Thảo luận Nguyên tắc khi tranh luận

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi 4DHN, 17/5/16.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    thegioi_131105_china_japan_conflict.jpg


    Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích nhất định, như tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn.

    Cách tốt nhất để tránh một cuộc tranh luận là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên, điều này là rất khó, và nếu bạn thường xuyên né tránh các cuộc tranh luận thì mọi người có thể cho rằng bạn yếu kém về năng lực và không dám tin vào những giá trị của riêng mình đồng thời không có quan điểm riêng. Vì thế, hãy lựa chọn và tham gia các cuộc tranh luận mà bạn cho là thực sự có ích. Hãy phát huy tối đa năng lực của bạn sao cho cuộc tranh luận sẽ không rơi vào một cuộc kịch chiến không có kết quả.

    Tôn trọng ý kiến của người khác

    Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ.

    Đặt mình vào hoàn cảnh người khác

    Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

    Thừa nhận sai lầm

    Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn, dám nhận sai lầm của mình. Người khác không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau.

    Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng.

    Khởi động một cách nhẹ nhàng

    Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi về người khác, chẳng hạn như ông chủ yêu cầu nhân viên phải làm một nhiệm vụ gì đó theo cách của ông ta mà người nhân viên này lại cho rằng điều đó phương hại đến lợi ích của mình. Vì thế khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái.

    Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.

    Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn

    Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của anh ta.

    Bằng cách đồng ý với đối phương, ngay cả với những sự thật hiển nhiên như giá của một loại xe ô tô nào đó đang bị định giá quá cao chẳng hạn, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và anh ta đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý và thường được những nhà tiếp thị từ xa vận dụng thường xuyên. Nếu nó là kỹ năng đem lại miếng cơm manh áo cho họ thì cớ gì bạn không tận dụng ưu điểm của nó chứ?

    Hãy để họ có cơ hội lên tiếng

    Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Làm sao mà bạn có thể chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy để họ nói nhiều hơn một chút. Như vậy là bạn đã cho họ một ân huệ, và họ sẽ cảm kích về cái sự “rộng lượng” này của bạn.

    Điều này giống như là bạn hẹn gặp một người phụ nữ, sau đó để cho cô ta thao thao bất tuyệt liên tục trong 2 giờ liền còn bạn chỉ chăm chú lắng nghe và gật đầu tán thưởng. Kết quả là gì nhỉ? Kết thúc cuộc hẹn, cô ta sẽ đứng lên và ca ngợi bạn hết lời đồng thời cảm ơn bạn vì thời gian tuyệt vời vừa rồi. Chuyện tương tự cũng sẽ diễn ra trong một cuộc tranh luận. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.

    Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người

    Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ chứ không phải sự áp đặt của bạn. Có thể bạn sẽ phải hy sinh là khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của anh ta đúng.

    Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dần đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào trận địa bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.

    Hãy là người cởi mở và chân thành

    Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

    Cảm thông với những mong muốn của đối phương

    Hãy luôn nhớ rằng trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Họ đến công sở để có đồng lương, họ đến câu lạc bộ tập thể dục để trở thành hấp dẫn hơn, ai cũng có kế hoạch thực hiện các mong muốn của mình.

    Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai, đem lại tình thế thắng - thắng cho cả hai chứ không nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.

    Hãy thẳng thắn

    Bởi vì người ta đã chứng minh rằng những kẻ lạnh lùng nhất cũng có tâm tư riêng của mình. Vì thế hãy đưa ra các lý do về đạo đức và nhân bản khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng thiện của mình và không ai muốn làm những điều phi đạo đức cả. Chẳng hạn nếu bạn là nhà quản trị, khi thương lượng giảm lương của một người hãy lưu ý rằng điều này là bạn không mong muốn nhưng tình hình công ty đang khó khăn. Sự giảm lương của một người có thể giúp cho công ty không thể sa thải thêm nhiều người khác.

    Thiết lập các luận cứ vững chắc

    Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điểm của bạn. Nếu bản thân lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

    Đưa ra các thách thức

    Về mặt di truyền nam giới thường tự kiêu và không muốn người khác nói với mình rằng có những điều họ không thể làm được. Họ lúc nào cũng mong muốn chứng minh tính cách đàn ông của họ bằng cách này vì thế hãy biết cách kích thích họ tự nói về mình. Chẳng hạn có thể nói thế này: “Mọi người ở phòng bên nói là cậu có thể tăng doanh số lên chừng 25%. Tuy nhiên cá nhân tôi thì tôi thấy khó có thể như vậy, nhưng không hiểu cậu nghĩ sao”. Thế rồi bạn chỉ việc ngồi đó và nghe đối phương hăng say diễn giải kế hoạch của mình. Điều cần lưu ý là hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.

