Trà phiếm Nguyễn Lân là giáo sư tự phong, tức giáo sư dỏm...?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 27/10/17.

Moderators: amylee
  1. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Giáo sư hay ko cũng chỉ là cái danh. Quan trọng là đóng góp, năng lực của ông ý thế nào. Gọi "Giáo sư" mang hàm ý biết nhiều, hiểu rộng, mang tính học thuật. Nếu khả năng của ngta như thế thì gọi cũng đâu có gì sai. Không sửa thành "Bố giáo sư" đi :))). Lắm ông cũng bằng này bằng nọ mà kiến thức có vẹo gì đâu, toàn nghiên cứu mấy cái ba lăng nhăng
     
    gaumisa thích bài này.
  2. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Ô hay, "danh có chính thì ngôn mới thuận".

    Cái học hàm học vị là để chứng tỏ một khả năng đạt một mức nào đó. Ví dụ như vào viện thấy ông nào có biển tên "bác sỹ" thì có nghĩa ông ta có trình độ nhất định về y tế.

    Giờ ông lao công cũng đeo biển tên bác sỹ, rồi khám chết người thì tính sao?
     
    maiminh06 and gaumisa like this.
  3. nducminh2906

    nducminh2906 Banned

    Ông bị ngẫn à, học hàm học vị quan trọng hơn hay năng lực quan trọng hơn. Ông lao công mà trình độ ngang bác sĩ thì sao ko được khám bệnh, chỉ vì thiếu cái bằng thôi à
     
    gaumisa thích bài này.
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Đề nghị nhà nước trả lại từ giáo sư theo nguyên nghĩa của nó, có muốn phong tặng ai thì đổi tên thành Mác sư hay cho nó có vẻ tây một chú t thì Marx sư cũng được. Người dạy bậc đại học hay cao đẳng thì gọi là gì nhỉ. Tôi thì cứ giáo sư mà gọi.
     
  5. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Giảng viên bác ạ.
     
  6. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Giảng viên hay giảng sư thì tôi biết. Nhưng khi phỏng vấn ta xưng hô là: thưa giảng viên hay thưa giáo sư thì từ nào hay hơn và đúng hơn? Từ xưa tới giờ ai cũng hiểu nghĩa giáo sư là thầy dạy học. Dạy và giảng nghĩa nào rộng hơn?
     
  7. trungvu113

    trungvu113 Mầm non

    Theo các bạn trao đổi ở trên thì mình hiểu rằng, giáo sư là theo cách gọi của ngày xưa, chứ không phải học vị giáo sư như cách hiểu bây giờ
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thêm hậu tố "ưu tú" hay "nhân dân" hay hơn. Vừa giữ được nghĩa gốc cũ, vừa thể hiện được những người được Nhà nước quan tâm. :)
     
    dongtrang and trungvu113 like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hôm rồi xem một chương trình trên TV, trong đó có nhắc đến ca sỹ Trung Kiên thì cùng một người có 2 cách gọi. Nghệ sỹ Xuân Bắc luôn luôn nói "NSND Trung Kiên", còn 2 nghệ sỹ còn lại (người Nam) chỉ "ông Trung Kiên". :D Thời xưa Ngọc Bảo còn tự nhận mình là "tài tử" và ai cũng gọi ông là "tài tử Ngọc Bảo". Chữ "tài tử" này chắc kém chữ oai hơn chữ "ca sỹ" một bậc nhỉ? :p
     
    chanhvan1987 thích bài này.
  10. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Phỏng vấn em nghĩ cứ "Thưa ông..." hay "Thưa nhà giáo nhân dân...", "Thưa giáo sư...". Ngày xưa gọi là giáo sư bây giờ gọi là giảng viên, mỗi thời một khác nên em không có ý kiến gì về cách gọi này. Còn gia đình cụ Nguyễn Lân là một gia đình trí thức em luôn kính trọng.
     
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tính tôi thì hay tếu táo, không có ý gì. Nhưng đôi khi ngẫm nghĩ đang là sư là thầy sao bây giờ lại tụt hậu thành viên thành hòn không biết nữa. Thế hệ chúng tôi quen gọi các thầy các cô là giáo sư rồi giờ phải làm sao?
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Phải làm quen với cách gọi mới, vốn đã có định nghĩa rõ ràng, để đảm bảo hai bên đều nói đúng một đối tượng. Sai hay đúng thì đều phải có định nghĩa cả bác ạ.

