Truyện tranh Nhị thập bát tú và Thần tiên truyện

Thảo luận trong 'Truyện tranh' bắt đầu bởi Heoconmtv, 13/8/15.

Moderators: Heoconmtv, yam2408
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Muốn làm thần tiên thì vào đây:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. kohakunashi

    kohakunashi Mầm non

    Không có đệ thập hở bạn? :P
     
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Đệ Thập Điện Chuyển Luân Vương


    *Điện thứ mười ở dưới tầng đá ngầm của cõi U Minh, về phía chính Đông đối với thế giới ngũ trược (trọc) này.

    *Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: Cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây.

    Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phúc phần của mỗi hồn, sẽ cho đi đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu v.v…Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sinh (đi đầu thai) này rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa, như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.

    Thí dụ như:

    *Người không kính giấy chữ (sách kinh thánh hiền), rủ nhau ăn thịt trâu chó, phạt làm ăn mày. Không kính người lớn, chẳng vâng lời phải, thầy dạy học trò không tốt bị người vô cớ nói xấu, khinh khi. Người hay nói ra nói vào, xúi người kiện cáo, trước đã bị hình phạt xô xuống cầu Nại Hà cho rắn, cua ăn thịt, nay đầu thai thành người bị vu cáo lĩnh án tù đày…

    Những nhân sĩ khi sống mà biết làm lành, tụng kinh kính thần, trì chú v.v… khi chết, dược miễn giảm rất nhiều hình phạt ở các ngục.

    Những quỷ hồn sau khi thọ hình xong ở các Điện, Điện thứ mười tổng kết xong, lập danh sách chi tiết rồi chuyển họ đến “Dậu khu vong đài” (ăn cháo lú quên quá khứ) của Mạnh Bà Tôn Thần. Kế đó mới cho đi đầu thai tùy theo phúc nghiệp cân xứng của mỗi người.

    Trường hợp có những hồn ghi nhớ mãi những câu chân ngôn thần chú của Tam Giáo, nhưng không đủ phúc báu vãng sinh, mà không thể quên được quá khứ thì cho đi đầu thai tạm thời, chỉ sống một thời gian ngắn, hoặc một hai ngày, hoặc vài tháng vài năm …phải chết lần nữa, trở lại “vong đài” uống thuốc mê cho thật quên hết chân ngôn rồi mới đi đầu thai chính thức.

    Cũng có những trường hợp những người mang mãi mối thù hận quá sâu sắc, không chịu đi đầu thai, chấp nhận kiếp ngạo quỷ để theo đòi báo ứng cho xong, mới chịu tái sinh.

    Những trường hợp như vậy cũng có rất nhiều vì khi tại thế, đã gây tạo cho nhau quá nhiều hệ lụy, nào là phụ tình, nào là vong ân bạc nghĩa, nào là bị lường gạt đến nỗi táng gia bại sản, nào là thù hận ganh ghét chức vụ mà hại nhau, nào là bị áp bức quá đáng… họ đã phát thệ “nhớ mãi không quên” nên phải đi vào con đường quanh co đau khổ này. Cho nên biết, “oán thù nên cởi không nên buộc, chẳng những có lợi ngay trong đời này, mà còn đỡ khổ cho lúc tái sinh đời sau”.

    *Khi còn sống, phải nên tự mình làm lành rồi nên khuyên bảo thân nhân, bè bạn, người xung quanh chung sức làm lành. Giúp đỡ, tương trợ nhau, giúp đỡ cơm áo, gạo tiền, thuốc men cho người nghèo khổ. Sao chép, ấn tống kinh sách khuyến thiện giúp người giác ngộ tránh dữ làm lành. Bản thân phải lo tu học cho tốt, tụng kinh, kính thần… làm việc thiện không hề lười mỏi. Vào ngày 17 tháng 4, vái nguyện Ngài Thập điện Chuyển Luân Vương gia trì thêm phúc phần ở kiếp sau.

    [​IMG]
    Kim Kiều

    [​IMG]
    Ngân Ngọc Kiều

    [​IMG]
    Mộc bản kiều

    [​IMG]
    Nại Hà kiều

    [​IMG]
    Mạnh Bà đình

    Vị thần tên Mạnh Bà này, sinh vào đời Tiền Hán, lúc nhỏ học Nho, sau chuyển qua học Thần. Vị này có đặc điểm là “quá khứ thì không nhớ đến, tương lai thì không nghĩ tới”, suốt đời chỉ biết khuyên người, làm lành. Đến năm 81 tuổi mà “hạc phát đồng nhan” (tóc già như chim hạc mà mặt vẫn như người trẻ), vẫn còn là “xử nữ” (gái trinh).