    Hãy tỏ ra điềm tĩnh

    Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kìm nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình, nhưng hãy cố uốn lưỡi vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp và bám vào sự kiện và con số chứ không phải cảm xúc và đối phương sẽ phục bạn ngay.

    Hãy biết dừng lại đúng lúc

    Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý. Khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững.

    Đây là 14 bí quyết quan trọng giúp bạn chiến thắng trong các cuộc tranh luận. Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.

    (Theo Tạp Chí Doanh Nghiệp)
     
    Leo89, ntdieu, angoc1234 and 11 others like this.
  2. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Quá hay, anh @4DHN! Em thích bí quyết 'điềm tĩnh' và 'dừng lại đúng lúc' trong khi tranh luận. Quá sa đà vào việc tranh luận ai sai ai đúng hay không kiềm chế được 'lửa' của mình thì không biết việc gì sẽ xảy ra. Em sẽ thường xuyên đọc cái này để giúp mình sáng suốt trong mọi cuộc tranh luận. Cám ơn.
     
    Leo89, teacher.anh, vutananh and 2 others like this.
  3. virgor

    virgor Moderator Thành viên BQT

    @4DHN: anh viết lý thuyết dài thế này, các em ấy không đọc được hết đâu. Thà anh viết: "ai gõ nhanh hơn người ấy thắng " chắc hợp lý hơn, dễ áp dụng hơn.
    Ai có ý thức thì người đó đã tự học rồi ạ.

    Theo em: tranh luận thì tùy theo mục đích của mình muốn gì mà đưa ra cách tranh luận khác nhau. Để cùng tiến bộ thì nên đặt vị trí của mình vào vị trí người khác. Để thắng thua thì nên ngụy biện.
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bài copy trên mạng mà (có nguồn ở góc dưới cùng bên phải ấy). Anh không bình luận, mọi người xem rút ra được điều gì thì rút, nó áp dụng cho những lĩnh vực rộng hơn là cái sân chơi này. :D
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trong công việc thì thắng có nghĩa là kiếm được tiền từ cuộc tranh luận đó. Nếu thắng bằng ngụy biện thì chỉ thắng được 1 lần, khó có lần thứ 2. Tốt nhất là tranh luận sao cho win-win. :D
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. EDC

    EDC Lớp 2

    Bài báo đánh tráo khái niệm.

    Tranh luận (argument) là chuỗi lập luận dựa trên logic để hướng tới mục đích tìm ra chân lý. Do đó trong tranh luận chỉ có logic và fact minh họa.
    Cái gọi là tranh luận trong bài báo thật ra là đàm phán (negotiation) và mục đích của nó là đi đến một thỏa thuận chung. Do đó nhìn vào nó chỉ thấy những tiểu xảo và những chiêu trò tâm lý.

    Tư tưởng win-win (win-win game) chưa bao giờ được phép tồn tại trong tranh luận, bởi nó đi ngược với quy tắc triệt tam (excluded middle) trong logic học. Sự vật chỉ có hoặc đúng hoặc sai. A đưa ra khẳng định, B phủ nhận A, vậy thì trong 2 người chỉ có 1 người đúng. A thắng thì B thua, làm gì có thắng-thắng.

    Và một khi đã dùng ngụy biện thì chả bao giờ tiệm cận chân lý, nên nói thắng bằng ngụy biện là không có kiến thức cơ bản.

    ___

    Trong diễn đàn này trước giờ mình chỉ thấy duy nhất Thomas là tranh luận đàng hoàng trong topic Lolita.

    Trớ trêu là thành phần tranh cãi nhiều nhất chỗ này là mod - nếu mà mang ra hỏi các quy tắc cơ bản của logic đảm bảo không một mod nào biết.
     
    angoc1234, Cabu and Heoconmtv like this.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    @EDC Topic này chiêm nghiệm là chính, ai rút ra được điều gì thì rút và áp dụng vào cuộc sống của chính mình, không rút ra được, hay không muốn rút thì cũng không sao. Ở sân chơi ảo này, có thắng hay thua trong tranh luận thì cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực hết. Với tôi, khi tắt máy tính, thì Thư viện không còn tồn tại. :D
     
    teacher.anh thích bài này.
  8. EDC

    EDC Lớp 2

    @4DHN Có chứ, tranh luận rèn khả năng tư duy, tranh luận trên mạng hay bên ngoài cũng giống nhau. :D Ai cũng có suy nghĩ được như bác thì đã không lòi ra cả đống bệnh nhân mặc cảm yếu hèn. :D
     
    Cabu, Zhiqiang and 4DHN like this.
  9. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Cái nhìn đơn điệu, không bao quát toàn bộ thường dẫn tới những lý luận sai lầm.
    A đưa ra khẳng định A1(đúng), A2(sai), A3(đúng). B phủ nhận A1, A2; đưa ra khẳng định B1(sai), B2(đúng), B3(đúng).
    Cuộc tranh luận nếu tốt, sẽ kết thúc cùng với các khẳng định đúng là A1, A3, B2, B3 - sẽ là cùng win-win nhé!
     
