng với đó là hai định dạng epub và azw3 chuyển từ prc. Tôi chỉ đơn thuần dán thêm cái bìa do prc không có, chỉnh lại tên tác phẩm và tác giả trong metadata, còn toc không có đâu, trình bày thò ra thụt vào, ai thích thì tu bổ khi đọc.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 24/7/17
    amorphous, EthanBui, lehoa and 18 others like this.
  3. hiepchicken82

    hiepchicken82 Mầm non

    nắng đồng bằng là cuốn tôi thích nhất của Chu Lai, do đọc lần đầu tác phẩm của Chu Lai, các tác phẩm khác về đề tài chiến tranh mà Chu Lai viết cùng một mô típ nên ko thấy hấp dẫn nữa
     
    phongan2000 thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cuốn tiểu thuyết đầu tay

    Đó là cuốn "Nắng đồng bằng", ra đời những năm bảy sáu, bảy bảy. Gần 400 trang sách được viết chỉ trong vòng một tháng. Hầu như cứ hai ngày là một chương. Không hiểu do vốn sống chiến tranh đang ứ tràn hay do sức viết ban đầu còn lắm nỗi đam mê hoặc do đất trời Đà Lạt buồn se sắt đến nỗi không viết không biết làm gì nên mới có thứ tốc độ sáng tạo hoang toàng được như thế. Tất nhiên có cả cái lý do thầm kín là … đang yêu. Vừa viết vừa yêu. Nên sôi sủi lắm! Đắm say lắm và cũng rất nhiều man mác chứ không quằn quẹo, dữ dằn như những trang viết sau này.


    Trại văn 22 người thì 18 kẻ chưa vợ. Duy nhất có một nữ biên tập viên của nhà xuất bản Quân đội cử đi theo thì cũng lại chưa chồng (Vũ Thị Hồng- sau này là vợ tác giả). Những Hữu Thỉnh, Xuân Đức, Thái Vượng, Trần Đăng Khoa, Phùng Khắc Bắc, Thao Trường, Đình Kính, Thái Sơn, Quang Tính… Đông lắm! Màu mỡ riêu cua của hai mươi năm trận mạc dường như được hớt trơn trọi về đây. Tất cả đều viết, viết như lên cơn, viết như nhập đồng, viết dàn hàng ngang, viết chưa nghĩ đến chuyện nổi tiếng, vừa viết vừa đọc cho nhau nghe, mê mải, om sòm lắm, mà vui. Chắc chả bao giờ có lại được một không khí viết theo dạng trại như thế nữa!

    Lần đầu viết dài, cứ ngờm ngợp như lạc giữa rừng nguyên sinh. Nhưng mà vẫn ủi hùi hụi. Không nghĩ đến bố cục, đến kỹ xảo, đến mọi thứ thủ thuật rối rắm của sự hành nghề. Chỉ viết hết mình, có cái gì trong người là tung ráo trọi vào trang sách, không dành dụm, không chắt chiu gì hết cứ như cái đứa điếc không sợ súng, cái kẻ viết một lần rồi thôi. Thành ra rậm rịt, xô bồ, đến cả chính mình nhìn vào cũng phát sợ. Phải cầu viện đến tay nghề của các anh Hồ Phương, Xuân Thiều, Xuân Miễn là những cán bộ phụ trách trại thẩm định, thổi lửa thổi khói vào cho. Và viết xong chương nào là may mắn được đọc cho biên tập viên nghe ngay chương đó. Vẫn chưa tin lắm. Phải đến một lần, khi đọc tới chương đau buồn nhất, cái chương mà nhân vật chính bị xô đến cùng cực cuộc đời, nhìn lên bỗng thấy con mắt người biên tập chứa đầy nước mới chợt hiểu ra rằng, kiểu này có khi ổn rồi đây và xoải vó lao một mạch đến tận trang cuối cùng.

