LS-Việt Nam Ngữ nguyên tiếng Việt: 600 từ vựng cơ bản

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi haitruong, 17/8/20.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Nhớ hồi xưa đọc Anh hùng xạ điêu, đoạn Thành Cát Tư Hãn sai thư ký thảo chiến thư và thư mời Khưu chân nhân. Tội nghiệp ông thư ký, bị đánh chửi vì không hiểu ý sếp. :D
     
  2. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Còn đạo đức giả thì Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/20
    ntdieu thích bài này.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình phải xin lỗi bạn trước về từ này vì bạn không đánh vần được nó.

    Sẵn kiến nghị với @Deathshine @Despot luôn là em vừa trở thành người “đạo đức giả” về việc muốn viết hoa đầy đủ tên người, và nhắc người khác thực hiện điều đó. Cho nên quy tắc của diễn đàn chị có nên sửa lại không ạ? Vì viết hoa hình như có quy định rõ, nhưng nó trở thành đạo đức giả rồi thì có nên bỏ không?

    Thiết nghĩ nếu ghét ai đó (vì quan điểm của họ) thì ngay lập tức viết thường tên người đó là không thích hợp.
     
    Đặng Trúc Quỳnh thích bài này.
  4. john_steinbeck

    john_steinbeck Lớp 2

    Xin lỗi, các bạn có thể tập trung vào bình luận vào chuyên môn được không, tránh lan man. Về mặt ngữ học, tôi thấy bạn anhTH bình luận rất rõ, nếu các bạn phản biện, các bạn nên tập trung vào đó. Tránh bắt lỗi nhau. Mong chờ các phản biện chuyên môn của các bạn.
     
    vietvietnam and Cải like this.
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đúng rồi, nên bán (tặng) bia hơi, không nên bán kèm, tặng kèm lạc. :)
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn hấp tấp quá :D để xin lỗi bạn ấy trước rồi từ từ phản biện sau.
    Nếu phản biện không cần để ý tôn trọng đối phương hay theo như bạn ấy nói là “đạo đức giả” thì khác nào chửi lộn ngoài chợ?
    Bây giờ mình đi ngủ trưa, chiều sẽ phản biện sau. Hơn nữa bạn ấy đang khá cảm xúc trong tranh luận. Sẽ không nghe lọt những phản biện không hợp với quan điểm của bạn ấy.
     
    Đặng Trúc Quỳnh and ntdieu like this.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trước khi phản biện thì xin đính chính với tất cả là từ comment đầu tiên đến giờ mình chỉ tập trung xác nhận nghĩa của từ "xịn" là "tốt" vì nó được dùng rất rộng rãi ở miền Nam. Mình chưa hề nói là phân tích nguồn gốc của bác Du đúng hay là phản biện của bác @anhTH sai. Cho nên những phản biện tiếp theo của các bên nên chú ý điều này nhé!
     
    ntdieu thích bài này.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Các bạn có để ý một điều, trong ngoại giao dù rất thù địch nhau, ghét nhau, khinh nhau nhưng Bộ ngoại giao - đại diện cho chính phủ một nước vẫn thảo những văn bản trang trọng gửi đến đối thủ, kẻ thù. Vì để giữ thể diện quốc gia, đó là thông lệ. Giờ có nước không thích theo thông lệ thì sao? Thì đành chịu và cười thôi, ép uổng nhau làm gì? :D
     
  9. anhTH

    anhTH Lớp 1

    không vì có nói đến từ "ey" mà có nghĩa comment của tôi là trả lời riêng cho bạn.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vâng bạn. Vậy bạn cũng chấp nhận là nên viết hoa tên người chứ? Nhưng cái trường hợp này thì bạn không đúng vì không có ý muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì không viết hoa nhé. Nhưng tùy bạn thôi. Mình mong bạn có những phản biện sắc bén để phản biện vào Facebook của bác Du ấy, để bác ấy sửa nếu bác ấy sai. Tranh luận ở đây mất đi nhiều ý nghĩa rồi nhé, vì chưa thấy ai trong thread này phản đối ý kiến của bạn về việc bác Du sai cả.
     
  11. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Bạn không phân biệt văn bản hành chính và bút đàm sao, tôi không cho rằng các comment trên diễn đàn khi trao đổi là văn bản với đầy đủ chuẩn mực của nó. Một số cách viết comment là giúp thể hiện thái độ của người viết thay cho việc không thể hiện được biểu cảm trực tiếp.
     
    Cải thích bài này.
  12. john_steinbeck

    john_steinbeck Lớp 2

    Mình nghĩ chữ "xịn" nghĩa là tốt là điều không thể bàn cãi, mà cũng không thấy ai phản đối điểm này. Vấn đề là "tốt" có phải là biến âm của "xịn" như ông Trương Thái Du nói hay không?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi không ám chỉ điều gì liên quan đến bất cứ ai trên Thư viện này đâu, bạn ạ. Chỉ viết bâng quơ vậy thôi. Ai tự vơ vào thì tôi không chịu trách nhiệm. :cool:
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Trích wikipedia, trận Stalingrad.
    Câu kết của tối hậu thư buồn cười nhỉ: "các ông sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm".
    Thật sự cũng không để ý cái tối hậu thư này có trang trọng, đúng chính tả, ngữ pháp không? :p
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dùng với nghĩa tương đương thì đúng hơn, cho nên bác Du có thể sai.
     
    john_steinbeck thích bài này.
  16. Currently_nat

    Currently_nat Mầm non

    Thường thì tôi không hay phản hồi với những người tôi coi nhẹ.