    Người đời chỉ biết bà họ Mạnh, nên gọi bà là “bà vú Mạnh Bà”. Bà vào núi tu Tiên, tồn tại mãi đến đời Hậu Hán.

    Trước đây, vì con người sinh ra thì vẫn còn nhớ đến kiếp trước, nên nhớ và tìm đến những quyến thuộc xưa, trí nhớ vẫn tốt nên kể lại chuyện đầu thai, làm tiết lộ thiên cơ (máy trời). Do đó, Thượng Đế mới sắc phong cho họ Mạnh làm người cai quản “Dậu khu vong đài” (đài làm quên) có các quỷ sứ giúp việc. Khi Điện thứ mười đã có quyết định là hồn sinh vào chỗ nào, địa vị ra sao…thì trước khi đi đầu thai, phải đến chỗ “Đài khu vong” này. Ở đây, dùng các dược vật trên thế gian, bào chế thành một loại “như rượu mà không phải rượu”, chia ra làm năm vị loại là : Ngọt, đắng, cay, chua, mặn.

    Các hồn được chuyển thế, phải uống loại nước này, quên đi tất cả người và sự việc, cảnh giới của đời trước. Theo thứ tự trên mà quên đi nhiều hay ít, lâu hay mau, sâu hay cạn… tùy theo công phu tu hành và phúc đức của kiếp trước. Vì thế, người sinh ra, có kẻ khôn người ngu, kẻ học một biết mười, kẻ học hoài chẳng nhớ. Cũng có những người “không học mà biết” là do uống ít “thuốc quên” này vậy.

    Đài khu vong ở Điện thứ mười này, nằm phía trước điện và bên ngoài của sáu chiếc cầu Nại hà. Đài to lớn khắp cả vùng đất. Số phòng có đến một trăm lẻ tám gian, hướng đông có con đường đâm thẳng vào, bề ngang hẹp chừng một thước bốn tấc (để hồn chỉ đi hàng một). Các hồn nam nữ được đưa vào từng phòng, mỗi phòng đều có bày sẵn thức uống nói trên, do nghiệp lực mà hồn cảm thấy khát nước nhiều ít mà uống nhiều hay ít. Còn hồn nào ương ngạnh không chịu uống, thì dưới chân xuất hiện một cái vòng khóa chân lại, trên cổ có một ống bằng đồng chặn đè vảo cổ, phải hả miệng ra. Chịu không nổi đau đớn nên phải uống thật nhiều mới tha.

    Sau khi uống xong, có một quỷ sứ xuất hiện, dắt vào con đường dẫn đến chiếc cầu, bên dưới là một khe nước đỏ như máu đang chảy xiết. Đứng trên cầu, nhìn thấy phía đối diện có một hòn đá đỏ lớn, có bốn hàng chữ, mỗi chữ lớn bằng cái đấu (lít), viết như sau:

    “Vi nhân dung dị, tố nhân nan,

    Tái yếu vi nhân, khủng cánh nan.

    Dục sinh phúc địa, vô nạn xứ,

    Khẩu dữ tâm đồng, khước bất nan”

    *Dịch:

    “Là người thì dễ, làm người khó,

    Muốn lại làm người, càng khó hơn.

    Muốn sinh đất phúc, không tai nạn

    Thì miệng giống tâm, chẳng khó gì”

