Khảo luận Nghệ thuật thơ ca và Văn tâm điêu long - Aristote và Lưu Hiệp

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi andanhtoi, 7/6/15.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Nghệ thuật thơ ca và Văn tâm điêu long

    [​IMG]

    Tên tác phẩm: Nghệ Thuật Thơ Ca Và Văn Tâm Điêu Long
    Tác giả: AristoteLưu Hiệp
    Nhà
    xuất bản: NXB Văn Học
    Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    Năm xuất bản: 1999
    Số trang: 288 Trang



    Aristote là một nhà triết học lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại. Engels đã từng gọi ông là "người bác học nhất trong số những nhà triết học đương thời".

    Chúng ta sẽ bàn về nghệ thuật thơ ca nói chung, về các thể loại riêng của nó, cũng như về mỗi thể loại này ước chừng có ý nghĩa như thế nào, và cốt truyện cần phải xây dựng sao cho tác phẩm được hya; ngoài ra cũng sẽ bàn đến việc tác phẩm đó gồm bao nhiêu phần, những phần gì, cùng tất cả những cái khác có liên quan tới đề mục này; theo thứ tự tự nhiên, chúng ta bắt đầu từ cái căn bản nhất.

    Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó, nói chung, đều là những nghệ thuật mô phỏng, giữa chúng có ba điểm khác nhua: hoặc thực hiện sự mô phỏng bằng cái gì, hoặc mô phỏng cái gì, hoặc mô phỏng như thế nào, - cho nên không phải lúc noà cũng như nhau cả. Giống như khi tái hiện các sự vật, người ta mô phỏng chúng bằng các màu sắc hay hình dáng, một số người thì dựa vào tài nghệ, số khác dựa vào kĩ năng, số khác nữa thì dựa vào thiên bẩm, thì tất cả những thứ nghệ thuật kể trên cũng như vậy: sự mô phỏng thể hiện trong tiết tấu, trong ngôn từ, trong giai điệu, hoặc chỉ dùng một thứ, hoặc bằng cả mấy thứ. Thí dụ nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền và những loại nghệ thuật âm nhạc khác , như nghệ thuật khèn chẳng hạn, thì chỉ dùng có giai điệu và tiết tấu; những nhà vụ đạo chỉ mô phỏng bằng tiết tấu mà không dùng giai điệu, bởi vì chính bằng những cử động nhịp nhàng và truyền cảm, họ đã tái hiện những tính cách, những tâm trạng và những hành động; còn loại nghệ thuật mà chỉ dùng ngôn từ - hoặc không có cách luật hoặc có cách luật, thêm nữa hoặc xen lẫn cách luật với nhau hoặc chỉ dùng một thứ, thì đến bây giờ loại nghệ thuật ấy vẫn hày còn bởi chính vì chúng ta không thể đặt một tên chung nào cho những bài mimes của Sophron và Xenarquen, hay những bài đối thoại của Socrate, kể cả sự mô phỏng bằng thể thơ ba chân, thể thơ bi ca, hoặc những loại thơ tượng tự; chỉ những ai gắn liền khái niệm "sáng tác" với cách luật thì mới gọi số người này là những nhà thơ bi ca, số người khác là nhà thơ sử thi, và khi tôn họ là những nhà thơ thì không phải căn cứ theo thực chất của việc mô phỏng mà nói chung là căn cứ theo cách luật. Và nếu như có người viết một bài nói về y học hay vật lí học bằng cách luật, thì theo thói quen, người ta sẽ gọi tác giả là nhà thơ;...".

    Tác phẩm viết xong vào khoảng 495-497, và tác giả đệ trình Thẩm Ước để được thẩm định. Ước cũng như Hiệp đều là những người rất thông thạo tiếng Sanskrit, lý thuyết âm vận học của Ước là xuất phát từ việc học tiếng Sanskrit mà đi đến chỗ phân tích ngữ âm Hán và chính vì tiếng Hán có thanh điệu mà tiếng Sanskrit không có, cho nên sự đối lập này khiến Ước trở thành vị thầy của âm vận học. Tuy Ước xem trọng tác phẩm của Hiệp, mà thiên Thanh luật trong tác phẩm lại không được Hiệp xem là điều chủ yếu của văn. Chính sự am hiểu về thanh luật đã thay đổi thơ Trung Hoa và thơ Đường sau này, do đó là chịu ảnh hưởng của thuyết thanh luật của Thẩm Ước, một lí thuyết gốc từ ngữ âm học Ấn Độ. Tuy Thái tử Chiêu Minh quý trọn Hiệp , nhưng quan điểm của Thái tử về văn lại khác uan điểm của Hiệp. Chiêu Minh Thái tử xem các sách kinh, sử, chư tử không thuộc văn học, trái lại Hiệp lại lấy nó làm nên tảng văn học. Do đó, ta thấy trong thời mình, tức thời Nam Bắc triều, tác phẩm của ông không có được sự đán giá xứng đáng với nó.

    Sang đời Đường (705-907), lí thuyết thanh luật phát triển thành luật thi, cách lí giải văn học chấp nhận cả các kinh, sử, biền văn cũng như chư tử, tức là kiến giải của Lưu Hiệp được chấp nhận về đại thể. Nhưng các nhà văn hào đời Sơ Đường và Thịnh Đường như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, tuy chấp nhận các nguyên lí trong các thiên Nguyên đạo, Trưng thái, Tôn kính, nhưng Hàn Dũ chống lại biền văn cho nên các thiên như Thanh luật, đối ngẫu, từ táo lại không được các nhà cổ văn coi trọng. Phải đến thời Văn Đường, khi phong trào biển văn được thịnh hành, lúc đó tác phẩm của Hiệp mới được coi trọng một cách toàn diện. Nhưng sang đời Tống (960-1280), xu hướng chung của các nhà Nho là coi trọng đạo mà khinh văn cho nên tác phẩm ít được chú ý.

    Nghệ thuật thơ ca và Văn Tâm Điêu Long trong chừng mực nhất định đều đứng ở cội nguồn của hai nền lí luận nghệ thuật Tây - Đông, có ảnh hưởng không nhỏ đối với tiến trình phát triển của nhiều nền văn học và trường tồn với thời gian. Không một công trình nghiêm túc nào khi đi vào lĩnh vực này lại không nhắc đến hai tác phẩm trên.
    Lần này Nhà xuất bản Văn học tái bản cả hai công trình thành một cuốn sách, có thể coi đây là một cuộc giao lưu, đối thoại Đông - Tây, hi vọng nghe câu chuyện người ưa trên dưới hai ngàn năm trước chúng ta vẫn có thể học những kiến thức bổ ích - chí ít là kinh nghiệm, cho những cuộc tranh luận đang ngày càng diễn ra sôi nổi hiện nay.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    ________________
    Links bổ sung: Các bạn tải Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc bản pdf đính kèm dưới đây nhé (tải 2 files rar và giải nén).
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 4/2/23
  2. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Bạn tải ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Anan Két and huytran like this.
  3. Buithanhthao

    Buithanhthao Mầm non

    Bạn ơi, mình đang cần đọc cuốn này để học chuyên đề Lí luận văn học trên Đại học, bạn có thể share cho mình được không, mình nhấn vào PDF nhưng có yêu cầu truy cập. Cảm ơn bạn nhìu ạ.

    ________________
    Lời nhắn của mod:
    Link ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đã được cập nhật.
     
    Last edited by a moderator: 4/2/23
    Anan Két thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này