Đạo đức Đông phương Giáo dục Nho Giáo (Quyển Thượng + Quyển Hạ) - Trần Trọng Kim

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi 1953snake, 14/9/17.

Moderators: Do dai hoc NEU
  1. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    cover.jpg

    Tác phẩm: NHO GIÁO
    Toàn tập (Quyển Thượng + Quyển Hạ gộp chung)
    Tác giả: Trần Trọng Kim
    Chế bản lại từ ấn bản của Bộ Giáo Dục - Trung Tâm Học Liệu xuất bản lần thứ nhất năm 1971 với đầy đủ nội dung chữ Hán.
    Để tiện cho bạn đọc theo dõi, Mục Lục đã được thực hiện chi tiết hơn so với sách in.

    Định dạng: epub, azw3 và pdf (file rar)
     

    Các file đính kèm:

  2. 1953snake

    1953snake Sinh viên năm II

    Bổ sung định dạng mobi cho các bạn nào cần (xin lưu ý trước theo mình thấy với mobi, chữ Hán có thể không hiển thị được "đẹp" và đồng nhất với nhau như epub hoặc azw3)
     

    Các file đính kèm:

    An05, ai0ia, pad and 16 others like this.
  3. ndquangr

    ndquangr Mầm non

    Wow, cảm tạ bác. Nhà em tìm bản này mãi mà không được, sách mới sách cũ cũng đều không có phần chữ Hán.
     
    luuhuan thích bài này.
  4. trannamwon

    trannamwon Mầm non

    Thank Bác nhiều!
     
  5. minghsin

    minghsin Mầm non

    hay, cam on ban nhieu
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    ai0ia, pthanhhoa, sky_tiger and 6 others like this.
  7. cao điền Tâm

    cao điền Tâm Mầm non

    Bộ sách này hay thật
     
  8. sinuhe69

    sinuhe69 Mầm non

    Một trong những quyển giới thiệu hay nhất về Nho Giáo, thanks!
     
  9. Herald

    Herald Mầm non

    hay, quyển này cụ Thu Giang đánh giá là công phu thì phải biết chất lượng ra sao rồi. Cảm ơn chủ thớt
     
  10. Cynir

    Cynir Banned

    Quan điểm của PGS-TS Trần Ngọc Vương :

    Tính chất tông giáo của Nho giáo rất mờ nhạt. Nó chỉ giống như một trạng thái tín ngưỡng nếu so với ảnh hưởng của một học thuyết lớn đến thế. Thậm chí có thể nói, tính chất tông giáo của Nho giáo gần như là không có. Bởi vì, ngay trong điện thờ chính thức của Nho giáo không có một vị thần linh nào. Một tông giáo chỉ được coi là tông giáo khi đủ ba điều kiện tối thiểu : Hệ thống thần điện và giáo chủ, hệ thống tăng lữ, hệ thống giáo luật. Mặc dù có phương diện tông giáo đấy, nhưng người ta chưa bao giờ coi Nho giáo là tông giáo.

    Thứ đến, phát xuất điểm Nho giáo là hệ thống học thuật có tính chất đạo đức hành vi, tức là phải có tính thực tế. Nên ngay từ đầu, nó đã quy phạm hóa cách ứng xử cho mọi lớp người. Vì thế, tôi ủng hộ cách nhìn của các nhà nghiên cứu Đài Loan : Mục tiêu của Nho giáo nếu phải nói gọn lại trong một cụm từ, thì là "tu kỉ trị nhân". Nhưng cũng chính vì phát xuất điểm là học thuyết đạo đức của sĩ quân tử, nên nó đòi hỏi những phẩm chất cực kì cao. Cũng có nghĩa, bản thể Nho giáo không phải học thuyết triết học. Nên mãi về sau này nó mới phải bổ sung những yếu tố triết học, thế nhưng yếu tố triết học Nho giáo lại rất khó hoàn thiện. Nên mới có hiện tượng, nhà nho hễ đụng vào triết học là mặt cứ ngây ra, còn cuốn được coi hàng đầu về triết học là Dịch Kinh lại bị biến thành sách bói toán, nhìn chung không thể triết học hóa quyết liệt được và cũng chẳng áp dụng được. Nhân vật bác học được coi là kiệt xuất nhất Việt Nam trung đại Lê Quý Đôn, "thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn", trong những sách của ông chỉ có một cuốn về Dịch Kinh - Dịch Kinh Phu Thuyết, nghĩa là "Dịch Kinh nói đại đi" - nhưng lại là tác phẩm dở nhất và cũng được soạn với thái độ run rẩy nhất. Không ông nào giải thích được triệt để những mệnh đề triết học Nho giáo, chứ chưa nói những học thuyết khác.

    Vì không được xây dựng trên nền tảng triết học, lại thù ghét những biện pháp hình chính, chỉ chủ trương trị quốc bằng giáo hóa, nên chính cái đức trị ấy đã kiềm hãm sự phát triển của trung quốc. Về sau, nhà cầm quyền không bằng cách nào khác được nên đành đưa Pháp gia vào Nho giáo dưới biện pháp cưỡng bách. Tức là, không có Pháp gia thì không trị quốc được.

     
    ai0ia thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU

Chia sẻ trang này