Hồi ký - Tiểu sử NC-17 Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov.

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi tducchau, 19/10/15.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    6. Sự bảo tồn đường lối thanh trừng trong vấn đề dân tộc

    “Vụ án các bác sĩ” đã giật đổ uy tín của các nhà y học trong xã hội và dấy lên một làn sóng mất tin tưởng vào những người thuộc nghề này. Sau sự vạch trần âm mưu dối trá các nhóm cạnh tranh lẫn nhau trong giới y khoa rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong những cuộc tranh cãi của các nhà y, cách này hay cách khác đều có sự dính líu của những nhân vật có uy tín trong chính phủ, bởi chính sự tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào họ. Điều này tạo nên không khí bất lợi đối với các tranh cãi khoa học và kéo dài sự phê chuẩn các quyết định chi kinh phí cho bộ y tế của chính phủ. Cho đến giờ người ta vẫn e sợ rằng các đụng độ về vấn đề y học hoặc nghề nghiệp khác có thể được kết thúc bằng sự điều tra tại Lubianka.

    Giờ đây người ta nói rằng hình như trước cái chết của Stalin đã tồn tại kế hoạch trục xuất người Do Thái khỏi Moskva. Tự tôi thì chưa bao giờ nghe thấy về nó, nhưng nếu đích thị có kế hoạch như thế, thì trích dẫn nó có thế dễ dàng tìm được trong lưu trữ của các cơ quan an ninh và thành uỷ Moskva, bởi một kế hoạch quy mô rộng như thê hẳn đòi hỏi sự chuẩn bị khá lớn. Chiến dịch trục xuất, công việc khá khó khăn, đặc biệt nó được chuẩn bị bí mật. Vì thế tôi cho rằng đó chỉ là những lời đồn, có thể, dựa trên những phát biểu của Stalin hay Malenkov khi làm rõ thái độ của xã hội đối với người Do Thái liên quan đến “vụ án các bác sĩ”.

    Bất kể không khí bài Do Thái nẩy sinh thời Stalin và vẫn còn thời Khrusev, vẫn được tuân thủ cái gọi là cách tiếp cận có lựa chọn đối với giới trí thức Do Thái mà phù hợp với nó những nhóm nhỏ riêng biệt của giới trí thức sáng tạo và các chuyên gia có tay nghề cao được cho phép giữ địa vị đáng kể trong xã hội. “Âm Mưu Do Thái” và sự gạt bỏ Beria đã chấm hết việc tiếp nhận người Do Thái vào những chức vụ quan trọng trong cơ quan tình báo và BCHTƯ đảng.

    Từ quan điểm Xô Viết, ý đồ thành lập cộng hoà Do Thái với sự ủng hộ của nước ngoài được xem như sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta. Sự tham gia của nước ngoài - chuyện chưa từng nghe thấy trong xã hội đóng kín của chúng ta.

    Có thời tôi thăm dò thái độ của Harriman đối với sự thành lập cộng hoà Do Thái, tôi đã tuân thủ các chỉ dẫn của Beria. Tôi biết kiểu thăm dò này thường không dẫn đến đâu mà chỉ đơn thuần là thực hiện công việc thu thập tin tình báo. Thời ấy tôi không thể hình dung riêng công việc này có thể đe dọa tôi bằng án tử hình. Bi kịch chính là trong xã hội đóng kín như Liên Xô, sự thành lập nhà nước Israel năm 1948 được xem như sự tồn tại không mong muốn một tổ quốc thứ hai của những người Do Thái. Niềm tự hào của người Israel trước chiến thắng đối với người Ả Rập trong cuộc chiến vì độc lập dẫn tới sự hồi sinh bên trong nước ta niềm khao khát đối với văn hoá Do Thái mà thực tế đã bị thủ tiêu vào những năm 20 - 30. Những người Do Thái Đức và Mỹ vốn có tổ quốc lịch sử ở nước ngoài, không nhận được phép thành lập những nước cộng hoà riêng trong thành phần Liên Xô.

    Việc sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái và chống chủ nghĩa toàn thế giới trong các áp phe chính trị của mình vốn là đặc trưng của Stalin, đó là sự cởi trói tay chân cho những nhà lãnh đạo nào ẩn chứa trong lòng nỗi thù địch đối với dân chúng Do Thái. Đối với Stalin chủ nghĩa bài Do Thái là công cụ để đạt mục đích, nhưng trong tay thuộc hạ của ông, nó trở thành nguyên tắc đường lối cán bộ của nhà nước. Sự ủng hộ của ban lãnh đạo tối cao đối với chủ nghĩa bài Do Thái rốt cuộc làm mất đi những người tài giỏi của quốc gia đã thừa nhận cách mạng và lao động vì sự thành lập nhà nước Xô Viết. Đến thời kỳ nặng nề và Liên Xô sụp đổ, phần lớn giới trí thức khoa học sáng tạo, những người nhạy bén kinh doanh đã thoát ra khỏi phạm vi Liên Xô và di tản sang Israel hoặc Phương Tây.


    (Hết Chương 10)​


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    Chương XI

    GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CUỐI CÙNG CỦA STALIN

    *

    1. Thay đổi trong ban lãnh đạo chính trị của đất nước sau chiến tranh

    Năm 1946 Stalin cử Abakumov làm bộ trưởng Bộ An Ninh, và điều đó làm thay đổi tương quan lực lượng trong vây cánh của ông. Thời ấy ông kín đáo che giấu những mục đích thực sự của mình, và chúng tôi nghĩ rằng những đề cử mới trong giới chóp bu Kremli (Jdanov chuyển từ Leningrad về Moskva, Kuznetsov được đưa vào ban bí thư TƯ, Rodionov trở thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Bang Nga) chỉ là những sắp xếp lại thông thường không đáng kể. Những đâu có thế. Lại một lần nữa Stalin đưa những người mới vào ban lãnh đạo để nhấn mạnh ưu thế của mình so với các tập đoàn cạnh tranh trong Kremli. Những năm 1946 - 1948 đứng thứ hai sau Stalin trong phê chuẩn các quyết định của đảng và chính phủ là Jdanov.

    Có hai tình tiết rọi ánh sáng mới lên cuộc đấu tranh vì quyền lực. Thứ nhất, vụ việc che giấu các thành phẩm kém chất lượng trong công nghiệp hàng không, thứ hai, liên quan với việc thứ nhất, cách chức nguyên soái Jukov và những anh hùng chiến tranh khác. Bắt đầu mọi thứ từ việc buộc nguyên soái không quân Novikov và bộ trưởng Công nghiệp hàng không Sakhurin tội che giấu kém chất lượng, nguyên nhân của các vụ tai nạn.

    Stalin nổi giận khi con trai ông Vaxili, tướng không quân, và Abakumov báo tin rằng các quan chức cao cấp của công nghiệp hàng không cố tình che giấu các thiết bị phế phẩm để nhận thưởng và huân chương. Theo địa vị ở Bộ Chính Trị, Malenkov chịu trách nhiệm về công nghiệp và nhận huy chương vàng và danh hiệu Anh Hùng Lao Động xã hội chủ nghĩa vì công việc xuất sắc trong sản xuất công nghiệp.

    Sự điều tra cho thấy rằng số lượng các vụ tai nạn hàng không với những hậu quả bi kịch bị bóp méo. Phần lớn người ta quy cho phi công, chứ không phải các khiếm khuyết của máy bay. Năm 1938 khi Valeri Tskalov qua Bắc Cực sang Mỹ, hy sinh trong tai nạn máy bay, kỹ thuật viên của Tskalov bị bắt và bị xử bắn.

    Tại cuộc họp các quân chức cao cấp của MGB vào tháng 7 - 1946 Stalin hỏi Abakumov: “Tội của Novikov và Sakhurin đã được chứng minh. Anh đề nghị mức trừng phạt gì?”, ông kia đáp ngay: “Xử bắn”.

    - Bắn thì dễ, bắt làm việc mới phức tạp hơn. Chúng ta phải bắt họ làm việc, Stalin bất ngờ nói.

    Novikov và Sakhurin bị bắt, và Stalin đòi họ sự thú nhận để chống giới lãnh đạo quân đội. Những lời khai của họ được ghép vào hồ sơ của nguyên soái Jukov và các vị tướng khác và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Malenkov. Stalin dùng sự thú nhận này để hạ nguyên soái Jukov khỏi chức vụ phó của mình và Tổng tư lệnh các lực lượng bộ binh năm 1946. Jukov bị hạ chức và được cử làm tư lệnh quân khu Ôđecxa. sắc lệnh cũng nói rằng, “nguyên soái Jukov, do tức giận, đã quvết định tập hợp quanh mình những kẻ bất tài, các tư lệnh bị cách chức, và bằng cách đó trở thành phe đối lập với chính phủ và bộ chỉ huy tối cao”.

    Việc cách chức Jukov có những hậu quả kéo dài. Nó bắt đầu chiến dịch hạ bệ một loạt tướng lĩnh, các anh hùng cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại. Như thế Stalin muốn thoát khỏi những kẻ thù tiềm năng. Nhanh chóng Thuỷ sư đô đốc tư lệnh Hạm đội hải quân bị gạt bỏ, và kết quả của sự sắp xếp lại là Bulganin trở thành bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông ta không đủ sức xử lý với các vấn đề nghiêm túc của việc tổng động viên và những thay đổi trong cơ cấu các lực lượng vũ trang.

    Bulganin tìm đủ cách tránh né trách nhiệm. Những bức thư, cứ nằm hàng tháng trời không được ký. Toàn ban thư ký Hội đồng bộ trưởng kinh sợ vì phong cách làm việc như thế, đặc biệt là khi Stalin đi nghỉ ở Kavkaz đã giao việc trách nhiệm chủ tịch hội đồng bộ trưởng cho Bulganin. Beria trực tiếp xin Stalin thúc đẩy nhanh việc thông qua tài liệu về nguyên tử nằm ở văn phòng Bulganin. Stalin cho phép các phó của mình ký những nghị quyết quan trọng nhất không qua Bulganin.

    Bề ngoài của Bulganin dễ đánh lừa. Khác với Khrusev và Beria, Bulganin bao giờ cũng ăn mặc chải chuốt và có vẻ ngoài nhân từ. Muộn hơn tôi biết ông ta là kẻ nghiện rượu và đánh giá cao các vũ nữ balê và ca sĩ ở Nhà Hát Lớn. Con người này không hề có các nguyên tắc chính trị nhỏ nhất, một nô lệ ngoan ngoãn của bất cứ thủ lĩnh nào. Vì sự trung thành Stalin cử ông ta làm phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng, còn Khrusev cũng vì điều đó làm ông ta thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng thay Malenkov, năm 1957, khi Bulganin cùng với Malenkov.

    Molotov, Kaganovich và Vorosilov định hạ bệ Khrusev, Khrusev tại cuộc họp cốt cán đảng đã đưa ra lời buộc tội hiếm có đối với ông ta: Y là thằng mõ của Stalin. Vì điều đó Stalin cho y làm nguyên soái Liên Xô, Khrusev tuyên bố. Tất nhiên, sau khi chúng ta khám phá ra hành động phản đảng của y, chúng ta sẽ loại bỏ danh hiệu và phế truất y”. (cựu phó của tôi, đại tá Xtudnikov có mặt trong cuộc họp đó, đã kể điều này với tôi).

    Tháng 3-1958 Bulganin được cử làm chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nhà Nước, ba tháng sau, bị phái đi làm việc tại nông trường quốc doanh ở Xtavropol, ở cái tỉnh mà lúc ấy Gorbachov chưa ai biết tới đang bắt đầu con đường công danh của mình. Cuối cùng Bulganin về hưu, và tôi gặp ông ta ở trung tâm Moskva vào đầu những năm 70 trong hàng người mua dưa hấu.

    Việc cử Bulganin kẻ bị các quân nhân không tôn trọng làm bộ trưởng các lực lượng vũ trang, Stalin đạt được mục đích và trở thành người phán xử số phận của cả những tướng lĩnh chân chính, Vaxilevxky, Jukov, Stemenko, Konev, Rokoxxovxky và Bagramian, và của chính Bulganin. Với Bulganin, các hoạt động quân sự trở nên phụ thuộc lẫn nhau, và điều đó khuyến khích sự thù địch và cạnh tranh giữa các quân nhân.

    Abakumov bắt các vị tướng gần gũi với Jukov ở Đức theo cáo buộc mà thoạt đầu có vẻ không dính líu đến chính trị: tiêu phí quỹ và chiếm dụng đồ quý hiếm, đồ gỗ, tranh ảnh ở Đức và Áo. Từ họ người ta nặn ra lời khai về những phát biểu chống Stalin của Jukov. Năm 1944 trong thời gian chiến tranh, Stalin lệnh cho Bogdan Kobulov, phó của Beria, đặt thiết bị nghe trộm trong căn hộ ở Moskva của Jukov. Việc nghe trộm trong nhà Jukov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov không cho kết quả vốn được người ta rất hi vọng. Thế nhưng một số nguyên soái và tướng lĩnh nổi tiếng bị bắt giam và một số bị xử bắn vì những phát biểu chống Stalin được ghi lại bởi thiết bị nghe trộm.

    Jukov và Kuznetsov, vẫn giữ được nhân phẩm, đã thừa nhận công khai những lỗi lầm, Jukov “hối hận” là đã tặng huân chương Cờ Đỏ cho nữ ca sĩ danh tiếng Ruxlanova. Trong chiến tranh ông có quyền đó, trong thời bình chỉ Xô Viết tối cao mới có quyền đó.

    Nguyên soái Kulik và tướng Rưbaltsenko bị xử bắn năm 1959. Những người còn lại ngồi tù, sau khi Stalin chết, họ được tha. Novikov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov được phục chức năm 1951 - 1952, và sau cái chết của Stalin họ được gỡ hết tội. Jukov được phục chức tư lệnh quân khu, năm 1952 Stalin đưa ông vào thành phần BCHTƯ. Chỉ sau tháng 3 - 1953 ông mới được gọi trở lại Moskva và được cử làm thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng.

    Jukov, dễ hiểu thôi, có tinh thần thù địch với toàn bộ bộ máy an ninh. Ông bất chấp ai ra lệnh theo dõi ông, Beria, Abakumov hay Bogdan Kobulov, tất cả bọn họ đều len vào đời tư của ông. Việc nghe trộm căn hộ ông được ngừng năm 1953 sau khi Stalin chết, nhưng Khrusev phục hồi lại năm 1957, còn Brejnev tiếp tục việc nghe trộm đến tận lúc Jukov chết vào năm 1974. Thậm chí khi về hưu Jukov vẫn là mối đe dọa tiềm năng đối vối Khrusev và Brejnev, là anh hùng quân sự có thể đứng đầu phái quân đội đối lập, nếu các quân nhân đề bạt ông.

    Abakumov sinh năm 1908. ông giữ chức bộ trưởng an ninh quốc gia từ 1946 đến 1951. Đó là một người đàn ông cao to với mái tóc đen và khuôn mặt đầy nghị lực. Bất kể ông không có học vấn, nhưng nhờ trí thông minh bẩm sinh và tính cách cứng rắn, ông đã leo lên đỉnh cao nhất.

    Trong thời kỳ thanh lọc những năm 30 ông đã làm mình có tên tuổi dưới trướng của Bogdan Kobulov, phó của Beria. Không lâu trước chiến tranh Abakumov được thăng chức: ông trở thành thứ trưởng bộ nội vụ. Khi Mkheev, tổng cục trưởng tình báo quân đội tự vẫn trong vòng vây kẻ thù gần Kiev, Stalin thay Abakumov vào chức vụ đó khi ông mới 34 tuổi, ở cương vị mới Abakumov chịu trách nhiệm về độ tin cậy chính trị của quân đội và đấu tranh với gián điệp Đức trong lực lượng vũ trang, cùng với điều đó ông thu thập dần kinh nghiệm trong các vấn đề tình báo và phản gián. Ông ta không thể so sánh với Beria về khả năng nghiệp vụ, nhưng khả năng nắm bắt công việc làm ông nổi bật hẳn so với những quan chức văn phòng khác.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Sự cạnh tranh của hai tập đoàn Malenkov-Beria và Jdanov-Kuznetsov

    Tháng 12 - 1945 Beria bị giải phóng khỏi chức vụ bộ trưởng Bộ nội vụ mà ông giữ từ năm 1938. Ông đã không còn phụ trách các cơ quan an ninh, nếu điều đó không liên quan trực tiếp đến công việc cơ bản của ông: ông lãnh đạo ủy ban đặc biệt về vấn đề số 1 - bom nguyên tử và tổ hợp năng lượng, nhiên liệu.

    Năm 1946 khi Abakumov được cử thay Merkulov làm bộ trưởng an ninh, ông không gần với Beria. Ngược lại Stalin ra chỉ thị cho Abakumov thu thập chứng cứ bôi nhọ đối với tất cả những ai có quyền lực, kể cả Beria. Abakumov có thể chứng minh rằng Malenkov biết rất rõ về sự che giấu những khiếm khuyết trong công nghiệp hàng không, và năm 1947 Malenkov bị cảnh cáo, bị mất chức và tạm thời bị phái về Kazakxtan. Ông ta bị đưa ra khỏi BCHTƯ, còn các trách nhiệm của ông ta chuyển sang Kuznetsov, thân cận của Jdanov. Abakumov và Kuznetsov thiết lập những quan hệ thân tình chặt chẽ nhất.

    Thế nhưng sau hai tháng Stalin cất nhắc Malenkov làm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Beria thời ấy ủng hộ Malenkov và không che giấu rằng họ vẫn thường gặp nhau. Abakumov, về phần mình, báo với Stalin về việc Beria và Malenkov cảm tình với các lãnh đạo ngành công nghiệp hàng không và quân nhân bị thanh trừng. Abakumov làm quen với tài liệu về các vệ sĩ của Beria cướp phụ nữ trên đường phố và đưa tới chỗ Beria, đều dấy lên sự phẫn nộ của các ông chồng và cha mẹ.

    Sự phân bố lực lượng trong giới thân cận Stalin là như sau: cả Beria cả Malenkov giữ quan hệ công tác chặt chẽ với Pervukhin và Xaburov, chuyên trách các vấn đề kinh tế. Tất cả họ cùng thuộc một tập đoàn. Họ đưa người của mình vào những địa vị có uy tín trong chính phủ. Tập đoàn thứ hai, muộn hơn nhận được tên “tập đoàn Leningrad” gồm: Voznexenxky, phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng và phụ trách ủy ban kế hoạch nhà nước; Jdanov, bí thư thứ hai BCHTƯ đảng; Kuznetsov, bí thư BCHTƯ phụ trách cán bộ, trong đó có các cơ quan an ninh, Rodionov, chủ tịch nội đồng bộ trưởng Liên Bang Nga, Koxưgin, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng về công nghiệp nhẹ và tài chính được đưa lên vào giai đoạn chuẩn bị và tiến hành cải cách tiền tệ, còn sau “vụ việc Leningrad” bị chuyển qua công việc ít uy tín ở bộ công nghiệp nhẹ. Tập đoàn thứ hai đề cử người của mình vào chức vụ bí thư các tổ chức đảng cấp huyện. Kuznetsov năm 1945 đề đạt Popov, cựu giám đốc nhà máy sản xuất máy bay làm bí thư tổ chức đảng Moskva, và Popov trở thành thành viên văn phòng tổ chức và đồng thời là bí thư BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Jdanov khuyến khích những ý đồ của ông kiểm soát các bộ trưởng thông qua bầu cử trong Đảng uỷ Moskva. Jdanov và Kuznetsov thực hiện sự kiểm soát hai lần đối với các thành viên chính phủ: thông qua Popov và qua BCHTƯ (Eltsin định làm như thế khi trở thành bí thư thành uỷ Moskva, đó là một trong những nguyên nhân đụng độ của ông với bộ máy BCHTƯ). Bằng cách đó, có thể giật dây các thành viên chính phủ không có sự can thiệp của Beria, Malenkov và Pervukhin. Năm 1948 khi Jdanov chết, Popov đòi hỏi để các bộ trưởng như đảng viên trực thuộc ông ta, người đứng đầu thành uỷ Moskva. Malenkov khát khao trừ khử Popov, lý lẽ của ông ta như chứng cứ của “sự mưu phản” và sự xuất hiện một trung tâm quyền lực độc lập tổ chức đảng Moskva. Ý kiến của Malenkov được ủng hộ bởi các bộ trưởng vẫn từng than phiền với Stalin rằng Popov liên tục can thiệp vào công việc của họ. Khrusev hàng tuần có mặt tại các cuộc họp và vào những năm ấy thân cận vói nhóm của Beria và Malenkov.

    Stalin khuyến khích sự cạnh tranh đó, ông hiểu quyền lực của ông không bị tổn hại bởi chuyện đó. Ngoài ra Stalin ý thức được rằng cuộc tranh chấp quyền lực của các lãnh đạo kỳ cựu cho ông khả năng khi cần thiết loại bỏ tất cả bọn họ. Ông luôn luôn có thể thay thế họ bằng những cán bộ trẻ tuổi từ các địa phương vốn không có kinh nghiệm với các mưu mô ở chóp bu.

    Một năm sau khi Churchill đọc bài diễn từ nổi tiếng của mình ở Fulton (1946) và “chiến tranh lạnh” đã bắt đầu, lập tức là sự lạnh lùng trong mọi mặt đối với cuộc sống trí thức của Liên Xô, đã nảy sinh những điều được gọi là tranh cãi khoa học trong sinh học, phê bình văn học và ngôn ngữ học, triết học, chính trị kinh tế học. Hai tập đoàn điện Kremli lợi dụng chiến dịch này, mỗi tập đoàn vì lợi ích của mình, cố tìm ra những tội lỗi về mặt tư tưởng hệ ở đối thủ của mình.

    Tất cả đã rõ “vụ các nhà sinh vật”: những cuộc tranh cãi nảy sinh vào những năm 30 về di truyền học đã nhanh chóng chuyển từ lĩnh vực khoa học sang lĩnh vực chính trị. ở một phía là các nhà sinh học nổi tiếng thế giới, dựa trên sự cần thiết tài trợ tài chính cho các nghiên cứu tiếp tục về di truyền học. Đối chọi họ là nhóm những kẻ hám danh đứng đầu là Trofim Lưxenko, kẻ buôn lậu hệ tư tưởng mác-xít. Ông ta trình chính phủ viễn cảnh vấn đề thực phẩm trên cơ sở các thành tựu sinh học mácxít, hứa sau 10 năm sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới, dư thừa, công khai đối chọi với các nhà di truyền học, khi khẳng định rằng họ chọc gậy bánh xe tiến bộ.

    Các lời hứa của ông ta là hứa hão. Bắt đầu những cuộc tranh luận, những bài báo trong các tạp chí khoa học đã chỉ trích Lưxenko và những kẻ đi theo ông ta. Các nhà bác học xuất chúng viết thư về BCHTƯ, vạch rõ các sai lầm nghiêm trọng của nhà sinh vật học của điện Kremli.

    Jdanov giới thiệu Iuri, con trai ông, người một thời là chồng Xvetlana, con gái Stalin, vào chức vụ trưởng ban khoa học của BCHTƯ. Iuri Jdanov ủng hộ sự phê phán Lưxenko. Trong khi đó được sử dụng thông tin của Abakumov từ các giới sinh vật học: Lưxenko có ý lừa đảo chính phủ, cao giọng về những thành tựu của mình trong sinh học nông nghiệp mà trên thực tế là không có. Trong những bức thư các bác học nói rằng sự thống trị của Lưxenko trong sinh học nông nghiệp từ những năm 30 và sự cố chấp của ông ta đối với bất cứ nghiên cứu di truyền học nào là nguy hại cho tiến bộ khoa học.

    Liudvigov, phụ trách ban thư ký của Beria trong Hội đồng bộ trưởng kể với tôi rằng Jdanov đã lợi dụng tình huống đó để cất nhắc người của mình vào các chức vụ kiểm soát khoa học và công nghiệp đế mở rộng ảnh hưởng.

