Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Hiểu những điều căn bản về đạo Phật trong 5 phút vấn đáp

    Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer".
    Hỏi: Phật giáo là gì?
    Đáp: Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "Buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật giáo phát nguồn từ hơn 2500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

    Hỏi: Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

    Đáp: Đối với nhiều người, Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
    (1) sống có đạo đức,
    (2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
    (3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

    Hỏi: Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?

    Đáp: Phật giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

    Hỏi: Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?

    Đáp: Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất hiệu quả.

    [​IMG]
    Hỏi: Đức Phật là ai?
    Đáp: Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc.

    Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

    Hỏi: Có phải đức Phật là Thượng Đế?

    Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là Người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

    Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

    Đáp: Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

    Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại nghèo như vậy?

    Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.

    Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật giáo không?

    Đáp: Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

    Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

    Đáp: Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật giáo. Cũng vì thế mà những người phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

    Hỏi: Phật giáo có tính khoa học không?

    Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

    [​IMG]
    Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?

    Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

    Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?

    Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

    Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?

    Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

    Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?

    Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết bàn.

    Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?

    Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

    Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?

    Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức - qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

    Hỏi: Ngũ giới là gì?

    Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

    Hỏi: Nghiệp là gì?

    Đáp: Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại.
    Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta?
    Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính:
    (1) ý định đằng sau của mỗi hành động,
    (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và
    (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

    Hỏi: Trí tuệ là gì?

    Đáp: Trong Phật giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

    Hỏi: Từ bi là gì?

    Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

    [I]Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một phật tử? [/I]

    Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.

    Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
    [I]

    [B]Tỳ Khưu Dhammika[/B][/I]
     
    baothoa and chichi.myluckycharm like this.
  2. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    BÍ MẬT CỦA THIỀN ĐỊNH

    Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố rằng:"Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc"
    [​IMG]
    Chưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.
    Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố rằng:"Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc".
    Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não - hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách "tắt" thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ "trở thành một".
    Cuộc nghiên cứu khác gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, gợi ý rằng thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đào (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi. Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác. Tuyến thượng thận, mơi tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các Thiền sư khống chế hoàn toàn. Ông tuyên bố trong một báo cáo trong tạp chí Nhà Khoa học mới (New Scientist) rằng: "Lập thuyết hữu lý nhất là có cái gì đó nơi hành thiền của Phật giáo đã dẫn đến một nguồn an lạc mà tất cả chúng ta đều mưu cầu".
    Các nhà khoa học đều tin chắc rằng Thiền định hoàn toàn có khả năng "rửa" lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc. Các trào lưu Thiền định ở Mỹ đều tin rằng Thiền định có thể chữa được được các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD và đã có trường hợp thay thế cho Viagra! Những điều này thật ra không phải quá cường điệu, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật xét ra cho cùng đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
    Thử lý giải những điều này trên cơ sở những điều đã biết và dựa trên các kinh sách về Thiền định trong Phật giáo chúng ta thấy; bộ não con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh qua những đường dẫn truyền lại có quan hệ với 50 ngàn tế bào thần kinh khác. Điều này dễ hiểu sự hoạt động phức tạp trong việc xử lý các khối lượng thông tin khổng lồ của bộ não. Thế nhưng điều này cũng cho chúng ta hiểu câu nói mà nhà Phật hay nói: "Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi". Một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra như trong phản ứng hạt nhân! Các ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, sự tư duy hình thành. Các bạn hãy thử ngồi năm phút lúc rảnh rỗi và đếm xem trong chừng đó thời gian mình đã nghĩ về bao nhiêu điều! Thường là không ít hơn 10 chuyện nghĩ khác nhau!
    Thật kỳ lạ, ngoài những lúc tập trung làm việc, thì ra chúng ta sử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẫn không đầu không cuối một cách chẳng để làm gì .
    Tuy vậy đó là điều bình thường của người khỏe mạnh. Ở người bị bệnh tâm thần thì ý nghĩ của họ có thể chỉ có một nhưng họ không thể dừng nó lại được, nó cứ phát triển một cách bùng nổ và đến mức độ nào đó thì người bệnh sống với các ý nghĩ ấy, các ý nghĩ đều trở thành thật, và chúng ta gọi họ bị bịnh điên. Những người trong trạng thái stress, cũng không dứt ra được các tình cảm mà họ rơi vào. Điều này kéo dài sẽ đưa đến những hiệu ứng tiêu cực trên toàn cơ thể. Có người thì bị tim mạch, người thì đau dạ dày, người thì mất ngủ, suy nhược thần kinh, cơ thể...
    Như vậy là người khỏe mạnh bình thường đều đã biết rằng các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta đều biết dừng lại sau khi "chạy" theo nó một đoạn. Điều này tuy bình thường nhưng các thiền sư thì bảo đó là vọng tưởng. Cách gọi này không phải là không có lý ở góc độ vô bổ, vô nghĩa. Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc. Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếm hơi thở, theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõi một cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì là biết mình đang nghĩ cái đó; .. Tất thảy đều một mục đích làm sự hoạt động của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sự rỗng không.
    Điều này hoàn toàn không dễ nếu không nói là vô cùng khó. Theo bản năng, bộ não chúng ta không chịu tĩnh lặng, ngay cả khi đang ngủ. Trong kinh Phật chúng ta đọc thấy câu "Chư Phật ngủ không mơ bao giờ!". Điều này cho thấy bậc giác ngộ đã hoàn toàn đạt đến một trạng thái hoạt động khác của bộ não và điều này thì rõ ràng khoa học chưa biết đến..
    Nhà Thiền có câu chuyện như sau: Hương Nghiêm thông hiểu thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn là người chưa ngộ đạo. Một hôm Quy Sơn đến và nói: "Anh thật là thông minh tài trí nhưng hãy nói cho tôi biết, anh từ đâu mà có?". Hương Nghiêm về lục tung hết tất cả sách vở để tìm câu trả lời. Đi đến cùng câu hỏi ấy là vũ trụ này từ đâu mà có. Không tự trả lời được ông tìm đến Quy Sơn và cầu khẩn: "Xin hé mở cho tôi cái bí mật của lời nói này". Quy Sơn bảo: "Nếu ta giải thích cho ngươi rõ ràng sau này ngươi sẽ oán ta". Thế là Hương Nghiêm vứt bỏ tất cả để về quê cuốc đất. Một ngày kia sau mười năm, lúc đang dãy cỏ, ông cuốc đụng một miểng sành và nhặt lấy quăng vào một bụi trúc. Miểng sành chạm phải một cây trúc khô và ngân lên một tiếng ngân đặc biệt. Hương Nghiêm bừng ngộ. Ông hiểu được ông từ đâu mà có, vũ trụ này từ đâu mà có. Ông quỳ xuống, lạy về phía Quy Sơn và bảo: "Sư phụ, lòng tốt của thầy thật bao la. Nếu ngày ấy thầy giải thích thì hôm nay làm sao con có được kinh nghiệm kỳ diệu này".
    Triết học hiện đại, triết học phương Tây thì tiếp cận các quy luật, các thuộc tính của vật chất, của vũ trụ của sự sống... thông qua các khái niệm. Triết học phương Đông nói chung và Phật giáo nói riêng, không làm như vậy, các khái niệm luôn là vật cản, là tri chướng, không cho con người có thể mang cả trí tuệ cũng như thể xác của họ thâm nhập vào các quy luật có tính toàn vũ trụ. Khi giác ngộ thì mỗi tế bào cũng thấm đẫm cái quy luật được chứng đắc ấy.. Tôn giáo nào cũng vậy, cái mục tiêu cuối cùng luôn là động lực khiến các tín đồ theo và phấn đấu. Ở Phật giáo đó là giác ngộ, là Niết Bàn.
    Thêm một kiến giải nữa về giác ngộ là thêm một hạt muối thả vào biển. Tuy vậy, vẫn không phải là không có cách. Chúng ta hãy thử giả định rằng chúng ta đã giác ngộ, chúng ta đã tuệ thông với nhiều phép thần thông tuyệt diệu, tai có thể nghe ngàn dặm, mắt có thể nhìn qua núi non biển cả, thân hình có thể đi mây về gió, tỏa sáng hào quang, tinh thần thông suốt không bị bất cứ một trở ngại nào, tạo hóa làm gì cũng có thể hiểu được, ông Thượng Đế, nếu có, thì ngồi uống trà với ổng mà không một chút e ngại .v.v... thì lúc ấy, cơ thể ta sẽ như thế nào? Bởi vì các phép thần thông ấy khó biết, khó giải bày, bởi vì cái đời sống tinh thần ấy hầu như không thể hiểu được, không thể kiểm chứng, không thể xác nhận nên chúng ta sẽ tìm hiểu ở một góc độ khác là xem lúc ấy cơ thể ta sẽ như thế nào.
    Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều rằng nó sẽ không giống với cái cơ thể ta trước đó. Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều là ta sẽ chẳng có bệnh tật gì cả? Thật vô duyên khi một bậc giác ngộ mà bị huyết áp, lớn tim, ho lao hoặc ung thư. Có thể có một số bệnh ngoại khoa cấp tính như gãy xương, ruột thừa, hoặc bệnh kiết lỵ do ngộ độc nấm độc mà Đức Thế Tôn đã mắc phải... còn ngoài ra cơ thể ta là một sự khỏe mạnh đến trong suốt. Bệnh gì không biết chứ bệnh do tâm thần sinh ra như huyết áp, tim mạch, stress, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, đau khớp, đái đường... sẽ không bao giờ mắc phải. Người đã mắc phải, thì nếu giác ngộ xong bệnh này cũng sẽ biến mất.
    Chắc chắn là như vậy rồi. Chúng ta hãy hình dung, những bệnh trên xuất hiện do căng thẳng, lo nghĩ mà có. Người giác ngộ thế nào không biết chứ chắc chắn đó là người không còn biết sợ, biết lo nữa. Cuộc sống của họ là một sự ân sủng của tạo hóa ban cho trong từng giây, từng phút, thì hỏi làm sao huyết áp tăng cho được? Bệnh huyết áp là bệnh tây y bảo không chữa được. Chúng ta chưa có bằng chứng nhưng với những gì biết được chúng ta có thể chắc chắn rằng người giác ngộ không bao giờ tăng huyết áp. Các bác sĩ tim mạch hẳn cũng đồng ý điều này.. Và kể từ đó ta sẽ có những giấc ngủ luôn thật ngon, đặc biệt là không bao giờ mộng mị. Ngài A-nan khi kể về những giấc mơ của mình cho Phật nghe Phật cũng bảo rằng chư Phật ngủ chẳng mơ bao giờ. Không có bất cứ một giấc mơ nào dầu tốt hoặc xấu, dầu lành hoặc ác xuất hiện trong giấc ngủ người giác ngộ.
    Đây là cái phần nhô lên nhỏ nhoi của tảng băng trôi; cái phần lớn nhất, quan trọng nhất, tinh hoa nhất của nó vẫn chìm dưới nước chưa được biết đến. Chỉ với một chút có thể nhận thấy này chúng ta đã có thể tin rằng nó rất thật..
    Với giả định này chúng ta có thể tạm tin rằng người trong một chốc giác ngộ sẽ tự nhận thấy những chuyển biến kỳ lạ chưa từng biết đến xảy ra trong cơ thể mình. Nó rõ ràng như ngài Huệ Khả nói, "Nó thường biết rõ ràng, ngôn từ nói không tới!". Nó thấy được sờ sờ như ngài Huệ Năng nói "Ai dè....", nó cũng tràn đầy xúc cảm như ngài Bạt Tụy đã đi không vững, húc đầu vào cột nhà mấy lần, về đến nhà khóc suốt ba đêm ba ngày vì nó. Thiền sư Vô Môn Huệ Khai sau sáu năm miên mật, một ngày nọ khi nghe tiếng trống báo giờ cơm trưa sư hoát nhiên đại ngộ và ứng khẩu bài kệ sau: Trời quang mây tạnh sấm dậy vang lừng. Mọi vật trên đất, mắt bỗng thấy hết. Muôn hồng nghìn tía cúi đầu làm lễ. Núi Tu-di cũng nhảy múa vui mừng. Sư được Thiền Sư Nguyệt Lâm ấn chứng. Khi mà mô tả cái khác biệt của mình trong giây phút trước và giây phút sau bằng những hình ảnh như thế, sấm dậy vang lừng, núi Tu di cũng nhảy múa, thì ta biết đó là những cảm giác rất cụ thể rõ ràng như thấy trước mắt, sờ bằng tay, hoàn toàn không có một chút nào của tâm thức. Nó không giống như Archimede hoặc Newton reo lên sung sướng nhưng rất dễ đột tử vì vỡ tim hoặc tai biến mạch máu não, người giác ngộ thì khác hoàn toàn.
    Và ở cái trạng thái này thì sự vô minh hay giác ngộ, niết bàn hay địa ngục, thánh hay phàm, ma hay Phật, sân si hay buông xả, ngã hay vô ngã, thế giới vật chất là thường hay vô thường... nào có gì quan trọng! Mỗi phút giây là mỗi ân sủng mà tạo hóa đã ban cho. Các phép thần thông cũng đâu có gì là quan trọng bởi bản thân họ là một thần thông tuyệt diệu nhất. Trong trạng thái tĩnh lặng, yên vui ấy tai ta sẽ nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa, từ tiếng chim hót đến điệu nhạc disco inh tai nhức óc, từ tiếng của chồi cây đang vươn lên đến âm thanh của các vì tinh tú xa xôi. Năm 761 vua Túc Tông nhà Đường thỉnh Huệ Trung đến kinh đô phong làm Quốc sư. Suốt trong lần yến kiến vua đã hỏi ông nhiều câu, tuy nhiên ông không hề nhìn vua lấy một lần. Vua giận mới bảo: "Trẫm là Thiên Tử nước Đại Đường, sao thầy không một lần hạ cố nhìn đến trẫm?". Huệ Trung trả lời: "Bệ hạ có nhìn thấy hư không trên kia chăng?". "Có". "Hư không có nháy mắt với bệ hạ không?". Cái tâm thế hoàn toàn không thuộc về ý thức nhưng biết rõ là mình đồng với vũ trụ, hòa với cỏ cây rất thật ấy, khoa học hiện đại, tâm lý học hiện đại hoàn toàn chưa biết đến.
    Có thật vậy không, không biết, chỉ có một điều chắc chắn là ta sẽ nghe rõ nhất những tiếng nói từ trong của cơ thể ta. Chính đây là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Gần như tất cả đều biết giây phút mình ra đi và tất cả đều bình thản đón nhận. Nói như vậy là đã hơi xa cách, ở trạng thái này thì cái chết và cái sống không hề có phân biệt. Hay một điều là nó không cần đến một chút nào của ý thức để xác tín điều đó. Chúng ta, người đời vẫn hay nói về sự thanh thản khi chết, chuẩn bị cho cái chết, xem cái chết tựa lông hồng, thế nhưng xem cái chết như đang sống mà không cần đến một chút ý thức nào thì chỉ có ở người giác ngộ .
    Tóm lại, đó vẫn là chuyện... như là chúng ta xem phim khủng long! Tất cả dựa trên một ít "xương cốt" hóa thạch để lại chứ khủng long sống thế nào, kêu rống thế nào thì chẳng ai biết. Các nhà khoa học đang tìm cách tái sinh nó. Giác ngộ cũng vậy, các Phật tử đều đang chờ Di Lặc xuất hiện mặc dầu tinh thần Phật giáo không xem điều đó làm trọng.
    Hình như đã đến lúc con người bắt đầu hiểu được giá trị của mặt bên kia trong hoạt động của bộ não, mặt tĩnh lặng, không hoạt động nhưng lại vô cùng tỉnh thức. Con người đã nghĩ ra hằng trăm phương pháp thể dục cho cơ thể, thế nhưng một phương pháp thể dục cho tinh thần thì hầu như chưa ai nghĩ đến. May sao con người đã có phương pháp thiền định từ hơn 2500 năm trước, tuy bị lãng quên hoặc ngộ nhận nhiều điều nhưng cuối cùng chắc chắn nó sẽ có những đóng góp tích cực cho cuộc sống và văn minh nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này.
     
