Trà phiếm Nguyễn Lân là giáo sư tự phong, tức giáo sư dỏm...?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 27/10/17.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Từ giáo sư vốn không phải là một danh hiệu kiểu 'chiến sỹ thi đua" mà nó là một tên gọi của một nghề. Người ta đã biến môt tên gọi thành một hàm như đại úy, thiếu tá, thiếu tướng... bằng một giấy tờ hành chính. Việc này đã và đang gây hiểu lầm, hiểu không giống nhau, cụ thể chính là topic này.
     
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Nó "vốn là một từ chỉ một nghề", đúng quá bác ạ. Nhưng nó đã được quy định bằng văn bản để mang một nghĩa khác. Hiểu nhầm đâu được. Cái này có quy định rõ ràng mà, chỉ có những người cố tình mới nhầm thôi bác. :D. Thậm chí em có thể nói là sẽ "rất ngạc nhiên" nếu có ai hiểu nhầm "giáo sư" với "thày giáo". Tất nhiên là em không sống ở 'hồi xưa' nên bị ảnh hưởng ít hơn, và việc các bác vẫn lưu luyến với cách gọi cũ thì em cũng hiểu và chẳng lấy làm phiền. Nhưng em chắc rằng bác cũng không thích đặt thêm một danh hiệu là 'tiên sư' hay 'tổ sư' đâu nhỉ. :D

    Ví như tựa bài viết này có từ "tự phong", phải chăng là Nguyễn Lân tự nhận mình là giáo sư. Nếu đúng cụ Lân tự nhận là giáo sư thì cái việc tự nhận này là từ lúc nào? Nếu nó xảy ra trước khi có quy định ban hành toàn quốc về "học hàm giáo sư" thì cụ Lân là làm sai, còn nếu cụ nhận trước đó thì lại là câu chuyện khác. Nếu cụ không tự nhận mà người khác đặt cho cụ thì thứ nhất không thể gọi là "tự phong", thứ hai cũng không thể nói là "nhầm lẫn" vì nhiều khả năng đó là cố tình để câu khách thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
    summer_bkarda thích bài này.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Người ta này gọi là là giáo sư, còn phong (cho luôn chữ tự vào đây) giáo sư là việc của người ta khác.

    Càng tranh cãi về cái học hàm này càng tốt, vì càng chứng tỏ nó gây tranh cãi. :D
     
  4. NQK

    NQK Lớp 10

    Báo cáo bác là em không tranh cãi gì ạ. Hí hí. Em thấy nó ổn.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trở lại câu chuyện ca sỹ - ông - NSND Trung Kiên, chẳng lẽ khi đã là (sửa chữ "là" thành "được phong" nhé - cho hoành thôi) NSND thì "he" không còn là ca sỹ, là ông sao? :p
     
  6. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác thích gọi ông ấy là gì chẳng được. NSND về thứ bậc là ngồi cùng mâm với giáo sư. Còn về xưng hô thì cứ ông mà diễn, cho gọn.

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi gốc nông dân nên ưa sự mộc mạc, gần gũi và đơn giản. :D
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngày xưa mỗi khi thay đổi triều đại, những người làm việc cho triều đại cũ có khi còn bị truy lùng, con cháu cũng chịu hậu quả. Nay cụ Nguyễn Lân vẫn được trọng dụng là may rồi, nếu lại muốn giữ danh xưng 'giáo sư' của chế độ thực dân- phong kiến chẳng là quá lắm ru?
    Qua đây cũng thấy đầu óc sính ngoại của 1 số người Việt. Giáo sư nghĩa là 'thầy giáo' hay 'nhà giáo', thế thì cứ 'thầy giáo' mà xưng, chắc chả có ai bắt bẻ gì.
     