    Đường lối chính thức trong khoa học sau cái chết của Jdanov lại thiên về ủng hộ Lưxenko và không chấp nhận di truyền học, nhưng những thay đổi bất ngờ trong thái độ đối với các nhà bác học, di truyền học trùng vói các thay đổi chủ yếu trong ban lãnh đạo đảng chịu trách nhiệm về khoa học, và phần nhiều được gợi lên bởi chính các nhà di truyền học.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Những vụ thanh trừng có chọn lựa chống các chỉ huy quân sự vào cuối những năm 40

    Cuối những năm 40 tôi làm quen với Anna Tsukanova phó trưởng ban lãnh đạo các tổ chức đảng, về thực chất là phó của Malenkov.

    Tôi biết vợ tôi có cô bạn là Anna, nhưng chỉ đến khi họ mời tôi ăn trưa tại nhà hàng “Ararat” ở trung tâm Moskva tôi mới gặp bà, nghe giới thiệu họ tên thì tôi hiểu đó là phó của Malenkov. Đó là một phụ nữ bề ngoài đáng yêu với mái tóc tết dài đen huyền, đúng là một phụ nữ Nga xinh đẹp. Chúng tôi nói chuyện như những đồng nghiệp đã biết trách nhiệm của nhau, chúng tôi có khả năng tiếp cận các tài liệu mật, vi thế có thể tự do bàn bạc công việc. Và bây giờ, qua đi hơn 40 năm, chúng tôi vẫn là bạn bè.

    Anna thường nói rằng đường lối của đồng chí Stalin và chiến hữu của ông Malenkov quy kết lại là sự thay đổi liên tục các nhà lãnh đạo đảng cấp cao và các quan chức an ninh, không cho phép họ ở lại một chỗ quá 3 năm liên tục, để họ không thể quen với quyền lực.

    Gây cho tôi ấn tượng mạnh là những lời của Anna về việc BCHTƯ không tiếp nhận các biện pháp chống tham nhũng và hối lộ. Stalin và Malenkov không trừng phạt các quan chức cao cấp trung thành, nhưng nếu họ thuộc phái các đối thủ thì sự ô danh ấy lập tức được dùng để sa thải hoặc thanh trừng.

    Anna hé lộ cho tôi rằng ban lãnh đạo biết về những chi tiêu của mỗi chiến dịch chính trị, nhưng như Malenkov nói, mục đích đủ biện minh cho những chi phí đó. Bây giờ đã rõ nhân dân phải chịu một giá đắt đáng sợ vì những chiến dịch chính trị và thanh lọc, đó là sai lầm của các nhà cầm quyền thời đó và đã làm đổ vỡ toàn bộ hệ thống.

    Anna không hề ngờ đã mở mắt cho tôi về tình hình thực tại ở chóp bu khi nói rằng BCHTƯ biết: chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa toàn cầu được thổi phồng và phóng đại. Thật ra bà tin rằng với thời gian những sai lầm ấy sẽ được sửa đổi.

    Chính từ bà tôi biết rằng Stalin phê chuẩn quyết định về sự thanh lọc ĐCS Gruzia. Bà nói rằng trong BCHTƯ tất cả đều sợ đề nghị bất cứ sự thay đổi nào trong thành phần ban lãnh đạo ĐCS Gruzia, bởi vì nó động chạm đến những liên hệ riêng của Stalin và điều đó có thể làm phật ý ông. Giờ đây từ hồ sơ lưu trữ đã rõ cái gọi là vụ án Megrel, một trong những vụ thanh lọc cuối cùng do Stalin tổ chức.

    Vào những năm cầm quyền cuối cùng của Stalin, trong ban lãnh đạo có một nhóm gồm Malenkov, Bulganin, Khrusev và Beria, còn Stalin tìm đủ cách gây cạnh tranh giữa họ. Năm 1951 Beria bị thất sủng, Stalin ra lệnh đặt máy nghe trộm tại nhà của mẹ Beria, cho rằng Beria và vợ ông sẽ không có những lời phát biểu chống Stalin, nhưng mẹ ông, Marta, sống ở Gruzia hoàn toàn có thể nói những lời cảm thông với những người dân tộc chủ nghĩa Megrel đang bị săn đuổi. Beria là người Megrel, người Megrel lại không hoà hợp với người Guriits mà Stalin tin cậy. Stalin bày ra vụ Megrel nhằm loại bỏ Beria. Ông bắt Beria tiêu diệt những người bạn thân nhất của mình. Làm ra vẻ vẫn tin Beria, Stalin tạo cho ông vinh dự hiếm có được phát biểu trước đảng viên và cán bộ cốt cán nhân kỷ niệm 34 năm cách mạng tháng 10 vào ngày 6 - 11 - 1951.

    Năm 1948 bốn năm trước vụ thanh lọc Gruzia, Stalin cử tướng Rukhadze làm bộ trưởng an ninh Gruzia. Ông này vốn rất ghét Beria mà chuyện đó ai cũng biết. Theo lệnh riêng của Stalin, Rukhadze cùng với Riumin tìm chứng cứ bôi nhọ Beria và những người thân cận của ông.

    Thời ấy trong chính phủ có tin là con trai của Beria sắp cưới con gái của Stalin sau khi cô li dị với con trai của Jdanov. Nhưng Beria kiên quyết chống lại đám cưới ấy. Beria biết các đối thủ của ông trong Bộ Chính Trị lợi dụng đám cưới này trong cuộc tranh giành quyền lực, rằng sức mạnh của Stalin đã không còn như xưa và nếu Beria gắn mình với Stalin bằng mối dây gia đình, thì trong trường hợp Stalin chết, ông cũng hết thời. Tình huống đẻ ra sự không thân thiện và vì thế năm 1951 Stalin ra lệnh cho Rukhadze tiếp tục điều tra về nạn hối lộ của những người Gruzia-Megrel vốn giữ khá nhiều địa vị quan trọng trong các cơ quan an ninh.

    Stalin ra lệnh cho Rukhadze tìm các chứng cứ và nhân chứng quan hệ với nước ngoài của người Megrel. Thế là đủ cho Rukhadze hiểu ông ta cần ngụy tạo một âm mưu.

    Sau cuộc gặp gõ đó, tại một tiệc, Rukhadze trong lúc say rượu đã ba hoa rằng ông ta gần gũi với Stalin và ông đã cho ông ta chỉ dẫn tiến hành phá hoại và bắt cóc ở Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Tại bữa tiệc có bộ trưởng Nội vụ Gruzia Bziava, người Megrel, sang ngày hôm sau đã viết thư về Moskva cho bộ trưởng an ninh vừa mới nhậm chức Ignatiev thông báo về hành vi của Rukhadze. Ignatiev báo cáo việc này với Stalin. Stalin ra lệnh cho Rukhadze đọc bức thư và huỷ nó trước mặt ông ta. Ignatiev cảnh cáo Rukhadze rằng dù ông ta được lòng Stalin, nhưng “không được quyền buông thả”.

    Bước tiếp theo Rukhadze là bắt cựu bộ trưởng an ninh Gruzia Rapava, tổng công tố Sonia và viện sĩ Saria, thành viên ban kiểm tra Hội đồng dân tộc Xô Viết tối cao Liên Xô, một thời gian đã làm phó chỉ huy tình báo đối ngoại NKVD. Tất cả họ bị buộc tội có quan hệ với các tổ chức lưu vong thông qua điệp viên của NKVD Gigelia, người trở về từ Paris với người vợ Pháp năm 1947. Gigelia và vợ lập tức bị bắt theo lệnh Stalin và sau đó buộc phải hành động theo kịch bản dàn sẵn.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. “Vụ Megrel” bắt đầu âm mưu của Stalin loại bỏ Beria khỏi ban lãnh đạo Kremli

    Bắt đầu sự thanh lọc ban lãnh đạo Gruzia, những ai gần gũi với Beria. Chiến dịch chống tham nhũng ở Gruzia phình rộng trước với mục đích tách người Megrel ra khỏi Liên Xô. Stalin làm đến nước này là do ghét Beria và để làm mất cơ sở ảnh hưởng của ông ở Gruzia.

    Thành công vấn đề nguyên tử đã nâng uy tín Beria lên. “Ông chủ” biết đó là một thành công đặc biệt, nhưng thay vào việc khen thưởng, ông đã tìm cách thay thế Beria bằng một người phụ thuộc vào ông hơn.

    Bộ Chính Trị đề nghị Beria đứng đầu uỷ ban đảng điều tra vụ “phái Megrel lệch lạc”, cử ông về Tbilixi để ông đả phá “dân tộc chủ nghĩa Megrel” và cách chức chiến hữu gần gũi nhất của ông, Bí thư thứ nhất ĐCS Gruzia Tsarkviani, người theo lệnh Stalin bị thay bằng Mgeladze, kẻ thù không đội trời chung với Beria. Ngoài ra Beria cũng phải đóng cửa các tờ báo Megrel.

    Trong khi Beria đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười, Ogolsov theo lệnh Stalin phái một nhóm điều tra về Tbilixi gặp những người Megrel bị bắt để lấy cung, nhằm bôi xấu Beria và Nina vợ ông. Những người Megrel không chịu nhận tội gì hết. Họ chịu một năm rưỡi tù đày, tra tấn, không được ăn ngủ, và Beria đã thả họ khi Stalin chết. 8 tháng trước khi chết Stalin tống giam Rukhadze vốn đã trở thành nhân chứng không mong muốn đối với ông. Một cách chính thức ông kia bị kết tội lừa dối đảng và chính phủ.

    Giờ đây Kirill Xtoliarov làm tôi sáng tỏ tình huống mà tôi rơi vào ở Gruzia năm 1951 (hay 1952 gì đó), khi Ignatiev lệnh cho tôi đi Tbilixi. Tôi phải đánh giá khả năng của cơ quan tình báo Gruzia và giúp họ chuẩn bị bắt cóc các thủ lĩnh mensevich Gruzia ở Paris, họ hàng của Nina vợ Beria.

    Điều tôi trông thấy ở Tbilixi gây sốc cho tôi. Người tình báo có năng lực nhất với các liên hệ tốt ở Pháp, Gigelia đang ngồi tù, bị buộc tội làm gián điệp và có tinh thần dân tộc quá khích. Không thể tin cậy các điệp viên của Rukhadze được, họ thậm chí không chịu nói tiếng Nga với tôi. Phó của Rukhadze lập kế hoạch đi Paris, chưa bao giờ ra nước ngoài, và ông ta tự tin là chỉ cần đưa thịt nướng và rượu Gruzia cho những người lưu vong là giải quyết được mọi sự.

    Nhóm điều tra từ Moskva nghiên cứu vụ những người Megrel, vui sướng báo là hầu như họ đã xác định được liên hệ giữa gia đình Beria và những người phái dân tộc chủ nghĩa Megrel. Lúc ấy trong văn phòng Rukhadze tôi nhận thấy ảnh Beria trẻ tuổi dưới tấm kính trên bàn, một trong những kẻ thù không đội trời chung của ông ta. Mong lấy lòng Stalin, Rukhadze tích cực cố bôi nhọ thanh danh những người cấp dưới trước kia của Beria và chính ông.

    Kẻ phiêu lưu Rukhadze làm tôi sợ và tôi vội về Moskva báo cáo với Ignatiev, ông ta và phó của ông, Ogolsov, chăm chú nghe tôi, nhưng nói rằng, xét việc đó không phải là chúng ta mà “cấp trên”, vì Rukhadze tự viết thư với Stalin bằng chữ Gruzia. Thế nhưng Stalin hiểu rằng Rukhadze và Riumin trở nên nguy hiểm: thay vào chỗ cố lấy những thú nhận về sự phản bội, trong tiến trình điều tra họ đã thể hiện mối quan tâm lớn đến các mưu mô trong giới chóp bu của đảng và chính phủ.

    Stalin quyết định hy sinh Rukhadze và Riumin. Nhanh chóng Rukhadze bị nhốt vào Lefortovo, Riumin bị mất chức thứ trưởng Bộ An Ninh và bị sa thải khỏi cơ quan tháng 11-1952. Sau khi Stalin chết, ông ta bị bắt, nhưng nếu Stalin có sống, thì ông ta vẫn sẽ bị tiêu diệt. Khi Khrusev và Malenkov bắt Beria, họ buộc tội Rukhadze trong âm mưu với Beria, và ông ta bị xử bắn với các nạn nhân cũ của mình ở Tbilixi năm 1955.

    Những môtíp và thói kiêu ngạo ẩn kín cuối những năm 40 - đầu 50 đóng vai trò khá quan trọng trong các sự kiện chính trị. Chúng tôi hiểu giới chóp bu của đảng tiến hành các chiến dịch đấu tranh với chủ nghĩa toàn cầu và các hậu quả tệ sùng bái cá nhân chỉ nhằm đạt tới quyền lực tuyệt đối, loại bỏ các đối thủ hoặc nâng đỡ người của phe mình. Họ tính đến việc ban kiểm tra đảng và cơ quan an ninh luôn luôn cấp cho họ các tài liệu. Nguyên tắc chung là thu thập tài liệu bôi xấu chống lại tất cả, và khi cần thì sử dụng. Tôi là công cụ và là nạn nhân của hệ thống ấy.

    Abakumov báo cáo các tài liệu loại này cho chính Stalin, và trên cơ sở thông tin này Stalin có thể tống tiền được toàn bộ bộ xậu. Sau cái chết của Jdanov, sự cân bằng quyền lực mong manh bị phá vỡ. Stalin không cho Jdanov loại bỏ hoàn toàn Malenkov khi ông này dính líu đến chuyện tai tiếng với công nghiệp hàng không, vẫn để Malenkov là một uỷ viên Bộ Chính Trị có uy tín, và như vậy sẽ là đối trọng của Jdanov.

    Từ Anna Tsukanova tôi biết được những sự kiện đáng kinh ngạc về “vụ án Leningrad” mà trong thời gian đó tất cả những người của Jdanov và đối thủ của Malenkov và của Beria bị xét xử và bị bắn. Năm 1949 chúng tôi không biết về những lời buộc tội khủng khiếp chống lại họ. Hồi đó Anna chỉ nói với tôi là Kuznetsov và Voznexenxky bị cách chức vì dính vào sự ngụy tạo kết quả bầu cử tại hội nghị đảng uỷ thành phố Leningrad. Tình bạn của Kuznetsov với Abakumov không cứu được ông: Stalin kiểm tra độ tin cậy của Abakumov, buộc ông ta tiêu diệt bạn của mình.


    [...]
     
    totoro and teacher.anh like this.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    5. Sắp xếp lại cán bộ trong Kremli và cơ quan an ninh ngay trước cái chết của Stalin

    Những chi tiết cụ thể của “vụ Leningrad” vẫn là bí mật đối với cốt cán đảng, thậm chí Anna cũng không tưởng tượng nổi sức nặng của những lời buộc tội. Giờ đây chúng ta biết rằng họ bị buộc tội có mưu toan chia rẽ ĐCS bằng cách lập một trung tâm đối lập ở Leningrad. Một người bị xử, Kapuxtin, bị gán tội làm gián điệp, nhưng không có chứng cứ.

    Mọi chuyện đó được bày đặt và dựng lên bởi cuộc cạnh tranh không ngừng trong số những trợ thủ của Stalin. Các môtíp buộc Malenkov, Beria và Khrusev tiêu diệt bè cánh Leningrad là rõ: tăng quyền lực cho mình. Họ sợ êkíp trẻ Leningrad sẽ thay thế Stalin. Giờ đây chúng ta biết kết quả kiểm tra phiếu kín ở Leningrad năm 1948 đúng là có bịa đặt, nhưng những người bị xử không hề có liên quan đến. Bộ Chính Trị đủ thành phần kể cả Stalin, Malenkov, Khrusev và Beria, nhất trí phê chuẩn nghị quyết buộc Abakumov bắt và xét xử nhóm Leningrad, nhưng dù có viết gì đi nữa trong sách giáo khoa phổ thông về lịch sử đảng, và dù Khrusev có viết gì đi nữa trong hồi ký, Abkumov cũng không phải là người có sáng kiến. Đích thị thuộc cấp của ông ta đã xuyên tạc vụ này, nhưng Abakumov hành động theo mệnh lệnh nhận được.

    “Vụ án Leningrad” trùng với sự hạ bệ đột ngột Molotov, người dù vẫn còn là uỷ viên Bộ Chính Trị, nhưng bị mất chức ngoại trưởng năm 1949. Vưsinxky thay ông. Molotov rất đau khổ việc vợ ông, Jemtsujina, người Do Thái bị bắt, thoạt đầu người ta khép bà tội vượt quyền và đánh mất tài liệu mật (mà người ta có thể lấy cắp theo lệnh Stalin). Theo lệnh Stalin dưới áp lực của các điều tra viên, để bôi nhọ Jemtsujina trong mắt người chồng uỷ viên Bộ Chính Trị, hai thuộc cấp của bà buộc phải theo đuổi bà và thú nhận có quan hệ tư tình với bà. Bà ở trong tù một năm, sau đó bị đày đi Kazakxtan. Stalin hi vọng nhận được lời nói xấu của Jemtsujina về Molotov. Bà bị bắt rất kín đáo nên tôi chỉ biết chuyện này ngay trước khi Stalin chết, khi Fitin lúc đó là bộ trưởng an ninh Kazakxtan than vãn với tôi là ông rất cực khổ phải chịu trách nhiệm về Jemtsujina. Ignatiev suốt thời gian hỏi cung bà, cố biết về các liên hệ với phái Do Thái và đại sứ Israel ở Liên Xô Golda Meier.

    Thời ấy, cuối 1952 - đầu 1953, chúng tôi biết Stalin công khai phát biểu chống Molotov và Mikoian tại hội nghi BCHTƯ. Stalin buộc tội họ là những kẻ mưu phản. Ngay sau hội nghị người ta bắt Molotov đưa từ ban thư ký Bộ Ngoại Giao về phòng quản trị của Stalin nguyên bản các tài liệu về Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, kể cả những biên bản mật. Từ đó đến năm 1992 khi chúng được công bố, chúng được giữ trong lưu trữ mật của Bộ Chính Trị. Tôi không loại trừ khả năng Stalin định cáo buộc Molotov tội thân Đức hoặc nịnh bợ Hitler trong những thương thuyết ấy.

    Tháng 9-1952 Drozdov, thứ trưởng Bộ An Ninh Ucraina được chuyển về Moskva. Chúng tôi biết nhau gần ba chục năm. Vợ tôi kết bạn với vợ ông ta. Khi đến Lơvov để tìm tên lãnh đạo OUN bí mật Sukhevich, tôi đã sống ở nhà nghỉ của Drozdov không xa thành phố. Ở Moskva Drozdov được đặt vào chức vụ trưởng văn phòng đặc biệt số 2 của MGB Liên Xô vốn chuyên trách việc theo dõi và bắt cóc các kẻ thù của Stalin trong nước, cả kẻ thù thực tế lẫn được bịa ra.

    Thoạt đầu Abakumov và Ogolsov cho rằng văn phòng phá hoại và tình báo của tôi sẽ tiến hành những chiến dịch tương tự trong và ngoài nước, còn Drozdov sẽ là phó của tôi, bởi Eitingon đã bị thất sủng. Điều đó không vừa lòng Abakumov và ông ta tổ chức công việc sao cho Drozdov được giao phó các chiến dịch trong nước. Drozdov không có các mối liên hệ ở Moskva, nhưng được tin cậy trong công việc tế nhị này. Việc đầu tiên của ông ta là kiểm soát độ tin cậy của hệ thống máy nghe trộm, và để tin chắc chúng không bị phát hiện. Chính lúc ấy từ Drozdov tôi biết Stalin lệnh cho B. Kobulov, phó của Beria, lắp thiết bị nghe trộm trong nhà các nguyên soái Vorosilov, Budenưi và Jukov. Muộn hơn, trong danh sách có thêm Molotov và Mikoian. Drozdov rất mừng là ông không bị lôi kéo vào một vụ bắt cóc nào theo lệnh Stalin, nhưng thuộc cấp của ông thì hai lần phải làm việc cho tổng cục phản gián: họ phải bắt chuyện trên đường phố và gây một vụ ẩu đả với các nhà ngoại giao nước ngoài, những người thường gặp gỡ các nhà văn Liên Xô. Sau khi Stalin chết, Beria lập tức cho Drozdov nghỉ vì ông biết quá nhiều mưu mô nội bộ và không thân thiện với B. Kobulov. Drozdov bị sa thải ở tuổi 50 khiến ông thoát nạn, dù lúc ấy có vẻ là thảm bại, nếu không, ông sẽ bị bắt cùng với Beria.

    Tháng 7-1951 người ta bắt Abakumov. Năm cuối cùng trên ghế bộ trưởng An ninh, đặc biệt là cuối tháng 9, ông tuyệt đối bị cách ly khỏi Stalin, sổ trực Kremli cho thấy trong danh sách tiếp khách của Stalin từ tháng 11-1950 không có Abakumov. Stalin cho là Abakumov biết quá nhiều. Đối với tôi sự hạ bệ Abakumov là như sấm giữa trời quang. Ông bị buộc tội trì hoãn điều tra những vụ tội phạm quan trọng và che giấu thông tin, rằng Gavrilov và Lavrentiev là gián điệp đôi của CIA và MGB.

    Tất nhiên, trên lương tâm của Abakumov có những chuyện thú nhận bịa đặt và những lời khai dối trá, nhưng cũng là sự thực, đầu tiên là viện công tố, sau đó là Riumin khép ông vào những tội mà ông không có. Ông chưa bao giờ là nhà chính trị, và không thể tổ chức âm mưu với mục đích tiếm quyền, ông tuyệt đối trung thành và tin tưởng Stalin.

    Lúc đầu tôi không hiểu hoàn cảnh thất sủng của Abakumov, tôi với ông thường có những quan điểm đối chọi nhau, và tôi ngỡ ban lãnh đạo đảng muốn sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong công việc của MGB. Nhưng nhanh chóng trở nên rõ ràng, việc bắt Abakumov là khởi đầu một vụ thanh lọc mới. Kết quả là địa vị Malenkov được củng cố, vì Stalin cử Ignatiev giữ chức bộ trưởng an ninh. Thiếu Abakumov và nhóm Leningrad, Malenkov và Ignatiev trong liên minh với Khrusev lập nên một trung tâm quyền lực mới trong lãnh đạo.

    Những vụ bắt bớ liên tục trong số cán bộ MGB làm tôi và vợ lo lắng. Cả trong chiến dịch bài Do Thái, lẫn trong những âm mưu nội bộ nhận thấy sự căng thẳng đang tăng dần. Vợ tôi cảm thấy tôi và cô có tên trong những lời khai của những người bị bắt, Raikhman, Eitingon, Matuxov, Xverdlov. Khi Anna đến nhà chơi, lần đầu tiên tôi nói đến khả năng tìm công việc khác. Là phụ trách một cơ quan dưới trướng một bộ trưởng không chuyên nghiệp và phó kiểu Riumin, kẻ phiêu lưu và hám danh, tôi tất yếu sẽ bị rơi vào hoàn cảnh phức tạp. Tôi vừa nhận bằng tốt nghiệp học viện quân sự, và điều đó cho tôi hi vọng tìm được công việc trong quân đội hoặc đảng. Anna hứa giúp tôi...

    Năm 1952 Malenkov gọi điện thoại cho tôi và nói rằng đảng giao cho tôi một nhiệm vụ quan trọng mà các chi tiết sẽ được Ignatiev nói rõ. Nhanh chóng tôi được mời đến văn phòng ông ta, rất lạ lùng là ông ta chỉ có một mình. Chào xong, Ignatiev nói: Trên rất lo khả năng thành lập “Khối các dân tộc chống bolsevich” đứng đầu là Kerenxky. Tôi được lệnh lập tức chuẩn bị kế hoạch hành động ở Paris và London, nơi dự định Kerenxky sẽ đến. Sau một tuần tới báo cáo với Ignatiev rằng trong chuẩn bị chiến dịch nảy sinh những phức tạp, vì người của ta ở Paris, Khokhlov, người có thể tìm được cách đến gần Kerenxky, đã lọt vào tầm ngắm của phản gián đối phương. Lần cuối khi anh ta qua biên giới, cảnh sát Bỉ đã quan tâm đến giấy tờ anh ta, còn hộ chiếu giả thì bị tịch thu để kiểm tra.