    chichi.myluckycharm thích bài này.
  3. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    Walpola Rahula là một vị Đại sư Tích Lan rất nổi tiếng, trong một dịp ghé Pháp đã có nhã ý trả lời một cuộc phỏng vấn do một ngôi chùa ở Bourget (ngoại ô phía bắc Paris) tổ chức vào ngày 27 tháng 7 năm 1994.

    Cuộc phỏng vấn xem như bình thường này dường như tiềm ẩn một sự nghịch lý nào đó vì đã phản ảnh một hương vị [thiền học] toát ra từ phong thái của các vị thầy Nhật Bản - là những người chủ trương một sự hiểu biết trực nhận - thế nhưng Walpola Rahula thì lại là một vị thầy tu tập theo Phật Giáo Theravada. Phải chăng điều này cho thấy là trí tuệ của Ngài Walpola Rahula đã vượt lên trên tất cả các học phái [của Phật Giáo nói chung]? Người thực hiện cuộc phỏng vấn này là Thierry Truillet.

    Sự Thật không hiển lộ từ Trí Nhớ cũng không phát sinh từ Kiến Thức mà từ sự Hìểu Biết

    - Ngài cảm thấy thế nào về sự phát triển của Phật Giáo ở phương Tây?

    Tôi nghĩ rằng xưa nay số người theo Phật Giáo chưa bao giờ đông đảo, kể cả ở các quốc gia mang truyền thống Phật Giáo như Ấn Độ và Tích Lan. Ngay cả ở Ấn Độ vào thời kỳ của Đức Phật, nhiều người trong số các đệ tử của Ngài cũng không [đủ sức] hiểu được giáo huấn của Ngài. Ngày nay cũng chẳng khác gì hơn. Không sao có thể đạt được sự hiểu biết sự thật bằng một phép luyện tập nào cả. Việc luyện tập [đơn thuần] không đủ sức mang lại việc đó. Theo kinh sách Phật Giáo thì một người nào đó dù từ trước chưa bao giờ có dịp diện kiến với Đức Phật, tức có nghĩa là chưa bao giờ [may mắn được] luyện tập, [thế nhưng chỉ cần] nghe Ngài thuyết giảng cũng có thể hiểu biết (thấu triệt/nắm bắt) được sự thật (xin lưu ý là Walpora Rahula cố ý không nêu lên các thuật ngữ đặc thù và chuyên biệt trong Phật Giáo như "quán thấy", "cảm nhận bằng trực giác", "giác ngộ"..., có thể là vì lý do các thuật ngữ này đã bị lạm dụng và trở thành quá công thức và quy ước hay chăng. Do đó Ngài chỉ sử dụng các chữ thật đơn giản như " hiểu biết sự thật"... để chỉ sự Quán Thấy hay sự Giác Ngộ...).

    - Vậy thì Ngài nghĩ thế nào về các phương pháp đã được đem ra giảng dạy nhằm mang lại sự thực hiện ấy, chẳng hạn như các phép thiền định vipassana (sự quán thấy sâu xa) và samatha (sự chú tâm)? Chăng phải đấy cũng chính là các kỹ thuật luyện tập, kết hợp giữa các tư thế của thân xác và các phép luyện tập tâm thần...

    Tất cả các thứ ấy chỉ ích lợi cho những kẻ không biết làm gì khác hơn!

    - Vậy theo Ngài thì phải bước theo con đường nào bây giờ?

    Chẳng có con đường nào cả. Một khi nêu lên một con đường hay một kỹ thuật nào đó, thì mọi sự sẽ chấm dứt ở đấy (sự thăng tiến sẽ dừng lại và "con đường" chỉ là một sự bế tắc). Phép thiền định vipassana [tự nó] không hàm chứa một kỹ thuật nào cả. [Đó chỉ là cách mà] bạn phải luôn ý thức về tất cả các hành động (trên thân xác và trong tâm thức) mình thế thôi. Không phải là chỉ trong một hay hai giờ (trong lúc ngồi thiền), mà suốt đời mình, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    (Thông thường chúng ta luôn sống "bên ngoài" con người của mình. do đó chỉ khi nào tự mình nhận thức được sự xao lãng thật kinh hoàng ấy trong cuộc sống của chính mình thì khi ấy mình mới có thể hiểu được vipassana và sức mạnh của nó. Một cách cụ thể là lứa tuổi còn trẻ thì say mê các trò chơi điện tử, nghe nhạc triền miên, nhắn tin liên tục trên máy điện thoại di động; các bà các cô thì tâm sự hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc xem phim Hàn Quốc, Hồng Kông tràng giang đại hải; các bậc nam nhi thì xem chuyện nhảm nhí, tò mò hay chính trị trên mạng; các bậc lão thành và điềm đạm hơn thì trong lòng luôn tức bực về đủ mọi thứ, từ gia đình, con cháu, đến hận thù chính trị, hoặc hoạch định những chuyện tương lai hay những ước mơ chính trị... Những người trong trường hợp ấy dù có luyện tập vipassana thì cũng chỉ mất thêm thì giờ mà thôi)

    - Câu hỏi của tôi cũng có ý gợi lên một thắc mắc là giữa sự hiểu biết của người Đông Phương và người Tây Phương phải chăng cũng có một sự khác biệt nào đó?

    Không có một sự khác biệt nào cả. Đối với giáo huấn của Đức Phật, [thì] kinh sutra (của Phật Giáo Theravada và Đại Thừa), kinh tantra (của Tan-tra Thừa/Kim Cương Thừa)..., hoặc [các kinh] không phải là tantra cũng thế. Tất cả đều nhất loạt xuất hiện sau Đức Phật (sau khi Đức Phật tịch diệt thì giáo huấn của Ngài cũng chỉ được truyền khẩu và khoảng năm trăm năm sau mới được ghi chép lại bằng chữ viết). Kim Cương Thừa, Đại Thừa,Tiểu Thừa, Theravada, v.v., đều xuất hiện sau [thời đại] của Đức Phật. Tất cả đều được triển khai sau này bởi các vị thầy Phật Giáo, tương tự như những gì mà các vị cố đạo đã triển khai cho Ki-tô Giáo. Không sao tránh khỏi sai lầm đối với những lời giáo huấn nguyên thủy.

    - Câu trả lời của Ngài phải chăng cũng có nghĩa là bất cứ ai một khi đã bước vào con đường tu tập Phật Giáo thì đều rơi vào sai lầm...