  10. EDC

    EDC Lớp 2

    Quy tắc Identity, một sự vật là chính nó và không là gì khác. Ở A1, A thắng - B thua, nó không được dính dáng gì đến A2 hay A3. Một argument có nhiều topic, nếu A đưa 3 khẳng định thì sẽ được phân ra 3 topic.

    Thôi nhé, về nhà học những thứ cơ bản đi rồi hãy tranh luận. Giải thích nhiều chán lắm. :D

    Những thứ cơ bản ấy không chỉ khiến tư duy lên tầm đâu mà còn khiến không bị nhận khinh bỉ từ người khác.
     
  11. windcity

    windcity Lớp 3

    Văn hóa tranh luận (Nguyễn Hưng Quốc)

    Theo tôi, một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, ở đầu thế kỷ 21 này, cả ở trong lẫn ở ngoài nước, là phải xây dựng cho được một thứ văn hoá tranh luận, tức những nguyên tắc trí thức và đạo đức căn bản để dựa vào đó người ta tiến hành tranh luận cũng như đánh giá các cuộc tranh luận. Chưa có văn hoá tranh luận, tất cả những nỗ lực tranh luận đều chỉ có tác dụng duy nhất là tạo ra những tiếng ồn, chứ không mang lại một lợi ích cụ thể gì cả: sau các cuộc tranh luận, không có gì được sáng tỏ thêm. Những cái sai và những cái nhảm vẫn tiếp tục tồn tại một cách hiên ngang, hơn nữa, còn lặp đi lặp lại ở những nơi khác, những cuộc tranh luận khác cũng một cách rất ư hiên ngang.



    Những nguyên tắc căn bản của văn hoá tranh luận, về phương diện lý thuyết, không có gì quá phức tạp, hầu như người có học thức nào cũng biết, tuy nhiên, có lẽ do chưa bao giờ được bàn luận một cách công khai, thẳng thắn và rõ ràng, những cái biết ấy phần lớn chỉ dừng lại ở mức tự phát và do đó, về phương diện thực hành, hiếm khi nhất quán, lúc nhớ, lúc quên. Cho nên, dù không mới, theo tôi, chúng ta cũng nên nhắc lại, một lần, những nguyên tắc căn bản ấy:



    Thứ nhất, ai cũng biết, tranh luận là "tranh" thắng bằng lý luận. Lý luận là bản chất của tranh luận: chính thứ vũ khí lý luận này phân biệt một cuộc tranh luận và một cuộc chửi lộn. Trong các cuộc chửi lộn, người ta không cần lý luận, người ta chỉ cần ném ra ào ạt các lời buộc tội, bất chấp có bằng chứng hay không, nhằm triệt hạ tư cách nhà văn hay nhà phê bình hay nhà lý luận hay bất cứ một thứ "nhà" nào đó của đối thủ. Tranh luận thì khác. Trong các cuộc tranh luận, người ta chỉ được quyền sử dụng một thứ vũ khí duy nhất: lý luận. Như trong bóng đá, người ta chỉ được quyền dùng chân để bắt bóng và phát bóng. Đụng tay vào là phạm luật. Như trong quyền Anh, người ta chỉ được quyền dùng tay để đánh. Co chân đạp đối thủ là phạm luật. Cũng vậy, trong tranh luận, người ta có thể công kích người khác một cách vô cùng mạnh bạo, thậm chí, tàn bạo; không sao cả, nhưng với một điều kiện: bằng lý luận. Ngược lại, bất cứ khi nào người ta không còn lý luận nữa, bất cứ khi nào người ta phải sử dụng đến các thứ phương tiện khác, từ việc nhân danh lòng nhân đạo hay tình cảm yêu nước đến việc cầu cứu uy tín của người này của kẻ nọ, người ta trở thành một kẻ ăn gian. Nên lưu ý là hình thức "ăn gian" bằng cách sử dụng đến quyền lực tinh thần của người khác là một cách "ăn gian" rất phổ biến ở Việt Nam. Thay vì lý luận bằng cái đầu của chính mình thì người ta có thói quen chứng minh tính "chân lý" của một nhận định nào đó bằng cách trích dẫn ra một câu nói của một lãnh tụ, một danh nhân, hoặc đơn giản hơn, một câu tục ngữ nào đó. Ở những nơi khác, trong loại văn học thuật, người ta cũng khuyến khích trích dẫn, nhưng với mục đích hoàn toàn khác: để thêm một bằng chứng hay để phân tích lịch sử vấn đề cũng như tính chất đa dạng trong cách lý giải vấn đề; để người đọc hình dung được bối cảnh nghiên cứu vấn đề, từ đó, biết được những sự tiếp thu cũng như những sự sáng tạo, nếu có, của tác giả bài viết. Ở Việt Nam, ngược lại, việc trích dẫn thường được xem như cách thức sử dụng một quyền lực: Khổng Tử đã nói như thế... Lenin đã nói như thế... Hồ Chí Minh đã nói như thế... Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã nói như thế... vậy thì "chân lý" là như thế, không còn hoài nghi gì nữa. Nếu bí quá, không tìm ra được một câu nói nào tương hợp thì người ta... bịa ra câu nói ấy và gán đại cho một nhân vật lịch sử nào đó. Như một thứ bùa.



