Giả tưởng Lịch sử Nặng Gánh Cang Thường - Hồ Biểu Chánh

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 24/4/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    cover.jpg

    Nặng gánh cang thường

    Tác giả: Hồ Biểu Chánh
    Thể loại: Tiểu Thuyết
    Càn Long - 1930


    Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: một Nghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậu là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lập Bang Cơ lên làm Thái tử tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khi vua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng Sơn Vương giết mà giành ngôi. Ðến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tàn bạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn.

    Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuận. Ðến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng Ðức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạc nghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị.
     

    Các file đính kèm:

    lecanhcuong, VietNhan, atdau and 10 others like this.
  2. Trong Nho Đạo có Tam Cang: Quân-Thần, Phụ - Tử, Phu - Phụ. Cốt của một xã hội thời phong kiếng là ở đó. Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín là cốt ở một người chính nhân.

    Dùng những điển tích và nhân vật lịch sử để viết lên một chuyện tình lâm ly xưa nay không hiếm, có Võ Đông Sơ và Bạc Thu Hà, Phạm Công và Cúc Hoa v.v. Và những câu chuyện như vậy không phải là ngoại sử, cũng không phải chuyện dân gian nhưng cũng là tuồng dựng trên tích, lắm khi đi vào lời ru tiếng hát của một thời của cha ông nhà mình.

    Với giọng điệu nam bộ mộc mạc, chất phác mà thời này ngó như hơi hướng cải lương, có điều đọc thấy ấm áp, tha thiết, tỉ tê lắm.

    Đưa ra một tình tiết đau não. Sát cha của người đã hẹn ước vì chữ Hiếu (Vô tình tai nạn trong lúc đánh nhau), lại bất hiếu với cha đến độ cha tức mà chết(Dù đang bệnh vô phương cứu mà lý lẽ vẫn vươn trăm mối), rồi giám cải cả lệnh vua. Mở đầu là Hiếu mà toàn câu chuyện lại chốt ở chữ Tình.

    Đọc đôi lúc sẽ thấy bất hợp lý. Nhưng người thời đó trọng chữ Tình thật. Mới có câu "Anh Hùng Chỉ Lụy Ở Ải Tình" là vậy.

    Thật thích thú khi đọc đoạn đối đáp của Sơn Tòng Và Lê Niệm. Cái Nghĩa đặt lên trên tất cả, Lễ dụng rất chỉn chủ không xao động. Từng câu từng chữ Sơn Tòng đối đáp thật tài tình, thể hiện một người chí khí quật cường, thắng được cả bản thân mình đang cơn oán giận.

    Mời Bạn Đón Đọc.

    P/S: Truyện Này không tag bằng tag Hiện Thực được nhé bạn. Tiểu Thuyết Lịch Sử hay gì gì thuộc về tuồng tích xưa. Để Hiện Thực thì bị chệch mất.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/4/16
    Văn.Cường thích bài này.
  3. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    À, do em đề nghị đấy anh! Theo anh thì tiền tố gì cho hợp nhỉ?
     
  4. Mình cũng không biết, như tag kiểu Chim Sâm Cầm Chưa về hay Phạm Công Cúc Hoa, Đêm Hội Long Trì v.v... gì đó.

    Tiểu Thuyết Lịch Sử cũng nên. Chỉ sợ người đọc lại xem nó như Sử mà bàn luận, chỉ trích lum la.
     
    Văn.Cường thích bài này.
  5. vutananh

    vutananh Lớp 4

    Cảm ơn bạn! Cuốn này vừa có mục lục ở đầu sách lại có TOC dễ dàng chọn chương cho các thiết bị cầm tay...
     
    Văn.Cường thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này