    Sai lầm là vì bám víu vào hình thức. Nếu bạn cứ khư khư nắm chặt sự thật trong lòng bàn tay mình (quyết tâm tu theo một tông phái, hay học phái nào đó chẳng hạn), thì mọi sự đều chấm dứt [ở đấy] (tất cả đều dừng lại không còn thăng tiến được nữa). Tôi nghĩ rằng điều ấy có thể nói lên được bản chất của sự thật. [Bởi vì] sự thật không phải là một thứ gì đó mà người ta có thể tìm thấy được nó (sự thật nằm bên trong tâm thức, có sẵn trong tâm thức, và chỉ có thể hiển hiện trong tâm thức, có nghĩa là không thể tìm thấy nó ở bên ngoài tâm thức). Sự thật không thể diễn tả được bằng ngôn từ (từ xưa đến nay chưa hề có một vị Thầy đích thật nào nói lên là mình đã đạt được "giác ngộ" cả, kể cả Long Thụ, Thế Thân, Vô Trước, Bồ-đề Đạt-ma, Tịch Thiên, Đạo Nguyên... và cả Đức Đạt-lai Lạt-ma hôm nay).

    - Thế nhưng cũng phải vượt qua nhiều giai đoạn thì mới có thể giúp cho tri thức đạt được sự thực hiện ấy...

    Các kiếp sống nào? Các giai đoạn nào? (sự hiểu biết/giác ngộ/sự thật vượt ra ngoài/lên trên các kích thước của không gian và thời gian). Đức Phật có nói: chẳng có con đường nào cả. Một người Bà-la-môn có một người con gái thật xinh đẹp đề nghị với Đức Phật hãy cưới người con gái ấy. Đức Phật khước từ và tuyên bố rằng Ngài không thích chạm ngay cả vào bàn chân của người con gái ấy. Người Bà-la-môn bèn hỏi là do đâu mà Ngài đã đạt được cấp bậc hiểu biết ấy. Đức Phật trả lời: không phải nhờ vào sự luyện tập, cũng không phải nhờ vào một phương pháp nào hay một vật nào cả, mà bằng cách không có những thứ ấy (đó là tánh không của mọi hiện tượng, sự tu tập cũng chỉ là một hiện tượng, phát sinh từ sự kết hợp của muôn nghìn hiện tượng khác). Điều ấy có nghĩa là bạn tu tập, thế nhưng bạn không nô lệ cho sự tu tập (nô lệ cho sự tu tập cũng có nghĩa là bám víu vào một hiện tượng cấu hợp, biến động và vô thường).

    - Ngài nghĩ thế nào về cái tôi (cái ngã)và các thứ xúc cảm bấn loạn [khác]? Nếu một người nào đó không được hướng dẫn đúng đắn thì làm thế nào có thể đạt được sự thật ấy?

    Đối với Phật Giáo, không phải kiến thức hay trí nhớ là điều quan trọng, mà là sự hiểu biết, và cũng không phải là thứ hiểu biết dựa vào trí nhớ("trí nhớ" là kết quả phát sinh từ sự vận hành liên tục của tri thức. Dưới một góc nhìn khác thì "trí nhớ" cũng có thể xem là "kiến thức" bởi vì nó là kết quả mang lại từ sự hội nhập và tiêu hóa của tri thức về những gì mà nó tiếp nhận được từ bên ngoài. Sự khác biệt duy nhất là trí nhớ mang tính cách xưa cũ/quá khứ/nghiệp và kiến thức thì tương đối mới hơn, phát sinh từ trí nhớ liên kết với hiện tại và hướng vào tương lai. Tóm lại trí nhớ và kiến thức cũng chỉ là các kết quả mang lại từ sự vận hành chung của tri thức, và cả hai mang cùng một bản chất như nhau. Trí nhớ cũng như kiến thức sẽ tạo ra các thể dạng xúc xảm và tư duy đủ loại. Sự "hiểu biết" trái lại là một thể dạng cảm nhận sâu kín, tàng ẩn phía sau trí nhớ và cả kiến thức, sự "hiểu biết" đó mang tính cách "độc lập" vượt lên trên sự vận hành thô thiển của tri thức thông thường). Kiến thức về Đạo Pháp (Dharma) là trí nhớ, và chẳng là gì cả (không có giá trị gì). Đấy chỉ là một hình thức quá trình (quá trình ở đây có nghĩa là sự vận hành của tri thức). Hiểu biết sự thật không phải là [một hình thức/thể dạng] trí nhớ (memory). Người ta không thể nào "quên" sự thật, và bên trong sự thật không có gì để mà "nhớ" lại cả (sự thật không phải là một hình thức ký ức (souvenir), mà mang tính cách toàn diện, đầy đủ, không có trước, không có sau, không trên cũng không dưới, nói cách khác là không liên hệ gì đến bản chất hay các đặc tính không gian và thời gian để mà có thể quên hay nhớ lại, hoặc là để tìm kiếm nó. Một khi đạt được sự thật thì tri thức/tâm thức tha hồ tung hoành, không đông, không tây, không quá khứ cũng chẳng tương lai). Sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật đã khẳng định về điều này: ấy là sự quán thấy (vision) [thế thôi], chẳng có gì khác cả. Nếu bạn trông thấy một cánh hoa, thì [cũng có nghĩa là] bạn trông thấy nó, chỉ [đơn giản] có thế. Điều ấy chẳng có gì tai hại cả. Thế nhưng tất cả mọi thứ sẽ xảy ra sau đó, khi bạn [tiếp tục] suy nghĩ về chuyện ấy (sự bám víu sẽ làm phát sinh ra "trí nhớ" và "kiến thức", đưa đến các hình thức xúc cảm đủ loại, và "cái tôi" tất sẽ hiện ra phía sau các xúc cảm ấy để mà nhớ và làm phát sinh ra kiến thức, đưa đến kết quả là hành động. Ngài Walpola Rahula trả lời về "cái ngã" và các "xúc cảm bấn loạn" nêu lên trong câu hỏi trên đây một cách thật ngắn gọn nhưng vô cùng khéo léo và rõ ràng). Tôi vẫn thường hay sử dụng các kỹ thuật của Kim Cương Thừa (Vajrayana) giúp tri thức hiện tại thực hiện thể dạng không-nắm-bắt các kinh nghiệm cảm nhận. Có một số vị thầy giảng dạy về các kỹ thuật này giúp chúng ta hiểu rằng bên trong sự thật ấy không có gì thêm vào đấy cả.

    - Thế thì đấy cũng lại là một con đường. Vậy Ngài khuyên những người muốn đạt được sự thật ấy thì phải làm thế nào?

    Chẳng có lời khuyên nào cả, nếu không thì đấy cũng chỉ là con đường (câu trả lời thật siêu phàm: "không có con đường nào cả" cũng chính là "một con đường"!).

    - Các vị thầy giảng dạy Đạo Pháp sắp họp nhau ở Karma Ling (một tu viện Phật Giáo Tây Tạng ở một vùng núi non thuộc đông nam nước Pháp, gần biên giới Thụy Sĩ)nhằm hình dung một số các đường hướng [tu tập] có thể cho cả Phật Giáo Tây Phương sau này. Nhiều người [Tây Phương] bước theo con đường Đạo Pháp tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề này...