    Công tước Gagarin mà nhiệm vụ là tìm cách tiếp cận bộ tham mưu NATO ở Fontainebleau để tiêu huỷ hệ thống liên lạc và báo động trong tình huống căng thẳng hay bắt đầu hành động quân sự, lãnh đạo nhóm chiến đấu bí mật ở Paris. Về sự tồn tại nhóm chiến đấu này được báo cáo theo những lý do khác nhau cho cả Stalin lẫn Malenkov. Tôi hỏi Ignatiev, chúng tôi có phải điều chỉnh lại mạng điệp viên này cho việc thủ tiêu Kerenxky hay không.

    Ignatiev vốn không bao giờ dám liều điều gì, nói rằng điều đó phải được phía trên quyết định. Hai ngày sau tôi nghe thông báo của TASS về việc bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina và giới lưu vong Croatia không đồng tình với việc thành lập “Liên minh bolsevich” do Kerenxky làm chủ tịch, họ không muốn có một người Nga đứng đầu tổ chức này.

    Sáng hôm sau tôi gửi báo cáo về công việc của nhóm chiến đấu, kèm thông báo của TASS để ông ta hiểu rằng Kerenxky không còn là hiểm hoạ đối với Liên Xô. Ignatiev gọi tôi, Riaxnoi và Xavtsenko đến văn phòng. Ông ta bắt đầu trách cứ, rằng họ đã đề nghị thủ tiêu Kerenxky khi không đi sâu vào mâu thuẫn nội bộ trong các tập đoàn chống cộng sản. Ignatiev nhấn mạnh, đồng chí Malenkov đặc biệt lo lắng việc để chúng ta không rời xa hoạt động cơ bản là đấu tranh với đối thủ chính, nước Mỹ.

    Sau cuộc họp Ignatiev yêu cầu chúng tôi chuẩn bị các đề nghị tổ chức lại công tác tình báo ở nước ngoài. Tự Stalin chỉ đạo công việc tổ chức này. Theo sáng kiến của ông, cuối năm 1952 trong MGB thành lập tổng cục tình báo. Pitovranov vừa được tha khỏi nhà tù Lefortovo lãnh đạo nó. Tổng cục trưởng giữ luôn chức thứ trưởng.

    Tôi không được mời dự cuộc họp mà Stalin chủ trì, nhưng Malenkov thông báo chính thức tại MGB về quyết định mà ông ta đánh giá là kế hoạch thành lập “mạng lưới điệp viên tình báo hùng hậu ở nước ngoài”, dựa vào các chiến dịch phản gián tích cực trong nước. Đồng thời Malenkov trích dẫn Stalin: “Công việc chống kẻ thù chính của chúng ta là không thể thiếu sự thành lập bộ máy tình báo phá hoại ở nước ngoài. Không nhất thiết lập mạng điệp viên trực tiếp tại Mỹ, nhưng chúng ta phải hành động cương quyết chống Mỹ, trước tiên ở châu Âu và Cận Đông”. “Điểm yếu của Mỹ là cơ cấu đa dân tộc của nó. Chúng ta phải tìm khả năng lợi dụng các dân tộc thiểu sô" ở Mỹ. Không thể buộc một người Mỹ không chính gốc nào, khi làm việc cho ta, chống lại đất nước là quê hương anh ta. Chúng ta phải sử dụng tối đa các kiều dân từ Đức, Italia và Pháp, thuyết phục họ rằng, khi giúp đỡ chúng ta, họ làm việc cho tổ quốc mình đang bị lăng nhục bởi sự thống trị của Mỹ”.

    Bắt đầu năm 1953, tôi và vợ rất lo về sự thay đổi cán bộ trong MGB. Tôi biết tên mình nằm trong danh sách 213 người là cán bộ lãnh đạo cao cấp đã được nhắc tới trong các lời khai của những người bị thanh trừng liên quan với “vụ án Leningrad”, vụ uỷ ban Do Thái chống phát xít và “âm mưu của các bác sĩ”. Sử dụng tài liệu này, Malenkov cách chức hoặc đơn thuần đuổi khỏi Moskva nhiều cán bộ khi bắt đầu sự sắp xếp lại cán bộ trong các cơ cấu cao nhất của đảng và chính phủ. Ông ta muốn lôi kéo vào bộ máy những người mới, ít biết về cơ chế quyền lực ở Moskva và thi hành bất cứ mệnh lệnh nào không chút chần chừ.

    Vụ thanh lọc này là đẫm máu. Trung tướng Vlaxik, chỉ huy bảo vệ Kremli, bị đẩy đi Xibir làm trưởng trại giam, và bị bắt bí mật ở đấy. Sau khi bị bắt người ta đánh đập và tra tấn dã man Vlaxik. Những bức thư tuyệt vọng của ông gửi Stalin kêu oan không được đáp lại. ông ở trong tù đến năm 1955, còn sau được ân xá, nhưng không được minh oan, dù nguyên soái Jukov rất ủng hộ.

    Sa thải Vlaxik không có nghĩa là giờ đây Beria có thể thay người của mình vào đội bảo vệ Stalin. Chính Ignatiev tự chỉ huy Cục bảo vệ Kremli, mặc dù là bộ trưởng an ninh.

    Tất cả mọi lời bịa đặt, rằng người của Beria giết chết Stalin, là hoàn toàn nhảm nhí. Thiếu Ignatiev và Malenkov không ai trong số người thân cận Stalin có thể được tiếp xúc với Stalin. Đó là một người già, ốm đau với bệnh tưởng cấp tính, nhưng đến tận ngày cuối cuộc đời ông vẫn là nhà cầm quyền toàn năng. Hai lần ông công khai mong muốn nghỉ ngơi, lần đầu sau kỷ niệm Ngày Chiến Thắng trong Kremli năm 1945 và một lần nữa tại Hội nghị BCHTƯ tháng 10-1952, nhưng toàn bộ đó chỉ là cái bẫy để làm rõ sự phân bố lực lượng trong giới thân cận của mình và hun nóng cạnh tranh trong Bộ Chính Trị.

    Tháng 1-1953 Malenkov và Ignatiev ra lệnh cho tôi chuẩn bị đề nghị cách sử dụng cố vấn chúng ta ở Trung Quốc trở về, người báo cáo với Stalin về chỉ thị của lãnh đạo Trung Quốc tuyển mộ các điệp viên trong số các chuyên gia Xô Viết làm việc ở đấy. Theo lời Malenkov, Stalin quyết định gửi bản sao thông báo này cho Mao Trạch Đông, tuyên bố rằng chúng ta gọi cố vấn trở về vì tin tưởng hoàn toàn ban lãnh đạo Trung Quốc. Kovalev, theo tôi, tên ông là thế, được cử ngay làm trợ lý của Stalin trong bộ máy hội đồng bộ trưởng. Malenkov lệnh cho tôi bàn với Kovalev về việc thành lập mạng lưới điệp viên mới ở Viễn Đông để nhận những tin tức chân thực về Trung Quốc. Trong khi đó ông ta nhấn mạnh rằng mạng lưới này không nên có liên lạc với những nguồn cũ mà phía Trung Quốc có thể đã biết từ thời quốc tế cộng sản.

    Bầu không khí căng thẳng. Cuối tháng 2-1953 tôi bị gọi vào văn phòng Ignatiev, nơi có mặt Goglidze, thứ trưởng thứ nhất của ông ta, và Koniakhin, phó phụ trách bộ phận điều tra. Ignatiev nói là chúng tôi đi lên “cấp trên”. Đã muộn , Ignatiev, Goglidze và Koniakhin bước vào văn phòng Stalin, còn tôi ngồi lại gần một giờ ở phòng tiếp khách. Sau đó Goglidze và Koniakhin bước ra, còn tôi và Ignatiev được mời 2 giờ sau đến gặp Stalin tại biệt thự của ông ở Kuntsevo để báo cáo.

    Tôi rất kích động khi bước vào văn phòng Stalin, nhưng chỉ nhìn ông, là cảm giác ấy biến mất. Điều tôi nhìn thấy làm tôi sững sờ. Tôi trông thấy một lão già mỏi mệt. Stalin thay đổi nhiều. Tóc ông thưa thớt đi, và dù ông bao giờ cũng nói chậm, giờ đây ông đúng là thốt ra từng từ một cách gắng gượng, còn quãng dừng thì kéo dài hơn. Rõ ràng tin đồn về hai cơn đột qụy là chính xác: một lần ông trải qua sau hội nghị Yalta, một lần khác, trước sinh nhật 70 tuổi, năm 1949.

    Stalin bắt đầu từ việc sắp xếp lại tình báo ở nước ngoài. Ignatiev hỏi, cần thiết để trong MGB hai trung tâm tình báo độc lập hay không: Văn phòng phụ trách phá hoại ở nước ngoài và tổng cục tình báo. Tôi được đề nghị phát biểu. Tôi giải thích rằng để thực hiện các chiến dịch chống lại các căn cứ chiến lược Mỹ và NATO quây quanh biên giới chúng ta, chúng tôi cần liên tục hợp tác với tình báo MGB và Bộ Quốc Phòng. Sự triển khai nhanh chóng lực lượng để thi hành những chiến dịch như phá hoại, đòi hỏi sự tác động liên đới.

    Tôi nhấn mạnh rằng thành công của các chiến dịch phá hoại chống bọn Đức ở mức độ lớn phụ thuộc vào chất lượng mạng lưới điệp viên phân bố gần trực tiếp với các căn cứ cần bị huỷ diệt, nói thêm rằng chúng tôi sẵn sàng, phù hợp với chỉ thị của BCHTƯ, cho nổ các kho chất đốt của Mỹ tại Insbruk, ở Áo. Chúng tôi không đơn thuần cử đến đó nhóm tác chiến. Các điệp viên của ta có cách tiếp cận trực tiếp với đối tượng, nhưng mệnh lệnh bất ngờ của Abakumov huỷ bỏ chiến dịch mà chắc sẽ gây khó nhiều cho vận chuyển hàng không Mỹ sang Đức, đã làm chúng tôi không hiểu gì cả.

    Stalin không đáp lại. Một quãng ngừng bứt rứt. Sau đó ông nói: “Văn phòng phụ trách phá hoại ở nước ngoài nên giữ như một bộ máy độc lập trực thuộc bộ trưởng. Nó sẽ là công cụ quan trọng trong trường hợp chiến tranh để gây tổn thất nghiêm trọng cho kẻ thù ngay vào đầu các hành động quân sự. Cũng nên để Xudoplatov là phó tổng cục tình báo để anh ta nắm vững mọi khả năng điệp viên của ta, nhằm dùng tất cả mọi thứ đó trong công tác phá hoại”.

    Stalin hỏi tôi quen Mironov hay không, người trước là cán bộ đảng, nay là cán bộ quan trọng của phản gián quân đội, trợ lý của Episev, và đề nghị để Mironov trở thành một trong các phó của tổng cục tình báo. Tôi đáp là chỉ gặp Mironov một lần khi theo lệnh bộ trưởng kể với ông ta các nhiệm vụ chủ yếu của văn phòng.

    Một chốc sau Stalin chuyển cho tôi một tài liệu viết tay và đề nghị tôi cho ý kiến. Đó là kế hoạch ám sát nguyên soái Tito. Tôi chưa bao giờ thấy tài liệu này, nhưng Ignatiev giải thích rằng sáng kiến xuất phát từ Riaxnoi và Xavtsenko, các thứ trưởng Bộ An Ninh, và Pitovranov cũng biết rõ vụ này.

    Pitovranov nổi bật bởi trí tuệ và nhãn quan trong số lãnh đạo MGB. Trong thời gian chiến tranh ông trở thành phụ trách sở NKVD ở Gorky. Một thời gian Riumin giam ông trong tù theo cáo buộc trong “âm mưu của Abakumov”, nhưng ông được tha năm 1952. Ông kết thân với Eitingon phó của tôi, nhưng theo mệnh lệnh, bắt buộc phải tổ chức bắt giữ ông vào tháng 10-1951. Sau 2 ngày tự ông lọt vào Lefortovo và ngồi trong xà lim đối diện Eitingon. Muộn hơn tôi nghe nói Pitovranov trong tù viết thư gửi Stalin buộc tội Riumin đã phá vỡ kế hoạch những chiến dịch phản gián, ông được tha, quay lại vị trí cũ, sau khi chữa bệnh một tháng ở Arkhangenxk, trong viện điều dưỡng của cán bộ quân sự cao cấp.

    Tôi nói rằng trong kế hoạch thủ tiêu Tito, thể hiện sự yếu kém nghiệp vụ. Thư gửi Stalin nói:

    “MGB Liên Xô xin phép chuẩn bị và tổ chức mưu sát Tito với việc sử dụng điệp viên mật ‘Makx”, đ/c Grigule vich (công dân Liên Xô, đảng viên ĐCS Liên Xô từ 1950).

    “Makx” được cài theo hộ chiếu Costa-Rica sang Italia, nơi anh đã chiếm được lòng tin và gia nhập giới ngoại giao các nước Mỹ Latinh, những nhà hoạt động và các doanh nghiệp nổi tiếng của Costa-Rica đi thăm Italia.

    Lợi dụng các liên hệ của mình, “Makx” đã đạt được sự đề cử chức vụ phái viên Đặc biệt và toàn quyền của Costa-Rica ở Italia đồng thời cả ở Nam Tư. Thực hiện các trách nhiệm ngoại giao của mình, vào nửa sau năm 1952 anh đã hai lần thăm Nam Tư, được tiếp đón tốt, có người quen trong những nhóm gần gũi với bọn Tito, và đã nhận được lời hứa có cuộc tiếp kiến riêng với Tito. Địa vị “Makx” giữ hiện nay cho phép sử dụng khả năng của anh để tiến hành những hoạt động tích cực chống lại Tito.

    Đầu tháng 2 năm nay “Makx” được gọi sang Vienne, nơi tổ chức cuộc gặp trong điều kiện bí mật. “Makx” để nghị có một hoạt động nào đó thiết thực riêng chống Tito.

    Liên quan với đề nghị ấy, chúng tiến hành một cuộc trò chuyện, kết quả một số phương án có thể thực hiện vụ chống Tito như sau:

    1. Giao cho "Makx" xin được hội kiến riêng với Tito lợi dụng thả một lượng vi trùng dịch hạch bao đảm đủ lây truyền gây cái chết của Tito và những người có mặt trong phòng. “Makx” sẽ không biết về sự tồn tại của chất được sử dụng. Để bảo vệ sự sống “Makx” được tiêm chủng miễn dịch trước.

    2. Nhân chuyên đi sắp tới của Tito sang London. “Makx” được cử sang đó, lợi dụng địa vị chính thức của mình và các quan hệ tốt với Velebit, đại sứ Nam Tư ở Anh, đến buổi tiếp trong sứ quán Nam Tư mà chắc Velebit sẽ tổ chức mừng Tito.

    Vụ mưu sát được thực hiện bằng súng giảm thanh được ngụy trang thành đồ dùng thông thường đồng thời thả hơi cay để làm những người có mặt hoảng loạn và tạo điều kiện rút lui của “Makx” và xoá dấu vết.

    3. Lợi dụng một trong những buổi chiêu đãi chính thức ở Belgrad nơi những bà vợ của các nhà ngoại giao được mời dự. Vụ mưu sát được tiến hành như ở mục 2, được giao cho chính “Makx”, nhà ngoại giao chắc sẽ được mời đến một buổi tiếp.

    Ngoài ra, giao cho “Makx” soạn ra phương án và chuẩn bị điều kiện qua một trong những đại diện Costa-Rica chuyển quà cho Tito dưới dạng đồ quý gì đó trong hộp mà khi mở kéo theo hoạt động của cơ chế tức thời phóng ra chất độc.

    “Makx” được chọn phương án thiết thực nhất chống Tito. Sẽ quy ước các biện pháp liên lạc và thoả thuận để nhận những chỉ thị bổ sung.

    Chúng tôi nghĩ là hợp lý việc dùng khả năng của “Makx” để tiến hành mưu sát Tito. Theo phẩm chất cá nhân và kinh nghiệm làm việc trong tình báo, “Makx” phù hợp để thực hiện một nhiệm vụ như thế.

    Chúng tôi xin sự đồng ý của Người”.

    Stalin không đánh dấu gì trên tài liệu. Bức thư không có chữ ký. Trong văn phòng Stalin, nhìn thẳng vào mắt ông tôi nói rằng “Makx” không hợp cho một công vụ như thế, vì anh ta chưa bao giờ là sát thủ khủng bố. Anh ta tham gia vào chiến dịch chống Trotsky ở Mexico, chống nhân viên bảo vệ ở Latvia, trong vụ thủ tiêu thủ lĩnh trốtkít Tây Ban Nha A. Nin, nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm cho các phần tử vũ trang tiếp cận mục tiêu hành động. Ngoài ra, từ tài liệu không thấy nói đã bảo đảm việc tiếp cận được Tito. Chúng ta có nghĩ thế nào về Tito đi nữa, chúng ta cũng phải coi Tito như một đối thủ mạnh, kẻ đã tham gia các chiến dịch chiến đấu trong chiến tranh và, rõ ràng, sẽ bình tĩnh chống trả sự tấn công. Tôi viện ra điệp viên chúng ta “Vai” Moro Djurovich, thiếu tướng trong đội bảo vệ của Tito. Theo đánh giá của ông ta, Tito luôn luôn cảnh giác do tình hình bên trong Nam Tư căng thẳng. Tiếc rằng, liên quan với những mưu mô nội bộ này, Djurovich đã bị mất đi sự ưu ái của Tito và hiện đang ngồi tù.

    Sẽ hợp lý hơn nếu lợi dụng bất đồng ý kiến trong giới thân cận của Tito, tôi nhận xét, khi nghĩ một cách bấn loạn bằng cách nào đưa Eitingon đang ngồi tù vào trò chơi để ông chịu trách nhiệm thi hành chiến dịch này, vì Grigulevich đánh giá ông rất cao, suốt 5 năm họ làm việc bên nhau ở nước ngoài.

    Ignatiev không thích những nhận xét của tôi, nhưng tôi cảm thấy tự tin vì việc nhắc đến một nguồn thông tin cao cấp từ cơ quan an ninh của Tito đã gây ấn tượng đến Stalin.

    Nhưng Stalin cắt ngang tôi, nói rằng vụ này cần suy nghĩ kỹ lại, lưu ý đến sự tranh giành trong lãnh đạo Nam Tư. Nhìn tôi, ông nói đây là nhiệm vụ quan trọng để củng cố địa vị của chúng ta ở Đông Âu và ảnh hưởng của chúng ta đối với vùng Balkan, cần tiếp cận nhiệm vụ hết sức thận trọng tránh thất bại như đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1942, khi đổ võ vụ ám sát von Papen, đại sứ Đức. Mọi hi vọng nêu vấn đề giải phóng cho Eitingon trong tích tắc đã biến mất.

    Ngày hôm sau ở Bộ tôi được giao hai hồ sơ, Kền kền và Neôn, chứa tài liệu bôi nhọ thanh danh Tito. Ở đây có tổng kết hàng tuần từ mạng điệp viên của ta ở Belgrad. Hồ sơ có cả những nghị quyết ngớ ngẩn của Molotov: tìm các liên hệ của Tito với các tập đoàn thân phát xít và bọn dân tộc chủ nghĩa Croatia. Tôi chẳng thấy khả năng nào cho phép tiếp xúc gần với giới thân cận Tito cho điệp viên ta có thể tiến lại đủ gần để giáng đòn.

    Ngày hôm sau khi tôi bị gọi đến văn phòng Ignatiev, ở đó có ba người của Khrusev - Xavtsenko, Riaxnoi và Episev, tôi lập tức cảm thấy mình ở không đúng chỗ, vì trước kia bàn những vấn đề tế nhị thế này chỉ với Stalin hay Beria. Giữa những người có mặt hiện giờ chỉ tôi là nhà tình báo duy nhất có kinh nghiệm công tác ở nước ngoài. Làm sao có thể nói với các thứ trưởng, rằng kế hoạch của họ là ấu trĩ? Tôi không tin tai mình khi Episev đọc cho tôi một bài giảng mười lăm phút về tầm quan trọng chính trị của nhiệm vụ. Sau đó Riaxnoi và Xavtsenko cùng hoà vào, nói rằng Grigulevich thích hợp nhất cho công việc, và với những lời này đưa thư của anh ta gửi vợ, trong đó anh nói về ý nguyện hy sinh bản thân vì sự nghiệp chung. Hẳn là Grigulevich, để bảo đảm, bị buộc viết lá thư đó.

    Tôi hiểu những lời cảnh tỉnh của tôi sẽ không có tác động và nói rằng, là đảng viên tôi cho nghĩa vụ của mình là nói với họ và đồng chí Stalin rằng chúng ta không có quyền phái điệp viên đến một cái chết chắc chắn vào thời bình. Kế hoạch nhất thiết phải xem xét các khả năng giải thoát cho điệp viên, tôi không thể đồng tình với kế hoạch trong đó điệp viên được lệnh ám sát một đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt thiếu sự phân tích sơ bộ hoàn cảnh tác chiến. Để kết luận Ignatiev nhấn mạnh rằng tất cả chúng tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ nữa về việc thực hiện chỉ thị của Đảng.

    Đó là gặp gỡ công vụ cuối cùng của tôi với Ignatiev. Sau 10 ngày Ignatiev biên chế tác chiến và dựng các đơn vị MGB dậy theo lệnh báo động và thông báo một cách bí mật cho các cục trưởng và cơ quan độc lập về bệnh tình của Stalin. Sau hai ngày Stalin mất, và ý tưởng mưu sát Tito bị chôn vùi vĩnh viễn.

    Trong khi đó ý đồ xin chuyển công tác của tôi bắt đầu có thành quả. Năm 1952 tôi gửi lên BCHTƯ thông tin nhận được từ mạng điệp viên tại Vienne về kế hoạch người Mỹ bắt cóc bí thư BCHTƯ đảng Áo. Tôi bị gọi đến chỗ Xuxlov để thảo luận các cứ liệu này. Mấy ngày sau, những ngày đầu tháng 3-1953 người ta nói với tôi, tôi được xem xét là ứng cử viên chức phó chủ tịch Ban đối ngoại của BCHTƯ thành lập chưa lâu, phụ trách các liên hệ “bí mật” với các ĐCS nước ngoài. Thực tế nói về sự đề cử tôi là người lãnh đạo cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc BCHTƯ đảng. Tôi và vợ tràn ngập hi vọng, rằng có thể chấm hết công việc trong cơ quan an ninh mà đứng đầu là những kẻ thiếu nghiệp vụ, gây tội ác do thiếu chuyên môn lẫn những khao khát háo danh.

    Nhưng các sự kiện xoay trở nhanh đã thay đổi tận gốc số phận của tôi. Ngày 5- 3- 1953 Stalin mất, đêm khuya cùng ngày Beria được cử làm bộ trưởng Bộ Nội vụ giờ đây bao gồm cả công an, bộ máy các cơ quan an ninh (MGB). Tôi có mặt tại đám tang Stalin và trông thấy Xerov, Goglidze và Riaxnoi, những kẻ đã kiểm soát tình hình trong thành phố một cách tồi tệ đến mức nào. Thậm chí họ không nghĩ được việc bố trí các đoàn đại biểu đến đám tang ra sao, một sự nhốn nháo vô cùng, kết quả là hàng trăm người đau buồn bị đè chết vì đám tang Stalin, sự đau buồn của tôi là chân thành, tôi nghĩ rằng sự khắc nghiệt và sự trừng phạt của ông là sai lầm gây ra do tính lưu và trình độ chuyên môn kém của Ejov, Abakumov, Ignatiev và thuộc hạ của họ. Sang ngày hôm sau, tôi hiểu một kỷ nguyên mới đã bắt đầu. Thư ký của Beria gọi điện thoại cho tôi lúc 6 giờ.


    (Hết Chương 11)​


    [...]
     