    Thứ hai, đối tượng của tranh luận là các luận điểm. Nói đến luận điểm là nói đến cả hệ thống quan điểm, trong đó các ý tưởng đan kết với nhau trên một nền tảng lý thuyết và phương pháp luận nhất định. Một sự phê bình toàn diện và triệt để nhất là sự phê bình nhắm vào chính nền tảng lý thuyết và phương pháp luận ấy; nếu không, nó phải phê bình các nhận định của tác giả trên chính cái nền tảng lý thuyết và phương pháp luận mà người ấy đã lựa chọn, nói cách khác, phải xét xem, từ một góc nhìn như thế, với một phương hướng tiếp cận như thế, tác giả có nhất quán và có đi đến tận cùng mạch lý luận của họ hay không, và kết luận mà tác giả ấy rút ra được có gì mới lạ so với những gì người khác đã biết hay không. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp ngăn chận cảnh ông nói gà bà nói vịt trong tranh luận; hơn nữa, nó cũng ngăn chận được tình trạng, thay vì tập trung vào các luận điểm chính, chỉ cãi cọ lằng nhằng ở cấp độ tiểu tiết, với những câu, chữ không có ý nghĩa gì đáng kể trong cấu trúc chung của bài viết. Cuối cùng, nguyên tắc này cũng góp phần ngăn chận một thói quen đáng tiếc là cố tình đơn giản hoá các luận điểm của người khác, biến chúng thành ngô nghê để vừa tầm cho mình phản bác. Thói quen ấy hẳn xuất phát từ loại văn chương tuyên truyền kéo dài dai dẳng cả hơn nửa thế kỷ vừa qua: theo đó, ở bên này hay bên kia "chiến tuyến", người ta không được phép đọc nhau nhưng lại được lệnh là phải đả kích nhau, và với một mục đích đầy "chính nghĩa" như thế, người ta có thể an tâm đả kích địch thủ theo cái hình ảnh mà mình xuyên tạc hoặc tưởng tượng. Như thế, người ta tha hồ rút tư tưởng của Michel Foucault hay của Roland Barthes, chẳng hạn, vào một vài câu rồi ngúng nguẩy chê là... thô thiển; và người ta cũng có thể hùng hồn cho chủ nghĩa hậu cấu trúc hoặc giải cơ cấu là... dở hơi dù chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Jacques Derrida hay của Paul de Man; có thể lớn tiếng cho văn chương hậu hiện đại là nhảm nhí dù chưa hề đọc bất cứ một luận văn nào của Jean-François Lyotard, của Fredric Jameson hay bất cứ sáng tác nào của John Barth, của Thomas Pynchon hay của Kurt Vonnegut, v.v...



    Thứ ba, bởi vì nhắm vào đối tượng là các luận điểm, tranh luận là một cuộc chiến đấu khá trừu tượng. Đó là cuộc chiến đấu với những ý tưởng. Chính vì thế, đó cũng là một cuộc chiến đấu đầy tính chất duy lý, ở đó chỉ có lý chứ không có tình. Người Việt Nam vốn trọng tình: trong các lãnh vực khác tôi không biết thế nào nhưng trong tranh luận, đó là một khuyết điểm. Một mặt, nó khiến chúng ta ít khi đi đến cùng mạch lý luận của mình, dễ dàng thoả hiệp trước những sự dị biệt trong tư tưởng, trở thành những kẻ ba phải, mặt khác, phổ biến hơn, nó lại làm chúng ta dễ trở thành lu loa, sướt mướt hoặc phẫn nộ không đúng chỗ.



