Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. V-C

    V-C Lớp 4

    Đóng đâu, VC vẫn xơi bình thường đấy thôi.
     
  2. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Lúc sáng có mod vào thông báo vi phạm nội quy nên đóng, VC vào nói sau khi 4DHN vào mở lại tất nhiên là vẫn xơi bình thường.
     
    4DHN and Zhiqiang like this.
  3. V-C

    V-C Lớp 4

    Cái này thì dĩ nhiên, nó giống như truyện ngụ ngôn Con Thỏ Nhát Gan vậy, quả táo rơi mà loạn cả rừng.
     
    Depressed thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đọc lại post trên đi.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn nói đúng. Khi phát hiện ra sự nhầm lẫn tôi đã xử lý.
     
    Depressed thích bài này.
  6. V-C

    V-C Lớp 4

    Chắc Mod nào tưởng sắp chiến tranh nên đóng cửa cho khỏi lan sang nhà khác.
    Mà tranh luận thì phải có mùi thuốc súng nó mới hăng, đừng có rút súng bắn nhau tơi bời là được.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  7. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Cảm ơn @4DHN. Hi vọng mọi người sẽ có thêm nhiều cảm nhận và đóng góp bổ ích về các tư tưởng và triết lý sâu sắc Phật Giáo (nguyên thủy). Cá nhân tôi đã có những trải nghiệm thú vị khi đọc các tư tưởng vượt thời đại của Đức Phật. Và thậm chí (hoàn toàn sự thật), một bác hàng xóm của tôi vốn là người có tín ngưỡng Thiên Chúa, nhưng sau 1 cơn thập tử nhất sinh bác ấy thật sự hoang mang và mất niềm tin vào cuộc sống vô thường. Rồi 1 sự tình cờ bác ấy tìm hiểu về Phật giáo và nhận ra được những chìa khóa giải đáp cho cái vô thường hữu hạn của vũ trụ, về sự sống về cái chết... Cũng có thể gọi là có duyên để đến với các triết lý mới giúp nhìn nhận mới mẻ hơn về cuộc sống này.
     
  8. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Có 1 câu hỏi mà đến giờ khoa học vẫn chưa giải đáp được, nhưng Đức Phật có nói về vấn đề này: đó là khi con người chết linh hồn đó như thế nào và nó tồn tại ra sao.

    Có hai nhà khoa học nổi tiếng khẳng định ý thức của con người có thể tồn tại trong vũ trụ sau khi hệ thần kinh của chúng ta ngừng hoạt động.
    Tiến sĩ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ý thức của Đại học Arizona tại Mỹ, và nhà vật lý người Anh Roger Penrose, vừa đề xuất một giả thuyết mới về ý thức con người. Theo hai ông, linh hồn người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não. Ý thức của chúng ta là kết quả của những tác động do lực lượng tử gây nên trong những ống siêu nhỏ ấy, Physorg đưa tin.

    "Có lẽ linh hồn của chúng ta chỉ là sự tương tác giữa những tế bào thần kinh trong não. Vì thế linh hồn là một phần cơ bản của vũ trụ và tồn tại từ khi thời gian bắt đầu", hai nhà khoa học nhận định.

    Hameroff lập luận rằng cảm giác cận kề cái chết xảy ra khi các ống siêu nhỏ mất trạng thái lượng tử.

    "Khi tim ngừng đập và máu ngừng chảy, trạng thái lượng tử sẽ không còn tồn tại trong những ống siêu nhỏ. Nhưng thông tin lượng tử bên trong các ống không bị hủy diệt, mà chỉ rời cơ thể để quay trở về vũ trụ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, thông tin lượng tử sẽ quay trở lại các ống và bệnh nhân kể rằng họ vừa tới cổng thiên đường. Trong trường hợp bệnh nhân chết, rất có thể thông tin lượng tử sẽ tồn tại mãi mãi trong không gian dưới dạng linh hồn", Hameroff giải thích.