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    Chương XII

    ÂM MƯU CHỐNG BERIA VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA ÔNG

    *

    1. Những sáng kiến của Beria trong đường lối đối nội và đối ngoại sau cái chết của Stalin

    Trong vòng một ngày sau cái chết của Stalin Bộ An Ninh và Bộ Nội Vụ được thống nhất dưới sự lãnh đạo chung của Beria. Ngày 10- 3- 1953 trong Bộ đã thành lập bốn nhóm để kiểm tra và xem xét lại những vụ án bị nguy tạo: “âm mưu của bọn Do Thái và bác sĩ”, “vụ những người Megrel” và “vụ án MGB”.

    Beria giải phóng các bác sĩ và đề nghị minh oan cho các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít bị xử bắn, nhưng bị Khrusev và Malenkov thoái thác. 2- 4- 1953 Beria gửi Hội đồng bộ trưởng Liên Xô bản báo cáo trong đó nói rằng Mikhoels bị vu khống và bị giết một cách tàn bạo theo lệnh Stalin bởi một nhóm cán bộ MGB đứng đầu là Ogolsov và Tsanava, trong đó còn 5 cán bộ tác chiến nữa. Ông đề nghị huỷ bỏ sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô về tặng thưởng huân chương cho những người đó còn bắt giữ Ogolsov và Tsanava như những kẻ thi hành hành động độc ác theo cáo tội giết người.

    Tsanava bị bắt theo lệnh Beria vì thủ tiêu Mikhoels vào tháng 4-1953, đã biến thành, khi đang trong tù, ‘‘thành viên bè lũ Beria”, và chết trong tù không đợi được đến ngày xử án.

    Ogolsov và nhóm ông ta bị thu lại huân chương, nhưng không phải ra toà.

    Nhân thể nói thêm, tại Đoàn chủ tịch BCHTƯ, Beria phát biểu và trình lên để thảo luận đề án ân xá rộng các tù phạm chính trị. Thế nhưng đề nghị của ông không được phê chuẩn, sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô về ân xá liên quan tới tất cả mọi đối tượng, kể cả tù chính trị bị kết án thời hạn đến 5 năm tù. Đó là một quyết định không suy nghĩ kỹ: hơn một triệu tù hình sự, kẻ trộm, cưỡng dâm, lừa đảo, du côn, cùng lúc được thả khỏi các trại giam. Thành phố và làng mạc đầy rẫy sự trộm cướp và phá phách, tình cảnh trở nên nguy hiểm và căng thẳng. Liên quan đến việc này Beria chuyển bộ máy của Bộ sang chế độ làm việc tăng cường, ra lệnh cho các phó của mình và các cục trưởng bảo đảm trật tự công cộng ở thủ đô. Trật tự nhanh chóng được thiết lập lại, nhưng tình trạng lộn xộn đã làm lung lay uy tín của Beria. Beria còn có quyết định chuyển trại giam từ MVD cho Bộ Tư Pháp và đặt vấn đề giải tán nó. Sau việc bắt giữ Beria quyết định này bị thay đổi.

    Tại Hội nghị tháng 6-1953 của BCHTƯ Beria bị buộc tội có ý đồ chuyển quyền lực thực tế từ BCHTƯ đảng sang Hội đồng bộ trưởng. Hiện giờ người ta gắn các kế hoạch cải cách cơ cấu chính quyền của ông với điều đó.

    Tháng 4-1953 trong cách xử sự của Beria tôi nhận thấy có những thay đổi: khi trò chuyện trước mặt tôi (đôi khi cả trước một số sĩ quan an ninh cao cấp khác) với Malenkov, Bulganin và Khrusev, ông công khai chỉ trích các thành viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ đảng, nói với họ một cách dễ dãi cậu cậu tớ tớ. Có lần trước mặt cục trưởng phản gián tư tưởng Xazưkin, ông nhắc lại đã cứu Ilia Erenburg khỏi cơn giận của Stalin như thế nào. Theo lời ông, năm 1939 ông nhận lệnh Stalin bắt giữ Erenburg khi ông kia từ Pháp trở về. Tại Lubianka Beria nhận được báo cáo của Vaxilevxky nhóm trưởng tình báo ở Paris, trong đó đánh giá cao đóng góp chính trị của Erenburg trong sự phát triển quan hệ Xô-Pháp và hoạt động chống phát xít của ông ta. Thay vào chỗ thực hiện mệnh lệnh, ở lần gặp tiếp Beria đưa Stalin xem bức điện của Vaxilevxky. Đáp lại Stalin lẩm bẩm:

    - Thôi được, nếu anh đã thích tên Do Thái ấy đến thế thì cứ làm việc tiếp với hắn.

    Có lần ghé vào văn phòng Beria, tôi nghe ông tranh cãi với Khrusev:

    - Nghe này, chính cậu đề nghị tôi tìm biện pháp tiêu diệt Bandera, thế mà bây giờ cái BCHTƯ của các cậu lại cản trở đề cử ở MVD những cán bộ chuyên nghiệp về đấu tranh với dân tộc chủ nghĩa; Trước kia không bao giờ ông cho phép bản thân một sự phóng túng như vậy, khi bên cạnh có thuộc cấp của ông.

    Mùa xuân 1953 vị trí công tác của tôi là không rõ. Phó của Beria B. Kobulov muốn cử tôi làm trưởng thanh tra MVD, tức phụ trách việc thi hành mệnh lệnh và chỉ dẫn của bộ máy trung tâm đối với tất cả các cơ quan an ninh liên bang. Tôi không ưng điều này, vì gánh nặng quá lớn. Kruglov thứ trưởng thứ nhất thay vào đó đề nghị để tôi và Eitingon, khi vẫn giữ chức vụ ở văn phòng tình báo và công tác phá hoại, được cử làm cục phó cục phản gián tư tưởng vừa thành lập.

    Tôi đồng ý nhưng chưa bắt đầu công việc mới. Chưa qua một tuần, Beria đề nghị tôi thay Tổng cục trưởng Tổng cục phản gián tình báo Fedotov. Thế nhưng ngày hôm sau, khi tôi và Fedotov đến văn phòng Beria, Kobulov bất ngờ đề cử tôi làm bộ trưởng Bộ nội vụ Ucraina, sau đó nói, có lẽ nên phái tôi làm đại diện đặc quyền của MVD phụ trách nước Đức để có thể sống một thời gian trong điều kiện khá hơn. Biết B. Kobulov là nghệ nhân lớn về các âm mưu, tôi đáp không thể tiếp nhận những đề nghị này vì lý do cá nhân. Tôi viện ra sức khỏe kém của vợ và nêu ứng cử viên có thể cho công tác về nước Đức là Amaiak Kobulov thời gian ấy là cục trưởng cục phụ trách các việc tù binh của MVD.

    Tôi nghĩ B. Kobulov muốn thoát khỏi tôi trong bộ máy trung tâm của Bộ, vì tôi biết quá nhiều về những chiến dịch mà ông ta và Beria tiến hành chống người lưu vong Gruzia ở Paris. Tôi cũng biết rằng cháu vợ Beria, tên là Savdia, bị quân Đức bắt và hoạt động với tư cách điệp viên hai mang của ta khi cộng tác với Gestapo ở Paris. Năm 1945 anh ta trở về Moskva, còn sau đó về Tbilixi. Năm 1951 Stalin ra lệnh bắt giam anh ta vì cộng tác với Đức và như một kẻ dân tộc chủ nghĩa Megrel, bị kết án 20 năm tù giam. Beria không giải thoát cho anh ta, nhưng mối liên hệ gia đình với kẻ tội phạm bị xử vẫn là dấu đen trong lý lịch ông và tiềm ẩn hiểm họa.

    Beria đồng tình rằng tôi không nên rời khỏi Moskva. Trong vòng một tuần tôi nhận sự cất nhắc vào chức vụ phụ trách Ban 9 mới của MVD trực thuộc bộ trưởng. Ban này được biết hơn với tên Văn phòng các nhiệm vụ đặc biệt, phải có trong tay một binh đoàn quân đặc nhiệm để tiến hành các chiến dịch phá hoại ở nước ngoài. Dù không ai nói thẳng về tính chất các nhiệm vụ mà binh đoàn phải thi hành, nhiệm vụ mới của tôi phù hợp với giới thiệu của Stalin nêu lên trước kia, thực tế tôi trở thành phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, phản gián an ninh quốc gia và nhận được khả năng huy động tất cả mọi lực lượng và phương tiện của tình báo trong trường hợp khẩn cấp.

    Sau khi Stalin chết, chúng tôi bắt đầu xem xét lại những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác ở nước ngoài và trong nước. Beria nắm sáng kiến vào tay mình.

    Tôi thuộc số người được ông giao chuẩn bị báo cáo với sự liệt kê chi tiết và phân tích các sai lầm đã có của các tổ chức đảng và cơ quan an ninh trong cuộc đấu tranh với hoạt động bí mật của phe dân tộc chủ nghĩa ở Litva và Ucraina. Beria cho là cần thiết giới thiệu các cán bộ địa phương vào các chức vụ lãnh đạo, còn chức phó thì dành cho người thuộc những dân tộc Xlavơ. Beria cố đòi hỏi cho sự phát triển các truyền thông dân tộc trong lĩnh vực văn hoá và ngôn ngữ. Nói riêng, ông quan tâm vấn đề giáo dục giới trí thức trẻ dân tộc mà đối với họ các lý tưởng xã hội chủ nghĩa là gần gũi.

    Tiếc rằng, vào lúc chuẩn bị báo cáo về những sai lầm trong đường lối dân tộc, ở Ucraina, đã bùng lên đụng độ giữa bộ trưởng Bộ Nội Vụ Ucrainai vừa được cử Mesik với các quan chức đảng địa phương cũng như các cán bộ MVD Ucraina. Mesik tìm mọi cách đuổi việc người quen của Khrusev là Xtrokats, người năm 1941 bị sa thải khỏi an ninh vì không tổ chức chuyển được một phần hồ sơ lưu trữ của NKVD, khi quân Đức bao vây Kiev. Thêm nữa, Mesik không hoà hợp với các lãnh đạo đảng Ucraina Xerdiuk và Selext. Xerdiuk định lấy toà nhà dành làm nhà trẻ cho con em MVD: ông ta thích biệt thự này tại Lơvov. Xerdiuk phái trợ lý đến nhà trẻ, nhưng Mesik đã cắt đội bảo vệ canh giữ. Selext, lúc ấy là bí thư thành uỷ Kiev, lấy cho bản thân chiếc canô của thanh tra cứu hoả để đi săn và không trả lại. Mesik báo cáo điều đó cho MVD và chính phủ. Dù tại cuộc họp BCHTƯ Ucraina vẫn nói tiếng Nga Mesik xấc xược nói với mọi người bằng tiếng Ucraina, đề nghị với những người Nga đang bị sốc, kể cả bí thư thứ nhất BCHTƯ Melnikov, học tiếng Ucraina.

    Mesik tự hào kể với tôi về những cảnh ấy, chứng minh, theo ông ta, về phương hướng đúng đắn trong đường lối dân tộc. Tôi nói với ông ta rằng ông ta là thằng ngốc, nếu gây đụng độ với chính quyền địa phương. Sau đó tôi giới thiệu ông ta với Muzưtsenko có thời là điệp viên ngầm của ta ở Paris và có kinh nghiệm lớn làm việc với những người dân tộc chủ nghĩa Ucraina. Chúng tôi biết rằng ông sẽ biết phân biệt những kẻ khủng bố thật sự với bọn ba hoa và sẽ giúp Mesik tránh những đụng độ không cần thiết.

    Muzưtsenko đang ở Moskva khi người ta bắt Beria và Mesik. Bởi ông chưa được phê chuẩn chức vụ mới thứ trưởng Bộ Nội Vụ Ucraina nên ông được cứu thoát khỏi sự bắt bớ. Và ông không xuất hiện ở cơ quan an ninh nữa và phục hồi lại công việc cũ tại MONIKI. Hai lần viện công tố hỏi ông liên quan đến kế hoạch dường như của Mesik phục hồi dân tộc chủ nghĩa tư sản. Nhưng ông đủ kinh nghiệm và đáp là không biết gì, bởi chưa bắt tay vào công việc.

    Abakumov suốt thời gian đó vẫn ngồi tù, dù hầu hết cán bộ an ninh đã được tha, trừ phụ trách ban thư ký của ông ta và các lãnh đạo Bộ phận điều tra về các vụ đặc biệt quan trọng của XMERS và của cựu MGB.

    Beria cũng đặt chấm hết cho cái được gọi là “vụ án Mrgrel” bắt đầu từ hai năm trước theo lệnh Stalin. ông tha các bí thư BCHTƯ ĐCS Gruzia Barami và Saria và cựu bộ trưởng an ninh Rapava, người bất chấp sự tra tấn, vẫn không lay chuyển và không chịu khai dối trá. Thế nhưng nhà tổ chức chính của “vụ Megrel” Rukhadze mà theo chỉ thị của Stalin ngụy tạo ra nó, cũng như lắp thiêt bị nghe trộm tại nhà và biệt thự của Beria và mẹ ông ở Abkhazia và Tbilixi, vẫn ở trong tù.

    Khrusev giúp Beria đặt dấu chấm hết trong “vụ Megrel”, bằng quyết định của BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Beria tự đi Tbilixi, sau khi từ tổ chức đảng Gruzia được gỡ bỏ lời buộc tội vì tính dân tộc chủ nghĩa. Mgeladze, đối thủ chính của Beria, kẻ bày những mưu mô chống lại ông, bị truất chức bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS Gruzia. Được sự ban phép của Khrusev, Beria đặt cựu phụ trách ban thư ký của mình ở Moskva, Mamulov, lên vị trí uỷ viên Bộ Chính Trị phụ trách tổ chức cán bộ ĐCS Gruzia. Trong đảng của nước cộng hoà diễn ra sự thanh lọc rộng khắp. Muộn hơn Mamulov kể với tôi rằng không phải Beria mà Khrusev giao cho ông ta tiến hành chiến dịch không đổ máu này không có bắt bớ. Sự mỉa mai của số phận là ở chỗ Mamulov cần phải xử trí những người đã lừa dối Stalin và viết thư vu khống gửi Moskva về mối liên hệ của Beria và Malenkov với phái mensevich và dân tộc chủ nghĩa Gruzia, dù chính Stalin ra những mệnh lệnh như thế bằng tiếng Gruzia để có tài liệu bôi nhọ Beria. Muộn hơn chúng tôi biết rằng Stalin, Rukhadze và Mgeladze thảo luận bên bàn ăn nội dung những bản chỉ điểm này.

    Nguồn gốc Megrel của Beria lúc đầu cản trở ông trong sự nghiệp, cuối cùng trở thành định mệnh. Tình bạn chân tình của Beria với Malenkov đã kết thúc vào tháng 5-1953. Nhà viết kịch nổi tiếng Mdivani trực tiếp biết Beria, đã trao cho Liudvigov phụ trách ban thư ký của Beria một bức thư trong đó buộc tội Malenkov vừa trở thành chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô, rằng trong báo cáo của mình tại đại hội đảng lần thứ XIX dường như ông ta đã sử dụng tài liệu từ bài phát biểu của Bulưgin bộ trưởng nội vụ sa hoàng trong Duma quốc gia khi nói rằng cần những Gogol, và Sedrin mới để nâng tinh thần xã hội. Vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt ấy thì lời buộc tội này là đáng kể. Beria bực tức ra lệnh huỷ bức thư này và ngừng giao tiếp với “kẻ đểu giả Gruzia”. Thế nhưng bức thư vào tháng 5-1953 từ ban thư ký Beria được chuyển sang ban thư ký Malenkov, tình bạn chân thành của họ đã chấm dứt.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Thay đổi phân bố lực lượng bên trong ban lãnh đạo Kremli vào tháng 4 - tháng 6 - 1953

    Những mưu mô này diễn ra đúng vào thời điểm Beria bắt tay vào thực hiện thêm một sáng kiến, lần này liên quan đến khu vực công tác của tôi. Trong cuộc họp chỉ huy các cơ quan tình báo Bộ Quốc Phòng và MVD ông chỉ trích mãnh liệt Riaxnoi, người phụ trách cuối của tình báo đối ngoại của MVD, người được Khrusev cất nhắc, vì những biện pháp sơ sài và thiếu hiệu quả: các chỉ thị của Stalin về việc trừ khử các thủ lĩnh của giới lưu vong (Kerenxky) và những nhân vật hạng hai, theo lời ông, không có ý nghĩa thực tiễn gì cả.

    Beria nói, hiện giờ nhiệm vụ chính là thành lập một cơ sở để tiến hành các chiến dịch tình báo. ở Đức để làm việc đó cần sử dụng những gì còn lại từ mạng điệp viên “dàn đồng ca đỏ” ở Hambourg. Tại các nước giáp ranh với Mỹ, cần tăng cường địa vị của những điệp viên ngầm. Cũng cấp thiết, ông tiếp tục, chuẩn bị nghị quyết của chính phủ giao trách nhiệm cho MVD, Bộ Ngoại giao, TASS và các cơ quan Xô viết khác ở nước ngoài mở rộng sự ủng hộ các chiến dịch của tình báo Xô viết ở nước ngoài.

    Ông cũng nhấn mạnh sự hợp lý của việc tồn tại hai cơ quan tình báo song song trong Bộ Nội Vụ và trong Bộ Quốc Phòng.

    Beria cho tôi chỉ thị chuẩn bị trong vòng một tuần cùng với chỉ huy tình báo quân đội, đại tướng Zakharov và nguyên soái Golovanov, tư lệnh không quân chiến đấu tầm xa đặc biệt, báo cáo về các biện pháp vô hiệu hoá ưu thế chiến lược của Mỹ ở trên không và tiến hành phá hoại các cơ sở nguyên tử và chiến lược của Mỹ và NATO. Đã có lệnh trình kế hoạch loại bỏ các cơ sở cung ứng của Không quân và hải quân Mỹ ở Châu Âu. Tuần sau trong gian phòng rộng của Beria ở Kremli nơi diễn ra cuộc họp, thuỷ sư đô đốc Kuznetsov, Tư lệnh hải quân, cảm ơn Beria đã minh oan cho trợ lý của ông là đô đốc hải quân Gontsarov chết năm 1948 trong thời gian hỏi cung. Hầu hết các phó của Kuznetsov bị bắt năm 1948, riêng ông bị hạ chức và được cử làm tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương. Ba năm sau ông gửi thư lên Stalin đề nghị vũ trang lại hạm đội hải quân và xây dựng hạm đội tàu ngầm, chế tạo tàu ngầm nguyên tử. Stalin ủng hộ các đề nghị của Kuznetsov và phục chức cho ông dù các cựu phó của ông vẫn trong tù. Tôi luôn luôn kính trọng Kuznetsov như một tướng lĩnh quân sự tài ba được đánh giá cao trong giới tình báo chúng ta. Và lần này cũng như khắp nơi, Kuznetsov gây không khí tốt cho cuộc họp.

    Tôi báo cáo kế hoạch của các mạng điệp viên đặc biệt có thể theo dõi thường xuyên 159 cơ sở chiến lược chủ chốt của Phương Tây tại Châu Âu và Mỹ. Đô đốc Kuznetsov trình chúng tôi xem xét một phương án hành động khác. Theo ý kiến ông, những chiến dịch đặc biệt và công tác phá hoại phải được soạn thảo phù hợp với đòi hỏi của việc tiến hành chiến tranh hiện đại. Những đụng độ quân sự hiện giờ không kéo dài, ông nói, chúng phải được kết thúc nhanh và kiên quyết. Kuznetsov đề nghị thảo luận khả năng giáng đòn ngăn chặn, được tính đến khả năng dự trữ hạn chế của chúng ta, để tiêu diệt 3-4 tàu sân bay Mỹ, cho các tàu ngầm ta có ưu thế lớn hơn khi triển khai các chiến dịch chống xâm nhập đường biển của đối phương. Tướng Zakharov sau này là tổng tham mưu trưởng nhận xét rằng, đòn ngăn chặn trước là hoàn toàn mới trong nghệ thuật quân sự và cần nghiên cứu nó một cách nghiêm túc.

    Nguyên soái Golovanov không đồng ý với chúng tôi. Ông nhận xét rằng, trong điều kiện chiến tranh, với dự trữ hạn chế, hẳn là hiện thực hơn cho rằng chúng ta sẽ có thể giáng cho đối phương chỉ 1 đến 2 đòn vào các công trình chiến lược. Và trong trường hợp ấy nên tấn công không phải các tàu chiến tại căn cứ của địch, mà trước hết tiêu diệt tại sân bay một phần lực lượng không quân của nó vốn có khả năng giáng đòn hạt nhân xuống các thành phố chúng ta.

    Tôi ủng hộ Zakharov, dẫn ra các thí dụ từ thực tiễn thế chiến II và kinh nghiệm không lớn của chúng ta nhận được từ cuộc chiến tranh Triều Tiên, lúc ấy các mạng tình báo công khai của ta chỉ có khả năng tiến hành theo dõi các căn cứ quân sự của Mỹ ở Viễn Đông. Kinh nghiệm cuộc chiến vừa qua thì nó chỉ hạn chế bằng việc chiếm những cơ sở riêng biệt, cũng như những nhân vật nắm thông tin chiến lược và tác chiến quan trọng nhất. Những đòi hỏi mới trong điều kiện chiến tranh hạt nhân dự tính phải xem xét lại toàn bộ hệ thống các chiến dịch phá hoại của chúng ta. Tôi nói chúng ta cần không chỉ trong việc huấn luyện cá nhân, mà phải huấn luyện những nhóm tấn công được tất cả các mạng điệp viên chủ chốt phối hợp. Nhiệm vụ của họ là tấn công các kho vũ khí hạt nhân hoặc các căn cứ không quân hạt nhân. Tôi cũng chỉ ra kinh nghiệm thế chiến hai và chiến tranh Triều Tiên: sự phá huỷ tuyến cung ứng của địch, đặc biệt khi chúng bị kéo dài trên diện lớn, về mặt tác chiến có thể quan trọng hơn nhiều so với đòn giáng thẳng vào các mục tiêu quân sự. Thực ra, với những đòn đánh trực tiếp có thể gây sự hoảng loạn trong hàng ngũ kẻ thù và bề ngoài có vẻ hiệu quả, nhưng tiêu huỷ đường cung ứng là đáng kể hơn, mà tác động sẽ lâu dài hơn. Thêm nữa các căn cứ quân sự được canh phòng tăng cường và khi tấn công chỉ nên tính là sẽ loại khỏi vòng chiến đấu 2-3 công trình mà thôi.

    Kế hoạch tôi đưa ra về sử dụng các chiến dịch phá hoại thay cho những cú đánh bởi khả năng hạn chế của không quân và hải quân có vẻ thuyết phục được ban lãnh đạo quân đội. Những người có mặt tại cuộc họp trong văn phòng Beria đã đồng tình với tôi.

    Beria nghe tôi chăm chú, nhưng ông chưa hình dung ra cơ quan phá hoại được tổ chức lại với các quyền hạn rộng hơn phải được xây dựng ra sao.

    Trong khi thảo luận, tướng Zakharov đề nghị để các chiến dịch phá hoại của các cơ quan đặc biệt tiến hành theo tuyến các quân chủng của lực lượng vũ trang và Bộ Nội Vụ. Thế nhưng, theo ý ông, ưu tiên hàng đầu trong công tác điệp viên phải dành cho cơ quan tôi. Cũng trong thời gian đó cần có một nhóm công tác cố định để điều phối trên cấp độ các phó cục trưởng tình báo quân đội, MVD và các cơ quan tình báo không quân và hải quân.

    Beria đồng ý và bế mạc cuộc họp. Sau một tháng chúng tôi cần phải trình kế hoạch chi tiết về phối hợp công tác phá hoại ở nước ngoài. Người ta hứa giúp tôi các nguồn dự trữ và cán bộ, đặc biệt là các thẩm định viên trong lĩnh vực vũ trang, chế biến dầu lửa, giao thông và cung ứng.