    Tình trạng này cũng chẳng mới lạ gì. Trong quá khứ các vị đại bồ-tát, các vị Thanh Văn (Sravaka/các bậc nhờ nghe giảng Pháp mà giác ngộ) và các vị Bích Chi Phật (Pratyeka/còn gọi là Duyên Giác Phật, Độc Giác Phật..., là các vị tự tu tập một mình và đạt được giác ngộ), v.v. cũng đã từng thảo luận và tranh biện với nhau [nhằm tìm hiểu] xem sự thật là gì. Nếu tôi nhớ không lầm thì có tất cả ba mươi hai cách định nghĩa [về sự thật]. Mỗi vị đưa ra cách định nghĩa riêng của mình. Sau cùng, thay cho lời kết luận vị đại bồ-tát (Đức Phật) đã giữ một sự yên lặng thật mênh mông, bởi vì mỗi khi có một ngôn từ được thốt ra, thì [tức khắc] một thể dạng nhị nguyên (duality) sẽ hiển hiện (một khi chủ thể hiện ra - dù là phía sau một ngôn từ, tư duy hay hành động trên thân xác - thì tức khắc trong cùng thời điểm ấy cũng sẽ hiện ra một đối tượng liên hệ trực tiếp và mật thiết với chủ thể ấy và sẽ làm phát sinh ra một hiện tượng khác, tương kết và buộc chặt chủ thể ấy vào sự chuyển động chung của thế giới hiện tượng). Câu chuyện vừa kể chẳng phải là tuyệt vời hay sao!

    - Sự phát triển của Phật Giáo ở Á Châu thật hết sức chậm. Ở thế giới Tây Phương hiện nay, quá trình ấy thật vô cùng nhanh chóng. Do đó sự thắc mắc của những vị thầy giảng dạy Đạo Pháp sẽ là: những gì cần phải làm và không nên làm? Những thứ sai lầm nào cần phải tránh? Theo như lời Ngài vừa nói thì mọi chuyện đều có thể xảy ra được...

    Ở phương Tây, Phật Giáo chưa [hoàn toàn] được thiết lập [một cách vững chắc]. Điều mà tôi muốn nói thuộc lãnh vực tổ chức, không liên hệ gì đến sự thật. Ở nơi này (tức là thế giới Tây Phương) các tiến bộ vật chất và kỹ thuật được phát triển rất cao, thế nhưng sự hiểu biết về tâm thức (nội tâm con người) thì chỉ là con số không. Triết gia nổi tiếng của quý vị là Descartes có nói: "Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu" (Je pense, donc je suis/ I think therefore I am). Câu nói đó không lô-gic (hợp lý) chút nào. Đối với Phật Giáo thì không hề có cái tôi cũng chẳng có một tư duy nào cả, chỉ có hành động mà thôi (thuật ngữ "hành động" trong Phật Giáo mang ý nghĩa rất rộng, đó là sự vận hành của tâm thức xuyên qua sự tương tác giữa trí nhớ/nghiệp và ngoại cảnh. Sự tương tác đó làm phát sinh ra xúc cảm, tư duy, ngôn từ và các động tác trên thân xác. Độc giả có thể xem thêm các lời giải thích về câu phát biểu trên đây của triết gia và khoa học gia Descartes trong phần ghi chú của người dịch dưới đây), nhưng [tuyệt nhiên] không hề có ai ở phía sau [các hành động ấy] cả. Nước chảy, nhưng chẳng có ai [điều khiển] khiến cho dòng nước ấy chảy cả (dòng nước tùy thuộc vào độ nghiêng của lòng suối và các chướng ngại ở đáy con suối mà chảy, chẳng có ai điều khiển nó cả. Tương tự như thế, trí nhớ/nghiệp tự nó luân lưu trong tâm thức không có "cái tôi" nào xui dục, thôi thúc hay nhắc nhở trí nhớ/nghiệp cả. Trí nhớ tự nó nhớ lấy nó, nghiệp tự nó trở thành quả, mỗi khi các thứ ấy tiếp xúc và tương tác với ngoại cảnh, xuyên qua ngũ giác của một cá thể. Trí nhớ tự nó tương tác với ngoại cảnh tạo ra "kiến thức" và đưa đến "hành động", nghiệp tự nó tương tác với các cơ duyên thuộc ngoại cảnh để mang lại hậu quả/kết quả và cũng đưa đến "hành động". Tóm lại là sự vận hành của trí nhớ và của nghiệp chỉ là hai cách nói hay hai góc nhìn khác nhau của một quá trình vận hành duy nhất của tri thức nhằm đưa đến "hành động", và "hành động" thì như đã được nói đến trên đây là xúc cảm, tư duy, tác ý, ngôn từ và các động tác trên cơ thể).

    Tiểu sử

    Ngài Walpola Rahula là một nhà sư Tích Lan, mất ngày 18 tháng 9 năm 1997 ở Colombo lúc 91 tuổi (có lẽ 90 tuổi thì đúng hơn, bởi vì ông sinh ngày 9 tháng 5 năm

    [​IMG]
    1907)
    . Sự uyên bác của Ngài vượt xa hơn lãnh vực của Phật Giáo Theravada, còn gọi là "Phật Giáo của người xưa" (Thera có nghĩa là "người đi trước", " người xưa", "người lớn tuổi", vada là "giáo lý"), là một tông phái Phật Giáo mà Ngài tu tập. [Thế nhưng] Ngài cũng đã từng nghiên cứu các kinh sách bằng tiếng Hán và cả tiếng Tây Tạng của Đại Thừa Phật Giáo.
    Là một trong số những người tiên phong mang giáo huấn của Đức Phật vào thế giới Tây Phương, Walpola Rahula đã từng sống 25 năm trên đất Pháp và giảng dạy ở đại học Sorbonne vào thập niên 1950. Ngài là một trong số những người đã góp phần vào việc quảng bá Đạo Pháp trong thế giới Tây Phương. Quyển sách "Giáo Huấn của Đức Phật" (L'Enseignement du Bouddha) của Ngài đã được dịch ra 14 thứ tiếng và là một trong số các quyển sách đầu tiên về Phật Giáo [ở Pháp trong thời cận đại] và mặc dù đã được xuất bản từ năm 1961, thế nhưng đến nay vẫn còn là một quyển sách thật căn bản.

    Vài lời ghi chú của người dịch

    Câu hỏi thứ nhất trong buổi phỏng vấn có ý nêu lên tình trạng phát triển nhanh chóng của Phật Giáo trong thế giới Tây Phương, thế nhưng cách đặt câu hỏi lại rất khéo, không trực tiếp nêu lên sự kiện này mà chỉ muốn biết về "cảm nghĩ" của Ngài Walpola Rahula về sự phát triển ấy. Câu trả lời cũng thật khéo bằng cách cho biết là không nên chờ đợi một sự phát triển "rầm rộ" của Phật Giáo. Ngài cho biết là ngay cả vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế nhiều đệ tử của Ngài cũng không hiểu được thấu đáo và sâu sắc giáo huấn của Ngài là gì. Thật vậy vào thời bấy giờ Phật Giáo cũng chỉ phát triển trong thung lũng sông Hằng, và truyền thống tín ngưỡng của toàn thể bán lục địa Ấn độ là đạo Bà-la-môn.

    Phật Giáo là một "tín ngưỡng" rất khó, ngay cả ngày nay người ta cũng không biết là phải nên nhìn Phật Giáo như một tôn giáo, một triết học, một khoa học hay đơn giản như là một lối sống, và cũng có thể là tất cả các thứ ấy. Các tông phái, học phái, chi phái chỉ là các phương tiện giúp người tu tập "đến gần" với Giáo Huấn của Đức Phật mà thôi. Trong thế giới Tây Phương rất nhiều học giả và triết gia nhìn Phật Giáo qua các công trình nghiên cứu của họ, tức là dưới góc cạnh "kiến thức", trong khi đó thì nhiều người khác "bình dị" hơn thì lại nhìn Phật Giáo qua góc cạnh ứng dụng, nhằm tìm một phương tiện làm vơi đi các thể dạng bấn loạn và khổ đau trong nội tâm mình. Thế nhưng cả hai chiều hướng đó không thể giúp quán nhận được "sự thật".