    Cuối cùng, thứ tư, nếu tranh luận là chiến đấu với các luận điểm thì điều kiện đầu tiên và không chừng quan trọng nhất của người tranh luận là phải đọc kỹ và hiểu đúng các luận điểm mình định phê phán. Không đọc kỹ và không hiểu đúng mà đã phê phán, người ta dễ trở thành những kẻ xuyên tạc và vu khống dù động cơ chính là sự bất cẩn hay kém cỏi chứ không phải vì ác ý. Hơn nữa, tham gia tranh luận, người ta không những cần phải đọc kỹ và hiểu đúng bài viết mình định phê phán mà còn cần phải có một số hiểu biết nào đó liên quan đến vấn đề mà bài viết ấy đề cập. Hai khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau: không ai có thể hiểu trọn vẹn một bài viết nếu đó là bài viết duy nhất mà người ta được đọc về một đề tài nào đó. Văn bản, thật ra, bao giờ cũng là một liên văn bản: một chữ ở bài viết này có khi chỉ được sáng lên nhờ một chữ ở bài viết kia. Bởi vậy, tôi cho là một hành động thiếu nghiêm túc nếu người ta lao vào một cuộc tranh luận khi chưa kịp chuẩn bị cho mình những kiến thức tối thiểu và cần thiết về vấn đề mình sẽ tranh luận (1).



    Những nguyên tắc vừa trình bày, được đúc kết với dụng ý để được mọi người - hoặc ít nhất là giới cầm bút - đồng tình, chắc chắn không phải là những gì mới lạ. Nhưng đó là những điều chúng ta thường hay quên. Có khi cả một đất nước quên. Và có khi cả hai hay ba thế hệ cùng quên.



    Thực vậy, nếu đọc lại các bài tranh luận giữa Phan Khôi và Phạm Quỳnh, giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim về các vấn đề liên quan đến quốc học và Nho giáo vào đầu thập niên 30 (3), chúng ta có thể thấy, mặc dù thỉnh thoảng họ vấp phải những khuyết điểm hết sức sơ đẳng về kiến thức cũng như về lập luận, nhưng tinh thần tranh luận chung thì bao giờ cũng nghiêm túc và chững chạc, rất người lớn. Rõ ràng là thời ấy, thuở bình minh của nền tân học, người ta đã có một thứ văn hoá tranh luận khá hoàn chỉnh. Thế nhưng điều lạ là cái văn hoá ấy cứ dần dần bị mai một đi. Phần lớn các cuộc tranh luận văn học từ giữa thập niên 30, đặc biệt từ sau năm 1945 đến nay, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đều có cái vẻ gì như bần tiện, nhếch nhác và thảm hại hơn hẳn. Tại sao?




    Tôi nghĩ lý do chính là vì... chính trị.



    Trong nửa đầu thập niên 1930, hầu hết các cuộc tranh luận đều mang tính chất cá nhân, chỗ dựa duy nhất của mỗi người là kiến thức và khả năng lý luận. Từ giữa thập niên 1930 về sau, bắt đầu từ cuộc tranh luận giữa hai phái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, các đảng phái chính trị nhảy vào các sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tranh luận văn học, với họ, trở thành một cuộc tranh đấu chính trị, qua đó, họ nhắm đến việc tuyên truyền cho chủ thuyết của họ và tập hợp lực lượng hơn là chỉ dừng lại ở phạm vi văn học (4). Tình trạng ấy càng phát triển mạnh mẽ sau năm 1945, khi, trong các cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng kịch liệt, giới cầm quyền Việt Nam, thuộc những chế độ và với những ý thức hệ khác nhau, đã phải huy động tất cả mọi lực lượng và mọi phương tiện để dành chiến thắng. Hậu quả là hầu như toàn bộ đời sống xã hội đều bị chính trị hoá. Chính trị xen vào các hoạt động tín ngưỡng, lấn vào giáo dục, chi phối cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động văn học, dĩ nhiên, càng chịu ảnh hưởng của chính trị một cách sâu sắc. Ở phương diện này, chính trị không những chỉ làm thay đổi cách viết mà còn làm thay đổi cả cách nhìn và cách nghĩ của chúng ta. Biểu hiện quan trọng hơn cả không chừng là thói quen phân tuyến theo lối "địch" và "ta" và tư tưởng "ai thắng ai". Ngày xưa, tranh luận với nhau, Trần Trọng Kim và Phan Khôi chỉ nhìn thấy nhau, hoặc có khi, cụ thể hơn, chỉ nhìn thấy bài viết của nhau. Sau này, tranh luận với nhau, người ta không chỉ thấy nhau mà còn thấy, phần lớn chỉ thuần là tưởng tượng, cả lực lượng chính trị trùng trùng điệp điệp sau lưng đối thủ của mình. Tranh luận, do đó, không còn nhằm làm sáng tỏ một vấn đề gì mà chủ yếu là nhằm tiêu diệt cả cái lực lượng chính trị thù nghịch mà người đối thoại với mình chỉ là một đại diện. Không khí tranh luận, do đó, bao giờ cũng hừng hực, cũng sôi sục nhiệt tình, cái nhiệt tình của thời chiến. Nhưng chính cái nhiệt tình kiểu ấy đã giết chết tranh luận, biến tranh luận thành một hoạt động thuần tuý tuyên truyền: thay vì cố gắng làm sáng tỏ một điều chưa biết, chúng ta thường chỉ hài lòng với việc khẳng định đi khẳng định lại những "chân lý" đã cũ mèm; thay vì chỉ sử dụng lý trí, chúng ta huy động cả các yếu tố tình cảm để dễ dàng kích động tinh thần của người đọc với hy vọng thành lập được một trận tuyến càng đông càng tốt. Hơn nữa, xuất phát từ quan niệm "địch/ta" và "ai thắng ai", người ta dễ biến cuộc tranh luận thành một trò ẩu đả, theo đó, đối tượng chính mà họ nhắm tới không phải là một quan điểm mà là một con người; mục tiêu chính không phải là tìm kiếm một chân lý mà là bôi bẩn một cá nhân; tinh thần chính không phải là xây dựng mà là triệt hạ. Cuối cùng, cũng xuất phát từ quan niệm "địch/ta" và "ai thắng ai" ấy, người ta có thể tự cho phép mình làm những hành động đê hèn nhất như vu khống và chụp mũ với lý do là mọi thủ đoạn đều được xem như những chiến thuật cần thiết trong một cuộc đấu tranh.