    Ngày hôm sau Beria gọi tôi và Kruglov đến và ra chỉ thị bổ sung biên chế và phương tiện cho tôi. Chúng tôi quyết định thành lập binh đoàn đặc nhiệm để tiến hành phá hoại. Một binh đoàn như thế từng có dưới trướng tôi trong những năm chiến tranh và bị Abakumov giải tán năm 1946. Beria và Kruglov khuyến khích đề nghị của tôi lôi kéo các chuyên gia tình báo và các chiến sĩ du kích làm việc tích cực trong cơ quan. Vaxilevxky, Zarubin và vợ ông, Xerebrianxky, Afanaxiev, Xemenov và Taubman bị sa thải, lại được gọi về Lubianka và giữ các chức vụ cao trong Ban 9 mở rộng của MVD, nhưng ba tháng sau việc bắt giữ tôi, họ lại bị đuổi việc, còn Xerebrianxky bị bắt ngay sau tôi và ông mất trong tù. Trong khi đó tôi bàn với nguyên soái Golovanov liên quan đến các khả năng tấn công trên không vào các căn cứ NATO ở Tây Âu. Tôi đề nghị một vụ bay thử của máy bay có khả năng tấn công những căn cứ chiến lược, và kiểm tra xem rađa đối phương có phát hiện ra chúng hay không.

    Chuyến bay thử chúng tôi thoả thuận với ban chỉ huy không quân chiến lược. Sĩ quan thông tin của chúng tôi với Bộ tổng tham mưu, theo tôi, đại tá Zimin, đã thông báo về thành công của chiến dịch, còn tôi báo cho Beria. Các tướng Stemenko và Zakharov, như tôi nghe kể, rất có ấn tượng về thành công của chiến dịch tình báo này.

    Tháng 5 cùng năm, Beria, sau khi thoả thuận sơ bộ với Malenkov và Khrusev, đã ra mệnh lệnh chuẩn bị và tiến hành thử quả bom khinh khí đầu tiên.

    Ý định của Beria liên quan đến nước Đức và Nam Tư. Ý tưởng thống nhất nước Đức nói chung không phải của chính Beria: năm 1951 Stalin đã đề nghị thành lập một nước Đức thống nhất có tính toán đến quyền lợi của Liên Xô (vấn đề này vẫn được bàn cho đến tận lúc bức tường Berlin được dựng lên năm 1961). Còn trước khi Stalin chết, Ignatiev đã phê chuẩn sự thăm dò đặc biệt của các cơ quan đặc biệt ở nước ngoài về vấn đề này. Ngay trước ngày lễ 1- 5- 1953 Beria giao cho tôi chuẩn bị những hoạt động tình báo bí mật để thăm dò khả năng thống nhất nước Đức. Ông nói với tôi rằng nước Đức thống nhất trung lập với chính phủ liên hiệp sẽ củng cố địa vị của chúng ta trên thế giới. Đông Đức sẽ trở thành như một tỉnh tự trị của nước Đức thống nhất mới. Nước Đức thống nhất sẽ trở thành một khu đệm đặc thù giữa nước Mỹ và Liên Xô mà quyền lợi sẽ đụng chạm ở Tây Âu. Điều đó sẽ là sự nhún nhường từ phía chúng ta, nhưng có thể được giải quyết bằng cách một khoản tiền bồi thường, dù điều đó có vẻ giống sự phản bội.

    Kế hoạch của Beria định trước việc sử dụng các tiếp xúc với Đức của Olga Tsekhova, công tước Ianus Radzivill và các liên hệ của Grigulevich: ở Vatican họ phải tung tin là Liên Xô sẵn sàng tiến đến thoả hiệp về vấn đề thống nhất nước Đức. Chúng ta cần nắm phản ứng của Vatican và các giới chính trị Mỹ, cũng như những người có uy tín trong giới thân cận của thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer. Sau sự thăm dò đó Beria hi vọng bắt đầu thương thuyết với các cường quốc Phương Tây.

    Thoạt đầu định kéo vào việc này, tướng Utekhin mà Tsekhova có liên hệ riêng theo sự ủy thác của Abakumov vào những năm 1945-1951. Nhưng Utekhin sau một năm rưỡi tù đày bị đánh đập chưa phục hồi sức lực. Đại tá Zoia Rưbkina, chỉ huy phòng nước Đức của Tổng cục tình báo MVD phải đi Berlin và Vienne tiến hành việc thăm dò thông qua Olga Tsekhova, mà như chúng ta hi vọng, sẽ kéo theo những cuộc thương thuyết, giống như đã xảy ra ở Phần Lan năm 1944. Beria cảnh báo tôi rằng kế hoạch này là siêu bí mật và bộ máy của Molotov, cũng như hết thảy Bộ Ngoại giao, được kéo vào vụ việc chỉ ở giai đoạn hai, khi bắt đầu những cuộc thương lượng.

    Các sự kiện ở Đông Đức nhanh chóng tuột khỏi tầm kiếm soát của chúng ta, một phần cũng do sáng kiến của Beria. Tháng 5 chúng tôi gọi tướng Vellveber, bộ trưởng Bộ An Ninh Đông Đức, người thông báo cho chúng ta về sự chia rẽ nghiêm trọng trong ban lãnh đạo sau tuyên bố của Ulbrikht rằng mục đích chủ yếu của Đông Đức là xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trên nền chuyên chính vô sản. Tuyên bố của Ulbrikht dấy lên những cuộc tranh luận nóng bỏng và làm Moskva lo lắng, bởi cần lưu ý đến dư luận xã hội Phương Tây và của các nhà chính trị, cố vấn chính trị của ta bên cạnh Ulbrikht, cựu đại sứ ở Trung Quốc, bị khiển trách. Molotov đề nghị để Đoàn chủ tịch BCHTƯ đảng phê chuẩn một quyết định đặc biệt về sai lầm đường lối đẩy nhanh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đức. Nhưng Beria, tiến hành đường lối của mình và đề cao khẩu hiệu nước Đức thống nhất dân chủ và trung lập: nói chung chúng ta không cần một nước Đức xã hội chủ nghĩa không ổn định mà sự tồn tại của nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự nâng đỡ của Liên Xô.

    Molotov phản đối cực lực, và nhanh chóng được thành lập một uỷ ban gồm Beria, Malenkov và Molotov để soạn thảo đường lối chính trị về Đức. Uỷ ban phải chuẩn bị các điều kiện hiệp ước thống nhất nước Đức có lưu ý đến việc kéo dài 10 năm trả bồi thường chiến tranh bằng thiết bị để khôi phục công nghiệp và xây dựng đường ô tô và đường sắt ở Liên Xô, điều hẳn cho phép chúng ta giải quyết được vấn đề giao thông và trong trường hợp chiến tranh nhanh chóng ném quân sang Châu Âu. Tổn phí chiến tranh được tính khoảng 10 tỷ đôla, cái tổng số mà chúng ta trước kia dự tính nhận bằng hình thức tiền vay ở các tổ chức Do Thái quốc tế. Kế hoạch xem xét việc củng cố địa vị của ta cả ở Đông Đức lẫn ở Ba Lan, lúc đó đang khủng hoảng kinh tế làm hàng nghìn người Ba Lan chạy sang Tây Đức. Vấn đề về thống nhất nước Đức là cấp thiết, bởi chúng ta buộc phải cung cấp theo giá rẻ nhiên liệu và thực phẩm cả cho Đông Đức và Ba Lan cho đến khi kinh tế nông nghiệp tập thể và phục hồi công nghiệp trong những nước này đem lại những thành quả.

    Ngày 5-6-1953, khi lại được cử làm chính uỷ tối cao, Xemenov sang Đức để theo dõi việc thực hiện các chỉ thị của Moskva. Ban lãnh đạo Đức xin hai tuần để điều chỉnh đường lối chính trị, nhưng Xemenov thúc giục trả lời nhanh, khi khẳng định rằng Đông Đức sẽ trở thành một tỉnh tự trị trong cơ cấu nước Đức thống nhất. Vì thế bắt đầu từ ngày 5-6, chính phủ Đông Đức hoàn toàn bị tê liệt, loang đi những tin đồn rằng những ngày của Ulbrikht đã sắp hết.

    Trong khi đó ở Moskva tướng Vollveber và đại tá Fadeikin, nhóm phó tình báo của ta ở Berlin, kể với tôi về sự bất mãn đang tăng ở Đức do những khó khăn kinh tế và sự bất lực của các cơ cấu lãnh đạo. Ulbrikht và các nhà lãnh đạo khác của Đông Đức vào đầu tháng 6 bị gọi sang Moskva, nơi họ được thông tin về đường lối chính trị mới của ta trong quan hệ với Đông Đức được phê chuẩn bởi Đoàn chủ tịch BCHTƯ ngày 12- 6.

    Dù tôi không có mặt ở cuộc gặp gỡ phái đoàn Đông Đức nơi có Beria, Malenkov, Khrusev, Xemenov và tướng Gretsko tư lệnh các đơn vị Xô viết ở Đức, về sau tôi biết rằng Ưlbrikht cực lực phản đối mạnh kế hoạch của chúng ta. Vì thế Beria, Malenkov và Khrusev quyết định loại bỏ Ulbrikht. Đình công nổi lên ở Đông Đức. Người ta nghĩ sai rằng chính phủ Ulbrikht không được Moskva ủng hộ và họ sẽ không chống lại người đình công, nhưng khi xảy ra những sự kiện này, Beria đã ra lệnh cho Gretsko và Xemenov lập lại trật tự nhờ lực lượng quân sự. Kết quả bi thảm, hàng nghìn người chết. Beria vẫn chưa thôi nghĩ về sự thống nhất nước Đức. Trình diễn sức mạnh, như ông hi vọng, chỉ tăng các cơ hội thành công trong việc đạt tới thoả hiệp của Phương Tây về tiến trình thống nhất nước Đức một cách hoà bình. Ông cho rằng Phương Tây sẽ mất đi ảo tưởng dường như có Thể loại bỏ sự hiện diện của Liên Xô ở Đức bằng con đường đấu tranh quần chúng.

    Zoia Rưbkina sang Berlin thăm dò phản ứng của Phương Tây về việc thống nhất nước Đức. Tôi nhận được tin là cô đã nối được liên hệ với Olga Tsekhova, nhưng không kịp báo kết quả với Beria: ngày 26-6 ông bị bắt trong điện Kremli. Tôi lệnh cho Zoia Rưbkina về ngay Moskva bằng máy bay quân sự mà không giải thích gì cả.

    Nhưng ra lệnh thì dễ, thực hiện mệnh lệnh mới khó. Vấn đề là Gretsko nhận được chỉ dẫn bắt giữ tất cả các cán bộ MVD sang Đức chưa lâu. Amaiak Kobulov, đại diện MVD ở Đức, Goglidze phụ trách phản gián quân đội, sang Đức để ổn định trật tự, liền bị bắt và áp giải về Moskva. Mọi phương tiện liên lạc nằm dưới sự kiểm soát của tướng Gretsko. Rưbkina phải xin trực tiếp ông ta giúp bay về Moskva. Rất may viên tướng chưa bao giờ cho phụ nữ là nghiêm túc, thêm nữa cô không báo về nhiệm vụ của mình. Sự bắt giữ Beria lúc ấy còn được giữ bí mật. Cô nói nhận được lệnh về Moskva ngay. Gretsko không biết tôi là ai và người phụ nữ này có thể là đại tá an ninh, ông ta cho phép cô bay có các sĩ quan tình báo quân đội đi cùng. Cô thật gặp may: các sĩ quan này biết Rưbkina với những chuyến đi thường xuyên sang Đức và khuyên được Gretsko không bắt cô. Họ cũng rõ cô là cán bộ cao cấp của MVD, và cuối cùng, nhiệm vụ mật của cô chỉ được nói miệng và không khẳng định bằng văn bản nào. Ngày 29-6-1953 Đoàn chủ tịch BCHTƯ đã huỷ bỏ quyết định của mình ngày 12 về vấn đề nước Đức.

    Lịch sử cũng xảy ra như thế với Nam Tư. Beria thuyết phục Malenkov về sự cần thiết hoà hảo với Tito. Kế hoạch thủ tiêu Tito bị huỷ bỏ, Beria đề nghị cử đại diện của mình, đại tá Fedoxeev để thiết lập tiếp xúc với ban lãnh đạo Nam Tư. Anh ta cần báo với người Nam Tư đường lối mới của Liên Xô nhằm khôi phục hợp tác giữa hai nước. Sự lựa chọn rơi vào Fedoxeev là vì cán bộ tình báo trẻ năng nổ này đã có không ít kinh nghiệm và chưa lâu được cử vào chức vụ phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo. Tôi biết anh trong những năm chiến tranh khi anh phụ trách cơ quan phản gián trong sở công an Moskva. Từ 1947 anh làm việc tại uỷ ban thông tấn. Bởi anh chưa ra nước ngoài nên các cơ quan đặc biệt nước ngoài không rõ về anh. Beria phê chuẩn anh làm trưởng nhóm tình báo ở Belgrad, còn Malenkov ủng hộ sự lựa chọn này bằng văn bản.

    Không biết về nhiệm vụ của Fedoxeev, tôi tiến hành thăm dò song song hướng đến sự thiết lập quan hệ hoà bình với Tito. Điệp viên Grigulevich được gọi về Moskva cũng liên quan đến việc này. Nhưng ý đồ không thành do Beria bị bắt.

    Trong các kế hoạch của Beria có sự bố trí lại cán bộ trong lãnh đạo Hungari. Ông đề đạt ứng cử viên thủ tướng là Nagy Imre. Từ những năm 30 ông này là điệp viên của NKVD (mật danh “Volodia”), và được ban lãnh đạo ta đánh giá cao. Chính vì thế Beria mới đề đạt, như thế: không nghi ngờ Nagy Imre sẽ ngoan ngoãn thực hiện mọi mệnh lệnh của Moskva.

    Năm 1956 ông ta lãnh đạo khởi nghĩa ở Hungan. Như muộn hơn tôi nghe kể, ông bị dụ đến điểm hẹn, dường như để có cuộc nói chuyện với đại diện chính phủ Liên Xô. Ông bị bắt bởi nhóm tác chiến KGB đứng đầu là Xerov, Korotkov và Krokhin. Sự cộng tác của Nagi Imre với NKND đóng vai trò định mệnh trong cuộc đời ông.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Thanh trừ có chọn lọc với ban lãnh đạo các cơ quan an ninh thời Khrusev

    Ngày 26-6-1953 quay về biệt thự từ nơi làm việc, tôi ngạc nhiên thấy một dãy xe tăng chuyển động đầy cả đường lớn, nhưng thầm nghĩ đó là cuộc diễn tập thông thường mà cơ quan cảnh sát giao thông điều phối tới. Ngày hôm sau khi đến Lubianka, lập tức tôi hiểu ra: đã xảy ra gì đó đặc biệt. Không còn bức ảnh Beria treo ở phòng tiếp khách của tôi trên tầng bảy. Sĩ quan trực ban báo cáo rằng một trong số cán bộ ban quản trị đã đem bức ảnh đi mà không giải thích gì. Trong Bộ tình hình vẫn yên tĩnh. Bất chấp những tin đồn lan rộng, không có mệnh lệnh nào về ném các đơn vị MVD về Moskva. Khoảng một giờ sau tôi được gọi đến phòng hội nghị nhỏ nơi đã tập trung tất cả lãnh đạo các. Ban, Cục độc lập và các thứ trưởng, trừ Bogdan Kobulov. Kruglov và Xerov ngồi ở vị trí chủ toạ. Kruglov thông báo rằng vì những hoạt động khiêu khích chống chính phủ vào những ngày cuối, theo điều hành của chính phủ Beria đã bị bắt giam, rằng ông được cử làm bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Kruglov kêu gọi chúng tôi bình tĩnh làm việc và thi hành các mệnh lệnh của ông. Chúng tôi có nghĩa vụ báo cáo riêng với ông về những bước khiêu khích của Beria mà chúng tôi rõ. Xerov cắt ngang lời Kruglov, tuyên bố là ông ta ở lại chức vụ thứ trưởng thứ nhất, ông ta cũng thông báo về việc bắt giữ B. Kobulov, em trai ông ta Amaiak và cục trưởng phản gián quân đội Goglidze vì mối liên hệ tội phạm với Beria. Ngoài họ, Xerov nói, đã bắt giam bộ trưởng Bộ Nội Vụ Ucraina Mesik, chỉ huy cảnh vệ của Beria là Xarkixov và trưởng ban thư ký của ông là Liudvigov. Tất cả chúng tôi sững sờ. Kruglov vội vã bế mạc cuộc họp, nói rằng sẽ báo cáo với đồng chí Malenkov: Bộ Nội Vụ và các đơn vị của nó vẫn trung thành với chính phủ và đảng.

    Tôi đi nhanh về văn phòng mình và gọi ngay cho Eitingon. cả hai chúng tôi rõ ngay, sắp có vụ thanh lọc nghiêm trọng. Thế nhưng chúng tôi vốn ngây thơ đến nỗi cho rằng, dường như Kruglov, khi quyết định số phận các cán bộ lãnh đạo, sẽ lưu ý đến các quyền lợi quốc gia. Hai tháng trước Beria đã mời tôi và Eitingon làm việc dưới sự lãnh đạo của ông, dù chúng tôi không gần gũi với ông đó thôi. Eitingon vốn thực tế hơn tôi. ông hiểu ngay, đòn giáng đầu tiên sẽ nện xuống đầu các cán bộ người Do Thái mới được phục hồi.

    Ngay đó tôi điện thoại gọi bí thư đảng uỷ Ban 9 đến và thông tin về những gì Kruglov nói với chúng tôi: Beria bị bắt như kẻ thù của nhân dân. ông ta nhìn tôi với vẻ không tin. Tôi nhắc ông cảnh giác, nhưng giữ bình tĩnh và cảnh báo với các đảng viên để họ đừng phổ biến tin đồn. Kruglov, tôi nói, đòi hỏi giữ bí mật việc bắt giam Beria và đồng đảng của ông cho đến khi đăng thông báo chính thức của chính phủ.

    Danh sách những người bị bắt làm tôi lo buồn bởi rơi vào trong đó không chỉ các chỉ huy, mà cả những người thừa hành giản dị như Xarkixov đã bị Beria loại bỏ 3 tuần trước khi ông bị bắt. Sau việc đó Xarkixov được cử vào chức phó trưởng ban những chiến dịch đặc biệt của phản gián trong nước, nhưng trưởng ban đại tá Prudnikov đã không nhận anh ta. Phó của Beria B. Kobulov tuyên bố với Prudnikov, người tham gia chiến tranh du kích, Anh hùng Liên Xô:

    - Thứ nhất, cậu là ai để cãi lệnh bộ trưởng, hả? Thứ hai, đừng lo, Xarkixov sắp đi khỏi Moskva. Anh ta không đe dọa danh vọng của cậu đâu.

    Tóm lại, rõ ràng Xarkixov không còn được trọng vọng. Điều đó chứng tỏ rằng, quyết định bắt Beria đã được phê chuẩn trước đó, khi Xarkixov còn gần gũi vói ông, hoặc được phê duyệt bởi những người không biết rằng Xarkixov đã bị cách chức chỉ huy đội bảo vệ của bộ trưởng.

    Beria bị bắt theo lệnh của Malenkov. Thế nhưng tôi không thể tưởng tượng Beria lại có thể chống Malenkov mà ông vốn có quan hệ tin cậy. Ngày 26-6-1953 vừa bắt xong Beria, tất cả các cộng sự của ông biết về bức thư của Mdivani đều bị bắt ngay và tống vào ngục. Chỉ sau khi Khrusev đổ, mười một năm sau họ mới được ân xá.

    Không đợi hết ngày làm việc, tôi đi thăm mẹ đang ốm đã hai tuần nằm trong quân y viện. Ban thư ký của Kruglov báo cho tôi về việc này. Gọi điện thoại cho vợ ở biệt thự, tôi thoả thuận gặp nhau ở trung tâm cùng ăn trưa sau khi vào bệnh viện. Cô đang lo hơn tôi và cho rằng danh sách người bị bắt sẽ bổ sung thêm và nhất thiết tôi sẽ rơi vào số đó. Như chỉ huy một cơ quan đặc biệt quan trọng của Bộ mà Malenkov, Molotov và Khrusev đều biết rõ, tôi không thể thoát khỏi sự chú ý sát sao của họ. Tất cả những gì còn lại đối với chúng tôi là giữ thấp hơn cỏ, lặng hơn nước, đừng làm gì và nhanh chóng đưa các con khỏi Kiev. Vợ tôi lập tức gọi cho anh trai tôi, giám đốc nhà máy đồ hộp ở Kiev và yêu cầu cho bọn trẻ về Moskva ngay lợi dụng các kênh riêng của ông, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không nhờ cơ quan an ninh Ucraina. Cô đánh tiếng về người ông cùng ăn trưa, tức Mesik mà việc bắt giữ còn chưa công bố.

    Rất may, ở quân y viện tôi gặp Agaianets, một trong những phụ trách phòng của cục tình báo bộ, người chưa biết chuyện gì đang xảy ra. Trong trường hợp cần thiết anh ta bao giờ cũng có thể khẳng định đích thực tôi đến thăm mẹ ốm.

    Tối cùng ngày tôi với vợ ở chỗ chị gái tôi, khi kể với bà về những sự kiện đã xảy ra và về sự bắt bớ đang đe dọa chúng tôi. Từ chỗ bà tôi gọi một lần nữa về Kiev để không dùng điện thoại nhà chúng tôi. Anh Grigori nói sẽ gửi bọn trẻ chúng tôi với cô cháu đi Moskva vào ngày mai. Là giám đốc nhà máy ông có quyền đặt vé tàu mà không cần nhờ cậy ai. Chúng tôi quyết định chị gái tôi Hadejda đón các cháu ở ga và đưa chúng về nhà bà, nếu tôi và vợ đã bị bắt. Tôi tin chắc vợ sẽ bị bắt cùng với tôi hoặc ngay sau tôi.

    Hai ngày sau em trai tôi Konxtantin, cán bộ cấp thấp trong Sở Nội Vụ Moskva cho tôi một thông tin quan trọng. Vợ chú ấy là nhân viên đánh máy trong ban thư ký của Malenkov và làm việc trong Kremli. Từ Konxtantin tôi biết rằng Beria bị Jukov và mấy vị tướng bắt tại cuộc họp của Đoàn chủ tịch BCHTƯ và bị giữ trong boongke ban tham mưu quân khu Moskva. Theo lời cô, ở Kremli vào ngày bắt Beria tình hình rất căng thẳng. Xukhanov trưởng ban thư ký của Malenkov ra lệnh để tất cả các nhân viên trong suốt ba giờ trong thời gian cuộc họp Đoàn chủ tịch, ở lại chỗ làm việc và không bước ra hành lang. Từ Konxtantin tôi biết rằng trong Kremli (điều vô tiền lệ!) xuất hiện hơn mười vị tướng vũ trang từ Bộ quốc phòng được gọi đến Đoàn chủ tịch BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Theo lệnh của Xerov và Kruglov, những thứ trưởng thứ nhất của Beria, đội bảo vệ chính phủ chuyển trực chiến tại Kremli cho họ. Trong số họ có Brejnev, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân và Hải quân. Còn thêm hai cán bộ MVD bị bắt mà không ai được thông báo: Cục trưởng cục bảo vệ chính phủ thiếu tướng Kuzmitsev và cục trưởng cục đặc biệt lưu trữ thống kê “A” thiếu tướng Gertsovxky.

    Thông tin của Konxtantin làm tôi lo lắng nghiêm trọng: sự tranh giành quyền lực trong Kremli có quy mô nguy hiểm. Thời Stalin khi vào Kremli bị cấm mang theo vũ khí, duy nhất có đội cảnh vệ mang vũ khí. Bộ trưởng quốc phòng Bulganin đã tạo một tiền lệ thế nào kia, khi dẫn một nhóm sĩ quan và tướng lĩnh vũ trang, bí mật đem theo súng! Các sĩ quan vũ trang không biết về mục đích triệu tập: bộ trưởng Quốc Phòng ra lệnh đến với vũ khí cá nhân mà không giải thích gì cả. Sau này tôi nghe nói nguyên soái Jukov nghe thấy kế hoạch bắt Beria chỉ trước mấy giờ khi điều đó diễn ra.

