Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Mình thì không đọc kinh, cũng ít đọc sách. Nhưng có nghe qua về ngũ giới cấm này. Thực ra nó không phải là "cấm tiệt".

    Ngày xưa Tế Công ăn thịt uống rượu mà vẫn đắc đạo được. Vậy thì mắc mớ gì đâu?

    Ngũ giới cấm đặt ra đối với đệ tử tu tại gia, giống như lằn ranh giới hạn để người tu biết "dừng đúng lúc".

    - Uống rượu bia nhưng xem đó là nước giải khát. Không uống đến mức say xỉn mất kiểm soát bản thân, gây ra hậu quả cho bản thân và cho người khác.

    - Không tà dâm: có vợ rồi thì không được tư tình với người khác, hoặc lợi dụng người khác để thỏa mãn dục lạc. Không đắm chìm vào nó chứ không phải là đoạn tuyệt với khoái lạc.

    - Không sát sinh. Trong Bát Chánh Đạo có 1 điều là "Chánh Mạng" - là nuôi mạng sống 1 cách chân chính. Ví dụ con hổ dồn mình đến chân tường thì không lẽ mình đứng cho nó ăn thịt sao? Mình phải chống trả để bảo vệ mạng sống chân chính của mình.

    Ngày xưa Đức Thế Tôn từng mang mạng sống của Ngài ra cho 1 con hổ đói ăn để có sức nuôi con. Là bởi vì cái tâm từ bi của Ngài quá bao la rộng lớn, chứ không phải là Ngài không thực hiện theo ngũ giới cấm hay là theo Bát Chánh Đạo.

    - Không nói dối, đặt điều làm hại đến người khác. Ví dụ bác sĩ chữa cho bệnh nhân, khám xong rồi thấy kết quả xấu lắm. Không lẽ bác sĩ nói thẳng vào mặt bệnh nhân đó là "anh bệnh nặng lắm gần chết rồi, tôi không giúp gì được". Phải lựa lời nói để không làm cho bệnh nhân bị suy sụp tinh thần chứ. Nếu nói thẳng ra có khi người đó tăng xông máu chết luôn tại chỗ :D
    ----
    Đó là với đệ tử tu tại gia. Còn các hàng cao hơn như hàng xuất gia, hàng Bồ tát, A-la-hán, v.v. sẽ có các giới luật hà khắc hơn, và dĩ nhiên là sẽ được thực hiện rốt ráo triệt để hơn, bởi đó là phẩm hạnh của họ.

    Còn người tu tại gia vẫn thuộc vào hàng sa cơ lỡ bước, cần sửa đổi tâm tính từ từ, cho nên cái lằn ranh cũng linh động. Người nào rốt ráo thì né xa lằn ranh, người nào tâm còn lưu luyến ta bà thì ở gần lằn ranh và đôi khi vượt quá nó vì "biết sao được, tôi còn cuộc sống, còn vợ con gia đình mà".

    Và dĩ nhiên không thể đem giới luật của hàng Bồ Tát để so sánh hay áp chế vào đệ tử tu tại gia được :D
     
    Last edited by a moderator: 15/8/16
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Điều đó cho thấy đọc sách, đọc kinh cũng phải có cách hiểu và cách vận dụng cho đúng với không gian và thời gian, và cái đó cũng có nghĩa rằng là "đắc đạo" cũng không phải là giá trị cố định mà nó biến đổi theo môi trường.

    Phật tại tâm. Mỗi người, ít ra là những người chỉ có cái hiểu biết sơ bộ bên ngoài như tôi, sẽ có những bộ giá trị nhất định, bộ công cụ đo lường của riêng mình để tự đạt tới cái giá trị đắc đạo - chỉ cần đừng để bộ giá trị đó làm hại người khác.

    Tôi nhớ một câu được cha mẹ dạy từ nhỏ, "chớ thấy điều ác nhỏ mà làm, chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm, mọi điều lớn đều từ điều nhỏ mà ra." Ôi, khó lắm. Làm khó lắm. Đọc thì dễ mà hiểu cũng dễ nữa. Thế nên tôi phục những người làm được, còn nói được thì thấy và nghe nhiều rồi.
     
    htp1305, moreshare, 123phat and 2 others like this.
  3. V-C

    V-C Lớp 4

    Hic hic...Phật khuyên nên làm thế thôi, chứ bản thân Phật không làm được huống hồ người thường.
     