  9. cairong

    cairong Lớp 2

    Lần đầu mình được nghe GS là tên gọi của một "nghề". Nghề gì nhỉ ? Nghề dạy học ? Vậy có gì khác thầy giáo, giáo viên, giảng viên .... ?
    Vậy không hiểu khái niệm học hàm còn có giá trị gì ở đây khi nó một nghề ?
    Vậy khi đó lại có nghề TS, Thạc sỹ chứ nhỉ ?
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giáo sư là thầy giáo, nhạc sư là thầy nhạc, cầm sư là thầy đờn, y sư là thầy thuốc (đúng ra là dược sư), bốc sư là thầy bói...
    Tiến sĩ, cử nhân... là học vị.
    Ở bên Tàu, xác chết cũng được gọi là giáo sư, đó là 'đại thể giáo sư': những xác chết để sinh viên mổ xẻ nghiên cứu. Qua VN, nhà xác lại gọi là nhà đại thể
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đó vốn là người dạy học từ bậc trung học trở lên. Từ đó được người ta gọi trước rồi mới được dùng để phong. Lần đầu tiên bạn nghe thấy thì đâu có gì lạ.

    Tôi đang nói về "giáo sư", các thứ khác là bạn tự nói, tự suy diễn đấy nhé.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Từ ngữ vốn vận động không ngừng, nhưng để một từ đổi nghĩa hoàn toàn cần một vài thế hệ. Sao cho những người biết và sử dụng nghĩa cũ để mô tả hiện tại không còn trên đời. Chẳng hạn từ tiến sỹ bắt đầu thay đổi nghĩa kể từ năm 1919. Nếu các kỳ thi kiểu như thời phong kiến vẫn tồn tại thì chúng ta sẽ có một cuộc tranh cãi tương tự như topic này. May mà nó đã chấm dứt gần 100 năm, cho nên khi có ai nói về một người vừa đỗ (từ này tương đương với cụm từ: bảo vệ thành công luận án) tiến sỹ thì chúng ta hiểu ngay theo nghĩa mới.

    Bây giờ nghe tin: ông A - dạy đại học B vừa được phong giáo sư, vẫn đầy người hiểu thành: giáo sư A vừa được phong giáo sư. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
  13. NQK

    NQK Lớp 10

    Thì lúc nào chẳng có người hiểu sai vấn đề, dù là vấn đề khó hay dễ, bác ơi. Có người không chịu cập nhật mà hiểu sai, có người lại cập nhật nhưng vẫn không thích hiểu đúng, rồi lại có những người thế này thế kia. Thế mới vui.

    Giờ 1+1x3 + 1 - 3:3 họ còn mang ra đố nhau là bao nhiêu, chứ đừng nói gì tới mấy cái cao siêu này. Em không biết bác nói "đầy" là bao nhiêu, chứ dân mạng nhiều ông táng hẳn là 95% giải sai phép tính đó. :D. Đấy, cứ phải số mới máu.
     
  14. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Kết quả phép tính trên hẳn nhiên là 2 (Hai) rồi, đơn giản chứ có gì phức tạp đâu, 95% dân mạng chắc trả lời là 4 chăng? cute_smiley26

    Ông nào là học trò của Trung Kiên thì gọi là "thầy", ông nào từng là quân ở Bộ Văn hóa thì gọi là "sếp" hay "thứ trưởng", ông nào là fan hâm mộ thì gọi là "NSND", còn nghe nhạc mà biết qua thôi thì là "ca sĩ", người bình thường chẳng quen biết gì thì gọi là "ông". Cách gọi nó đa dạng, sao phải lăn tăn :D

    Được cho tiếp tục làm chuyên môn nhưng không được "làm quan" bác ạ. Cụ Nguyễn Lân chức vụ cao nhất khi ở ĐHSP chỉ là "Tổ trưởng tổ Tâm lý" thôi thì phải. Tôi có một người ông họ từng làm "giáo sư" tại Hà Nội dưới thời Pháp trước năm 54 (tức không đi kháng chiến), hồi đó đã có xe riêng cùng sốp phơ, chứng tỏ chuyên môn cao và được trọng vọng. Sau năm 54 thì vẫn được mời về dạy đại học, vẫn được nhà nước phong hàm "giáo sư" nhưng chức vụ cao nhất cho đến khi về hưu cũng chỉ là tổ trưởng tổ bộ môn trong khoa, dù về chuyên môn có thể nói là giáo sư đầu ngành trong ngành của ông. Trong khi đó ông em ruột ông ấy thì trưởng thành trong kháng chiến nên về sau cũng là giáo sư đầu ngành, lên đến chủ nhiệm khoa rồi hiệu phó một trường đại học danh tiếng, chủ tịch hội này nọ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
  15. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    CÁC QUY TẮC VỀ THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TOÁN

    Quy tắc 1: Trước nhất, thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.
    Quy tắc 2: Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.
    Quy tắc 3: Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
    Thí dụ 1
    Tính giá trị của mỗi biểu thức dựa trên các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán.