    Liudvigov bị bắt tại cửa sân vận động Dinamo bởi hai sĩ quan cao cấp của cục tác chiến MVD phục sẵn. Họ thông báo chính thức rằng ông đã bị bắt và đưa về nhà tù Butưrok. Muộn hơn, trong tù, ông kể với tôi rằng cứ ngỡ bị bắt theo lệnh Beria, vì thế đã kinh ngạc khi sau mấy ngày tại nơi hỏi cung các điều tra viên nói với ông rằng ông và Beria bị buộc tội âm mưu chống chính phủ Xô Viết. Ông nghĩ phải chăng là sự khiêu khích từ phía Beria để lấy lời khai giả dối nhằm thoát khỏi ông. Sau đó thoáng qua trong ông, vì ông lấy con gái của Mikoian, mà Beria, biết rõ Mikoian và đôi khi cãi cọ với ông ấy, muốn có tài liệu bôi nhọ về ông ấy. Nhưng nhanh chóng các công tố viên thuyết phục được Liudvigov rằng những lời buộc tội đối với ông và Beria có thể kết thúc bằng xử bắn cả hai người.

    Xarkixov bị bắt khi đang nghỉ phép, và anh ta hoàn toàn tin chắc là bị bắt theo lệnh Beria.

    Rất rõ rằng, đứng sau vụ đảo chính ở Kremli là Khrusev, và những người của ông ta, không phải Xerov và Kruglov phó của Beria bắt ông, mà là những quân nhân trực tiếp dưới trướng Bulganin, kẻ như ai cũng rõ, là người của Khrusev. Vào những năm 30 họ làm việc với nhau ở Moskva, Khrusev là bí thư thành uỷ Moskva, còn Bulganin là chủ tịch Xô viết Moskva. Sự kiện Beria bị giam chỗ quân đội chứng tỏ Khrusev đã nắm “vụ án Beria” vào tay mình. Muộn hơn tôi biết rằng các quân nhân theo lệnh Bulganin tiến tới những bước không có tiền lệ, không cho phép Kruglov, bộ trưởng Nội Vụ mới hỏi cung Beria. Malenkov về hình thức còn là người đứng đầu chính phủ, dù là ra lệnh bắt Beria, trong thực tế ít có ảnh hưởng đến tiến triển các sự kiện. Vốn là người gần gũi với Beria suốt cả chục năm trước đó, về thực chất, ông cũng đã bị phán quyết.

    Những hồi ức của Khrusev về việc bắt Beria trông có vẻ không đủ sức thuyết phục. Giờ đây đã xác định rằng Beria không hề có âm mưu gì với mục đích cướp quyền hay xoá bỏ sự lãnh đạo tập thể. Đối với điều đó ông không đủ thực lực và sự ủng hộ trong bộ máy đảng và nhà nước. Những sáng kiến ông tiếp nhận chỉ ra rằng ông chỉ muốn tăng thêm ảnh hưởng của mình trong quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại. Beria sử dụng các quan hệ cá nhân với Malenkov và thực tế đặt ông ta vào tình trạng khó khăn, khi bị cách ly khỏi các thành viên khác của Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Thế nhưng địa vị của Beria phụ thuộc hoàn toàn vào Malenkov và sự ủng hộ của ông ta. Beria làm Malenkov bực tức: trong liên minh với Khrusev, Beria vội vàng loại bỏ Ignatiev người của Malenkov, chịu trách nhiệm kiểm soát của đảng đối với cơ quan an ninh, về phần mình, Malenkov đánh giá quá mức sức mạnh của chính mình; ông ta không thấy rằng sự ủng hộ của Beria là quyết định đối với địa vị của ông ta trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ. Vấn đề là ở chỗ Beria, Pervukhin, Xaburov và Malenkov đại diện một thế hệ tương đối trẻ trong ban lãnh đạo Xô Viết. “Những người già” Molotov, Vorosilov, Mikoian, Kaganovich, bị Stalin tước đi quyền lực vào những năm cầm quyền cuối của ông, có thái độ thù địch với thế hệ trẻ đến với quyền lực qua những cuộc thanh trừng những năm 30-40 này. Giữa hai nhóm này vào tháng 3 tháng 4 - 1953 hình thành sự cân bằng mong manh, nhưng uy tín xã hội của lớp thủ lĩnh già cao hơn so với của Malenkov, Khrusev và Beria những người dưới mắt nhân dân vốn chỉ là tay sai của Stalin chứ không phải là những lãnh tụ đáng kính. Khrusev khôn khéo luồn lách giữa hai nhóm này, ông ta ủng hộ Beria để làm suy yếu Malenkov, khi Ignatiev bị vấy bẩn sau thất bại của “vụ các bác sĩ”. Ông ta cũng ủng hộ Beria khi cần tước quyền của Malenkov nhờ chức vụ bí thư BCHTƯ. Giờ đây tôi rõ hoàn toàn là Khrusev lợi dụng đúng lúc sự bất bình trong các nhà lãnh đạo khác do sự tích cực của Beria gây nên để loại bỏ ông. Năm 1952 giải tán chức Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, điều đó làm Khrusev thành uỷ viên duy nhất của Đoàn chủ tịch BCHTƯ trong số các bí thư BCH. Để đạt được quyền lực cao nhất, ông ta cần trừ khử Malenkov như người đứng đầu chính phủ và BCHTƯ. Để làm được điểu đó cần phá vỡ liên minh, Beria-Malenkov vốn bảo đảm cho Malenkov quyền lực thực tế và kiểm soát công tác của bộ máy đảng và nhà nước. Khrusev nhất thiết phải đặt được người trung thành của mình đứng đầu các cơ quan an ninh và viện công tố.

    Các tài liệu lưu trữ cho thấy rằng Khrusev sau việc bắt Beria đã có toàn quyền quyết định. Dưới áp lực của ông ta Đoàn chủ tịch BCHTƯ cách chức Tổng công tố Xaionov và đặt vào đó Rudenko, người thân của Khrusev. Vừa được đề cử làm tổng công tố, ngày 29-6-1953 Rudenko được giao điều tra vụ án Beria. Tôi không bao giờ tin việc Beria có âm mưu lật đổ chính phủ, và đến nay càng được khẳng định vì không tìm ra chứng cứ, không những mệnh lệnh hay triển khai các đơn vị để làm đảo chính, thêm nữa, vào lúc ấy Beria đang bận rộn với những phiêu lưu tình ái.

    Các lời buộc tội Beria chỉ dựa trên “những sáng kiến phản bội” của ông trong lĩnh vực đường lối dân tộc, những bước nhằm ổn định quan hệ với Nam Tư, và những ý định của ông về thống nhất nước Đức. Người ta buộc tội ông có liên hệ với tình báo Anh: công tố viên kết luận như thế dựa trên lệnh của Beria ngừng điều tra vụ án Maixky, ông còn bị buộc tội ra lệnh chuẩn bị thử bom khinh khí thiếu sự cho phép của BCHTƯ. Thực ra, sau khi bắt ông, chẳng ai thay đổi mệnh lệnh đó, và công việc chuẩn bị vẫn tiến hành suốt cả tháng 6, khi Beria đang ngồi tù, còn vụ thử được tiến hành vào tháng 8.

    Một trong những buộc tội chính chống Beria quy lại là trong thời nội chiến, năm 1919 ông là điệp viên của tình báo phái dân tộc chủ nghĩa Muxavat thiết lập những tiếp xúc bí mật với tình báo Anh ở Baku mà nó đã cài ông vào tổ chức bolsevich. Trong cáo buộc khẳng định rằng Beria đã thủ tiêu tất cả các nhân chứng về hành vi phán bội của mình trong nội chiến ở Kavkaz và bôi nhọ ký ức người bolsevich lừng danh Xergo Ordjonikidze, anh hùng của nhân dân Gruzia và người bạn trung thành của Lenin và Stalin.

    Muộn hơn, vào những năm 50 cho đến tận cuộc bạo loạn tháng 8-1991, tất cả các nhà lãnh đạo từ Khrusev đến Gorbachov tiếp tục khẳng định rằng Ordjonikidze trở thành nạn nhân của Stalin và Beria do sự đối lập của mình đối với các vụ thanh trừng của Stalin những năm 30. Thế nhưng các tài liệu lưu trữ vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác. Theo lời Mamulov, phụ trách ban thư ký của Beria, Ordjonikidze chuẩn bị và tự tay viết tuyên bố gửi Ủy ban kiểm tra đảng, khẳng định rằng Beria được ĐCS phái vào tổ chức dân tộc chủ nghĩa Azerbaizan nhằm thâm nhập vào cơ quan đặc biệt của chúng. Có những tài liệu chứng tỏ những đụng độ cá nhân giữa Ordjonikidze với Stalin, nhưng không có chứng cứ gì của việc ông chống lại các vụ bắt bớ và thanh trừng.

    Tháng 1-1991 trên tạp chí Tin tức của BCHTƯ ĐCS Liên Xô bất ngờ đăng biên bản Hội nghị BCHTƯ về vụ án Beria. Các phát biểu tại Hội nghị của Molotov, Malenkov, Khrusev, Mikoian và những người khác cho thấy rằng những lời buộc tội chống Beria chỉ dựa trên những lời đồn đại do chính họ tung ra. Biên bản không chứa những chứng cứ trực tiếp nào, thế nhưng đầy rẫy những nhận xét không xác định: “Tôi nghĩ”, “Ngay từ đầu tôi đã không tin ông ta”, kiểu như thế.

    Theo sau việc bắt Beria, cuối tháng 6 hay đầu tháng 7-1953, Malenkov cử bí thư BCHTƯ đảng Satalin kiêm nhiệm chức thứ trưởng thứ nhất Bộ nội vụ, giao cho ông ta phụ trách tình báo đối ngoại. Tôi lập tức báo cáo với ông ta về công việc của mình nhằm chống lại các căn cứ chiến lược Mỹ, và yêu cầu những chỉ thị tiếp theo, chỉ ra rằng tôi lo những công việc nghiêm túc, chứ không phải mưu mô của những nhà cầm quyền. Tôi đề nghị ông ta cho phép tiếp tục nghiên cứu khả năng chiến đấu của các lực lượng NATO. Đáp lại ông ta tuyên bố:

    - Tôi ở đây không phải để quyết định gì đó. Và tôi cũng không định ký các tài liệu.

    Và trả lại báo cáo của tôi.

    Sau khi việc bắt giữ Beria được thông báo chính thức và ông bị khai trừ khỏi đảng và bị gọi là kẻ thù của nhân dân, cuộc họp cốt cán đảng của thành phần lãnh đạo Bộ nội vụ được tổ chức. Các phát biểu của Malenkov và Satalin giải thích nguyên nhân bắt giữ Beria với các nhà chuyên nghiệp tập trung tại phòng hội nghị, vang lên một cách ngây thơ và bất lực kiểu trẻ con. Phòng họp im lặng nghe sự cởi mở của Satalin về việc, nhằm làm mê muội sự cảnh giác của Beria, BCHTƯ đã phê chuẩn các nghị quyết biết rõ là giả dối và ra những mệnh lệnh tương ứng. Mọi sự đó là vô tiền khoáng hậu. Tất cả chúng tôi tin rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào ban lãnh đạo chúng ta cũng không tiếp nhận những chỉ thị để lừa dối đảng viên cho dù là vì mục đích tối thượng nhất.

    Lúc ấy tôi ngây thơ quá mức là đã tin: thời Stalin mọi thứ đều khác. Mà tất cả chúng tôi đều cho rằng một sự trơ trẽn như thế là không thể. Trong khi đó Satalin tiếp tục phát biểu. Theo lời ông ta, lãnh đạo BCHTƯ và đồng chí Malenkov cùng với các tướng lĩnh lừng danh - ông nhắc tới nguyên soái Jukov và các tướng Batitsky và Moxkalenko, những người giúp bắt Beria, - đã lập một chiến công anh hùng.

    - Hoàn toàn không đơn giản khi lập kế hoạch và tiến hành bắt giữ một kẻ ác độc như thế, - Satalin nói.

    Eitingon, Raikhman và tôi ngồi cạnh nhau, trao đổi những ánh mắt đa nghĩa. Chúng tôi lập tức hiểu rằng, không có mưu mô nào hết của Beria, chỉ là mưu mô chống Beria trong ban lãnh đạo đất nước.

    Lập tức sau Satalin, thứ trưởng phụ trách cán bộ Obrutsnikov lên tiếng và gọi Raikhman, Eitingon và tôi là những nhân vật không xứng đáng với lòng tin. Nói chung ông ta không phải là kẻ thù của chúng tôi - ông ta thi hành. Obrutsnikov chỉ trích tôi quây bọc quanh mình những nhân vật đáng ngờ và đáng ghét kiểu Eitingon, Xerebrianxky và Vaxilevxky trước kia bị bắt và bị loại khỏi công tác tình báo. Mọi cố gắng thanh minh của tôi bị Xerov chủ toạ chặn lại.

    Mãi đến năm 1991 tôi mới biết: Obrutsnikov đơn giản nhắc lại đúng từng lời mà Kruglov nói tại Hội nghị trong Kremli. Khác với Xerov, Kruglov không phải là nhân vật chủ chốt trong âm mưu chống Beria: ông ta quá sợ đến nỗi trong những ngày bấn loạn ấy đã mất đi một nửa trọng lượng cơ thể.

    Satalin báo rằng trưởng phòng trong cục phản gián, đại tá Potapov đã thiển cận chính trị và kém chuyên môn: khi gặp người cung cấp tin ngay trước việc bắt giữ Beria, anh ta đã tán dương Bêria. Tôi thấy mặt Potapov trắng bệch khi nghe Malenkov hỏi: “Người này có đây không?” Potapov đứng lên nhưng không đủ sức nói gì. Xerov can thiệp vào, tuyên bố rằng những kẻ thiếu trách nhiệm đưa ra những phát biểu chống đảng như thể, không thể dự cuộc họp kín của Đảng, và Potapov bị đưa ra khỏi phòng. May thay, anh ta giữ chức vụ không cao để cần gây một vụ om sòm, vì thế chỉ bị đuổi khỏi cơ quan và nhận cảnh cáo đảng.

    Dù cuộc họp cốt cán đảng có đánh bật sự thăng bằng tinh thần của tôi, tôi vẫn còn hi vọng rằng mọi chuyện trong bộ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Tôi đi làm đều đặn, nhưng người ta không giao cho việc gì thiết thực cả. Xét theo những ghi chép của tôi, cuộc họp tổ chức ngày 15-7, còn 5-8 tôi bị gọi đến văn phòng Rruglov và được lệnh đem đến hồ sơ điệp viên Xtamenov, đại sứ Bungari ở Liên Xô những năm 1941-1944, điệp viên NKVD mà tôi phụ trách. Không giải thích gì, Kruglov bảo “bề trên” đang đợi chúng tôi, - điều đó có nghĩa là chúng tôi đi vào Kremli. Chúng tôi qua cổng Xpaxkie rồi đi theo những hành lang quen thuộc. Người ta tiếp đón khá quái lạ. Tôi và Kruglov lập tức hiểu ngay: sẽ xảy ra gì đó bất thường. Thay vào chỗ mời bộ trưởng và thuộc cấp của ông vào văn phòng, phụ trách ban thư ký Malenkov đề nghị Kruglov ở lại phòng đón khách (thời Stalin không có chuyện đó), còn tôi được mời vào văn phòng cũ của Stalin.

    Đó không phải một sự tình cờ. Các nhà lãnh đạo đất nước biết rằng Kruglov và Xerov đứng đầu MVD, không nắm rõ một loạt chi tiết và hoàn cảnh quan trọng trong công tác của cơ quan an ninh những năm 1945-1953. Có thể Đoàn chủ tịch BCHTƯ còn chưa quyết được có đáng hay không một loạt vụ việc đặc biệt quan trọng trong và ngoài nước mà ngoài Beria, cả Khrusev, Molotov, Malenkov và Bulganin - những người buộc tội Beria hiện giờ - đều trực tiếp có dính dáng.

    Trong văn phòng cũ của Stalin ngồi sau bàn hội nghị Đoàn chủ tịch BCHTƯ có Khrusev, Molotov, Malenkov Bulganin, Mikoian và Vorosilov. Dù được xem rằng với tư cách chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Malenkov là người đứng đầu ban lãnh đạo tập thể, nhưng không phải ông, mà Khrusev chào tôi và mời ngồi. Rồi ông ta nói:

    - Đồng chí Xudoplatov ạ, anh biết là chúng ta đã bắt Beria vì hoạt động phản bội. Anh làm việc với y nhiều năm. Beria viết rằng muốn giải thích với chúng tôi. Nhưng chúng tôi không muốn trò chuyện với y. Chúng tôi mời anh để làm rõ một số hành động phản bội của y. Tôi nghĩ anh sẽ cởi mở trả lời những câu hỏi của đảng.

    Im lặng một chốc, tôi đáp:

    - Trách nhiệm đảng viên của tôi - trình ban lãnh đạo đảng và chính phủ những sự kiện chân thực. Sau khi kinh ngạc nghe giải thích việc bắt giữ Beria, tôi nói thêm: Rất tiếc, tôi biết về âm mưu của ông ta chỉ từ thông báo chính thức.

    Malenkov tham gia vào câu chuyện và đòi hỏi để tôi giải thích sự tham gia của tôi trong những cố gắng bí mật của Beria vào những tháng đầu chiến tranh thiêt lập tiếp xúc với Hitler, để bắt đầu đàm phán hoà bình trên cơ sở nhún nhường lãnh thổ.

    Tôi kể lại những gì liên quan đến Xtamenov và công việc tung thông tin giả trong chiến tranh. Malenkov cắt lời tôi, đề nghị ra phòng đón khách và viết bản tường trình về vấn đề này. Trong lúc đó Kruglov được gọi vào văn phòng, còn khi thư ký của Malenkov báo rằng tôi đã viết xong, tôi lại được mời vào.

    Muộn hơn tôi biết rằng trong các lời khai của Beria về sự việc này nói rằng ông nhận lệnh của chính phủ nhờ sự giúp đỡ của Xtamenov tạo các điều kiện cho chúng ta khả năng triển khai tác chiến để có thì giờ tập trung lực lượng, bằng cách qua Xtamenov tung tin giả và ngăn cản sự tiến lên của quân Đức.

    Khrusev đọc lời khai một trang của tôi. Molotov tiếp tục im lặng, Khrusev lại đề nghị tôi kể về công việc thời Abakumov và Beria sau chiến tranh. Và ở đây hình như tôi đã có một sai lầm định mệnh.

    Sau khi tôi mô tả những chiến dịch được lập để chống lại các căn cứ quân sự của NATO, Khrusev để nghị báo cáo về những vụ thủ tiêu bí mật. Tôi bắt đầu từ hành động chống Konovalets và Trotsky, sau đó chuyển sang những chiến dịch đặc biệt ở Minxk và Berlin trong những năm chiến tranh. Tôi nêu bốn hoạt động sau chiến tranh: với Ogginx, Xamet, Romja và Sumxky - và trong mỗi trường hợp đều chỉ ra ai ra lệnh về thủ tiêu, rằng mọi hành động đều được không chỉ Stalin, mà cả Molotov, Khrusev và Bulganin khích lệ. Khrusev lập tức sửa lại tôi, quay về phía Đoàn chủ tịch, tuyên bố rằng trong phần lớn các trường hợp sáng kiến xuất phát từ Stalin và các đồng chí nước ngoài của chúng ta. Một khoảng dừng khó xử. Bất ngờ tôi được ủng hộ: Bulganin nói rằng các chiến dịch ấy được thực hiện chống những kẻ thù đáng nguyền rủa của chủ nghĩa xã hội. Khrusev kết thúc cuộc trò chuyện, nói với tôi:

    - Đảng không có gì chống lại anh. Chúng tôi tin anh. Hãy tiếp tục công tác. Sắp tới chúng tôi đề nghị anh chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt ban lãnh đạo Bandera đứng đầu phong trào phát xít Ucraina ở Tây Âu dám láo xược lăng nhục các nhà lãnh đạo Xô viết.

    Sau đó ông ta cho tôi hiểu là không còn câu hỏi tiếp, và Kruglov bằng cử chỉ cho tôi biết đợi ông ta ở phòng đón khách. Tôi đợi ở đấy chừng giờ rưỡi, và sự lo lắng lớn dần lên. Tôi không tin một lời Khrusev nói với tôi lúc kết thúc. Ấn tượng nặng đè lên tôi từ sự thù địch của Malenkov và sự lặng thinh của Molotov.

    Tôi lo lắng tợn. Cái khả năng là Kruglov đi ra từ văn phòng với lệnh bắt tôi là có vẻ hoàn toàn thực tế. Đã ở trong xe, ông ta nói để tôi không chậm trễ trình lên ông ta báo cáo tự viết tay về tất cả các trường hợp thủ tiêu tôi rõ - cả trong lẫn ngoài nước, trong đó kể cả sự huỷ bỏ mệnh lệnh. Vấn đề nói tới những chiến dịch mà mệnh lệnh tiến hành hay huỷ bỏ xuất phát từ Beria, Abakumov và Ignatiev.

    Trong văn phòng mình, tôi lập một danh sách tất cả những phi vụ đặc biệt tôi rõ và đưa chúng cho đại tá Xtudnikov, bí thư đảng Ban 9. Trong báo cáo tôi chỉ kể những chiến dịch đích thân tôi rõ hoặc trong đó tôi cách này hay cách khác có tham dự. Sau đó đề nghị Xtudnikov đưa tài liệu đến ban thư ký của Kruglov, bởi vì tôi muốn tin chắc rằng tôi có nhân chứng. Còn khắp Bộ đã loang tin đồn rằng cơ quan của tôi chịu trách nhiệm vì những vụ giết người hàng loạt đã gây ra theo lệnh của Beria.

    Sau khi thư ký của Kruglov khẳng định rằng Xtudnikov đã chuyển báo cáo của tôi trong phong bì gắn kín, tôi đến biệt thự để bàn bạc tình hình với vợ. Dù chúng tôi cố giữ lạc quan, cố hoá ra đúng khi cho rằng chắc chắn nhất ban lãnh đạo mới sẽ xem tôi như một kẻ đồng lõa tích cực trong mọi vụ việc của Beria.

    Sau 2-3 ngày, em trai Konxtantin cho biết tên tôi bắt đầu nổi lên trong các biên bản hỏi cung Beria, Kobulov và Mairanovxky. Qua điện thoại tổng công tố Rudenko gọi cho tôi và đòi phải đến chỗ ông ta, như ông ta diễn đạt, “làm sáng tỏ một số sự kiện anh biết rõ. Trước khi đến gặp tổng công tố trên phố Puskin, tôi tự nhủ: ta sẽ chẳng tự bắn mình và sẽ đấu tranh đến cùng - tôi chưa bao giờ là đồng lõa của Beria, thậm chí chưa là người thuộc giới thân cận của ông.

    Tại viện công tố Liên Xô trong phòng đón khách tôi gặp đại tướng Maxlenikov, Anh hùng Liên Xô vừa ra khỏi văn phòng của Rudenko. Chúng tôi gật đầu chào nhau, và tôi kịp nhận thấy khuôn mặt ông u ám. Với tư cách thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ ông chỉ huy các đơn vị MVD: danh hiệu Anh hùng Liên Xô ông nhận như tư lệnh mặt trận trong thời gian chiến tranh. Tôi bao giờ cũng kính trọng ông.

    Suy nghĩ nhiều về đề nghị nghỉ phép, tôi nghiêng về ý tưởng rằng họ muốn bắt tôi không gây ầm ĩ, ở bên ngoài Moskva và giữ kín việc bắt giữ. Muộn hơn tôi biết một tin sững sờ - Maxlenikov tự vẫn trong văn phòng. Sau những cuộc hỏi cung có vẻ như Beria có những kê hoạch đưa về Moskva các đơn vị MVD dưới sự chỉ huy của ông, và bắt giữ toàn bộ chính phủ. Không hề có một kế hoạch như thế, và Maxlenikov quyết định: tốt nhất là kết liễu bản thân còn hơn bị bắt. Ông đã bảo vệ danh dự một đại tướng như thế.