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
    hylap201 thích bài này.
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thì tôi cũng đang bàn về cách gọi mới đó. Tên gọi mới mà hay hơn tên gọi cũ thì cũng nên lắm chứ. Thí dụ giảng sư và giảng viên tên nào đúng và hay hơn. Nếu đã quá thông dụng rồi thì thay đổi mà chi. Từ điển Lê Văn Đức giảng rất rõ nghĩa: giảng sư: giáo sư trường đại học; giảng viên: huấn luyện viên, giáo viên, người giảng bài học. Nếu ta cứ thay đổi định nghĩa tùm lum thì già trẻ sao hiểu nhau được.
     
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Ấy, đã nói về "định nghĩa" thì người ta không ai lại dùng theo mấy nghĩa trên từ điển đó đâu - nhỡ mỗi ông mỗi kiểu thì cả họ cãi nhau mất.

    Quy định về phong học hàm giáo sư đã định nghĩa rõ là "Giáo sư, Phó Giáo sư là các học hàm phong cho cán bộ khoa học hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao, có vai trò chủ chốt đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ". Cứ thế mà suy.

    Giờ mà có ông A được phong học hàm X theo từ điển Y, rồi ông C hưởng học hàm X theo từ điển Z thì loạn hết. Giáo sư âm nhạc Ngọc Sơn là theo từ điển đấy ạ.

    Trở lại với cụ Nguyễn Lân, cho dù cụ có giỏi và đáng kính trọng thế nào, các con có thần thánh ra sao nhưng khi không được phong hay truy phong mà lại sử dùng học hàm đó gán cho cụ, sau khi đã có quy định kia, thì là vớ vẩn. Người sử dụng vớ vẩn ấy, chứ cụ mất rồi thì học hàm với cụ có ý nghĩa gì đâu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
    ngockq75 and tiendungtmv like this.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Giáo sư hồi xưa không phải là học hàm mà nó chỉ một người giảng dạy ở bậc học cao, không những nước ta mà cả thế giới đều gọi thế. Xin hỏi bạn từ "giáo sư" trong học hàm đó dịch sang tiếng Anh là gì, và nó có gì khác với từ mà người Anh, Mỹ... dùng không? Cái mới là tốt, nhưng nó sẽ tốt hơn khi nó kế thừa cái cũ (vốn đã tốt rồi) chứ không thể là xóa bỏ cái cũ và thay bằng cái mới.

    P.S
    - Từ điển (giấy tờ hành chính) sinh ra sau khi có ngôn ngữ chứ nó không sinh ra ngôn ngữ. Nếu không thì giống con tôm.
    - Từ "giáo sư" trong "giáo sư Dowel" (Đầu giáo sư Dowel) có phải là học hàm không? Nếu không phải, không lẽ nó là giả?
     
  16. NQK

    NQK Lớp 10

    Thưa bác là em không quan tâm tới việc bên tây nó gọi là gì. Theo em được biết thì ở tây nó còn lấy tên ông bà, bố mẹ người quý mến để đặt tên cho thú nuôi. Ở ta làm thế là ăn tát, là mất dạy. Tây có nhiều cái hay, cái đáng học lắm ạ, đếm không xuể, đong không hết. Nhưng không phải cái gì tây nó cũng hay, cũng đúng. Thế nên em bỏ qua cái câu pờ rồ phét sơ này bác nhé.

    Ở bên ta thì nó có ý nghĩa rõ ràng là vậy. Đầu giáo sư Dowel có thể là giáo sư thật mà cũng có thể là giáo sư đểu do tác giả tự bịa - đã bịa thì không ai chấp làm gì bác ạ. Bác đã nói 'hồi xưa" thì em cũng biết thế, còn "hồi nay" nó có ý nghĩa như vậy. Nếu bác cứ nhất quyết coi từ "giáo sư" là "một ông đi dạy học" thì em cũng không cãi với bác làm gì, đó là quyền của bác.

    Việc các giấy tờ, quy định abc đẻ ra nhiều từ quái đản thì không có gì lạ cả. Gần đây còn có vụ tránh gọi đường sắt cao tốc và chuyển sang đường sắt tốc độ cao. Ấy, các bác đừng có lao vào mà tranh luận đúng hay sai, cao tốc với tốc độ cao khác nhau ở điểm nào - vô nghĩa. Theo nhận định dân gian hay theo cuốn từ điển quý giá của các bác thì hai cái đó hoàn toàn giống nhau, em cũng thấy thế. Tuy nhiên theo văn bản - tạo sự hiểu cho bối cảnh cụ thể thì đường sắt cao tốc là chạy 300km/h trở lên còn anh tốc độ cao là từ 120-200 thì phải. Đấy, khi đã có cái giải nghĩa chung thì mọi thứ đều rõ ràng.