    Trên sự thực, Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật. Trên quan điểm sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường. Dùng mắt thịt mà nhìn sự vật, thì đôi khi nhìn thấy có sự vật không biến đổi, nhưng nên dùng dụng cụ khoa học tinh vi để nhìn, thì thấy không có sự vật nào là không biến đổi trong từng giây phút một. Kinh Dịch nói "sinh, sinh", nhưng kỳ thực, ở đàng sau "sinh, sinh" là "tử, tử", tức là biến biến, hóa hóa.

    Hiện tượng vật lý trong thế giới vật chất, là sinh diệt không ngừng. Hiện tượng tâm lý tinh thần lại càng dễ quan sát. Là bởi vì, hiện tượng tâm lý nảy sinh là do tinh thần biến động. Hiện tượng tâm lý biến động, dẫn tới hành vi thiện, ác. Hành vi thiện ác ảnh hưởng trở lại khuynh hướng tâm lý, tiền đồ của chúng ta, tương lai của chúng ta được quy định bởi tác dụng tuần hoàn đó của tâm lý ảnh hưởng tới hành vi, và hành vi ảnh hưởng trở lại tâm lý.

    Thử hỏi : Làm sao có thể có linh hồn bất biến, linh hồn vĩnh hằng ? Dường như là không thể có được, không những người chết rồi, không có linh hồn cố định, mà ngay khi còn sống, thân tâm chúng ta đều biến đổi không ngừng trong từng phút giây một. Thế nhưng, Phật giáo đã không tin có linh hồn, thì bản thể của việc luân hồi trong sáu cõi và siêu phàm nhập thánh là gì ? Hay nói cách khác, cái gì "luân hồi", cái gì "siêu phàm, nhập thánh" ?

    Đây chính là điểm ưu việt đặc thù của Phật giáo, vừa không xem trọng giá trị vĩnh cửu của tự ngã, lại vừa khẳng định giá trị hướng thượng của tự tính.

    Phật giáo chủ trương thuyết "nhân duyên sinh" và "tự tính vốn là không" (tự tính bản không).

    Phật giáo xem vật chất là nhân duyên sinh, xem tinh thần cũng là nhân duyên sinh. Nhân duyên tụ hội gọi là sinh, nhân duyên ly tán, gọi là diệt. Lớn như một tinh cầu, một thiên thể cho đến cả thế giới vũ trụ, nhỏ như một sợi cỏ, một hạt bụi, một nguyên tử… không có một sự vật nào là không do nội nhân, ngoại duyên hội tụ mà tồn tại.

    Nếu loại bỏ nhân và duyên ra, không có một sự vật nào có thể tồn tại được. Vì vậy, nếu xét trên căn bản, thì không có một sự vật nào hết. Về vấn đề này, các nhà khoa học vật lý và hóa học, có thể cung cấp cho chúng ta câu trả lời chính xác và chính diện.
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Cái này đúng. Bên Thiên Chúa thì quá thần thánh nên nhiều khi nó làm người ta dễ thất vọng khi không đạt được mục đích (kiểu như cầu hoài mà Chúa không giúp). Trong khi Phật giáo lại hướng con người tới sự thanh thản, chiêm nghiệm cuộc sống để thấy được ý nghĩa thật sự của cuộc đời nên giúp ta biết chấp nhận, đón nhận những hạnh phúc lẫn khổ đau. Nhiều người bệnh nan y sắp chết, tử tù chờ ngày xét xử... nếu cho họ nghe giảng đạo Phật thì thường họ sẽ thanh thản chờ đón cái chết rất nhẹ nhàng,ít hối tiếc hay dằn vặt.
    Cuộc sống bao giờ cũng vậy, ai cũng muốn cầu toàn, nhưng muốn được "toàn" thì phải biết "từ bỏ". Cầm lên được thì phải buông xuống được, nếu không thì sẽ không bao giờ thoả mãn bản thân cả.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  10. NQK

    NQK Lớp 10

    Sinh mổ? Mổ sinh từ sườn hẳn khó hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

    Mà đức Phật sinh ra bình thường hay dị thường có gì quan trọng. Một bậc vĩ nhân thường được người sau yêu mà thêm vào các câu chuyện như vậy. Cái chính là con đường đức Phật dạy, chỉ ra cho chúng sinh kìa. Tôi không theo đạo nào, nhưng tôi thích tôn chỉ của Thích Ca.
     
