Tâm lý XH Nhà khổ hạnh và gã lang thang - Hermann Hesse

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi 4DHN, 7/11/14.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cover.jpg

    Tác phẩm: Nhà khổ hạnh và gã lang thang

    Tác giả: Hermann Hesse

    Thể loại: Tôn giáo triết học

    Nguồn: internet

    Tạo ebook: 4DHN

    "Trên lối vào tu viện, thân cây đẹp của xứ lạ dang ra những cành uốn gợn, với cõi lòng đầy yêu thương, kẻ lữ khách hơi nhát lạnh ấy đến từ một miền khác khí hậu, có những dây liên hệ huyền nhiệm với những chiếc cột trụ nhỏ thon bằng đá hoa sánh đôi ở các cửa, với tràng hoa trang hoàng trên các khung tò vò, với các vòm cửa và cột; đây là đứa con yêu của những người Pháp và Ý, kẻ lạ mà người bản xứ phải há hốc mồm nhìn. Dưới bóng cây, nhiều thế hệ học trò đã đi qua, với những bảng con cặp dưới cánh tay, chuyện vãn, cười đùa, gây gổ; chân trần hay mang giày tùy theo tiết mùa, miệng ngậm một chiếc hoa, răng cắn hạt hồ đào hay tay cầm một trái banh tuyết. Luôn luôn có những kẻ khác đến. Sau vài năm nơi đây chỉ còn có những bộ mặt mới mà phần đông đều giống nhau: những trẻ tóc hung đánh thành từng lọn. Một số ở lại tu viện, trở thành những tân tòng, những thầy dòng, được cạo đầu, mặc áo thụng đọc sách, dạy trẻ, già rồi chết. Những trẻ khác, sau khi đã học xong, được cha mẹ đem trở về lại trong những lâu đài của họ, những ngôi nhà thương gia hay thợ thuyền. Có người đi đây đi đó, mải mê theo những cuộc chơi, theo các nghề nghiệp, rồi thỉnh thoảng tình cờ trở về viếng thăm tu viện. Khi trở thành người lớn, đem theo con trai đến trường những thầy dòng, họ ngước nhìn lên cây dẻ một lúc với những đôi mắt tươi cười chứa đầy kỷ niệm, rồi lại đi biệt. Trong những phòng nhỏ phòng lớn của tu viện, giữa những vòm cung khổng lồ của các cửa sổ và những cột đôi vạm vỡ bằng đá sỏi hồng, những người đàn ông sống, dạy trẻ, học hành, quản trị, điều khiển. Ở đây họ đào luyện những kiến thức và những nghệ thuật rất khác nhau, thuộc về đạo và tục, mỗi thế hệ truyền cho thế hệ sau những kiến thức đã đưa ra ánh sáng và những gì đang còn trong bóng tối. Họ viết sách, bình luận sách, nghĩ ra những triết thuyết, họ sưu tầm những trước tác thời cổ, vẽ những bức họa trang hoàng các thủ bổn, họ duy trì những tín ngưỡng phổ thông, họ chế nhạo những tín ngưỡng phổ thông. Kiến thức bác học và sự sùng tín, tính ngây ngô và ranh mãnh, túi khôn của Phúc Âm và túi khôn thuộc truyền thống Hy Lạp, ma thuật và ảo thuật, tất cả đều sinh sôi nảy nở ở đây, nơi đây có chỗ đứng cho mọi sự. Có chỗ đứng cho cuộc đời cô độc và sự sám hối, cũng như có chỗ đứng cho đời sống xã hội và cho mỹ vị cao lương: tùy theo cá tính của vị tu viện trưởng đang tại chức và những trào lưu chính đương thời mà khuynh hướng nọ kia thắng thế. Vào một vài thời kỳ, điều làm cho tu viện này nổi tiếng, điều lôi cuốn khách đến viếng thăm, là những bùa phép trừ ma quỷ; vào những thời khác, là âm nhạc diễm lệ của tu viện, đôi khi đấy là thánh cách của một trong những thầy đã chữa lành bệnh và làm những phép lạ, đôi khi lại là những món cháo cá măng hay chả gan nai, mỗi thời một thứ. Và trong số những thầy dòng cùng những học trò sùng đạo nhiệt thành hay lơ lửng, trong số những nhà khổ hạnh và những người bụng phệ, trong số những người đàn ông đến để sống rồi chết ở đấy, ta luôn luôn tìm thấy một nhân cách độc đáo, một kẻ mà mọi người đều yêu hay ghét, một kẻ dường như đã được chọn lựa, một hình bóng mà người ta còn nhắc đến mãi về sau khi những kẻ đồng thời đã bị lãng quên."
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/5/16
  2. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Cám ơn bạn 4DHN. Hermann Hesse viết cuốn này triết lý ghê (hai nhân vật với 2 cá tính thiên bẩm trái ngược, cuối cùng tìm đến "chân lý" bằng 2 con đường khác nhau; lúc cuối đời mới gặp lại và chợt nhận ra rằng (và cũng là hằng nhận ra rằng) "chân lý" chỉ có một. Đọc truyện này tôi có cảm tưởng, ở đời nhiều khi chỉ có "đen" (Goldmund) mới hiểu được "trắng" (Narcissus) (vì mình là đen), và ngược lại chỉ có "trắng" mới hiểu được "đen", còn xám xám thì khó mà hiểu được trắng và/hoặc đen. Cuối cùng cũng không thể gọi ai là trắng, ai là đen, và âm, dương lúc đó có thể nói là thấy cùng một nguồn.
    Cuốn này tôi thấy đọc thấy dễ "cảm" hơn cuốn "Câu Chuyện Dòng Sông", vốn chỉ có 1 nhân vật trăn trở một mình từ đầu đến cuối là chàng Siddhartha, có cơ duyên gặp đức Phật đấy, nhưng Phật vẫn là Phật còn ta vẫn là ta.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/14
    amylee, Anan Két, huongxua and 8 others like this.
  3. Cải