    Bác không thích xóa cái cũ thì em sợ bác sẽ khó mà viết được trên thân cây tre đấy ạ. Em là em thích bảo tồn lắm ý, nhưng em không viết bút lông lên thẻ tre bằng chữ hán được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
    ngockq75 and tiendungtmv like this.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    - Bên ta trước đây vẫn gọi những người dạy học ở bậc cao là giáo sư. Một từ tốt là một từ khi dịch sang một ngôn ngữ khác vẫn giữ nguyên nghĩa mà không gây hiểu lầm.
    - Tre, gỗ, giấy, da, màn hình... chỉ là phương tiện mà ngôn ngữ (từ là một thành phần của ngôn ngữ) thể hiện trên nó, chứ nó không phải là ngôn ngữ. Nếu cần, người ta vẫn viết được lên chúng.
    - Truyện Đầu giáo sư Dowel là hư cấu, nhưng nhân vật giáo sư Dowel là nhân vật thật trong môi trường truyện đó. Giáo sư này nghiên cứu khoa học và giảng dậy đại học. Có thể dễ dàng lấy một ví dụ thật, trong cuộc sống thực khác.
     
  18. cairong

    cairong Lớp 2

    Theo mình trước khi tranh luận học hàm đó có đúng đối với ông NL hay không cũng nên xác định học hàm đó được gọi từ lúc nào. Nếu trong các văn bản, chuyện, bài báo ... từ hồi Pháp đã gọi như vậy thì đó cũng là lẽ bình thường và sau này cứ thành thói quen (dù ko hay ho gì cả, đáng nhẽ cụ hay các con nên cải chính như thấy VNC kiên quyết nói tôi chỉ là PGS chứ ko phải là GS). Còn sau này do ghi nhận công lao của cụ mà ai đó phong luôn học hàm cho cụ rồi cả xã hội cứ tưởng thật và gọi cho thành quen. Điều này thì đúng ra các con cháu cụ cũng nên cải chính lại (vì trong DS phong của NN ko có). Theo mình có lẽ cũng xuất phát từ tính cách người VN, thích danh hiệu (dù chẳng có VB chính thức phong tặng nào) nên khi có ai đặt cho thì thấy cũng thích và cũng để kệ như vậy cho tồn tại.
    Trước đây ông DTQ cũng hay được gọi là GS sử học. Nay chỉ thấy gọi là Nhà sử học. Nhưng cũng ko phải mấy ai cũng có lòng tự trọng như vậy
     
    NQK thích bài này.
  19. NQK

    NQK Lớp 10

    Đúng như vậy.

    Trước kia, tức là ngày xưa ấy, các ông "thầy", "giáo", "sư" hay pờ rồ phét sơ là một. Nhưng sau này đã có định nghĩa rõ ràng rồi, không thay cho nhau được nữa. Các cụ, các bác phản đối thì cũng có ích gì đâu ạ. :D. Hay giờ gọi các ông được phong giáo sư là 'tiên sư' để trả lại cái giáo sư cho các cụ khác theo dân gian nhỉ?

    :D
     
  20. NQK

    NQK Lớp 10

    Em nghĩ chuyện dịch bác cứ để cho dân dịch nó lo bác ạ. Với lại dịch một từ (nếu bác đã không tin vào 'định nghĩa chính thức') thì khó lắm bác ạ. Ví dụ bác xem dịch cái 'bác' và cái 'em' trong mấy câu em viết này thế nào sang tiếng Anh, Pháp, Trung mà vẫn giữ nguyên nghĩa? Nếu dịch không ra được nguyên nghĩa thì hoặc là dịch dở hoặc là từ em dùng không phải là từ tốt (theo bác đánh giá) - mà đã không phải là từ tốt thì hóa ra em viết sai hết đấy ạ, bác đọc lại hiểu lầm ý mất thôi.

    Em tạm trích một chút cho bác xem, nhưng em đoán là bác không hài lòng đâu.

    Các cấp bậc dạy học tóm lược như sau: lecturer (giảng viên), senior lecturer (giảng viên lâu năm), associate proffesor (phó giáo sư) và cuối cùng là professor (giáo sư).
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này