    Theo tôi, ngoài những nguyên nhân khác có thể có, chính cách nhìn phân tuyến "địch/ta" và tâm lý đấu tranh "ai thắng ai" như là kết quả của xu hướng chính trị hoá toàn bộ đời sống tinh thần của Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua đã dần dần phá nát văn hoá tranh luận.











    [​IMG]

    Nguyễn Hưng Quốc


    Chú thích:


    Tiếc thay, đây lại là một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt văn học Việt Nam. Nếu bị phê bình, người ta thường dùng luận điệu giống nhau để trả lời: "thì phóng bút viết chơi thôi mà!" Đẩy luận điệu này đến cùng, theo tôi, người ta sẽ, thứ nhất, biến thế giới văn chương thành nơi ai cũng có thể chõ miệng vào tán nhảm; thứ hai, hạ tiêu chuẩn của một nhà văn xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn của một sinh viên năm thứ nhất, kẻ bị đòi hỏi phải luôn luôn tham khảo kỹ càng trước khi đặt bút viết, ngay cả một bài luận văn bình thường nộp trong lớp.

    Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (bản in lần thứ hai), nxb Sự Thật, Hà Nội, tr. 19-20.

    1. Xem thêm bài "Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn học Việt Nam" in trong cuốn sách này. Cũng có thể xem thêm bài "Tiến tới một nền văn chương Việt Nam hoàn cầu hoá" của Hoàng Ngọc-Tuấn đăng trên tạp chí Việt số 6, giữa năm 2000, đặc biệt các trang 82-85.

    2. Về cuộc tranh luận giữa hai "phái" nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, có thể xem cuốn Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 do Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Phúc và Nguyễn Đăng Điệp biên soạn, Hà Minh Đức giới thiệu, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

    Nguồn: từ facebook: Nguyên Hưng

    Cảm ơn bài viết của bạn, song theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linktrên diễn đàn, phần nội dung đề cập đến chính trị sẽ được ẩn đi.
    Trân trọng. (teacher.anh).
     
    Last edited by a moderator: 18/5/16
  12. EDC

    EDC Lớp 2

    Trích dẫn như nguồn bạn windcity mới là đúng về tranh luận kìa.

    Để mình bôi đen lại. Những đoạn bôi đen này đọc quen quen lắm. [​IMG]

    ___

    Theo tôi, một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, ở đầu thế kỷ 21 này, cả ở trong lẫn ở ngoài nước, là phải xây dựng cho được một thứ văn hoá tranh luận, tức những nguyên tắc trí thức và đạo đức căn bản để dựa vào đó người ta tiến hành tranh luận cũng như đánh giá các cuộc tranh luận. Chưa có văn hoá tranh luận, tất cả những nỗ lực tranh luận đều chỉ có tác dụng duy nhất là tạo ra những tiếng ồn, chứ không mang lại một lợi ích cụ thể gì cả: sau các cuộc tranh luận, không có gì được sáng tỏ thêm. Những cái sai và những cái nhảm vẫn tiếp tục tồn tại một cách hiên ngang, hơn nữa, còn lặp đi lặp lại ở những nơi khác, những cuộc tranh luận khác cũng một cách rất ư hiên ngang.

