Trà phiếm Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/8/21.

Moderators: amylee
  1. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Hôm nay tôi đọc được câu "mèn ơi!", câu này nghe nhiều rồi nhưng chợt thấy chưa hiểu nghĩa. Vậy chữ "mèn" là gì nhỉ? Và nguồn gốc, xuất xứ của nó? :think:
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đặc sản Nam Bộ nhé. Mèn ơi, chèn ơi, chèn đét ơi.. phát triển từ trời ơi.

    vì thế hệ ông bà xài, chắc dạng câu cửa miệng ấy mà.
     
    RGBCD thích bài này.
  3. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Vậy "mèn đét ơi" chắc là "trời đất ơi" nhỉ?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có thể tương tự, mèn đéc ơi, mèn đét ơi, chèn đéc ơi, chèn đét ơi...

    Hiện tại những U60,U70 có thể còn được nghe họ nói, thế hệ trẻ (cả mình) tuyệt nhiên không hề có những từ này trong từ điển nói hàng ngày
     
  5. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Tôi nghĩ mèng đéc có vẻ hợp lý hơn mèn đéc vì có vẻ thuận cho cách phát âm miền Nam hơn (tôi là dân Bắc kỳ), chỉ là cảm tính, nên có khi sai. Đây chắc là một trường hợp mà éc hay ét đều đúng cả. :D
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thì tùy người ký âm mà cũng có bao giờ đọc được văn bản chính thức nào về các từ đó đâu
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ở trong Nam ví dụ hai chữ tin và tinh đều đọc thành "tinh"; chèn và chèng đều đọc thành "chèng"; thật sự chúng tôi cũng không để mấy đến èn-èng, éc-ét, in-inh, ắt-ắc.. một cách đọc một à. Nên nhiều khi ghi hay đọc hai cách viết đó mà ít khi để ý lắm.
     
  8. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Cái đó làm nên bản sắc, theo tôi là rất hay, không nên thay đổi. Thêm ví dụ nữa về bản sắc, chữ r ở miền Tây hay phát âm thành g, cũng rất dễ thương. Trong văn viết, thì sự chuẩn xác chỉ cần tuân thủ ở những văn bản chính thức, pháp quy. Còn ở đây thì cũng không cần thiết phải tuân thủ quá mức. :)
     
  9. Cloud Moon Tran

    Cloud Moon Tran Mầm non

    Tôi thì có một thắc mắc, người ta nói đến sự hiểu quả của ngôn ngữ giao tiếp, có nên nói chỉ cần người ta hiểu mà không cần đến sự mượt mà, trơn tru của câu từ? Hai cái này, cái nào quan trọng hơn? Nói quá ngắn gọn mà như tiếng anh bồi có nên khuyến khích, những người đó có bị coi là ít học không?
     
  10. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Thế tiếng Anh-Mỹ và Anh-Anh, rồi Anh-Úc cái nào đúng? Rõ ràng phát âm, thậm chí từ vựng cũng có chỗ khác nhau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/21
  11. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Đúng là biệt danh Amy “cổ hủ” không sai. :p
    Mẹ mình U60. Chắc là nghe ông bà nói rồi quen dùng. Để giảm sắc thái, tạo sự gần gũi, không quá trịnh trọng.:D
     
    RGBCD thích bài này.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Sự hiệu quả với cái mượt mà, trơn tru tưởng hai mà một đấy, nếu trình bày không gõ gàng, không mượt mà (mượt mà là mượt mà không có nghĩa là phải dài dòng lê thê hay ngắn gọn xúc tích gì cả) thì ai mà hiểu một cách chính xác những gì mình nói, thế thì hai cái đó nó xà nẹo với nhau chứ không đối lập.
     
  13. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Nhưng đôi khi muốn càng hài hước thì lại càng cần trịnh trọng, chuẩn xác, hay càng trịnh trọng, chuẩn xác thì hiệu quả của sự hài hước càng cao. :)
    Ví dụ:
     
    machine thích bài này.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngôn ngữ nói có sống có chết, có thế hệ tiếp nối thì sẽ sống, không còn thế hệ tiếp nối thì sẽ chết (tiếng Latin). Hoặc thế hệ tiếp nối không còn nói nó nữa (như Ai cập), hoặc giới trẻ không tiếp xúc các khái niệm cũ nên không dùng từ cũ nữa, lại liên tục tạo ra các từ mới (ví dụ bó tay chẳng hạn).

    Một thứ tiếng cứ liên tục rủ bỏ lớp từ cũ mà thêm vào lớp từ mới. Ví dụ nổi tiếng nhất chính là cả người Hy Lạp hiện đại cũng phải học lấy bằng tiếng Hy Lạp cổ, vì vẫn nói tiếng Hy Lạp mà đọc méo hiểu cha ông viết cái gì ^^ cũng may là vẫn bộ chữ đó chứ bộ chữ khác xem như khỏi đọc Homer luôn.

    Tiếng Việt cổ cũng đã chết, hay chính nó biến đổi thành tiếng Việt hiện đại.

    Mình thấy nhiều từ trong các tác phẩm xưa xưa bây giờ mình đọc không hiểu. Cứ thế đôi ba thế hệ nữa các từ đó sẽ chết. Không loại trừ cả mấy cụm "mèn đéc ơi" này
     
    machine and amylee like this.
  15. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Càng trịnh trọng sự hài hước càng cao?:confused: Tiểu nữ chưa tới level này. :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/21
  16. machine

    machine Lớp 12

    Vị huynh đài này quả thật vui tính. Thay mặt Đảng, nhà nước, chính phủ và nhân dân Việt Nam, tại hại xin bày tỏ tình đoàn kết cao đẹp và lòng biết ơn sâu sắc :P
     
    RGBCD thích bài này.
  17. RGBCD

    RGBCD Lớp 3

    Ví dụ trả lời là: "Câu cá online mà". Thì nó nghiêm túc quá. Hay "Câu cá online nên đảm bảo giãn cách xã hội" lại càng nghiêm túc, nên không có tính hài hước. Nhưng thêm Chỉ thị 16... Thì nó thành kiểu "đầu chuột, đuôi voi", nên mới tức cười. :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Người ta là nữ sao Công tử gọi là "Huynh đài"?:p:p:p
     
  19. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Ồ, hơi hiểu hiểu. :D:D:D
     
  20. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    À, ý nói @RGBCD chứ gì. Sorry. :p
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này