    Có đấy, và khá nhiều. @anhTH có bao giờ nghe đến Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra hay Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến? Các tác giả này có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.

    Đây là sự nhầm lẫn giữa đạo đức và nguyên tắc chính tả, nhầm lẫn giữa đạo đức và văn hóa với ý đồ chính trị hóa đạo đức và văn minh. Thường là suy nghĩ chung của loại người quá khích (extremism, và dễ đưa đến fanaticism).

    -----------

    PS.1 @anhTH có gì chứng minh chắc chắn về nguồn gốc phát âm từ Hán Việt của Việt Nam không là Đường âm?

    PS.2 Tôi không hiểu lắm về việc, trong quá khứ, sự vay mượn Đường âm và việc chứng minh rằng Việt Nam ta có hay không có sự vay mượn này sẽ làm mất lợi ích gì đó của nước Viêt Nam như @anhTH nói ở trên. Còn những vay mượn từ ngữ và âm của các ngôn ngữ khác thì sao?

    PS. 3 Tôi phải nghĩ như thế nào về nick của @anhTH khi viết nửa thường nửa hoa? Hơi tự khinh?
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/20
  17. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Một số nét tạm phê bình về văn bản "Ngữ nguyên tiếng Việt: 600 từ vựng cơ bản"

    - Ngay phần mở đầu tác giả đã sai lầm khi phân tích câu " Này chồng, này mẹ, này cha...", tác giả cho rằng từ Nầy/Này xuất phát từ "Nãi" với nghĩa là "Là", rất tiếc Nầy/Này trong câu là thay cho từ "Đây", câu ấy có thể viết lại là " Đây chồng, đây mẹ, đây cha..." đặt trong văn cảnh bà vãi Giác Duyên gặp nhà Vương ông;
    - Hệ thống 20 phương ngữ mà tác giả dùng để đối chiếu với tiếng Việt là một tập nguồn quá rộng để kết luận về nguồn gốc từ nguyên, ngữ âm. Vào thời Đường, thời Hán thì số lượng phương ngữ có thể còn nhiều hơn. Với một ngôn ngữ có tính thống nhất tương đối cao, ít dị biệt như tiếng Việt mà một số từ thì đối chiếu ở âm Sán Đầu, từ khác tìm ở âm Hạ Môn, từ nữa tìm ở âm Thượng Hải...., phương pháp này không được logic. Hán âm và Đường âm đứng ở đâu ngoài 20 phương ngữ? Một số nghiên cứu về phát âm tiếng Hán Việt khi không thấy sự tương đồng với âm của ngườ Trung quốc thì đã nêu luận điểm đây là di chỉ của Đường âm tồn tại ở người Việt nhưng cũng còn dè dặt nhưng rất hợp ý của người Trung quốc;
    - Tại sao không đặt vấn đề Mân âm, Ngô âm có nhiều tương đồng trong tiếng Việt có thể là di chỉ ký ức còn lại của những người đã bị đồng hóa, những kẻ xâm lược đã học của người bản xứ, đây là luận điểm cần được xem xét để đánh giá nguồn gốc tiếng Việt khách quan hơn là chỉ một chiều từ Hoa sang Việt;
    - Nhiều ví dụ biến âm chiều ngược lại từ đa âm sang đơn âm, từ phi Hoa sang Hoa chưa được tác giả chú ý như: Krong - Sông - Giang - Long..
    - Luận điểm thực dân dòng người Đông Bắc Á cổ đại di cư và mang ngữ pháp đến các ngôn ngữ bản địa Bắc Mỹ từ Chile đến Argentina cũng giống như chủ thuyết người Trung Quốc tìm ra chau Mỹ trước Columbus, đầy kiêu hãnh nhưng thiếu cơ sở, với hành trình xa xôi không biết nhóm cư dân cổ Trung quốc chiếm được tỷ lệ bao nhiêu so với nhóm cư dân bản địa đủ để làm thay đổi cấu trúc của ngôn ngữ?
    - Từ Buddha: Phật giáo đến Việt Nam rất sớm và theo con đường độc lập với trung tâm phật giáo Luy Lâu, quy kết từ Bụt là cổ hán âm của Phật là rất khiên cưỡng, các âm "put/bật/ phật" là biến âm từ Bụt của trung tâm phật giáo sớm nhất miền Nam Trung Hoa lúc bấy giờ;
    - Từ Nhập: tác giả cho rằng hậu Đường âm mất "P" biến thành "Dô/giô/Zô" cũng là nhầm lẫn, "Dô/giô/Zô" ở đây là "Vô" với ý vô mâm, đưa rượu vô miệng.

    Tạm xét vậy....
     
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngay từ đầu bạn có bài phân tích này thì tốt quá.
     
    Dr. No thích bài này.
  19. ceon

    ceon Lớp 1

    Không có người Hán, người Đường. Vậy chứ có người gì?
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Để mình trả lời thử nhé? Chỉ có triều Hán và triều Đường, trong thời đại của 2 triều đó trong lãnh thổ có nhiều dân tộc khác nhau. Nếu nói ở Việt Nam thì triều Lê, triều Nguyễn thì sao? Người Việt, hoặc Kinh chứ chưa có ai gọi là người Lê, người Nguyễn cả.
     
    Cải and Caruri Tlkd like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này