    Thanh Hà Tr and Heoconmtv like this.
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Đạo không phải là “đảng”. Người theo đạo (bất cứ đạo nào) là chọn cho mình một hướng đi tâm linh, chọn sống trong một khuôn khổ nào đó. Thí dụ, tín đồ Thiên Chúa Giáo chọn nếp sống tuân theo những điều răn của Thiên Chúa, như: phải tôn kính cha mẹ (mình); yêu thương mọi người; không trộm cắp; không giết chóc; không gian dối; không hãm hại người; không ham muốn vợ / chồng, của cải hay bất cứ điều gì của người khác, v.v. Nói chung, lấy tình thương yêu và sự trung thực làm căn bản. Cũng giống như người theo đạo Phật là chọn sống theo lời đức Phật dạy vậy. Thế nên, sinh hoạt đời thường của họ có thể bao gồm việc tham gia một đảng phái chính trị nào đó, cũng giống như sinh hoạt bình thường của những người theo các tôn giáo khác.

    Trong các xã hội đa nguyên, đa đảng, việc tham gia một đảng phái nào chỉ đơn giản là tạo cơ hội để học hỏi, thảo luận, đóng góp ý kiến và công sức với những người có cùng quan điểm. Nó không thật sự mang lại một lợi ích vật chất nào. Ngay cả khi chọn chính trị làm con đường tiến thân, một người vẫn phải hoàn tất con đường học vấn và có một nghề nghiệp vững chắc như mọi người khác. Nếu sau vài chục năm hoạt động mà một người nào đó được đứng ở vị trí tham gia chính quyền, thì vì
    lương bổng trả cho Tổng Thống, Thủ Tướng hay Bộ Trưởng ở các nước tư bản thường thấp hơn mức thu nhập của những người này, trước khi họ nắm giữ các chức vụ trên rất xa, nên không thể gọi việc người công giáo tham gia vào một đảng phái chính trị là “giành đất” được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/16
  12. V-C

    V-C Lớp 4

    Không hiểu từ trong ngoặc kép thì thui, khỏi bàn cãi, tớ là lười trình bày cụ thể, rõ ràng vì gõ trên đt.
     
  13. V-C

    V-C Lớp 4

    Túm lại là đừng có “miệng niệm nam mô, bụng bồ dao găm" là được, chứ nhiều kẻ nói tưởng chừng ”đắc đạo" tới nơi, chỉ thiếu mỗi cánh nữa là “thăng" mà hành động trái ngược.
     
    Depressed thích bài này.
  14. V-C

    V-C Lớp 4

    Vừa xơi xong cuốn Lược Truyện Đức Phật, nói chung phần nhiều trong này là thêu dệt, phóng đại lên.
    Nhưng VC công nhận một điều là: những lời Phật dạy và lối sống của Phật (hay do người đời sau sửa và thêm vào) đều rất tốt đẹp, nếu bản thân chúng ta làm được 1/100 lời Phật dạy thì đã là người tốt rồi. Còn như những cái huyễn hoặc xoay quanh Đức Phật thì do dân gian tô vẽ lên, mà Người được mọi người tôn thờ và nâng lên một tầm cao mới là chuyện hết sức bình thường, và Đức Phật cũng chẳng liên quan gì đến chuyện tô vẽ này cả. Nếu mà ném đá thì phải ném đá các cụ ngày xưa mới đúng, quả thật óc tưởng tưởng của các cụ thật tài tình.
    Hôm nào có dịp về nhà, VC lại vác theo đôi cuốn rồi nghiên cứu tiếp.
    Thân ái!
     