    Đáp án của mình cũng giống Bác này là hai(số 2). Còn đáp án trước năm 1975 là bốn(số 4) sau đó bị nhà nước bỏ luôn rùi vì ....

    Cầu cứu GS Ngô Bảo Châu giải toán… lớp 3

    (ĐVO) Cộng đồng mạng kêu gọi sự “can thiệp” của giáo sư Ngô Bảo Châu nhằm chấm dứt “cuộc chiến” toán học đang gây tranh cãi dai dẳng, với đề bài được cho là của học sinh lớp 3.

    Phép toán được ra như sau: 6 ÷ 2 (1+2) = ?, với hai đáp án được đưa ra lựa chọn là 1 và 9.

    Tưởng như quá đơn giản, nhưng khi được đưa ra trên mạng xã hội Facebook, phép toán đã nhận được trên 120.000 lượt người trả lời chỉ sau vài ngày. Đáng ngạc nghiên là cả hai đáp án đều được lựa chọn với số người gần như chia đều. Kéo theo đó là hàng nghìn bình luận, tranh cãi xem kết quả đúng là 1 hay 9.

    Trên Facebook, trên 120.000 người đã bầu chọn kết quả phép toán, trong đó khoảng 68.000 người ủng hộ kết quả là 9, 52.000 người chọn kết quả 1.

    “Phe” ủng hộ kết quả là 1 cho rằng, phép toán này có thể viết dưới dạng phân số với “6” là tử số và “2(1+2)” là mẫu số, do vậy kết quả cuối cùng phải là 6 : 6 = 1. Hoặc áp dụng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau, kết quả cũng ra 1. “Tính thử bằng Casio FX500ms cũng thấy nó bằng một”, thành viên vankiepsau cho biết.

    “Phe” ủng hộ con số 9 thì lập luận: “Theo trật tự các phép tính thì đầu tiên thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi sau đó thực hiện các phép nhân/chia theo thứ tự từ trái qua phải. Tôi nghĩ đáp án là 9” (lời thành viên Love_Autopsy). “Phe số 9” dường như được nhiều người ủng hộ hơn “phe số 1”.

    Ngay cả những công cụ tính toán tự động cũng chia ra làm hai “phe”. “Dán vào vào Google thì ra 9, nhưng dùng phần mềm calculator (gcalctool 5.32.0) thì lại ra 1”, thành viên Keosoft90 bối rối.

    Có ý kiến cho rằng không thể giải phép toán vì cách viết ở phép toán sai nguyên tắc. “Từ bé thầy giáo mình đã dạy: nếu đề bài không rõ ràng thì đừng làm. Và từ bé tới giờ mình cũng chưa thấy ai lại viết dấu chia kiểu kia (keyboard cũng không có mà gõ ra) đi kèm với dấu nhân kiểu viết liền. Một đề toán mà không chính xác/rõ ràng thì làm sao có lời giải chính xác?”, thành viên kissme nhận xét.

    Nhiều người thừa nhận rằng mình không thế chắc chắn kết quả nào là đúng. Thành viên TanNg, quản trị viên của một diễn đàn nổi tiếng chia sẻ: “Chịu. Vừa chạy đi hỏi con thì cả hai đứa đều ngủ. Mai mới có câu trả lời chính xác”. Thành viên heroic than thở: “Mình xuống lớp 1 đây”.

    Do sự hóc búa của của “bài toán lớp 3” này mà trên diễn đàn Linkhay, thành viên nick Dora đã kêu gọi sự “can thiệp” của giáo sư Ngô Bảo Châu nhằm chấm dứt “cuộc chiến” toán học đang gây tranh cãi dai dẳng trên cộng đồng mạng. Thậm chí, thành viên ttkc000 còn "treo" giải thưởng: “Giáo sư giải quyết được vụ này thì tặng thêm căn hộ nữa trên Vincom!”.