    Cải Cử nhân

    Một truyện ngắn của Hermann Hesse. Nguồn: vnthuquan.
     

    Các file đính kèm:

    Thanh_Rosy, Storm, Anan Két and 20 others like this.
  4. valerie

    valerie Mầm non

    Cám ơn bạn 4DHN và cám ơn bạn 1953snake nhiều lắm. Truyen có tính triết lý cao siêu, khó hiểu như vậy mà bạn tóm lược sao mà đầy hình tượng và dễ cảm nhận quá. Bạn mà làm thầy giáo dạy Triết học hoăc Văn học chắc là sẽ truyền được cảm hứng cho người học tốt lắm đó. Xin cám ơn.
     
    Anan Két, Lamani and Zhiqiang like this.
  5. mustang

    mustang Lớp 1

    Cảm ơn Bạn 4DHN đã chia sẻ. Hermann Hesse luôn có cách đưa triết lý vào tác phẩm một cách tinh tế. "Câu chuyện dòng sông" và "Goldmund & Narcissus" là hai tác phẩm có hướng tiếp cận vấn đề khác nhau. Và cả hai tác phẩm đọng lại nhiều điều cho người đời suy ngẫm.
     
    Hieu_Van thích bài này.
  6. vinhson65

    vinhson65 Mầm non

    Làm ơn cho biết tên tiếng Đức hoặc tiếng Anh của tác phẩm này. Cảm ơn.
     
  7. Lan Giao

    Lan Giao Lớp 7

    Vừa sửa khoảng vài chục lỗi chính tả cho bản dịch này vì đang tính đọc lại. Nếu sau khi đọc mà có thời gian thì sẽ sửa thêm.
     

    Các file đính kèm:

  8. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Không hiểu đâu ra cái tên như Huyền Minh và Đan Thanh, những tên thuần Hán Việt như vậy?
     
  9. tuyen2017

    tuyen2017 Mầm non

    Sách này tiếng Anh có tên là Narcissis and Goldmund
     
    Thanh_Rosy thích bài này.
  10. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Narcissus and Goldmund bản tiếng Anh cho anh chị em thưởng thức.
     

    Các file đính kèm:

    Thanh_Rosy thích bài này.
  11. huongxua

    huongxua Mầm non

    Hi: Đọc cảm nhận của bạn làm tôi nhớ đến câu thơ của Xuân Quỳnh- chỉ có thuyền mới hiểu được biển; đi đâu và về đâu... Cám ơn
     

Chia sẻ trang này