    Nếu nhìn vào thế giới Đông Phương thì dù là trong một nước có truyền thống Phật Giáo lâu đời đi nữa, cũng không có nghĩa là tất cả những người "theo Phật Giáo" đều hiểu được Phật Giáo là gì! Lòng mộ đạo, việc tu tập, sự hăng say đôi khi cũng chỉ có thể xem là "trí nhớ" hay thuộc lãnh vực "trí nhớ" (xin mạn phép nhắc lại là "trí nhớ" ở đây mang ý nghĩa thật rộng, tức là sự vận hành của tri thức và cũng là một thành phần của tri thức), giúp người tu tập bước vào "con đường" thế thôi. Bởi vì một khi đã bước được vào con đường mà cứ dậm chân tại chỗ với chuông mõ, hương đèn và sự thành tín đơn thuần, thì chỉ là một sự bế tắc đúng như nhận xét của Ngài Walpola Rahula. Mặt khác nếu "kiến thức" giúp các học giả và những người say mê lý thuyết "trông thấy" con đường, thế nhưng nếu cứ loanh quanh tìm kiếm hoa thơn cỏ lạ ở hai bên đường, thì cũng lại là một hình thức bế tắc khác. Trong khi đó "sự thật" chỉ có thể hiện ra ở thật xa nơi cuối "con đường" mà thôi. Nhà sư Walpola Rahula gọi hai xu hướng đó là "trí nhớ" và "kiến thức". Một khi đã rơì vào bất cứ một hình thức tu tập nào chẳng hạn như nhờ vào "trí nhớ" (kỹ thuật) hay "kiến thức" (lý thuyết) thì đấy cũng sẽ là một sự "chấm dứt", không còn ra thoát hay thăng tiến được nữa.

    Điểm đáng lưu tâm thứ hai trong bài phỏng vấn là hương vị Thiền Học tàng ẩn phía sau nội dung của những câu trả lời của nhà sư Walpola Rahula, mặc dù chính Ngài lại là một vị đại tăng tu hành theo Phật Giáo Theravada, một tông phái Phật Giáo chủ trương một sự tu tập kiên trì, nhẫn nhục giúp mình đạt được thể dạng A-la-Hán mà thôi, tức là một thể dạng giải thoát khỏi vòng luân hồi. Hơn nữa Walpola Rahula còn cho biết là Ngài thường sử dụng các kỹ thuật của Phật Giáo Tây Tạng để thực hiện thể dạng không-nắm-bắt các kinh nghiệm cảm nhận xảy ra trên thân xác cũng như trong tâm thức mình. Các sự kiện trên đây cho thấy ở một cấc bậc tu tập nào đó, cứu cánh của tất cả các phép tu tập dù là thuộc một tông phái Phật Giáo nào, cũng đều gặp nhau ở một điểm duy nhất là sự quán thấy sự thật, tức là sự Giác Ngộ. Tất cả mọi hình thức tu tập, các tông phái và học phái đều là phương tiện. Nếu dừng lại ở phương tiện thì tất sẽ là sự bế tắc, mọi sự cũng sẽ chấm dứt ở đấy, đúng như lời phát biểu trên đây của Walpola Rahula.

    Điểm đáng lưu tâm thứ ba là câu phát biểu nổi tiếng trong thế giới Tây Phương của nhà toán học, vật lý học và triết gia người Pháp là René Descartes (1596-1650): "Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu". Tư tưởng của ông đã tạo ra các tác động không nhỏ góp phần làm chuyển hướng cơ cấu tư tưởng và có thể là cả nền văn minh và khoa học của lục địa Âu Châu, xuyên qua nhiều triết gia, khoa học gia và các tư tưởng gia, đã chịu ảnh hưởng từ các tư tưởng ông sau này, có thể kể ra vài vị như: Pascal, Spinoza (thế kỷ XVII), Liebnitz (thế kỷ XVII-XVIII), Kant (thế kỷ XVIII), Kierkegaard, Nietzsche, (thế kỷ XIX), Husserl, Bergson (thế kỷ XIX-XX), Merleau-Ponty, Sartre (thế kỷ XX), v.v. Thế nhưng nếu một người tu tập Phật Giáo đọc câu ấy của Descartes thì rất có thể sẽ khó tránh khỏi mỉm cười vì tính cách thật hời hợt và nông cạn của câu phát biểu này. Thật vậy trên phương diện "hiểu biết" thì Tây Phương và Đông Phương hướng vào hai lãnh vực khác nhau: một đằng là vật chất với phương pháp tiếp cận là sự lý luận, và một đằng là tâm linh với phương pháp tiếp cận là sự cảm nhận các thể dạng tâm thần sâu kín của tâm thức. Tuy rằng lãnh vực thứ hai không đưa đến các tiến bộ kỹ thuật và khoa học, thế nhưng có thể mang lại cho con người một sự giải thoát đích thật. Người phương Đông phải ý thức được ưu thế ấy nhằm bảo toàn và phát huy sự lợi ích của nó hầu mang lại cho mỗi người chúng ta một cuộc sống nội tâm phong phú và an bình, một con tim biết mở rộng hướng vào tình thương và sự sống của tất cả chúng sinh. Trí nhớ và kiến thức chỉ đưa đến sự tính toán, và sự tính toán thì chỉ là một hình thức "lý luận" dựa vào vật chất, các thứ lợi lộc và sự được thua mà thôi.

    Rất nhiều học giả cũng như các nhà sư danh tiếng Phật Giáo, từ Thiền Học, Phật Giáo Theravada đến Kim Cương Thừa, đã từng bình luận về câu phát biểu trên đây của René Descartes, vì đối với họ câu nói ấy thật hết sức hời hợt. Trong một quyển sách của Buddhadasa (1906-1993) một nhà sư rất thông thái và nổi tiếng của Thái Lan, nhà sư này cũng đã từng nêu lên và phê bình câu phát biểu này (The Handbook for Mankind/Quyển Sách cho Nhân Loại, Hoang Phong chuyển ngữ, nhà xuất bản Phương Đông, 2012, chương VI, tr.132-134) và người chuyển ngữ quyển sách cũng đã mượn dịp này để giải thích thêm về câu phát biểu của Descartes. Tuy nhiên cũng xin mạn phép trở lại vấn đề này thêm một lần nữa để giải thích quan điểm của Walpola Rahula trong bài phỏng vấn trên đây, khi ông nói rằng "Đối với Phật Giáo thì không có cái tôi, cũng chẳng có một tư duy nào cả, mà chỉ có hành động mà thôi, và tuyệt nhiên không hề có ai ở phía sau các hành động ấy".