    6÷ 2 (1+2)=? kết quả như thế nào là đúng?
    6÷ 2 (1+2)=? kết quả như thế nào là đúng?

    Mấy ngày nay, cư dân mạng truyền nhau một bài toán được cho là của học sinh lớp 3 nhưng hàng trăm nghìn người cũng phải phân vân để giải bài toán. Đề bài được ra như sau: 6÷ 2 (1+2)=?. Tác giả cũng đưa ra hai đáp án để có thể lựa chọn là 1 và 9.
    Dù mới đưa ra trên mạng được khoảng 2 tuần nhưng đã có hơn 120.000 lượt truy cập để đưa ra ý kiến tranh luận. Vẫn có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh kết quả của bài toán này. Trong số đó có 68.115 người nhận định kết quả là 9 và có 51.686 người cho rằng kết quả là 1.
    Bài toán được cho là của học sinh lớp 3 đang làm nóng cư dân mạng

    Trên diễn đàn linkhay.com, nick namhyhoangphong đã viết: “Cảm ơn đã đưa bài toán này. Cách đây gần 1 năm có 1 phụ huynh đã phone hỏi mua đĩa CD Học Toán kèm điều kiện tôi giải giúp họ bài toán này. Tôi bận và không trả lời rồi quên. Nay thấy bài toán này. Tôi đã bổ sung nó vào phần thí dụ 7 ở bài Trật tự các phép toán (1 thí dụ rất hay về quy tắc BODMAS)”.

    Một bạn có nick name Love - Autospy nói: "Theo trật tự các phép tính thì đầu tiên thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi sau đó thực hiện các phép nhân/chia theo thứ tự từ trái qua phải. Tôi nghĩ đáp án là 9".

    Đồng tình với ý kiến này, nick TTKC000 cũng khẳng định: “nhân chia trước cộng trừ sau, trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, nhân chia thứ tự từ trái qua phải =9”.

    Nick gwens83 lại nghĩ nên có cách hiểu khác: “đọc xuống thấy chủ yếu quan tâm vào nhân chia thứ tự thế nào, tức coi nhân chia ở đây là như bình thường .Vấn đề là toán tử nhân đã bị ẩn theo kiểu juxtaposition a.b=ab, mà kiểu ký pháp ẩn này khi đã dùng thì ngầm xác định thứ tự ưu tiên của nó là đầu tiên rồi. Nếu muốn thứ tự trái sang phải, phải viết tường minh vầy cơ 62(2+1). Kết quả ở đây phải bằng 1”.

    Nick vodka_hanoi lại chia sẻ: “ lên cấp 2 học đại số, nhồi vào đầu cả đống kiến thức về đa thức nên bây giờ bối rối thế này đây.Tự nhiên nhớ trong đa thức có dạng như thế này”

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại tỏ ra khá phân vân giữa cả 2 đáp án là 1 và 9. Một số người khác lại khẳng định rằng đề bài sai.

    Các chuyên gia nói gì

    Chia sẻ bài toán có phần “đơn giản” này với anh Thanh Hùng, một nhân viên văn phòng thì chúng tôi nhận được câu trả lời có phần lúng túng của anh “ Mình cũng không nhớ rõ về quy tắc lắm. Trường hợp này đáp án 1 và 9 thì đều có khả năng. Để tối mình về thử hỏi cháu ở nhà xem thế nào. Lâu rồi mình cũng không dám khẳng định kết quả”.

    Trái với ý kiến của anh Hùng, anh Lê Thuận (sinh viên năm cuối ĐH Giao thông vận tải) khẳng định: “Đối với bài toán này, thì ưu tiên trong ngoặc trước rồi sau đó còn lại phép nhân và phép chia thì thực hiện theo quy tắc từ trái qua phải. Kết quả là 9”.