  4. V-C

    V-C Lớp 4

    Làm thì em chưa thấy, chứ nói thì cop lão G rồi phết lên đây dễ òm ấy mà.
     
  5. NQK

    NQK Lớp 10

    Đừng căng thẳng thế. Nếu chú có thời gian, hãy tạm cất những nhận thức cũ đi để đọc một vài cuốn kinh. Nếu bỏ những vấn đề pháp thuật, biến hóa thì cái còn lại chính việc đức Phật bảo ta phải biết yêu thương. Yêu thương mình, yêu thương cha mẹ, con cái, gia đình, bạn bè, những người xung quanh. Cứ yêu đi thì sẽ thấy tình yêu ở những nơi nhiều khi ta không để ý đến. Thích lắm.
    [​IMG]
     
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Tình yêu quả thực loằng ngoằng!
     
    Cabu thích bài này.
  7. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    NGŨ UẨN GIAI KHÔNG
    Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không. Trong bốn từ này có ba từ dễ hiểu, không cần giải thích, mọi người đều có thể mường tượng ý nghĩa của nhóm chữ, chỉ có từ Uẩn là khá khó hiểu.
    Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, conciousness, alaya, discrimination).
    Chữ uẩn mang hàm ý tích hợp, là tập hợp của nhiều phần tử để tạo ra một hiện tượng ảo hóa. Bởi vì hiện tượng ảo hóa đó kéo dài và con người không có cách nào để phát hiện tính cách giả tạo của hiện tượng nên lầm tưởng là thật, và từ lầm tưởng đó mà sướng khổ một cách vô căn cứ. Tất cả mọi sướng khổ đều là vô căn cứ bởi vì nó dựa trên tưởng tượng. Tưởng tượng này kinh điển Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng tức là tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời ở thế gian. Nguyên lý của vấn đề này nằm ở chỗ kinh điển gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính, tất cả mọi tính chất của pháp là do tưởng tượng gán ghép của con người. Dễ thấy nhất là ngôn ngữ, từ ngữ của của bất cứ ngôn ngữ nào đều không có ý nghĩa, mọi ý nghĩa đều là do con người gán ghép cho từ ngữ. Tương tự như vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều không có thực chất, mọi tính chất đều do chúng sinh gán ghép cho vật. Đó cũng chính là ý nghĩa của ngũ uẩn giai không. Khoa học thế kỷ 20 đã xác minh vấn đề này qua cuộc tranh luận thế kỷ giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới, là Niels Bohr và Albert Einstein mà tôi sẽ đề cập ở phần sau.
    Uẩn đầu tiên cũng quan trọng nhất là Sắc (vật chất).
    Nó quan trọng tới nỗi có rất nhiều người, từ triết học gia cho tới khoa học gia, xây dựng cả một chủ nghĩa duy vật (materialism), họ cho rằng nền tảng duy nhất của vũ trụ vạn vật là vật chất. Vật chất tiến hóa từ vô cơ (inorganic) cho tới hữu cơ (organic). Từ hữu cơ cho tới sinh vật đơn bào, sinh vật cấp thấp, sinh vật cấp cao, rồi con người có bộ não, từ bộ não mới phát sinh ý thức.
    Tuy nhiên sinh vật tiến hóa luận của Darwin đã bị phản bác rất nhiều trong thế kỷ 20, sang thế kỷ 21 hầu như nó đã bị bác bỏ hoàn toàn bởi vì có nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy không có tiến hóa. Hóa thạch con dế cách nay 125 triệu năm cũng giống hệt con dế hiện nay. Theo thuyết tiến hóa thì các giống loài phải ngày càng nhiều vì nó phân nhánh, nhưng thực tế khảo cổ cho thấy các giống loài đồng loạt xuất hiện rất nhiều trong kỷ Cambri, rồi sau đó ít dần, một số bị tuyệt chủng, số còn lại cũng không hề có tiến hóa gì. Các mắt xích hóa thạch để chứng minh sự tiến hóa từ con vật tới con người không có đầy đủ, nếu có cũng không chứng minh được một cách rõ ràng và liên tục.
    Ngay cả vật lý học cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng, bởi vì khi người ta đi tìm hạt vật chất đầu tiên thì không thể khẳng định được. Mô hình chuẩn của vật lý hạt (Standard model of particle physics) nêu ra 17 hạt cơ bản, nhưng chúng đều là hạt ảo, không thể độc lập tồn tại, chúng là trừu tượng khi bị tách riêng, cô lập. Tất cả chúng đều có thể quy về lượng tử nhưng lượng tử là một hạt trừu tượng tuy có công dụng nhưng không có thực thể. Điều đó chứng tỏ công dụng là ảo hóa, là tưởng tượng chứ không phải thật.
    Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật).
    Có những thí nghiệm khoa học chứng minh rằng vật chất không độc lập tồn tại, nó là một sự tưởng tượng của tâm thức, chỉ hiện hữu trong tâm thức, bản thân vật chất chỉ là sóng vô hình không phải vật chất, nó là tiềm thể, là một cấu trúc ảo, từ những hạt ảo mà thành (thí nghiệm nổi tiếng về hai khe hở). Điều này thì trong kinh điển Phật giáo có nói rất rõ. Kinh Hoa Nghiêm nói : nhất thiết duy tâm tạo一切唯心造

