Tâm lý XH Ngỡ đã là yêu - Yasmina Khadra

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi thanhbt, 17/1/15.

  1. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    [​IMG]

    NGỠ ĐÃ LÀ YÊU

    Nguyên tác: L'attentat
    Tác giả: Yasmina Khadra
    Người dịch: Phùng Hồng Minh
    Nhà xuất bản: NXB Văn Học
    Nhà phát hành: Nhã Nam
    Khối lượng: 500 grams
    Kích thước: 13 x 20.5 cm
    Ngày phát hành: 2009
    Số trang: 340
    Giá bìa: 57.000đ


    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt

    Giới thiệu


    Trong một nhà hàng tại Tel-Aviv, một phụ nữ tự làm mình nổ tung giữa hàng chục khách hàng khác...

    Trong bệnh viện thành phố, Amine, vị bác sĩ người Israel gốc Palestine đang phẫu thuật cho hàng chục bệnh nhân sống sót qua vụ khủng bố...

    Bác sĩ không thể ngờ người vợ trẻ mình luôn hết lòng yêu thương lại chính là kẻ khủng bố cảm tử gây ra thảm kịch kia. Người đàn ông mang trong mình những dằn vặt khôn nguôi, và để có được lời giải đáp, anh lao vào một hành trình tìm kiếm tưởng như vô vọng. Thế rồi, một bí mật vĩ đại của tình yêu dần được hé mở...

    Cuốn tiểu thuyết góp phần khẳng định tên tuổi Yasmina Khadra đã nhận được trên mười giải thưởng văn học trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến Giải thưởng lần thứ 25 do Hiệp hội các nhà sách bình chọn, đồng thời xuất hiện trong danh sách đề cử của các giải thưởng văn học danh giá như Goncourt, Renaudot và Giải thưởng lớn dành cho Tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp.

    Giới thiệu của báo chí


    Chọn một chủ đề rất mực thời sự: nạn đánh bom cảm tử vẫn được đề cập đến hằng ngày trên các bản tin, cuốn tiểu thuyết Ngỡ đã là yêu của nhà văn Algeria Yasmina Khadra (NXB Văn Học ấn hành) mặc nhiên có sức hút đặc biệt với độc giả, kể cả với những ai không quan tâm đến chính trị.

    Vì vậy, Ngỡ đã là yêu đủ sức tạo nên cơn sốt. Không mấy khó để nhận ra rằng thế giới này thật sự bị bao trùm bởi những nỗi nghi ngờ, hư ảo. Nhưng ẩn sâu trong mỗi ngôn từ đầy biến hóa của Yasmina Khadra là những tiếng gào thét bất lực của khát vọng, của lòng xót thương và cả thù hận. Cuộc sống tất bật, vòng xoáy của khát vọng thành đạt khiến cho mỗi người tự khu biệt quyền lợi, nghĩa vụ của chính mình. Để rồi không ai ngoài bản thân họ còn có đủ khả năng nghe được tiếng lòng của chính mình.

    Amine, nhà nghiên cứu Israel gốc Palestine, có một cuộc sống sung túc với người vợ mà anh hết mực yêu thương. Hẳn nhiên, ông cũng cảm nhận được tình yêu ấy từ Sihem, một người phụ nữ dịu dàng và xinh đẹp. Cho đến một hôm, một cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở Tel Aviv làm chết nhiều đứa trẻ và vợ ông chính là nghi phạm. Câu hỏi “tại sao?” liên tiếp hối thúc được trả lời. Tại sao vợ ông, người phụ nữ phúc hậu, không oán thù ai, không có gì khó hiểu, lại tự nổ một khối bom trong một quán ăn rất đông trẻ em? Tại sao chị không hề hé môi với ông về ý đồ này? Và tại sao ông, một nhà khoa học kiệt xuất, người yêu vợ hết lòng, người trao tặng chị tất cả cuộc sống, lại không cảm nhận được nỗi đau bao ngày của chị? Hàng loạt câu hỏi tại sao mà Amine đặt ra cũng chính là những tự vấn lương tâm của ông. Phải chăng, chính ông đã “quên” (một cách vô tình hay cố ý) việc phải lắng nghe người khác. Mỗi người đều có một cách riêng của mình để cảm nhận và có những hành động của riêng mình về tình yêu. Nhưng ai trong họ có thể tự hào rằng cách yêu của mình là đúng nhất. Bởi ngay cả với Amine, một người yêu vợ đến tôn thờ nhưng khi Sihem qua đời, ông mới biết rằng thực sự ông chưa bao giờ yêu vợ cả.

    T.Vũ
    (Nguồn: Báo Người lao động)

    Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn không có điều kiện mua sách!

    Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!
     

    Các file đính kèm:

  2. superlazy

    superlazy Lớp 4

    Truyện hay quá. Nhưng vì sao khi có một vụ đánh bom thì lại có tổ chức nào đó lên tiếng nhận trách nhiệm nhỉ?
     
  3. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Đánh bom là để gây nên sự chú ý :p! Nhận trách nhiệm để hướng sự chú ý về mình rồi sau đó nêu lên những thông điệp mà họ muốn mọi người biết, càng nhiều càng tốt! :) Còn nếu nói mà không làm thì chả ai để ý!
     

Chia sẻ trang này