    *Lúc hồn đang đọc mấy hàng chữ này thì bên phía cầu bên kia, xuất hiện hai con quỷ lớn từ dưới rẽ nước bay lên. Một con thì đầu đội mũ “ô sa”, mình mặc áo gấm, tay cầm giấy bút, vai mang đao bén, lưng có đeo hình cụ, trợn tròng cặp mắt, cười to ha hả…Quỷ này tên là “Hoạt Vô Thường” (sinh không định trước). Một con nữa thì mặt mày đầy máu, mình mặc áo trắng, tay cầm bàn tính, vai vác bao gạo, trên ngực có dán tờ giấy, hai cặp chân mày nhăn lại, than dài thở ngắn. Quỷ này tên là “Tử Hữu Phận” (chết có phần sẵn). Hai con quỷ này nắm chân hồn lôi kéo xuống dòng nước đỏ, tùy theo phúc nghiệp mà đè xuống cạn sâu. Cạn thì được hưởng phúc, sâu thì phải chịu đọa đày. Hồn lúc này ngơ ngơ ngác ngác, chẳng còn biết gì nữa, cứ lo ngóc đầu lên, thì chốc lát đã chui ra khỏi “tử hà xa” (bào thai, tử cung) của bà mẹ, khóc lên ba tiếng “oa oa”. Kế rồi lớn lên, ham ăn ham uống, mê mải theo đời, mê muội “Như Lai Thần Tính”, quên hết ơn Trời, Thần, Thánh, chân nhân, chẳng nhớ làm thiện mà cứ theo đường ác, đến mãn kiếp lại trở về với hồn ma bóng quỷ như lần trước. Thật là tội nghiệp thay cho thân phận người không biết tu hành để giải thoát!

    Các việc kể trên là do một vị thư lại, làm việc ở “Khu vong đài” theo lệnh Ngọc Đế ghi chép lại trong Ngọc Lịch,để phổ biến khắp cả cho thế nhân biết mà lo tu hành, cầu đạo giải thoát.

    [​IMG]
    Vong hồn thang

    [​IMG]
    Nhân bì khuyết hóa

    [​IMG]
    Đọa lạc bộ

    * Sở chuyển kiếp này trên dưới xung quanh đều có hàng rào bằng sắt, bên trong chia ra làm 81 chỗ. Mỗi chỗ đều có đình đài khang trang, có quan lại ngồi bàn làm việc. Bên ngoài hàng rào, có những con đường nhỏ “ruột dê” (quanh co), có mười vạn tám ngàn (một trăm lẻ tám ngàn) lối đi, uốn khúc quanh co dẫn đến “tứ đại bộ châu”.

    *Bên trong sở, tối om như thùng sơn, chỉ thấy có một con đường để cho người đi đầu thai đi ra lối đó thôi. Bên ngoài nhìn vào giống như thủy tinh, chằng chịt nhiều đường ngang lối dọc, có các quan lại làm việc rất bận rộn, nhưng không bao giờ có sự nhầm lẫn. Có những trường hợp xét thêm để cho thăng hay giáng. Như người khi còn sống, có lòng hiếu thảo với cha mẹ hoặc những người không sát sinh mà còn phóng sinh…làm được nhiều điều thiện, sau năm lần thẩm tra, được các “thiện quan” tâu xin cho tăng thêm hưởng phúc. Trái lại, những người sau khi thẩm tra lại, phát hiện ra còn sót tội, hoặc hình phạt chưa đủ, thì sẽ tâu xin giáng bớt phúc, như những người bất hiếu, sát sinh nhiều…

    *Những người tội nặng, thọ vào thân súc sinh, bị thay đầu đổi mặt, trở thành một trong bốn loài: cầm (chim), thú (bốn chân), ngư (cá), trùng (côn trùng), là được cho đi vào những đường nhỏ quanh co. Phàm đã thọ thân súc, thì phải trải qua rất nhiều kiếp, thai sinh thì có các thú, noãn sinh thì có sấu, rùa, rắn, chim …, thấp sinh thì có các loài trùng bọ…Qua nhiều kiếp như thế, mới được lên làm người. Còn những quỷ hồn chấp nhận làm ngạo quỷ, vì không tin vào luân hồi, nhân quả, mang nặng ghi sâu những thù hận oán hờn, sống vất va vất vưởng, không có khái niệm về thời gian. Nếu không có những vị chân nhân có lòng Bồ Tát từ bi lập trai đàn chẩn tế và cầu siêu cho, thì vẫn mãi mãi đói khát và không có cơ hội để đầu thai kiếp khác. Ngoài ra, nếu lỡ bị đọa vào ATỳ địa ngục thì mãi mãi không được trở lại làm người. Như vậy, kinh nói: “Thân người khó được”.

    [​IMG]
    Hồn quy xứ
     
  4. namnt.afc

    namnt.afc Mầm non

    XIN CAM ƠN
     
  5. carpediem14

    carpediem14 Mầm non

    Có bác nào có tập hợp thành sách cho t xin link với nào. Thanks
     
Moderators: Heoconmtv, yam2408

Chia sẻ trang này