    Lần đầu tiên René Descartes nêu lên câu phát biểu nổi tiếng của ông bằng tiếng La Tinh năm 1634: "Cogito, ergo sum". Sau đó ông lại tiếp tục khai triển và giải thích thêm quan điểm này và đến năm 1641 thì bất ngờ ông đã sửa câu này lại như sau: "Ego sum, ego existo" có nghĩa là "Tôi đang như thế này [tức là] tôi hiện hữu". Có thể Decartes đã nhận thấy chỗ sơ hở trong định đề do ông nêu lên trước đây, thế nhưng những gì đã sai thì dù có cố tránh né thì căn bản vẫn là sai.Nếu chúng ta đặt ngược định đề của Descartes thì chỗ sai sẽ hiện ra ngay: "Trước khi tôi biết suy nghĩ, khi tôi không suy nghĩ và sau khi tôi không còn khả năng suy nghĩ được nữa, thì tôi có hiện hữu hay không?". Một đứa hài nhi, một đứa bé còn bồng trên tay, một người bị hôn mê/coma, hoặc hoàn toàn mất trí và trở nên ngớ ngẩn không còn biết mình là ai thì có hiện hữu hay không? Một người điên loạn chỉ thấy trong tâm trí mình toàn là ma quỷ, đâm chém, máu me và chỉ biết la hét thì có đủ sức để nghĩ rằng: "Tôi như thế này [tức là] tôi hiện hữu hay không? Quả thật định đề do Decartes nêu lên quá ư ngây thơ và ấu trỉ, thế nhưng tiếc thay nó đã ảnh hưởng lớn lao đến nền tư tưởng, khoa học và văn hóa cận đại của Tây Phương, cũng có thể là cả tín ngưỡng nữa. Các điều vừa nêu lên sẽ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của câu phát biểu sau đây của Walpola Rahula: "Nếu bạn cứ khư khư nắm chặt sự thật trong lòng bàn tay mình thì mọi sự sẽ chấm dứt ở đấy". Theo Phật Giáo thì sự chấm dứt ấy không phải chỉ đơn giản là một sự dừng lại mà là một sự bế tắc, làm phát sinh ra vô số các hậu quả liên hệ.

    Nhà sư Buddhadhasa sau khi nêu lên câu phát biểu của Descartes đã giải thích như sau: "Các triết gia thuộc thời kỳ khoa học của chúng ta đã không tỏ ra tiến bộ chút nào cả về chủ đề này: bởi vì đã từ hàng nghìn năm họ vẫn cứ nghĩ rằng tư duy là cơ sở để xác định một cái tôi cá thể; theo họ "cái tôi" chính là người suy nghĩ. Như chúng ta đã thấy, đối với Đức Phật thì giác cảm cũng như sự cảm nhận không phải là những thứ đã tạo ra "cái tôi". Ngài cũng phủ nhận luôn cả tư duy - tức là các dạng thể suy nghĩ của tâm thức - dưới hình thức một cái ngã, bởi vì sự sinh hoạt (Walpola Rahula gọi sự "sinh hoạt" này là "hành động") phát hiện dưới hình thức tư duy chỉ là một quá trình hoàn toàn mang tính cách tự nhiên". Các lời giải thích trên đây của nhà sư Buddhadhasa giúp chúng ta hiểu dễ dàng hơn câu phát biểu của nhà sư Walpola Rahula: "Đối với Phật Giáo thì không có cái tôi, cũng chẳng có tư duy nào cả, mà chỉ có hành động mà thôi".

     
  4. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa., pi. ānanda, bo. kun dga` bo ཀུན་དགའ་བོ་), cũng gọi ngắn là A-nan, dịch nghĩa là Khánh Hỉ (zh. 慶喜), Hoan Hỉ (zh. 歡喜), sinh 605 - 485 TCN. Theo tài liệu ghi nhận, A-nan sinh năm 605 TCN - là anh em chú bác với Đức Phật vì cha của ông, vua Amitodana, là em vua Suddhodana – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật.

    A-nan-đà gia nhập giáo hội hai năm sau ngày thành lập vào lúc 18 tuổi, trở thành thị giả thân cận của Đức Phật. A-nan-đà tham gia Tăng đoàn cùng hai người anh của ông là A-na-luật – vị A-la-hán được xưng tụng là Đệ nhất Thiên nhãn trong hàng Thanh văn của Phật – và Đề-bà-đạt-đa, người sau này ly khai khỏi Tăng đoàn. Tôn giả được tôn xưng là mot trong Thập đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni.

    [​IMG]
    Tượng A-nan-đà tại Pagan, Myanmar
    1. Tôn giả nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy. Tôn giả là người xây dựng cơ bản giáo pháp trong lần kết tập thứ nhất và được xem là Nhị tổ của Thiền tông Ấn Độ. Ngoài ra, tôn giả cũng là người đầu tiên cung Phật phát minh ra "áo cà sa" - trang phục thường ngày về sau của các chư tăng, chư ni nhà Phật[1]

    Theo kinh sách, A-nan-đà được xem là người rất nhẫn nhục, hết lòng phụng sự đức Phật. Tôn giả chỉ chấp nhận làm người hầu cận cho Phật khi được Phật hứa rằng không vì thế mà được quan tâm hơn các vị khác. A-nan-đà cũng chính là người khám phá và trừ bỏ âm mưu giết Phật của Đề-bà-đạt-đa. Hơn ai hết, A-nan-đà bênh vực cho việc nữ giới được học hỏi giáo pháp. Nhờ sự can thiệp của Tôn giả mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn. Chính vì điều này mà trong lần Kết tập thứ nhất, A-nan-đà bị Tăng-già chê trách. Tương truyền rằng, bảy ngày sau khi Phật nhập Niết-bàn, A-nan-đà mới giác ngộ, đắc quả A-la-hán trong đêm trước lần kết tập thứ nhất. A-nan nhập Niết-bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly).

    Mời quý vị đọc Sách (pdf)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 6/9/16
  5. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Nền tảng giáo lý là đệ tử ngài tập kết chép lại mà chính là do trí nhớ phi thường của ngài A Nan; nhưng chánh pháp truyền thừa chỉ một người nhận được, là ngài Ca Diếp mà A nan là vị tổ thứ hai tiếp nối. Truyền đến 28 đời là Bồ Đề Đạt Ma thì pháp truyền sang Trung thổ, bấy giờ Bồ Đề Đạt Ma trở thành vị tổ thiền tông đầu tiên, mà Huệ Năng là tổ thiền tông thứ sáu, mà sau đó có nhiều người chứng đạo.

    Từ lúc Phật thành đạo đến khi Lục tổ Huệ Năng là đã trải hơn ngàn năm, sự hiểu biết của con người được nâng cao, trí tuệ khai mở nên khi ấy có nhiều thiền sư ngộ đạo và khai tông lập phái truyền bá đạo pháp, đồng thời với Phật giáo đại thừa tại Trung Hoa, đây là 2 trường phái tu, một nhanh một chậm.

    Và bây giờ thế kỷ 21, mở con mắt thứ ba, mắt trí tuệ. Các bạn nên tìm hiểu, đừng bỏ qua cơ hội. Các bạn mở mắt trí tuệ rồi là sẽ tự hiểu hết, khỏi cần bàn cãi chi cho mệt, khỏi ai lừa được ai, các bạn hãy tìm hiểu cách khai mở mắt thứ ba trên youtube đầy dẫy. Chúc các bạn may mắn, có thêm một người giác ngộ, thế giới cần lắm đó!
     
  6. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn đã mở con mắt thứ ba chưa?
     
  7. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Bất kỳ nam nữ trên 18+ đều mở con mắt thứ ba ra để duy trì nòi giống. Bạn trên kia lớp 9 rùi mới bắt đầu mở ra thui.
     
  8. Phật tử có cần tôn kính Phật không ?
    Phật Tổ có cần tổ chức lễ sinh nhật không ?
     
  9. lenhoxung9x

    lenhoxung9x Mầm non

    Cho em hỏi kinh nikaya và kinh a hàm khác nhau như thế nào?
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi đang hỏi con mắt thứ ba (theo ý bạn vinhhoa) mà. Hihi
     
  11. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Đừng hỏi ai cả, hãy tự xét mình. Hỏi Google á, third eye opening youtube, là ra cả đống luôn... Cái chấm giữa trán Phật là dấu con mắt thứ ba đó! Học hỏi chút ít đi!
     