    Có một cuộc tranh luận thế kỷ giữa hai nhà khoa học hàng đầu thế giới là Niels Bohr và Albert Einstein. Bohr nói rằng các đặc trưng của hạt photon như vị trí, khối lượng, điện tích, số spin không có sẵn, không xác định cho tới khi có người quan sát đo đạc nó. Còn Einstein thì cho rằng hạt photon lúc nào cũng có sẵn đặc trưng, những đặc trưng đó lúc nào cũng xác định dù có ai quan sát đo đạc hay không. Kết quả năm 1982 tại Paris, Alain Aspect đã làm thí nghiệm chuẩn xác, nó chứng minh rằng Bohr đúng, Einstein sai. Điều đó chứng tỏ hạt photon là do tâm thức tạo ra.

    Sắc tức thị Không thì những Uẩn còn lại cũng đều là không
    Thân thể tứ đại bằng vật chất của chúng ta đã là không, thì cảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể cũng như cảm giác tổng hợp của ý thức cũng chỉ là tưởng tượng. Đều đó có nghĩa Thọ cũng là Tưởng (tưởng tượng). Hành (chuyển động) chỉ là điều kiện để phát sinh ảo hóa, nếu không có chuyển động thì cuốn phim chỉ là những tấm ảnh bất động. Chính sự chuyển động tạo ra thế giới sống động. Cuối cùng Thức là sự nhận biết, sự phân biệt để tạo ra sự tưởng tượng phong phú đa dạng. Chức năng chính của Thức là phân biệt, phân biệt từ những sai biệt nhỏ nhặt nhất như thứ tự, đến những sai biệt về số lượng, về vị trí trong không gian và thời gian. Vũ trụ vạn vật là do Thức tạo ra, bởi vì nếu không phân biệt thì vũ trụ chỉ là tánh không trống rỗng không có gì cả. Thế giới hiện hữu là do tưởng tượng, tưởng tượng muốn cho phong phú và thuyết phục phải dựa trên lượng tử, lượng tử là trừu tượng, chỉ là sóng tiềm năng không phải vật chất, nhưng qua sự hoạt động đồng bộ của 8 thức thì lượng tử biến thành thế giới muôn màu muôn vẻ trong đó có thế gian, thiên đường và địa ngục. Tất cả chỉ là tưởng tượng nhưng chúng sinh bị kẹt cứng trong tưởng tượng đó, cảm thấy sướng hay khổ là do thói quen tưởng tượng của chúng.
    Có những kẻ đánh bom liều chết tự nguyện, chúng cảm thấy như vậy là sướng thích, là hết mình phục vụ cho niềm tin của mình về một chủ nghĩa Hồi giáo thống trị thế giới. Có những tu sĩ Tây Tạng tự thiêu, tuy đau đớn thể xác nhưng sướng thích về tinh thần, họ cảm thấy như vậy là hết mình phục vụ tổ quốc dân tộc chứ không nghĩ đó là sự bạo hành đối với bản thân, sự vi phạm giới luật cấm sát sinh dù là tự sát. Có những quan tham vơ vét của công rồi bị kết án tử hình, nhưng thâm tâm vẫn bằng lòng chấp nhận vì đã tẩu tán được một số của cải cho thân nhân của mình.
    Có những ca sĩ, diễn viên, nổi tiếng, giàu có, tự hào vì thành công và khối tài sản to lớn của mình, cho rằng như vậy là sướng, là tài năng của mình, chứ không nghĩ rằng đó chỉ là phước báo, hết phước thì tài sản tiêu tan chẳng mấy hồi. Có những người lao động nghèo khổ, kiếm không ra tiền, sống đói rách, đã vậy còn bị bệnh tật nan y và tai nạn, bèn cho rằng cuộc đời mình là quá khổ, cũng không hiểu rằng đó là nghiệp chướng của mình.
    Những cảnh đời sướng khổ, chuyện yêu đương, con cái, kiếm tiền, của hàng tỉ người trên trái đất còn được dựng lên thành hàng vạn phim ảnh, chiếu suốt ngày đêm trên các đài truyền hình tại khắp các quốc gia. Tức là thế gian vốn đã là tưởng tượng, người ta lại tưởng tượng thêm thành tưởng tượng cấp hai của phim ảnh phẳng, bây giờ người ta lại dựng thêm phim 3D thành ảnh nổi 3 chiều có phụ thêm một số cảm giác như gió, nước, rung lắc, đó là tưởng tượng cấp ba.
    Tóm lại, thế gian điên đảo mộng tưởng, mọi người sống với sự sướng khổ tưởng tượng của mình mà không biết. Nhiều kẻ cảm thấy quá khổ, quá tuyệt vọng, bèn tự tử. Còn có những kẻ khác cảm thấy đời sống vật chất của mình quá đầy đủ đến mức thừa mứa, đâm ra nhàm chán, không biết làm sao cho có hứng thú, bèn chạy theo những cuộc đua tranh về quyền lực, làm sao cho thành công trong kinh doanh, giàu có nhất thế giới, có quyền lực bậc nhất, chi phối cả chính quyền. Khi đạt được rồi cũng chán, bèn đem tiền lập quỹ từ thiện.
    Đức Phật đã giác ngộ, giác ngộ là tánh biết vô sinh pháp nhẫn, còn có tên gọi là chánh biến tri, biết hết mọi điều ẩn kín của thế giới khắp không gian thời gian, biết rõ nguồn gốc mọi sướng khổ của chúng sinh đều chỉ là tưởng tượng vô căn cứ, không có chút gì là thực chất, nên nói rằng ngũ uẩn giai không, đó là một lối thoát cho tất cả mọi bế tắc của con người, nó có khả năng giải quyết được tất cả mọi khổ ách.