    Trong văn phòng Rudenko có đại tá tư pháp Tsaregradxky: qua thời gian trò chuyện ông ta không thốt ra một lời nào và chỉ cẩn thận ghi các câu hỏi của Rudenko và lời đáp của tôi. Rudenko tuyên bố rằng đã nhận được chỉ thị từ BCHTƯ đảng sắp xếp các lời giải thích của tôi, sau đó gài vào vụ án Beria, và nhấn mạnh rằng trong các giải thích của tôi câu chuyện với Xtamenov có viện dẫn tới Stalin và Molotov, cần phải bỏ chúng và thay vào đó viện dẫn đến Beria, người truyền đạt cho anh tất cả các chỉ thị và mệnh lệnh mà ông ta nhận được từ "cấp trên”. Tôi không phản đối: đối với bất cứ ai quen với trật tự thời ấy, cách đặt vấn đề như thế được coi là bình thường. Thì trong các báo cáo của tôi gửi bộ trưởng không bao giờ tôi viết rằng tôi đề nghị vụ việc này hay vụ việc kia theo chỉ đạo của đồng chí Khrusev hay Malenkov. Mà thay vào tên và chức vụ, mọi người viết và nói “cấp trên” đã thừa nhận là hợp lý tiến hành chiến dịch này hoặc nọ.

    Ngay từ đầu tôi không thích ngữ điệu và chính các câu hỏi mà Rudenko đặt ra. Chúng như thế này:

    - Khi nào anh nhận được mệnh lệnh phạm pháp của Beria bắt đầu thăm dò khả năng hiệp ước hoà bình với Hitler?

    Tôi lập tức phản đối, nhận xét rằng những diễn đạt như “mệnh lệnh phạm pháp” không được các đồng chí Khrusev và Malenkov dùng khi họ đặt câu hỏi và nghe giải thích của tôi. về những hành động phạm tội của Beria tôi chỉ được biết qua thông báo chính thức của chính phủ. Còn chính tôi, như một cán bộ tác chiến, không thể tưởng tượng rằng, con người được chính phủ cử phụ trách cơ quan an ninh, lại là kẻ tội phạm hiện giờ bị vạch trần.

    Rudenko rất không thích những câu trả lời của tôi được ghi biên bản. Dù ông ta vẫn giữ vẻ lịch thiệp trong giao tiếp, nhưng trách tôi là quá trịnh trọng và dùng những diễn đạt bảo thủ trong việc vạch trần một kẻ thù đáng nguyền rủa của đảng và chính phủ như Beria. Tất nhiên, tôi trở về Lubianka trong tâm trạng u uất nhất: quay lại trong trí câu chuyện ở viện công tố, tôi cố hình dung chuyện gì sẽ tiếp theo sau đó. Tôi hiểu rằng tương lai chẳng hứa hẹn điều gì tốt với tôi, và tôi đã tuyệt vọng.

    Nhanh chóng tôi biết về những đổi thay như những điềm dữ. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Xerov tuyên bố với tôi: Ban 9 từ nay không còn là phân ban độc lập nữa, mà thuộc thành phần Tổng cục tình báo mà sau việc bắt giữ Beria chịu sự lãnh đạo của Paniuskin. Đó là một kẻ quan liêu tự đắc, cũng như không có lấy một chút kinh nghiệm trong các chiến dịch tác chiến, bất kể đã từng là đại sứ và trưởng nhóm tình báo ở Trung Quốc, sau đó ở Washington vào đầu những năm 50. Điều đó đi ngược hẳn với những lời cam đoan của Khrusev, rằng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình như cũ. Paniuskin và Xerov cố moi từ tôi sao cho nhiều hơn các kế hoạch tác chiến. Dù họ khẳng định rằng tôi vẫn là phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, thật kinh ngạc đối với tôi, họ đề nghị tôi nghỉ phép - nghỉ ngơi, ví dụ, tại viện điều dưỡng của Bộ. Tôi đồng ý nhưng nói rằng sắp sửa đến năm học, và tôi có thể đi nghỉ phép sau khi các con tôi đến trường.

    Tình hình vô cùng căng thẳng. Cô vợ lo để làm sao ở nhà tôi không với tay đến được vũ khí, - cô sợ tôi sẽ tự tử để tránh việc bắt bớ và cứu gia đình khỏi bị đày đi Xibiri. Những ngày ấy Raikhman vừa bị Xerov đuổi việc một tuần sau cuộc họp cốt cán đảng về vụ án Beria, đã đến thăm chúng tôi. Theo lời Raikhman người có những liên hệ trong các nhóm chính phủ, người ta cam đoan với ông rằng sự thanh lọc chỉ hạn chế bởi những ai đã bị bắt cùng với Beria, và ông hi vọng rằng ông và Eitingon chỉ bị buộc nghỉ việc. Cả hai chúng tôi muốn nghĩ sẽ được như thế. Bởi chúng tôi chưa bao giờ thuộc số những người gần gũi với Beria, mà những người thực sự quan hệ với ông như Kruglov và Xerov, vẫn giữ quyền lực. Dự đoán của Raikhman hoá ra sai lầm.

    Eitingon, Elizabeta và Vaxili Zarubin, Xerebrianxky, Afanaxiev, Vaxilevxky và Xemenov bị đình chỉ công việc. Muộn hơn Eitingon và Xerebrianxky bị bắt, những người khác bị đuổi, dù người già nhất cũng chỉ mới hơn năm chục tuổi. Xemenov, nổi tiếng bởi những hoạt động anh hùng trong việc đạt được những bí mật nguyên tử cho đất nước, bị đuổi khỏi cơ quan không tiền hưu. Nửa năm sau khi tôi bị bắt, người ta đuổi Zoia Rưbkina khỏi ngành an ninh. Cô bị cử đến phục vụ ở hệ thống trại giam miền Bắc. Năm 1955 cô về hưu, nhận lương hưu của MVD chứ không phải của KGB.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. Đối kháng với chính quyền và điều tra

    Qua đi mấy ngày. Ngày 21-8-1953 người ta bắt tôi. Đó là thứ sáu. Tôi đang trong văn phòng của mình khi sĩ quan trực ban vào hỏi, tôi có ý định gọi Eitingon để lập hồ sơ về hưu cho ông không do thiếu tài liệu về các vụ công cán nước ngoài. Sĩ quan trực, trung tá, tức dưới cấp tôi, đã quan tâm đến công việc không thuộc chức năng của anh ta. Tôi hiểu: đó là một dấu hiệu xấu... Sau một ít thời gian Eitingon gọi điện thoại cho tôi và nói ông được gọi vào Cục cán bộ, mà ông đang bị loét dạ dày, vì thế không thể đi được. Tôi trả lời là không biết người ta gọi để làm gì. Sau một giờ - trong cửa văn phòng xuất hiện thiếu tá Bưtskov, thư ký của tôi. Anh ta nói có tài liệu với chỉ thị mật của bộ trưởng được gửi tới. Lúc ấy một trong số phó của tôi, bí thư đảng uỷ cơ quan Xtudnikov đang báo cáo, tôi lệnh cho anh ta ra, và Bưtskov dẫn vào ba sĩ quan.

    Tôi biết một trong ba người - đó là trung tá Gordeev, chỉ huy cơ quan chịu trách nhiệm bắt giữ và lục soát trong những trường hợp đặc biệt quan trọng. Chính Gordeev tiến hành bắt giữ Voznexenxky, uỷ viên Bộ Chính trị, Kuznetsov, bí thư BCHTƯ đảng, Sakhurin, bộ trưởng Công nghiệp hàng không và những nhân vật chức quyền cao khác. Tôi hỏi ngay có lệnh bắt tôi không. Gordeev trình nó và nói lệnh do Kruglov ký, còn quyết định lục soát do Xerov ký.

    Lúc đó tôi đề nghị không đi qua phòng tiếp khách để khỏi gây náo loạn cho các nhân viên, mà ra từ cửa khác. Đó là sự vi phạm thô bạo luật pháp, nhưng họ đồng ý. Theo mọi nguyên tắc, tôi phải ký biên bản khám xét trong văn phòng tôi và ở nguyên vị trí khi chưa lục soát xong.

    Chúng tôi đi xuống dưới từ tầng bảy vào nhà tù nội nằm dưới hầm Lubianka. Thiếu sự tuân thủ các hình thức, tôi viết phiếu đăng ký và bị khoá vào xà lim như một tù nhân đeo số tám.

    Tôi xúc động mạnh nên không nhớ những gì diễn ra quanh tôi. Chỉ nhớ - đầu tôi rất đau, nhưng may thay, tìm được trong túi những viên thuốc. Tôi kinh ngạc khi sực nhớ người ta không khám người tôi mà chỉ kiểm tra xem có vũ khí hay không. Đến giờ ăn, tôi cố nuốt một thìa canh để trôi viên thuốc, và bắt đầu ngẫm nghĩ về tình cảnh của mình. Vừa lúc cửa mở và hai giám thị vội vã đưa tôi ra khu hành chính nhà tù và lục soát. Tôi bị tước đi hết, kể cả những viên thuốc giảm đau. Người ta tháo khỏi tay tôi cái đồng hồ Thuỵ Sĩ có lịch mà tôi mua 15 năm về trước ở Bỉ, và đặt vào túi trên áo vét của tôi. Tôi bị dẫn đến cái xe tù bịt kín, và vào thời điểm cuối một trong số giám thị rút đồng hồ từ túi của tôi. Sự ăn cắp vặt này làm tôi sững sờ: tôi không thể tưởng tượng rằng các giám thị nhà tù đặc biệt bí mật có thể xử sự như những tên móc túi. Đó là tôi nghĩ lúc đó, dù tôi càng rõ hơn rằng tôi đã bị phán quyết. Sau đó tôi chợt nghĩ rằng, có thể, tôi sẽ lợi dụng việc ăn cắp đồng hồ này.

    Người ta đưa tôi đến nhà tù Butưrok nơi lặp lại sự lục soát, sau đó bị nhét vào xà lim đơn, không khác gì xà lim nhà tù Phần Lan nơi thời trai trẻ tôi được ngồi mấy tháng. Cuộc hỏi cung đầu tiên diễn ra ngay ngày hôm đó, lúc đêm khuya. Rudenko và đại tá tư pháp Tsaregadxky hỏi cung tôi. Rudenko thô lỗ tuyên bố rằng tôi bị bắt như một kẻ tham gia tích cực của âm mưu Beria mà mục đích là chiếm chính quyền, rằng tôi là nhân vật tin cậy và đồng lõa của Beria trong các vụ thoả thuận bí mật với các cường quốc nước ngoài chống lại quyền lợi của nhà nước Xô viết, rằng tôi tổ chức một loạt hành động khủng bố chống lại kẻ thù cá nhân của Beria và lập kê hoạch ám hại các nhà lãnh đạo nhà nước Liên Xô.

    Nghe những lời buộc tội kinh tởm ấy, tôi giận dữ chống lại những hành vi phạm pháp đối với tôi như một kẻ bị bắt: tôi không có mặt khi lục soát văn phòng mình, người ta không đưa cho tôi danh mục các đồ vật tịch thu lúc lục soát, và tột độ là khi áp giải đưa tôi về nhà tù Butưrok giám thị đã ăn cắp chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ đeo tay của tôi.

    Rudenko và Tsaregradxky hoá đá trợn trừng nhìn tôi, không tin vào tai mình. Cuối cùng Rudenko trấn tĩnh và nói rằng sẽ ra lệnh xem xét mọi sự. Trong khi cả hai đang bối rối, tôi quyết định dấn tiếp và thể hiện sự phản kháng, rằng bất kể luật pháp, tôi bị hỏi cung ban đêm. Nhưng Rudenko đã cảnh giác và dứt lời tôi:

    - Chúng tôi sẽ không tuân thủ nguyên tắc khi hỏi cung những kẻ thù đáng nguyền rủa của chính quyền Xô viết. Các anh ở NKVD đã tuân thủ các hình thức cơ đấy. Với các anh, với Beria và toàn bè đảng các anh chúng tôi sẽ xử sự thế đấy.

    Bản sao cuộc hỏi cung đầu tiên của tôi ngày 21-8-1953 Rudenko chuyển cho Malenkov. Tôi biết về điều đó sau 40 năm, khi cố vấn tổng thống Eltsin thượng tướng Dmitri Volkogonov cho con trai tôi xem tài liệu này. Biên bản, cần nói đúng cho Rudenko, không có những thú nhận bịa đặt và xuyên tạc. Trong đó ghi lại rằng tôi không thừa nhận những cáo buộc dành cho tôi, rằng về hoạt động “tội phạm” của Beria tôi chỉ được rõ từ thông báo chính thức và tôi không hề biết một âm mưu nào trong Bộ nội vụ. Thực ra, trong biên bản không nhắc đến những phản kháng của tôi.

    Sáng hôm sau trong xà lim xuất hiện sĩ quan trực ban với danh mục các đồ vật tịch thu trong lúc lục soát tôi, trong chúng có chiếc đồng hồ. Tôi ký tài liệu.

    Tại cuộc hỏi cung thứ hai, tiện thể nói thêm, diễn ra ban ngày, Rudenko nhã nhặn hỏi tiểu sử của tôi. Trả lời ông ta, tôi nhấn mạnh rằng không có quan hệ gì vối Beria cho đến khi ông được đề cử năm 1938 vào bộ máy trung tâm của NKVD.

    Bất ngờ Rudenko đề nghị tôi đưa ra những lời khai làm chứng chống lại Beria: kể về kế hoạch của ông câu kết ngầm với Hitler về ký kết hoà bình riêng rẽ nhờ sự trung gian của đại sứ Bungari Xtamenov, về sự lôi kéo “gián điệp Anh” Maixky để thiết lập những tiếp xúc mật với Churchill và, cuối cùng, về những âm mưu được chuẩn bị nhằm tiêu diệt ban lãnh đạo Liên Xô bằng thuốc độc. Rudenko nói thêm rằng Beria đã huỷ bỏ mệnh lệnh của chính phủ về việc bắt cóc các thủ lĩnh lưu vong Gruzia ở Paris bởi trong số chúng có ông chú của vợ ông. Giúp chúng tôi vạch mặt những kế hoạch độc ác của Beria là nghĩa vụ đảng viên của anh, ông ta nói.

    Thứ nhất, tôi không biết các kế hoạch kinh khủng này, tôi đáp, thứ hai, Xtamenov là điệp viên của chúng ta mà qua đó theo lệnh chính phủ tung tin giả nhằm tranh thủ thì giờ, dừng sự tấn công của quân Đức. Còn Maixky thì tôi trò chuyện lần cuối cùng năm 1946, khi Beria không còn phụ trách cơ quan an ninh, mà chỉ chuyên trách tình báo nguyên tử, và từ đó đến giờ tôi chẳng có liên hệ gì với ông ta. Tôi cũng phủ nhận sự tham gia vào các kế hoạch khủng bố chống các kẻ thù của Beria: suốt ba mươi năm phục vụ trong cơ quan an ninh tôi đã làm tất cả, nhiều khi liều cả mạng mình để bảo vệ chính phủ, nhà nước và người Xô viết khỏi những kẻ thù chung của chúng ta.

    Rudenko thô lỗ cắt ngang tôi và đưa ra thêm một buộc tội nữa: tôi không thi hành lệnh Stalin và Malenkov thủ tiêu những kẻ thù độc ác nhất của nhà nước Xô viết như Kerenxky và Tito. Ông ta nói:

    - Đừng nuôi ảo tưởng rằng nếu anh và Eitingon nhiều năm về trước đã tiến hành chiến dịch thủ tiêu Trotsky và Konovalets, thì điều đó cứu được các anh. Đảng và chính phủ đề nghị các anh hợp tác với chúng tôi vạch trần các hành động tội phạm của Beria, và số phận anh phụ thuộc vào việc anh giúp chúng tôi như thế nào. Nếu anh từ chối cộng tác với chúng tôi, thì chúng tôi tiêu diệt không chỉ anh, mà toàn bộ gia đình anh. Bây giờ anh là tù nhân số tám trong 50 tên bị bắt về vụ án Beria.

    Qua những năm thanh trừng và những phiên toà công khai tôi tất nhiên biết người ta dùng những biện pháp gì để đạt được những thú nhận và chứng cứ giả.

    Từ các hồ sơ điều tra của những tình báo viên chúng tôi bị bắt vào những năm 1937-1938, tôi hiểu một điều: dù số phận anh đã bị định trước, biện pháp duy nhất giữ phẩm cách con người và tên tuổi mình trong sạch - phủ nhận những tội ác được gán cho anh khi còn đủ sức. Đồng thời tôi hiểu rằng để cứu bản thân và gia đình, tôi không nên thể hiện tính thủ cựu liên quan đến sự tồn tại âm mưu của Beria. Vì thế tôi tuyên bố rằng sẵn sàng thông báo về tất cả các sự kiện tôi rõ. Đồng thời tôi tiếp tục giữ ý kiến là tôi không biết gì về âm mưu của Beria và những vụ thủ tiêu người không có lợi cho ông. Tôi nói rằng lệnh về kế hoạch bắt cóc các thủ lĩnh Gruzia lưu vong ở Paris và lệnh hủy bỏ nó xuất phát từ chính phủ, điều đó được khẳng định bởi bộ trưởng Kruglov trong sự hiện diện của tôi sau việc bắt Beria tại cuộc họp Đoàn chủ tịch BCHTƯ ĐCS Liên Xô ngày 5-8-1953.

    Đó là lần gặp cuối cùng của tôi với Rudenko. Sau một ngày các cuộc hỏi cung đã lặp lại, nhưng bây giờ do Tsaregradxky tiến hành, kẻ tuyên đọc cáo trạng chính thức cho tôi có tội trong âm mưu với sự tham gia của Xtamenov với mục đích ký kết hoà bình tay đôi với Hitler; trong sự thành lập một nhóm đặc biệt trực thuộc bộ trưởng Bộ Nội vụ để theo lệnh Beria thực hiện những vụ sát hại bí mật những người có thái độ thù địch đối với ông và các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ, trong sự câu kết với “tên Do Thái” Mairanovxky, cựu trưởng “Phòng thí nghiệm-X”, để thực hiện những vụ giết người này với sự ứng dụng các chất độc đặc biệt. Theo lời ông ta, tôi sử dụng Mairanovxky người bị bắt trước tôi, như người họ hàng của mình và là nhân vật tin cậy để giết các kẻ thù của Beria tại các điểm hẹn và biệt thự bí mật của NKVD-MGB.

    Thêm vào các lời buộc tội đó ông ta còn bổ sung sự tham gia trong âm mưu với mục đích giành chính quyền trong nước và che giấu chính phủ thông tin về những hoạt động phản bội của “bè lũ Tito” Nam Tư những năm 1947-1948.

    Tsaregradxky nói về kế hoạch của Beria chạy trốn sang phương Tây bằng máy bay chiến đấu từ căn cứ không quân gần Murmanxk. Tôi gạt bỏ những lời bịa đặt này và tuyên bố: lực lượng không quân không phụ thuộc vào tôi, và vì thế tôi không thể giúp thực hiện một kế hoạch tương tự. Rõ ràng người ta xuyên tạc chiến dịch kiểm tra thành công hệ thống phòng không của NATO. Chuyến bay đường dài của máy bay ta trên các căn cứ quân sự ở Na Uy cho phép xác định điểm yếu của người Mỹ và người Anh. Sau gần 40 năm, tôi gặp đại tá Zimin, sĩ quan của chúng tôi giữ tiếp xúc với Bộ tổng tham mưu, ông kể với tôi rằng, chuyến bay ấy suýt dẫn ông vào tù. Đã rõ là Beria như phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng đã cho phép chuyến bay này nhưng không báo cáo với Malenkov. Và chính sự kiện đó mới được dẫn ra như chứng cứ rằng Beria muốn sử dụng căn cứ không quân gần Murmanxk để chạy trốn khi âm mưu của ông thất bại.

    Thượng tướng Xtemenko, phó tổng tham mưu trưởng, như người có sáng kiến “những kế hoạch phản bội” này lúc ấy chưa đến năm mươi tuổi, buộc phải xuất ngũ. Khrusev và Malenkov đã nương nhẹ và không muốn đưa ra trước toà các quan chức quân đội cao cấp. Gần mười lăm năm sau Brejnev đưa Xtemenko trở lại quân đội chính quy để soạn thảo kế hoạch đổ quân vào Tiệp Khắc. Xtemenko hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận quân hàm đại tướng và ngôi sao Anh hùng Liên Xô vì nhiệm vụ này.

    Tsaregradxky đưa ra với tôi lời buộc tội, rằng tôi bằng cách “phản bội hèn nhát nhất” đã làm đổ vỡ chiến dịch thủ tiêu Tito. Tất nhiên mọi phản kháng và đòi hỏi cho tôi phản bác những cáo buộc này đã bị coi thường.

    Tsaregradxky khép tội liên hệ của tôi với “những kẻ thù của nhân dân” bị xử bắn - Spigelglaz, Maly và các nhà tình báo khác. Ông ta cố trình bày tôi là kẻ đồng lõa của họ, khi nói rằng Beria biết các mối liên hệ xấu xa này, nhưng muốn im đi, nhằm tuyển mộ tôi một cách tin cậy hơn vào tổ chức những kẻ mưu phản của ông. Lừa dối đảng và chính phủ, tôi nhận từ tay Beria những phần thưởng cao không xứng đáng. Đồng thời, ông ta nói, Beria che giấu BCHTƯ và chính phủ, rằng tôi có vô số tài liệu làm ô danh trong Bộ phận điều tra của NKVD-MGB, và cất nhắc tôi thành một trong những lãnh đạo của ngành tình báo Xô viết.

    Trong những năm chiến tranh, theo lời Tsaregradxky, thi hành chỉ thị của Beria, tôi bí mật gài mìn các biệt thự và dinh thự ngoại thành của chính phủ, còn sau đó che giấu sự gài mìn các cơ sở này trước Cục bảo vệ Kremli để tiêu diệt các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ vào thời điểm thích hợp đối với bọn mưu phản. Muộn hơn tôi biết rằng phó của tôi đại tá Orlov bị gọi vào viện công tố và được lệnh cùng một nhóm cán bộ rà soát các dinh thự chính phủ ở tuyến đường Minxk tìm mìn chôn theo lệnh của tôi. Cuộc tìm kiếm kéo dài một tháng rưỡi nhưng không phát hiện được quả mìn nào cả.

    Thực ra như tôi đã kể, chúng tôi được lệnh rải mìn để ngăn chặn bước tiến của quân Đức vào tháng 10-1941. Nhưng sau khi đánh lui quân Đức, mìn đã được gỡ bỏ. Các nhóm công binh đặc biệt cũng cố phát hiện các báu vật do Beria “giấu” trong các hầm đặc biệt, nhưng chẳng tìm được gì.

    Tại các cuộc hỏi cung tôi không bị đánh đập, nhưng không được ngủ. Các điều tra viên thay đổi nhau, cho tận 5 giờ sáng lặp đi lặp lại chỉ một câu hỏi: tôi có thú nhận sự tham gia của mình trong các kế hoạch và hoạt động phản bội của Beria hay không?

    Gần một tháng rưỡi sau, tôi hiểu rõ, sự thừa nhận nói chung không cần đối với Tsaregradxky. Đơn giản tôi sẽ bị dẫn đi lúc kết thúc vụ án một cách hình thức và người ta sẽ bắn tôi như một kẻ thù chưa tước vũ khí, lỳ lợm phủ nhận tội lỗi của mình. Thế nhưng tôi hiểu rằng một số người bị bắt, ví dụ, Bogdan Kobulov, cố kéo dài thời gian. Tsaregradxky cho tôi xem những đoạn trích từ biên bản hỏi cung ông ta: Kobulov không khai về tội gián điệp, các chiến dịch với điệp viên nước ngoài, thay vào đó ông ta nói rằng bộ máy của Xudoplatov “bị đầy rẫy” những cá nhân đáng ngờ. Một điều tra viên đầy kinh nghiệm, Kobulov cố tạo nên ấn tượng, dường như ông ta cộng tác với viện công tố và có thể sẽ có lợi cho nó trong tương lai. Đối với tôi một phương án như thế là không thể chấp nhận. Tôi hiểu rằng tôi thuộc danh sách những nhân vật và quan chức MVD cần phải bị tiêu diệt. Những lời buộc tội tôi dựa trên các sự kiện mà chính phủ xem xét chúng không phải dưới ánh sáng sự thật, mà chỉ là nguyên cớ để thoát khỏi tôi - một chứng nhân không mong muốn.