    Hết trại, mang bản nháp về vùng sông Tô Lịch sửa sang, mông má. Đối với người viết, có lẽ đây là giai đoạn ngây ngất nhất. Đứa con đã có hình hài, sự mang nặng đẻ đau, sự phá hoang âm thầm và rùng rợn đã đi qua. Nắng gió thổi dào dạt trong đầu, nửa đêm ra ngõ mua chai rượu, mấy cái bánh đa, gói Điện biên – cái thủa còn nghèo lắm – về, mời tất cả lại, nào, làm bậy hớp rượu đi và đặt hộ mình cái tên, khốn khổ, khả năng đặt tên của mình tồi quá! Thế là râm ran, ầm ào. Người làm thơ thì đặt tên theo kiểu véo von thi sĩ; người viết văn lại thích vẻ trần trụi đất đai. Hữu Thỉnh cho cái tên "Lũ xiết". Xuân Đức- tác giả “Cửa gió” lại bảo "Đêm đen" hay hơn, sách nói về đặc công kia mà; Trần Đăng Khoa lắc đầu: theo em, cứ lấy "Rừng bên sông" là gợi, câu chuyện chả xảy ra tón tọn ở sông Sài Gòn là gì. Riêng Thái Vượng và Phùng Khắc Bắc hai chiến hữu Đông Nam bộ đều nhất trí sách cứ lấy tên nữ nhân vật chính Năm Thuý mà đặt, vừa dung dị theo cái kiểu “Mẫn và tôi” của ông Phan Tứ, vừa có mùi Nam bộ… Quá nửa đêm, rượu thì cạn, bánh đa chỉ còn những vụn vừng vương trên phản nhưng tên thì vẫn chưa đặt xong. Cuối cùng, về vắt tay lên trán tự đặt vậy. Sau bao năm ở rừng già, cuốn truyện miêu tả một đơn vị đặc công được lệnh trở về đồng bằng. Mọi buồn vui, yêu đương, chết chóc đều diễn ra từ ấy, vâng, tất nhiên trong đó cả một chút đời riêng của … tác giả. Đồng bằng trở thành khao khát, thành lý tưởng trận mạc, thành tình yêu, thành màu nắng xanh hy vọng… Vậy thì cứ đặt cho nó cái tên là Nắng đồng bằng cho trúng với dòng chảy bên trong. Về nội thành, mang cái tên này ra tham khảo một cách gia trưởng với cô biên tập viên nhà xuất bản Quân đội, cô biên tập đã từng đắm chìm theo sát từng đoạn, từng chương của cuốn sách trên xứ sương mù Tây Nguyên. Cô gật đầu, vẫn đắm chìm. Thế là xong. Xong cả… mọi chuyện!

    Tự tìm đến nhà ông Văn Cao ở gần hồ Thiền Quang nhờ vẽ bìa. Dạo này nhà thơ – nhạc sĩ đang đắt hàng bìa lắm. Chả hiểu do nói không rõ ý hay do nhà thơ thích chất chưởng với rượu hơn là với cái thứ bìa đặt hàng tội vạ này mà vài hôm sau, cái Nắng đồng bằng chiến tranh bỗng trở thành một thứ Nắng đồng bằng kinh tế. Bìa đủ các gam màu tươi rói với những nét sổ dọc ngang rõ là vui mắt, đúng như là những dòng kênh thuỷ lợi. Nhưng vẫn đẹp, vẫn có cái riêng nếu được đặt ịch lên giá sách ngoài cửa hàng. Cũng xong. Nhạc sĩ đang cười ha hả. Ai nỡ bắt cái cười ấy phải giảm âm trong cái sự "Chú ơi! Chú vẽ lại cho cháu một tý đi…"