  12. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Sao lại đừng hỏi ai cả? Tôi muốn hỏi bạn đã thực chứng, đã làm được chưa?
    Vậy ra tự mình cứ tự ảo mình sao bạn?
    Bạn nói về con mắt thứ ba như đúng rồi, tôi có hiểu những gì bạn nói, nhưng chưa biết bạn đã mở chưa nên tôi chỉ muốn hỏi bạn đã mở con mắt thứ ba (như ý bạn nói) chưa? Xin hãy thật lòng trả lời đúng sự thật bản thân chứ đừng tự ảo mình và ảo người làm chi.
    Tôi hỏi câu hỏi rất đơn giản vậy, chỉ là trả lời Có hay KHÔNG mà thôi.

    Cái chấm giữa trán Phật đó là người đời khi vẽ, khi tạc tượng Phật thì "mình thích thì mình chấm vào thôi". Bạn có thể kiểm chứng, sẽ thấy lúc có lúc không, thích thì chấm, có vậy thôi.
    Dấu chấm đó có nhiều ý nghĩa, nam có nữ có, nào là dấu đỏ thì gái đã có chồng, dấu đen thì chồng đã chết... Xưa thì cứ phải vậy, nhưng nay thanh niên Ấn Độ họ cũng cứ chấm chơi chơi, mang tính thời trang đó bạn.

    Đừng có tưởng cứ chấm hoặc có chấm ở điểm giữa hai đâù lông mày thì có con mắt thứ ba. Thứ ba thứ bốn gì, toàn "nhìn" ảo tưởng (tưởng trong đầu là chính), còn nếu trùm kín đầu lại thì cũng chỉ nhìn toàn một màu đen đen.

    Về mở mắt thứ ba à, ở đây cũng có:

    2017-05-19_090022.jpg
    2017-05-19_090110.jpg

    Trần Em nói như đúng rồi, khi hỏi đã mở mắt ra chưa thì cũng im như thóc. Có lẽ lại chép từ đâu đó ra.
     
  13. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Bây giờ thế kỷ 21 rồi, chẳng cần phải đạt được hay tự thân trải qua vẫn có thể nói đủ chuyện trên trời dưới đất mà người nghe vẫn cảm thấy rất hấp dẫn ly kỳ giống như tận mục sở thị vậy.

    Con mắt thứ 3 hình như liên quan đến mấy thứ như yoga, thiền định, luân xa, trường sinh học nhân điện... phải không? Hồi trước cũng tính thử nhưng nghe nói không nên tự tìm hiểu mà phải cần có thầy hướng dẫn, nên thôi. Ở đây, lại có người bảo đừng hỏi, tự lên youtube tìm hiểu rồi tự mở con mắt thứ 3 luôn... lợi hại thật!

    Những người tu luyện mấy môn cao thâm này ít nhất cũng phải có một chút tu dưỡng, nội hàm... không thể nào có thái độ hay phát ngôn trẻ trâu như vậy. Nếu bạn muốn tỏ ra nguy hiểm thì ít nhất cũng phải bỏ ra chút công phu để biểu diễn cho ra dáng cao thâm mạt trắc, thâm thúy khó lường hơn một chút. Tôi chẳng cần đến con mắt thứ 3 cũng thấy được, bạn giấu đầu lòi đuôi rồi.
     
  14. Con mắt thứ ba thì mấy cô em còn trinh của xứ Ấn cũng có đó, tập luyện chi cho cực....hiu hiu
     
  15. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Những ai thành tâm tìm hiểu sẽ biết được, sẽ gặp được người chỉ dạy. Hiện giờ Ấn Độ có một vị thầy chuyên môn mở mắt thứ ba cho người ta, mấy em nhỏ bịt mắt và đọc bằng mắt thứ ba, xem ở đây nè:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đây là chủ đề nghiêm túc , các bạn đừng đùa giỡn làm phiền chủ topic nhé. Bài viết đầu tiên trong chủ đệ này nơi trang 1 cho biết tác giả viết bài đó đã mở mắt thứ ba rồi nên mới có những nhận định sâu sắc đến thế! Đương nhiên là có nhiều cấp bậc rồi, nhưng chỉ khi nào mắt thứ ba mở thì lúc đó mới thật sự gọi là hành giả, là bắt đầu tu hành thật sự được. Chúc các bạn nhiều may mắn!
     
  16. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Does Modern Science Back Up Chakra Energy Centers?
    Yes. Chakras are much more than simply a metaphysical belief system, as each chakra corresponds to vital points in the body, physiologically speaking, such as major artery, organ, & nerve junctions. In this case, your third eye is strongly connected to your “pineal gland.”

    Have There Been Any Scientific Studies On The Third Eye Chakra?
    Yes. In 2012, researchers at the University of Liverpool discovered that the area of the brain most associated with the third eye chakra, the pineal gland linked frontal lobe, is much more developed in people people who are effectively able to “mentally visualize” (the third eye chakra is well known for insight, wisdom, imagination, & intuition) — and these people also had, on average, more friends than those without well developed frontal lobes.

    What Is The Very Best Way To Open My Third Eye Chakra (Pineal Gland)?
    Meditation. The most important method of chakra balancing for over a thousand years, meditation provides you with a limitless array of benefits (on all levels). Meditation is the key to chakra healing (especially the third eye chakra), allowing you to maximize your potential.
     
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn nói câu này nghe không đúng:
    "Những ai thành tâm tìm hiểu sẽ biết được, sẽ gặp được người chỉ dạy."
    Thế nào thì được gọi là thành tâm, đến khi nào sẽ gặp? Nói chung chung vậy thì tôi cũng chém được tới tận trời.

    Ông mở mắt và đứa bé đó tôi thấy cách kiểm tra khả năng của họ như video trên chưa ổn.
    Bạn tin, nhưng tôi không tin. Hihi

    Khi nào bạn mở mắt thứ ba (nghĩa là bịp mắt lại bạn vẫn nhìn được như video kể trên) thì bạn nên công bố với thế giới để mọi người thấy mà học hỏi, và tôi cũng xin đến kiểm chứng, nếu quả đúng vậy thì tôi dập đầu xin vái bạn ba vái.


    Bài viết ở #1, tác giả còn non và xanh vậy mà đã mở được mắt thứ 3 rồi là sao. Nói về Thích Ca Mâu Ni (Phật tổ) mà lại luận dựa trên tiểu thuyết thì buồn cười lắm, Ngô Thừa Ân sống lại chắc cười bò ra mất.
     
  18. tibu2tibu

    tibu2tibu Mầm non

    Đây chỉ là bàn chơi cho vui thôi.

    Dựa theo khả năng coi kiếp của nhiều tu sĩ: Nhưng vị nào chỉ mới được cái thanh tịnh thì chỉ có thể coi tối đa là 40 kiếp mà thôi.

    Chỉ khi nào đã diệt trừ hết bản ngã thì khả năng thấu thị này mới có thể coi được kiếp thứ 41 trở lên. Những vị Đắc Đạo mà tibu đã gặp thì có hai hạng:

    1. Vị nào còn nhỏ tuổi thì chưa đủ ngôn từ để diễn tả chi tiết, nhưng vẫn rất là đúng các ý chính của kinh:
    Ví dụ như Cõi Tây Phương là ở về hướng Tây (hướng la bàn).

    2. Vị nào đã tới tuổi trưởng thành thì khi tu xong: khả năng thấu thị rất là mạnh. Những vị này thường xuyên trực tiếp với Trí Tuệ cho nên khi đặt câu hỏi về những diệu lý cao siêu (Vi Diệu Pháp) thì cách phát biểu rất là rõ ràng, ngắn gọn, và đầy đủ.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Những vị đắc đạo mà bạn gặp là ai vậy, cho tôi xin tên và địa chỉ của họ được không bạn?
     
  20. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Khéo bác cũng có tên trong danh sách đó ha ha
     
    Ngọc Sơn and doreamon like this.
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này