    Những nguyên tắc căn bản của văn hoá tranh luận, về phương diện lý thuyết, không có gì quá phức tạp, hầu như người có học thức nào cũng biết, tuy nhiên, có lẽ do chưa bao giờ được bàn luận một cách công khai, thẳng thắn và rõ ràng, những cái biết ấy phần lớn chỉ dừng lại ở mức tự phát và do đó, về phương diện thực hành, hiếm khi nhất quán, lúc nhớ, lúc quên. Cho nên, dù không mới, theo tôi, chúng ta cũng nên nhắc lại, một lần, những nguyên tắc căn bản ấy:

    Thứ nhất, ai cũng biết, tranh luận là "tranh" thắng bằng lý luận. Lý luận là bản chất của tranh luận: chính thứ vũ khí lý luận này phân biệt một cuộc tranh luận và một cuộc chửi lộn. Trong các cuộc chửi lộn, người ta không cần lý luận, người ta chỉ cần ném ra ào ạt các lời buộc tội, bất chấp có bằng chứng hay không, nhằm triệt hạ tư cách nhà văn hay nhà phê bình hay nhà lý luận hay bất cứ một thứ "nhà" nào đó của đối thủ. Tranh luận thì khác. Trong các cuộc tranh luận, người ta chỉ được quyền sử dụng một thứ vũ khí duy nhất: lý luận. Như trong bóng đá, người ta chỉ được quyền dùng chân để bắt bóng và phát bóng. Đụng tay vào là phạm luật. Như trong quyền Anh, người ta chỉ được quyền dùng tay để đánh. Co chân đạp đối thủ là phạm luật. Cũng vậy, trong tranh luận, người ta có thể công kích người khác một cách vô cùng mạnh bạo, thậm chí, tàn bạo; không sao cả, nhưng với một điều kiện: bằng lý luận. Ngược lại, bất cứ khi nào người ta không còn lý luận nữa, bất cứ khi nào người ta phải sử dụng đến các thứ phương tiện khác, từ việc nhân danh lòng nhân đạo hay tình cảm yêu nước đến việc cầu cứu uy tín của người này của kẻ nọ, người ta trở thành một kẻ ăn gian. Nên lưu ý là hình thức "ăn gian" bằng cách sử dụng đến quyền lực tinh thần của người khác là một cách "ăn gian" rất phổ biến ở Việt Nam. Thay vì lý luận bằng cái đầu của chính mình thì người ta có thói quen chứng minh tính "chân lý" của một nhận định nào đó bằng cách trích dẫn ra một câu nói của một lãnh tụ, một danh nhân, hoặc đơn giản hơn, một câu tục ngữ nào đó. Ở những nơi khác, trong loại văn học thuật, người ta cũng khuyến khích trích dẫn, nhưng với mục đích hoàn toàn khác: để thêm một bằng chứng hay để phân tích lịch sử vấn đề cũng như tính chất đa dạng trong cách lý giải vấn đề; để người đọc hình dung được bối cảnh nghiên cứu vấn đề, từ đó, biết được những sự tiếp thu cũng như những sự sáng tạo, nếu có, của tác giả bài viết. Ở Việt Nam, ngược lại, việc trích dẫn thường được xem như cách thức sử dụng một quyền lực: Khổng Tử đã nói như thế... Lenin đã nói như thế... Hồ Chí Minh đã nói như thế... Từ điển bách khoa toàn thư Encarta đã nói như thế... vậy thì "chân lý" là như thế, không còn hoài nghi gì nữa. Nếu bí quá, không tìm ra được một câu nói nào tương hợp thì người ta... bịa ra câu nói ấy và gán đại cho một nhân vật lịch sử nào đó. Như một thứ bùa.