    Cái áo đã xong nhưng cái ruột lại có chút nhọc lòng. Trước khi đem đi nộp quyển, vì là tiểu thuyết đầu tay nên có ý nhờ bố đọc lại cho một lần với suy nghĩ đơn giản: ông cụ (nhà văn Học Phi) chỉ chuyên viết kịch, chữ nghĩa dằng dặc thế này, chắc cũng để đọc cho vui. Ai dè, đọc xong, ông cụ nói gần như gắt lên: “Cái kết yếu quá! Sao lại bệ nguyên xi cái kết của truyện ngắn “Kỷ niệm vùng ven” vào đây?”. Cái chuyện mà gắt như thế là mệt rồi! Cũng vặn lại: “Nhưng tiểu thuyết hoàn toàn có thể lấy vốn sống và chi tiết của truyện ngắn đắp vào cho mình, như là hai thể loại bổ sung cho nhau kia mà…” Gắt nữa. Vặn lại nữa. Tranh luận. Như không phải hai bố con mà là hai nhà sáng tạo. Cuối cùng phải nhờ đến sự trọng tài có màu sắc dễ dãi của ông anh cả cũng cùng nghề (nhà văn Hồng Phi). Cho qua. In lần đầu bốn vạn rưỡi cuốn, mênh mông, được hơn bốn ngàn đồng nhuận bút, tức tương đương bốn cây vàng mà một cây vàng lúc ấy to lắm, có thể mua được cả một chiếc xe máy gần như mới tinh. Và bốn cây, có thể làm gọn một căn hộ mặt tiền chừng hai, ba chục mét vuông rồi. Không biết, cứ phóng qua cầu Long Biên sang chợ Ninh Hiệp mua quần mua áo, trở về mua tủ lạnh, ti vi… toàn cái của đã dùng rồi, nhẵn túi. Ngu ngơ thật! Thôi thì, đời ngu ngơ văn thường sắc sảo, đời sắc sảo văn lại hay ngu ngơ, luật bù trừ, niêm luật sáng tạo nó thường là như thế, vốn dĩ vẫn thế. Tặc lưỡi an ủi vậy cho đỡ tiếc. Và an ủi thêm cả điều này nữa: Có thể dễ dãi trong mọi điều nhưng đối với văn chương lại phải hết sức nghiêm ngặt. Thì đó, cái sự gắt của bố ít lâu sau đã thành hiệu lực khi có bài phê bình nói rằng: Nắng đồng bằng rất dễ gây cho bạn đọc một lầm tưởng đó chỉ là một thứ truyện ngắn nối dài. Có rất nhiều cái đau của nghề nhưng cái đau của sự lặp lại, của sự không vùng thoát ra được khỏi cái bóng của mình có lẽ là nỗi đau nhất.

    Từ đó đến nay, tôi đã viết thêm hàng ngàn trang sách, cả ngắn lẫn dài, cả thể loại này lẫn thể loại kia, cái được, cái chưa được nhưng có lẽ chưa có cuốn sách nào được viết ra với tất cả sự nồng nàn, thoát xác và cả ngây thơ vụng về như Nắng đồng băng. Một sự tập dượt, trả giá để sau này tôi viết cuốn Ăn mày dĩ vãng.

    Có điều cần nói thêm một chút về nhân vật chính Năm Thuý. Cái tên này có thật. Tất nhiên cái thật ấy là gom gộp của cả chục, cả trăm những cô gái khác trong chiến tranh lại mà thành. Nhưng hy sinh hết cả rồi, mỗi Thuý còn sống nên để lưu dấu một kỷ niệm, tôi cứ mạo muội dùng tên em như biểu tượng của một thời đau thương, oanh liệt và của một thời con gái đi qua chiến trường. Chỉ khác Thuý trong truyện, trong phim đã chết – và nói chung, tất cả những nhân vật chính của tôi ở cuốn truyện đều lăn ra chết cả, cũng không hiểu tại sao – còn Thuý ngoài đời hiện đang là một bác sĩ có uy tín của ngành y tỉnh Bình Dương. Khi tôi mang tặng cuốn sách này cho thiếu phụ đã có hai con ấy, em khóc bảo: “Ngày xưa không bữa nào là không phải chôn nhau nhưng sống vui nhỉ, đẹp nhỉ, anh nhỉ!”.

    Đẹp nhỉ!… Phải chăng đó là cái lõi cốt, cái âm hưởng chủ đạo để mỗi lần cầm bút động đến đề tài này, tôi lại không thể chạnh nhớ đến câu nói của em như một tiếng động của rừng thì thầm nhắn gửi.

    Chu Lai

    Nguồn: nguoibanduong.net
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/17
    htahta, averelle, ngockq75 and 3 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này