Biên khảo Nguồn gốc địa danh Sài Gòn - Bình Nguyên Lộc

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    goldfish
    Thủ thư

    Tên sách: NGUỒN GỐC ĐỊA DANH SÀIGÒN
    Tác giả: Bình-nguyên Lộc
    Nguồn: Website binhnguyenloc
    Thực hiện ebook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 05/06/2008
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trong bài “Đọc cuốn Sài Gòn năm xưa”, cụ Nguyễn Hiến Lê tóm tắt thuyết của cụ Vương Hồng Sển về nguồn gốc địa danh Sài Gòn như sau:

    “Sài Gòn thời Miên là Prei Nokor (nghĩa là xứ ở giữa rừng); Trung Hoa tới lập một khu buôn bán gọi là Đề Ngạn (Chợ Lớn ngày nay), và người Việt tới lập một khu khác, gọi là Bến Thành (Sài Gòn ngày nay).

    Đề Ngạn mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra "Thầy Ngồnn" hay "Thì ngồnn" hay "Tài ngòn". Sài Gòn có lẽ do đó mà ra, chứ không phải do Prei Nokor.”

    Về hai chữ Đề Ngạn, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “Tôi không biết các sử cũ có viết là Đề Ngạn hay không, chỉ thường thấy ngày nay nhiều người viết chữ Hán chữ Đê Ngạn với Đê: bộ thổ, nghĩa là cái đê, còn Đề Ngạn với Đề: bộ thủ, nghĩa là nắm lấy” (1).

    Ông Bình-nguyên Lộc cho rằng so với các thuyết khác thì thuyết của cụ Vương Hồng Sển hợp lý nhất, “bằng chứng là mãi cho đến ngày nay, người Tàu vẫn tiếp tục gọi Chợ Lớn là Thầy Ngồl, viết ra chữ (2) là Đề Ngạn”; nhưng có điều ông thắc mắc là “tại sao rồi thì địa danh Sài Gòn, đáng lý gì chỉ trỏ Chợ Lớn thôi, mà lại trỏ Sài Gòn chớ không trỏ Chợ Lớn bao giờ? ”.

    Trong thời gian sống ở Mỹ, ông Bình-nguyên Lộc đã tự giải đáp được thắc mắc đó và ông đã “trình ra một thuyết mới” về “Nguồn gốc địa danh Sài Gòn”. Ngoài ra, trong bài viết được chúng tôi chép lại dưới đây, ông Bình-nguyên Lộc còn giải thích thêm chữ “Công” trong cuốn “Thời Đại Hùng Vương” mà tác giả cuốn đó không biết “Công là danh từ của dân tộc nào”.

    -------------------------------
    Chú thích của Goldfish:
    (1) Đê (bộ thổ): cái đê. Đề (bộ thủ): nắm lấy
    (2) “Chữ” tức chữ Hán.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]


    Vài nét về tác giả: Bình-nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh ngày 7/3/1915 tại Tân Uyên, Biên Hòa, Nam Việt Nam, từ trần 7-3-1987 tại Sacramento, California. USA.
    Ông mất đi và để lại cho đời một kho tàng lớn đủ các thể loại gồm tác phẩm đã xuất bản, chưa xuất bản và các tác phẩm còn dở dang… Riêng thể loại truyện ngắn là hơn 1.000 tác phẩm.
    Năm 1961 ông từng đoạt Giải Nhứt Văn chương Toàn quốc 1959-1960 (VNCH) thể loại tiểu thuyết với cuốn Đò Dọc với giải thưởng lớn là 25.000 VNđ (*) Cùng Giải Nhứt đồng hạng năm đó là nhà văn Vũ Khắc Khoan với cuốn Thần Tháp Rùa.

    Các bút hiệu:
    Bình-nguyên Lộc: bút hiệu chánh cho các truyện ngắn, truyện dài tình cảm.
    Phong Ngạn : bút hiệu của tiểu thuyết dã sử “Quang Trung Du Bắc“ và “Tân Liêu Trai“.
    Phóng Ngang, Phóng Dọc: biến thể của Phong Ngạn, bút hiệu của những bài trào phúng.
    Trình Nguyên: bút hiệu của một feuilleton, tiểu thuyết dã sử liên quan đến cuộc chiến Việt Chiêm, chỉ xuất hiện trong một truyện.
    Tôn Dzật Huân: bút hiệu của truyện trinh thám, là một loại tự-mê (anagramme) biến thể từ tên tộc Tô Văn Tuấn, chỉ dùng một lần.
    Hồ Văn Huấn: bút hiệu của khảo cứu „Sửa Sai Cổ Sử“, cũng là loại tự-mê, biến thể từ tên Tô Văn Tuấn, xuất hiện từ khi ở hải ngoại.
    Diên Quỳnh: bút hiệu của chỉ một truyện vừa, tình cảm ở nồng độ tâm trạng đen, và của chỉ một truyện ngắn khác.
    (….) Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    (*) Còn nhớ 1975 lương của Chuẩn Tướng QLVNCH là 35.000 VNđ/tháng – Hungnhon



    [​IMG]
    Địa danh Sài Gòn - TP.HCM qua các thời kỳ
    Vân Trinh (Vietnamnet tổng hợp ) 5 trang A4
    Tài liệu nghiên cứu địa danh Sài Gòn – Tp.HCM

    của TS. Lê Trung Hoa (10 trang A4)

    Copy, Paste, hiệu đính & mần ebook prc by: Hungnhon (tve)

    Ngày hoàn thành: 29/12/2008
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ; Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    ***

    “…Trong "Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị" của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn:…”
    “…Sài Gòn thời Miên là Prei Nokor….”
    “…Đề Ngạn mà phát âm theo giọng Quảng Đông thì nghe ra "Thầy Ngồnn"…
    “…Người Tàu vẫn tiếp tục gọi Chợ Lớn là Thầy Ngồl,…”
    “...chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor….”
    “…Cambuchia: Ko(r); Lào: Gòn; Phù Nam: Gòn; Nam Kỳ xưa nay: Gòn….”
    “…Nhưng tôi chỉ tin theo tài liệu Cổ thôi là sử Trào Nguyễn, sử này viết tên của Sài Gòn là Sài Côn vậy Sài Gòn do Sài Côn mà ra.”…
    “…đọc Tây Giang như sau: a/ Sài Gòn; b/ Tsi Kiang; c/ Tsi Kang; d/ Xi Cống…”

    Vậy, các thuyết kể trên đây đều không vững cả.

    Cuối cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát:

    … đó là một tên phiên âm từ tiếng Thái: Xiêm Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp với tên Khmer nguyên thủy Prei Kor (Nếu Prei Kor có nghĩa là Rừng Gòn …) cũng có ý nghĩa tương tự…?!

    Bạn nào đọc trên Palm sang đây lấy giúp nhé:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này