    Thứ hai, đối tượng của tranh luận là các luận điểm. Nói đến luận điểm là nói đến cả hệ thống quan điểm, trong đó các ý tưởng đan kết với nhau trên một nền tảng lý thuyết và phương pháp luận nhất định. Một sự phê bình toàn diện và triệt để nhất là sự phê bình nhắm vào chính nền tảng lý thuyết và phương pháp luận ấy; nếu không, nó phải phê bình các nhận định của tác giả trên chính cái nền tảng lý thuyết và phương pháp luận mà người ấy đã lựa chọn, nói cách khác, phải xét xem, từ một góc nhìn như thế, với một phương hướng tiếp cận như thế, tác giả có nhất quán và có đi đến tận cùng mạch lý luận của họ hay không, và kết luận mà tác giả ấy rút ra được có gì mới lạ so với những gì người khác đã biết hay không. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp ngăn chận cảnh ông nói gà bà nói vịt trong tranh luận; hơn nữa, nó cũng ngăn chận được tình trạng, thay vì tập trung vào các luận điểm chính, chỉ cãi cọ lằng nhằng ở cấp độ tiểu tiết, với những câu, chữ không có ý nghĩa gì đáng kể trong cấu trúc chung của bài viết. Cuối cùng, nguyên tắc này cũng góp phần ngăn chận một thói quen đáng tiếc là cố tình đơn giản hoá các luận điểm của người khác, biến chúng thành ngô nghê để vừa tầm cho mình phản bác. Thói quen ấy hẳn xuất phát từ loại văn chương tuyên truyền kéo dài dai dẳng cả hơn nửa thế kỷ vừa qua: theo đó, ở bên này hay bên kia "chiến tuyến", người ta không được phép đọc nhau nhưng lại được lệnh là phải đả kích nhau, và với một mục đích đầy "chính nghĩa" như thế, người ta có thể an tâm đả kích địch thủ theo cái hình ảnh mà mình xuyên tạc hoặc tưởng tượng. Như thế, người ta tha hồ rút tư tưởng của Michel Foucault hay của Roland Barthes, chẳng hạn, vào một vài câu rồi ngúng nguẩy chê là... thô thiển; và người ta cũng có thể hùng hồn cho chủ nghĩa hậu cấu trúc hoặc giải cơ cấu là... dở hơi dù chưa hề đọc bất cứ một tác phẩm nào của Jacques Derrida hay của Paul de Man; có thể lớn tiếng cho văn chương hậu hiện đại là nhảm nhí dù chưa hề đọc bất cứ một luận văn nào của Jean-François Lyotard, của Fredric Jameson hay bất cứ sáng tác nào của John Barth, của Thomas Pynchon hay của Kurt Vonnegut, v.v...



    Thứ ba, bởi vì nhắm vào đối tượng là các luận điểm, tranh luận là một cuộc chiến đấu khá trừu tượng. Đó là cuộc chiến đấu với những ý tưởng. Chính vì thế, đó cũng là một cuộc chiến đấu đầy tính chất duy lý, ở đó chỉ có lý chứ không có tình. Người Việt Nam vốn trọng tình: trong các lãnh vực khác tôi không biết thế nào nhưng trong tranh luận, đó là một khuyết điểm. Một mặt, nó khiến chúng ta ít khi đi đến cùng mạch lý luận của mình, dễ dàng thoả hiệp trước những sự dị biệt trong tư tưởng, trở thành những kẻ ba phải, mặt khác, phổ biến hơn, nó lại làm chúng ta dễ trở thành lu loa, sướt mướt hoặc phẫn nộ không đúng chỗ.



    Cuối cùng, thứ tư, nếu tranh luận là chiến đấu với các luận điểm thì điều kiện đầu tiên và không chừng quan trọng nhất của người tranh luận là phải đọc kỹ và hiểu đúng các luận điểm mình định phê phán. Không đọc kỹ và không hiểu đúng mà đã phê phán, người ta dễ trở thành những kẻ xuyên tạc và vu khống dù động cơ chính là sự bất cẩn hay kém cỏi chứ không phải vì ác ý. Hơn nữa, tham gia tranh luận, người ta không những cần phải đọc kỹ và hiểu đúng bài viết mình định phê phán mà còn cần phải có một số hiểu biết nào đó liên quan đến vấn đề mà bài viết ấy đề cập. Hai khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau: không ai có thể hiểu trọn vẹn một bài viết nếu đó là bài viết duy nhất mà người ta được đọc về một đề tài nào đó. Văn bản, thật ra, bao giờ cũng là một liên văn bản: một chữ ở bài viết này có khi chỉ được sáng lên nhờ một chữ ở bài viết kia. Bởi vậy, tôi cho là một hành động thiếu nghiêm túc nếu người ta lao vào một cuộc tranh luận khi chưa kịp chuẩn bị cho mình những kiến thức tối thiểu và cần thiết về vấn đề mình sẽ tranh luận (1).
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Topic này có tính chiêm nghiệm, và đúng là có mục đích để mọi người sử dụng khi nói chuyện với nhau và cùng nhau rút kinh nghiệm để những lần tranh luận (gọi là đàm phán cũng được) đạt được đúng mục đích mà cả 2 bên cùng mong muốn mà vẫn giữ được hòa khí.

    Đây không phải là topic dùng để kể tội nhau, nên tất cả những bình luận có tính chất đó tôi sẽ xóa hết vì nó lạc đề. Nếu các bạn muốn thì lập topic khác nhé!

    PS.

    - @teacher.anh để anh xử lý nhé!

    - Theo tôi, nếu ai đã đọc qua topic này mà không thay đổi cách tranh luận thì đúng là không đáng được tôn trọng
     
    ntdieu, teacher.anh and vutananh like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này