    Đây là 1 bài viết khá biện chứng dưới góc độ khoa học. Hi vọng sẽ giúp mọi người có 1 cảm nhận khách quan hơn về quan điểm Phật giáo.
     
    hoamocmien, htp1305, 123phat and 3 others like this.
  8. exynos

    exynos Mầm non

    Đừng nói đùa như thế mà mang tội bạn, lời bạn vừa nói mà suy diễn nặng là ngang với tội phỉ báng Đức Phật đó.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  9. V-C

    V-C Lớp 4

    Đâu có đùa bác! Trước lúc xuất gia, Phật đã phạm vào Tam Quy và Ngũ Giới, điều này ai cũng biết cả, đâu thể nói là phỉ báng được. Bác dùng sai từ rồi.
    Nhà em cũng theo đạo Phật, nhưng em vô thần, mọi điều em nói trên đây là sự thật, chứ không đả kích một ai.
     
  10. exynos

    exynos Mầm non

    Trước lúc xuất gia thì mình đồng ý với bạn.
     
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đó là trước khi giác ngộ thành Phật. Không ai tự dưng giác ngộ được cả, phải trải qua quá trình tu hành. Khi đã đắc đạo, tường tận mọi việc, mọi khổ đau, Ngài mới dạy lại cho người khác. Đã nói phải nói cho chính xác.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  12. V-C

    V-C Lớp 4

    Thế đâu có gì sai, nói thế một số người sẽ hiểu ra. Còn nói thật ra, thì Phật làm gì, ai mà biết được, lấy cái gì làm bằng chứng, khi đã trải qua hàng ngàn năm.
     
  13. phongthaikiet

    phongthaikiet Banned

    Tôi chỉ muốn hỏi tại sao thời xa xưa đi tu dễ thành phật thành là hán. Và tại sao phật có tóc còn người đi tu phải cạo trọc?
     