    Anh Thuận cũng đưa ra nhận xét về trường hợp nhầm lẫn của nhiều người đối với bài toán đơn giản này: “ Phép tính này khiến nhiều người có kiến thức không vững bị ảo giác là sẽ làm trong ngoặc trước rồi sau đó phép tính gần nhất liên quan với ngoặc đó sẽ được ưu tiên thực hiện trước”.

    Cùng quan điểm này, bạn Hồng Thiện, sinh viên năm cuối ĐH Ngoại Thương, đã có kinh nghiệm nhiều năm đi dạy ra sư cho các cấp học khẳng định chắc chắn : “Đối với bài toán này cứ thực hiện theo đúng quy tắc ưu tiên tính trong ngoặc rồi thực hiện từ trái qua phải. Kết quả là 9”.
    Khi tra trên công cụ tính toán của Google thì cũng cho kết quả là 9
    Một điều khá thú vị là khi đưa phép tính này tra trên Google, thì bằng nhiều cách, công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới đều cho ra kết quả là 9.

    Trao đổi về vấn đề này, TS.Lê Thống Nhất tỏ ra khá thú vị trước hiện tượng một bài toán đơn giản nhưng thu hút được hàng trăm nghìn người theo dõi và trong đó có gần một nửa lại cho kết quả sai.

    TS. Lê Thống Nhất khẳng định lại lời giải: “Nguyên tắc là phép tính trong ngoặc thực hiện trước 2 + 1 = 3. Sau đó, nếu dãy phép tính chỉ gồm phép trừ và phép cộng hoặc phép nhân và phép chia thì phải thực hiện từ trái sang phải. Vậy thực hiện như sau 6 : 2 x 3 = 3 x 3 = 9”.

    Lý giải trước việc có hàng chục nghìn người cũng đưa ra kết quả sai đối với bài toán này, TS. Lê Thống Nhất cho rằng : “Có lẽ cũng lâu năm rồi không động đến sách vở nên nhiều phụ huynh cũng không nhớ chính xác các quy tắc. Vì vậy trước bài toán đơn giản này mới có những kết quả khác nhau”.

    TS. Lê Thống Nhất cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh và các em học sinh khi giải bất cứ bài toán gì cũng cần thực hiện từng bước theo đúng quy tắc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu muốn phong tặng cho các vị "cán bộ khoa học hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao, có vai trò chủ chốt đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ" thì nên chăng dùng chữ "minh sư", "hiền sư", "danh sư", "lương sư", "lão sư"... cho khỏi nhầm lẫn với "giáo sư".
    Tuy nhiên ở VN vốn có truyền thống dùng từ sai ý nghĩa, sau đó nói rằng đã sáng tạo thêm nghĩa mới cho từ. VD từ "bác sĩ" vốn chẳng có nghĩa là người chữa trị bệnh, nhưng lại được người VN ta sáng tạo thêm nghĩa đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/11/17
  17. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    1 là ăn nói cho đàng hoàng tử tế.

    2 là bằng cấp là cái chứng nhận trình độ. Đừng lôi chuyện ở Việt Nam thế này thế nọ. Vào 1 bệnh viện chẳng hạn, không có bằng cấp thì biết ai là bác sỹ ai là lao công?
     
    Missfly82 thích bài này.
  18. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Ngôn ngữ luôn biến đổi, ngày xưa có nghĩa khác giờ có nghĩa khác, sau này có nghĩa khác, cũng đâu phải là vấn đề gì to lớn?
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy nên mới cãi nhau. Ông thì muốn theo nghĩa xưa, cứ dạy học là 'giáo sư' rồi; ông thì bảo phải theo nay, được phong tặng mới là 'giáo sư'
     
  20. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Người Pháp, người Bỉ và một số nước khác vẫn hiểu professeur (giáo sư) theo cả hai nghĩa có sao đâu. Trong từ điển bách khoa Việt Nam cũng ghi rõ ràng như thế. Mà cũng lạ, giáo sư đại học bây giờ thành ''viên'' còn người đi dạy kèm đôi khi chưa tốt nghiệp phổ thông lại gọi là ''sư''. Đề nghị đổi lại ''gia viên'' có được không nhỉ?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này