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bài viết ở #1 dài mà lại chưa đi cụ thể vào tiêu đề, lan man quá.
    Tác giả lấy tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân để ngâm cứu, tìm hiểu về Phật giáo thì sao ok cho được. Lẽ nào TÂM NGUYỆN lại không biết TDK là tiểu thuyết, mà tiểu thuyết là đồ giải trí, đâu phải nơi nói, ghi chép sự thật. Vậy mà lại lấy TDK làm nền móng phát triển ý tiêu đề thì thật còn non và xanh lắm. :D :D
     
    Heoconmtv and locnd like this.
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Sự kiện Thích Ca Mâu Ni sinh: nào voi trắng chui vào bụng, sinh ra bước đến đâu sen nở nâng chân tới đó, chỉ trỏ lên trời xuống đất chém gió phần phật,... đó là hành động của những "fan cuồng" Phật chế ra để đáp ứng nhu cầu của họ. Họ cần một vị giáo chủ, một ông thầy tôn quý, phi thường (không bình thường); một ông thầy như thế thì họ mới hãnh diện với đời với người, thầy ta như vậy đó và ta cũng được thơm lây. Đại loại là vậy. Và tôn giáo nào cũng vậy.

    Do người đời tô vẽ (fan cuồng); người tầm học phải gạn đục khơi trong, lần mò mà đi vậy.
     
    locnd thích bài này.
  17. locnd

    locnd Mầm non

    Tôi chỉ thấy buồn cười khi nhiều thanh niên chỉ đọc một số bài viết trên mạng, một số bài tóm tắt rồi tự cho là hiểu biết rồi lên mạng phát biểu rất hoành tráng. Tôi chẳng muốn tranh cãi vì điều đó là vô ích. Nhưng tôi vẫn khuyến khích các thanh niên trước khi phát biểu về Phật và Phật Giáo hãy đọc và nghiên cứu tối thiểu bộ KINH A HÀM để có cái nhìn về Phật, giáo lý của Phật, những khái niệm cơ bản.
    Có thanh niên ở trên nói về ngũ giới thì nên tìm hiểu qua bát quan trai giới nhe :)
    Có thanh niên ở trên nói tất cả giáo lý của Phật chỉ gồm "ngũ uẩn giai không" là chưa chính xác. Nếu nói tất cả giáo lý của Phật là gì thì đó là "Tứ Đế".
     
    Phuocy Phan and Heoconmtv like this.
  18. andanhtoi

    andanhtoi Lớp 11

    Cá nhân mình nghĩ khi tìm hiểu về một con người vĩ đại như Đức Phật thì nên tránh 2 cực đoan: thứ nhất nghĩ về Đức Phật như một nhân vật chỉ toàn bao gồm các yếu tố huyền thoại, thứ hai nghĩ về Đức Phật cũng chỉ bao gồm các chi tiết hoàn toàn bình thường như con người chúng ta thì cũng sai nốt.
    Theo các vị Cao Tăng và học giả nghiên cứu Phật Giáo trên thế giới nhận định, quyển sách kinh điển được xem là nhập môn dành cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo và cũng dành cho cả những người xuất gia là cuốn What The Buddha Taught (Đức Phật đã dạy những gì) của Hòa Thượng Walpola Rahula.
    Ở Việt Nam cuốn sách có hai bản dịch của Sư cô Thích Nữ Trí Hải và Lê Kim Kha. Mọi người có thể tìm đọc ở dưới.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/16
  19. pinoko

    pinoko Lớp 5

    Cảm giác chuyếnh choáng khi tham gia topic này ^_^
     
    Last edited by a moderator: 16/8/16
  20. V-C

    V-C Lớp 4

    Cho đến thời điểm hiện tại thì chẳng có cuốn Kinh nào thực sự là ghi lại đúng lời Phật dạy 100%, mà đều được chép lại qua truyền miệng dân gian, ngay cả bản Kinh cổ nhất thế giới hiện nay cũng chỉ là bản chép tay, mà ai chép thì chẳng rõ. Vậy lấy đâu ra cuốn nào mới là bản chính thống của Phật? Cuốn nào mới thực sự nên đọc?
    Các bác cứ bảo là nên đọc cuốn này, cuốn kia mới đúng, nhưng thực ra thì cuốn nào mới đúng? Dựa vào các vị cao tăng, học giả uyên thâm...? Không thực tế, không ai chứng minh được cuốn nào mới là bản nguyên thủy của Đức Phật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/8/16
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này