    Last edited by a moderator: 15/8/16
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vậy thì tìm hiểu đi. Chẳng có Phật nào trong Phật giáo nguyên thuỷ trải qua hàng ngàn năm cả. Chính vì nói như vậy chứng tỏ không biết gì về đạo Phật, thậm chí là cơ bản nhất mà chỉ là "nghe người ta nói" rồi nói lại.

    Trước khi thành Phật, Người là 1 người rất bình thường, có hỷ nộ ái ố, tham sân si đủ cả. Nhưng trên hết Người có tấm lòng bác ái, nên mới đồng cảm với dân gian nhiều người bệnh tật, nghèo khó, đau khổ. Bản thân Người là thái tử giàu có, đem của cải bố thí cũng được nhưng rồi của cải cũng hết, chẳng giải quyết được gì. Người mới từ bỏ ngai vàng đi tìm con đường giải thoát.

    Ấn Độ lúc này có rất nhiều tu sĩ nhiều giáo phái, nhất là Bà La Môn. Người hầu như đều trải qua các cách thức tu hành đó, như khổ hạnh, hành xác, nhịn ăn... nhưng Người đã nhận ra tất cả đều là vô nghĩa. Trong quá trình đi tìm chân lý Người giác ngộ. Lúc giác ngộ đó chính là thành Phật (theo cách gọi của Bắc tông).

    Sau khi giác ngộ, người trở về báo hiếu cha mẹ rồi truyền giảng cho họ cũng giác ngộ theo.

    Vậy thì đâu ra ngàn năm?
     
    Last edited by a moderator: 15/8/16
    ShareExp, 123phat and Heoconmtv like this.
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Uh đứng trên quan điểm vô thần thì cũng có lý, bằng chứng đâu? Nói chung là trăm nghe không bằng một thấy. Nói là dựa vào kinh kệ nhưng biết đâu kinh kệ cũng tô vẽ cho nhân vật lung linh so với cuộc đời thực thì sao, như kinh kệ viết về Jesus hay Mohamed trong các tôn giáo kia chắc cũng vậy thôi. Ví dụ Jesus là người thường thì chết là hết, sao lại còn Phục Sinh rồi Thăng thiên tùm lum đủ các thứ, làm dân phương Tây ngày nay được hưởng nghỉ lễ tùm lum :))
     
  16. V-C

    V-C Lớp 4

    VC chỉ công nhận những lời Phật dạy đều tốt đẹp mà con người cần hướng tới. Nhưng đó là chỉ đường dẫn lối cho nhân loại, còn cá nhân có làm được hay không lại là một chuyện khác. Nói đâu xa xôi, các bậc vĩ nhân gần đây thôi, họ nói rất nhiều lời hay ý đẹp, nhưng họ làm được như điều họ nói không là điều cần phải bàn.
     
  17. V-C

    V-C Lớp 4

    Vậy những điều bác nói đây là do bác đi theo đức Phật nên bác biết à? Hay bác cũng như em: Chỉ nghe người ta nói rồi về xào lại.
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Việc cạo tóc của chư tăng, ni Phật giáo mang ý nghĩa của sự đoạn trừ phiền não, tham ái, tập chướng, xuất gia làm Sa môn, hướng đến giải thoát. Ngoài ra, việc cạo tóc cũng nhằm loại bỏ sự trang sức, vẻ đẹp bên ngoài, loại bỏ các ký sinh trùng.

    Thật ra Phật giáo nguyên thuỷ không hề bắt buộc cạo trọc, chủ yếu đầu tóc gọn gàng. Thử nhìn mấy ông lạt ma Tây Tạng mà theo Phật giáo nguyên thuỷ họ để đầu đinh, hoặc húi cua chứ không hẳn trọc lóc.
     
    Last edited by a moderator: 15/8/16
    123phat and Heoconmtv like this.
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Ý VC là từ thời điểm Phật thành chính quả đến nay đã hàng ngàn năm (hơn 2500 năm rồi) chứ không phải Phật thành chính quả mất ngàn năm.
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đừng hỏi kiểu đánh đố như vậy.

    Phật giáo lịch sử đều có ghi chép lại hết. Cái chính là biết tìm hiểu, phân tích. Bản thân tôi không theo tôn giáo nào nhưng ít ra tôi đã tìm hiểu Phật giáo từ 22 năm rồi (chính xác thời gian). Nhưng tới khoảng 4-5 năm gần đây mới hiểu rõ và có phần đúng đắn hơn.
     
    Last edited by a moderator: 15/8/16
    moreshare and Heoconmtv like this.
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này