    Trong khi diễn ra những cuộc hỏi cung, tôi ngồi trong xà lim đơn. Người ta không bố trí đối chứng với các nhân chứng hay cái gọi là những kẻ đồng lõa, nhưng tôi có một cảm giác là kề bên có những nhân vật chủ chốt khác về vụ án này. Ví dụ, tôi nhận ra bước đi của Merkulov khi ông ta bị dẫn đi hỏi cung ngang qua xà lim tôi. Tôi biết Merkulov gần gũi với Beria thời ở Kavkaz và muộn hơn ở Moskva, nhưng suốt 8 năm gần đây đã không làm việc với ông, vì đã bị cách chức bộ trưởng an ninh từ năm 1946. Tôi hiểu Rudenko nhận được chỉ thị tổ chức tiêu diệt những người thân cận với Beria kể cả trong quá khứ. Tôi cũng biết Merkulov bị đột qụy ngay sau cái chết của Stalin và đang ốm nặng. Nếu Beria lập kế hoạch mưu phản, khó tưởng tượng nổi là Merkulov có thể đóng được vai trò gì đáng kể trong đó.

    Ở giai đoạn điều tra này tôi quyết định hành động trong tinh thần những lời khuyên mà người đi trước và thầy tôi Spigelglaz đã cho những tình báo viên bị bắt quả tang và không có khả năng phủ nhận tội mình: từ từ cần ngừng trả lời các câu hỏi, từ từ ngừng ăn, không thông báo tuyệt thực mà mỗi ngày vứt một phần thức ăn vào hố xí. Sẽ đảm bảo rằng sau hai- ba tuần anh sẽ rơi vào suy kiệt, sau đó là nhịn ăn hoàn toàn. Sau đó một thời gian bác sĩ trại giam sẽ đến và đưa ra chẩn đoán: kiệt sức; sau đó anh sẽ được chuyển vào bệnh viện và chịu chế độ nuôi dưỡng cưỡng chế.

    Tôi biết rằng Spigenglaz “bị gãy” trong nhà tù Lefortovo, ông chịu đựng trò chơi này được hai tháng. Đối với tôi mẫu mực là Kamo (Ter - Petroxian) chỉ huy nhóm chiên đấu bí mật mà theo mệnh lệnh của Lenin đã cướp tiền ở nhà băng Tbilixi năm 1907 và chuyển chúng sang châu Âu. Ở đấy Kamo bị cảnh sát Đức bắt khi người của ông định đổi số tiền cướp được. Chính quyền Sa hoàng đòi trao trả ông ta, nhưng Kamo đã phản kháng thụ động: giả vờ rơi vào trầm uất. Các bác sĩ thần kinh giỏi nhất của Đức chỉ ra sự suy yếu trạng thái thần kinh của ông. Điều đó đã cứu Kamo. Ông được chữa chạy trong tù mà từ đó ông trốn thoát được. Sau cách mạng Kamo làm việc tại Treka với Beria ở Kavkaz và hy sinh ở Tbilixi năm 1922.

    Như Kamo kể với các chiến sĩ Treka trẻ, thời điểm khó khăn nhất là khi người ta chọc vào cột sống để kiểm tra phản ứng đau của người bệnh và đưa anh ta ra khỏi trầm uất. Nếu chịu được nỗi đau kinh khủng, bất cứ bác sĩ thần kinh nào cũng sẽ phán rằng anh không thể bị hỏi cung và đưa ra toà.

    Cuối mùa thu tôi bắt đầu mất sức. Tsaregradxky cố đánh lừa tôi, nói rằng đối với tôi chưa phải đã hết tất cả: những chiến tích quá khứ có thể được lưu ý. Nhưng tôi không trả lời các câu hỏi đặt ra. Người ta đưa đến xà lim một nữ bác sĩ, tôi không trả lời câu hỏi và cô ta đề nghị chuyển tôi sang khối bệnh viện để kiểm tra.

    Trong khối bệnh viện người ta bỏ tôi ngoài hành lang trước văn phòng của bác sĩ. Bất ngờ xuất hiện một nhóm tù hình sự ba hay bốn tên, được dùng làm hộ lý. Chúng bắt đầu la hét rằng cần kết liễu tên cớm này, và xông vào đánh tôi. Tôi quá yếu không thể chống cự, chỉ ngọ nguậy để giảm bớt cú đánh. Sự đánh đập kéo dài mấy phút, nhưng trong tôi có niềm tin chắc chắn rằng các bác sĩ theo dõi màn diễn này từ phòng mình. Bảo vệ quay lại và đuổi bọn hành hạ tôi đi. Tôi hiểu: chúng được lệnh không đánh vào đầu.

    Trong phòng tôi bị ép ăn. về thời gian này tôi chỉ nhớ một cách mơ hồ. Sau mấy ngày trong bệnh viện tôi bị chọc cột sống - thực sự là đau khủng khiếp, nhưng tôi đã chịu được và không kêu thét.

    Trong ghi chép của vợ, tôi đã ở ban thần kinh bệnh viện nhà tù Butưrok hơn một năm. Suốt thời gian đó người ta nuôi tôi một cách cưỡng chế. Tôi đã sống sót nhờ sự nâng đỡ của vợ. Sau hai - ba tháng tôi bắt đầu cảm thấy sự nâng đỡ đó: hàng tuần có thức ăn gửi đến, các hộ lý bày ra những đồ ăn - hoa quả tươi, cá, cà chua, dưa chuột, gà rán..., nhìn đồ ăn tôi biết đó là mẹ vợ tôi chuẩn bị. Trái tim ngập niềm vui: trong nhà mọi sự đều ổn, có thể khỏi lo, dù Tsaregradxky nói rằng những người thân của tôi bị lưu đày và đã từ tôi như từ một kẻ thù của nhân dân.

    Sau mấy tháng cô y tá túc trực thường xuyên trong phòng tôi, nói những lời đáng ngạc nhiên:

    - Pavel Anatolievich ạ, tôi thấy anh không ăn cà chua. Và nhìn vào mắt tôi, cô nói thêm: - Tôi sẽ làm nước cà chua cho anh. Nó tăng sức cho anh đấy. Người ta nói, để sống sót, điều đó đơn thuần là cần thiết.

    Quan hệ thân tình đặc biệt giữa chúng tôi đã bắt đầu như thế. Khi trực cô ngồi cạnh tôi trên giường và im lặng đọc sách. Có lần tôi chú ý đến tờ báo bọc quyển sách, và thấy thông báo về xử bắn Abakumov. Điều đó dẫn tôi đến ý nghĩ, nghĩa là cả Beria, cả những cán bộ có trách nhiệm, bị bắt theo vụ án của ông cũng đã bị bắn. Ở đấy có tên mấy cán bộ cấp bậc thấp hơn tôi. Đành vậy, đừng chờ sự tha thứ, tôi nghĩ. Nghĩa là trò chơi vẫn tiếp diễn. Tôi chống cự không ăn uống. Nhưng nhờ cô y tá tôi biết được đôi điều đang diễn ra bên ngoài. Những cuốn sách cô đọc được bọc báo có thông tin quan trọng đối với tôi. Tôi hiểu cách này do vợ tôi nghĩ ra khi lôi kéo được cô y tá về phía mình.

    Tôi gặp may là không rơi vào làn sóng thứ nhất những kẻ bị xử về vụ Beria. Các bà vợ của Beria, Goglidze, Kobulov, Mesik, Mamulov và của những người khác bị bắt và chịu đi đày.

    Nhanh chóng sau việc tôi bị bắt, Vera Xpektor bà hàng xóm cạnh nhà (vợ tôi làm việc với Mark Xpektor, chồng bà vào những năm 20 ở GPU Ôđécxa) gặp vợ tôi và bằng cử chỉ cho thấy muốn nói chuyện với cô không có ai trông thấy trên hành lang.

    Lúc gặp bà nói:

    - Mark chuyển lời chào và yêu cầu tôi nhất thiết nói với cô: chính phủ đã huỷ bỏ sắc lệnh mà theo đó Bộ Nội vụ hay bất cứ công sở có quyền trục xuất hành chính các thành viên gia đình của kẻ thù nhân dân thiếu quyết định của toà án.

    Dù người ta tìm mọi cách đòi vợ tôi trả lại căn hộ, cô chống cự và tuyên bố chỉ tuân theo quyết định của toà án.

    Cực kỳ quan trọng là cuộc gặp gỡ của cô với chính Xpektor, đại tá an ninh về hưu - đó là một người sáng suốt. Họ gặp nhau như tình cờ tại bệnh viện MVD, chứ không phải ở nhà tôi. Xpektor rất có cảm tình với tôi nên hiểu mọi sự buộc tội tôi là quá vớ vẩn. Khi nghe đồn tôi sắp chết, ông soạn ra kế hoạch để vợ tôi tiếp xúc bí mật với tôi. Mark bố trí cho vợ tôi gặp Volkhonxky, phó Tổng cục trưởng các trại giam, và Butưrok cũng do ông phụ trách. Volkhonxky đưa ra phương án: vào một ngày định trước, khi ông tiếp họ hàng những người bị bắt, vợ tôi sẽ đến văn phòng ông tại nhà tù Butưrok với lý do là cô không tin những lời đồn hình như chồng vẫn sống, và muốn biết tại sao - vi phạm mọi nguyên tắc nhà tù - ban quản trị Butưrok đòi hỏi chuyển thức ăn cho chồng hàng ngày. Cô đúng là mang đến tất cả những gì bác sĩ đòi hỏi, trừ rượu. Volkhonxky bảo vợ tôi đến chính xác vào giờ hẹn, để ông có thể gọi cô y tá mới được chọn trực trong phòng tôi. Đó chính là cô y tá đã làm tôi ngạc nhiên kia - cô chừng hai lăm tuổi, đôn hậu.

    - Việc tiếp theo phụ thuộc vào chị, hãy làm việc với cô ta và lôi kéo cô ta, - Volkhonxky nói thêm.

    Quyết định là vợ tôi sẽ kể với cô y tá, Maria Kuzina, về người bolsevich, một anh hùng chiến tranh bị bôi nhọ để chiếm cảm tình của cô, Volkhonxky nói thời gian trò chuyện không được quá 3-4 phút.

    Chưa qua một tháng, kế hoạch đã thực hiện được. Vợ tôi gặp cô y tá, cầu xin cô và Volkhonxky giúp cứu chồng, để tôi được ra toà nơi sẽ quyết định một cách công bằng số phận của tôi. Cuộc nói chuyện tất nhiên bị ghi băng, nhưng nó không gây sự chú ý của viện công tố, Vợ tôi đã tìm cách liên lạc với Maria và giữa họ đã có quan hệ tin cậy. Vợ tôi tìm mọi khả năng có thể để cảm ơn người phụ nữ đôn hậu này. Chúng tôi giữ quan hệ thân tình cả sau khi tôi được tha.

    Trong tù không bao giờ tôi trò chuyện với Maria - cô chỉ dịu dàng nắm tay tôi, cho thấy rằng, tờ báo bọc sách sẽ cho tôi thông tin cần thiết.

    Cứ thế kéo dài chừng nửa năm, và rất bất ngờ đối với tôi, người ta đặt tôi lên cáng và trong chiếc xe y tế chuyên môn có lính gác chở tôi ra ga xe lửa. Đó là mùa đông năm 1955. Từ lúc tôi bị bắt đã qua chừng một năm rưỡi.

    Hai lính áp giải vũ trang mặc dân sự khênh tôi vào ngăn tàu. Con tàu đi đâu? Tôi không biết. Thế nhưng dù trời tối tôi vẫn kịp đọc tấm biển trên toa “Moskva-Leningrad”.

    Trong ngăn tàu có tôi và Maria. Lập tức sau khi tàu khỏi hành lính áp giải khoá cửa bỏ đi, nói sẽ quay lại sau nửa giờ. Tôi nằm ở ngăn dưới, còn Maria - ngăn trên. Không nói một lời, cô chìa cho tôi cuốn sách bọc tờ báo Sự thật với chính bài báo về việc xử bắn Abakumov nọ. Trong báo cũng nói về việc Malenkov rời chức vụ đứng đầu chính phủ, thay ông ta là Bulganin. Thông tin này đặc biệt quan trọng đối với tôi.

    Tại nhà ga Moskva ở Leningrad xe cấp cứu đã chờ chúng tôi và tôi bị chở về Chữ thập nổi tiếng buồn thảm - nhà tù mà thời Sa hoàng dùng để tạm giam. Một chái nhà tù được biến thành bệnh viện tâm thần. Khám cho tôi là bác sĩ tâm thần, trung tá quân y Petrov người về sau theo dõi “việc chữa trị” của người theo phái ly khai- bảo vệ nhân quyền Vladimir Bukovxky. Thời của tôi nhà tù đầy rẫy không chỉ tù hình sự mà cả tù chính trị, một số họ đã ở đây hơn mười lăm năm.

    Petrov hoàn toàn vừa ý việc khám bệnh và xếp tôi vào lán cùng tướng Xumbatov, cục trưởng Cục kinh tế bộ an ninh, và Xarkixov, chỉ huy bảo vệ của Beria. Tôi hiểu lán bị nghe trộm. Tôi cảm thấy là cả hai người cùng phòng đều bị bệnh tâm thần. Xarkixov có thời là công nhân nhà máy dệt ở Tbilixi luôn mồm than vãn rằng những lời buộc tội dối trá đối với anh ta đã phá vỡ sự hoàn thành cấp tốc kế hoạch 5 năm trong công nghiệp dệt. Anh ta xin các bác sĩ giúp vạch mặt công tố viên Rudenko, kẻ cản trở ứng dụng máy mới anh ta phát minh và tăng năng suất dệt, bằng cách đó không cho anh ta nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa.

    Xumbatov ngồi trên giường, khóc và hét. Từ những lời rời rạc của ông có thể hiểu rằng của báu Beria chôn tại biệt thự Hội đồng bộ trưởng ở Jukovka gần Moskva, chứ không phải bị bọn buôn lậu chở ra nước ngoài. Sau đó tiếng hét của ông càng to hơn. Thoạt đầu tôi nghĩ tiếng hét là phản ứng vì các mũi tiêm, nhưng khi ông chết tôi đã biết ông bị ung thư và nỗi đau không chịu thấu cứ hành hạ ông. Tại Chữ thập tôi thành người tàn phế. ở đấy lần thứ hai người ta chọc tuỷ sống tôi và làm tổn hại nghiêm trọng cột sống. Tôi bất tỉnh, và chỉ truyền thức ăn để đưa tôi trở lại cuộc sống. Đặc biệt nặng nề tôi phải chịu đựng là trị liệu sốc điện, nó gây những cơn đau đầu kinh khủng.

    Tôi ở Chữ thập được một tuần thì vợ tôi đến Leningrad. Điều đó đã cứu sống tôi, bởi cô kêu gọi được rất nhiều bạn bè chúng tôi, cựu cán bộ MGB Leningrad, giúp đỡ. Trong số đó, chú của vợ tôi, Krimker, một người quyến rũ nhiều tài, đã giúp được nhiều nhất. Trí tuệ giàu sáng kiến của ông nghĩ ra chế độ ăn đặc biệt và đảm bảo chuyển đều đặn vào lán cho tôi, còn để cung cấp thông tin, vợ và Krimker nghĩ ra cách nói ẩn dụ. Phương thức như cũ: cuốn sách trong tay cô y tá được bọc báo, kiểu như họ hàng gửi cho cô. Và thế vợ cho tôi biết rằng “ông già” (Stalin) bị đả phá tại cuộc họp chung của “các nông trang viên” (đại hội đảng lần thứ XX), các “thủ quỹ” (những người bị bắt với tôi) cảm thấy tồi tệ, điều kiện ở “trại chăn nuôi” vẫn thế, nhưng nó có đủ tiền và liên hệ để mọi thứ vẫn tiếp tục. Tôi không hiểu nổi một câu: “không ai biết bao giờ Lev Xemenovich chữa khỏi bệnh lao”. Hoá ra đó là một người có thật - Lev Xemenovich Rapoport, đạo diễn nhà hát Akimov. Ông cho các con của cô y tá, đến Leningrad học, thuê phòng. Đó là sự phòng ngừa nhỡ người ta lấy được bức thư. Lúc ấy dễ dàng chứng minh là con người có thật trong thực tế.

    Những phát tiêm thuốc aminazin đều đặn làm tôi bị ức chế, và tâm trạng tôi hay thay đổi. Trước cuối năm 1957 chưa có cuộc gặp mặt với vợ, nhưng viện công tố, muốn khép vụ án của tôi, đã cho phép cuộc gặp gỡ. Trong tháng 12 tôi gặp vợ 7 lần. Tại buổi gặp nào cũng có điều tra viên Tsaregradxky và hai bác sĩ. Tôi không nói một lời, nhưng ở lần gặp thứ hai tôi không kìm nổi nước mắt. Vợ nói, với bọn trẻ mọi sự ổn thoả và tất cả mọi người đều khỏe. Tôi cũng biết rằng Raikhman được ân xá. Eitingon nhận 12 năm tù, rằng không ai tin vào tội lỗi của tôi, rằng bạn bè cũ vẫn giúp đỡ cô như cũ và tôi nên bắt đầu ăn uống. Tôi không trả lời. Tôi cho là người ta cho gặp mặt nhằm đưa tôi ra khỏi trạng thái trầm uất và chứng minh tôi giả vờ bệnh tâm thần để tránh bị xử bắn.

    Nhìn lại, tôi không loại trừ rằng dưới ảnh hưởng các thủ tục điều trị tôi đích thực có thể lâm vào tình trạng thiểu năng ý thức. Thế nhưng các thẩm định và bác sĩ chữa bệnh biểu hiện phần nào ngờ vực trong đánh giá trạng thái của tôi. Trong một kết luận kín về vụ án tôi viết rằng “Xudoplatov bị bắt, khi ở trong bệnh viện đặc biệt của nhà tù, bị buộc tội đã tuân thủ sự bảo mật cần thiết về thực chất của các hoạt động, trong những trường hợp riêng lẻ chuyển sang xử sự như một người bình thường”. Kèm vào hồ sơ còn báo cáo điệp viên: “tội phạm Xudoplatov tiếp xúc trò chuyện, đã lộ ra trí tuệ được giữ nguyên, nhân cách trọn vẹn, khả năng suy xét với sự ứng dụng định hướng chính trị-xã hội, đặc biệt sự bảo mật công vụ”...

    Thế nhưng sau một tháng tôi bắt đầu ăn thức ăn khô, dù các răng cửa đã gãy do nuôi dưỡng cưỡng chế lâu dài. Tôi bắt đầu hồi phục và trả lời những câu đơn giản. Điều kiện giam giữ tôi trở nên tốt hẳn. Tháng 4-1958 trung tá Petrov tuyên bố rằng, do trạng thái sức khỏe của tôi, có thể lập lại việc điều tra. Tôi lại được chở ra ga và ngồi vào toa dành cho tù nhân. Tại Moskva tôi lại rơi vào nhà tù Butưrok quen thuộc.

    Tôi lập tức cảm thấy bối cảnh chính trị trong nước đã thay đổi. Sau hai-ba ngày, một số giám thị và phụ trách khu nhà tù - cựu sĩ quan và binh sĩ Binh đoàn đặc nhiệm - đã đến thăm tôi. Họ đến chào và động viên tôi, công khai chửi rủa Khrusev vì đã huỷ bỏ phụ cấp cho quân hàm trong MVD và bằng các ấy đặt họ vào địa vị loại người hạng hai so với những quân nhân phục vụ trong Quân đội Xô viết và KGB. Họ cũng bực tức rằng Khrusev hoãn đến hai mươi năm trả tín phiếu nhà nước mà tất cả chúng tôi có nghĩa vụ ký với số tiền từ 10 đến 20% tiền lương. Tôi không biết trả lời thế nào, nhưng đã cảm ơn vì sự ủng hộ tinh thần và vì khả năng được cạo râu, lần đầu tiên sau 5 năm.


    (Hết Chương 12)​


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]

    Chương XIII

    NHỮNG NĂM GIAM CẦM ĐẤU TRANH ĐỂ ĐƯỢC MINH OAN

    *

    1. Kỹ thuật thanh trừ các nhân chứng chính trị bất lợi đối với chính quyền

    Lại bắt đầu những cuộc hỏi cung. Lần này đã không còn Tsaregradxky tiến hành vụ án của tôi (muộn hơn tôi nghe nói ông ta bị sa thải khỏi viện công tố vì ăn hối lộ). Thay ông ta là Preobrajenxky, trợ lý đặc biệt của Rudenko, làm việc cùng cặp với điều tra viên chính Andreev. Preovrajenxky đã ngoài 50, ông ta đi chân giả, điều ảnh hưởng đến tính cách của ông - cau có và kín đáo. Tiện thể nói thêm, ông ta đi vào lịch sử đấu tranh của chính quyền với giới trí thức, khi chuẩn bị cho Rudenko thư gửi BCHTƯ, rằng Borix Paxternak xử sự hèn nhát tại những cuộc hỏi cung. Sự cau có của Preobrajenxky là đối lập kinh khủng với phong cách của Andreev. Andreev trẻ hơn, luôn luôn ăn mặc cẩn thận, hài hước và thường cho phép có những câu đùa nhân đưa ra các cáo buộc đối với tôi. Ông ta ghi biên bản, không xuyên tạc các lời đáp của tôi, và tôi cảm thấy rằng ông ta bắt đầu có cảm tình với tôi sau khi làm rõ là tôi không liên đới đến vụ sát hại Mikhoels, cũng như đến những thử nghiệm trên những người bị tuyên án tử hình do cán bộ phòng thí nghiệm chất độc tiến hành. Bản chất vụ án của tôi đã rõ, theo lời Andreev, nhưng tôi vẫn không thể thoát thời hạn tù giam dài, lưu ý đến thái độ của ban lãnh đạo cao nhất đối với những người đã làm việc với Beria. Ông ta dự đoán người ta sẽ cho tôi 15 năm.

    Trong khi đó Preobrajenxky chuẩn bị những biên bản ngụy tạo các cuộc hỏi cung, nhưng tôi từ chối ký chúng và gạch bỏ tất cả những lời buộc tội giả dối mà ông buộc cho tôi. Sau đó Preobrajenxky định tống tiền tôi, tuyên bố rằng sẽ thêm một buộc tội mới - giả vờ điên, tôi đáp lại một cách bình tĩnh:

    - Hẳn ông cũng phải vô hiệu hoá hai kết luận của uỷ ban y tế khẳng định rằng tôi nằm trong tình trạng trầm uất và hoàn toàn không phù hợp để hỏi cung.

    Về phần mình, tôi buộc tội Tsaregradxky và Rudenko là họ đánh gục tôi khi làm tôi không được ngủ suốt hơn ba tháng, và nhốt tôi vào xà lim không cửa sổ, dẫn đến trạng thái mà không thể thoát ra nổi sau sự chạy chữa lâu dài. Preobrajenxky suốt thời gian chỉ muốn lấy được lời thú nhận từ tôi, nhưng tôi không khuất phục. Cuối cùng ông ta tuyên bố: “Việc điều tra vụ án của anh đã kết thúc”. Và đó là lần đầu - cũng là lần duy nhất! - người ta đưa cho tôi cả bốn tập hồ sơ về vụ án của tôi. Kết luận buộc tội chiếm hai trang. Đọc nó, tôi tin chắc rằng Andreev đã giữ lời của mình - do thiếu các chứng cứ buộc tôi tội tham gia âm mưu của Beria có ý đồ cướp chính quyền, đã bị huỷ. Các buộc tội tôi làm đổ vỡ chiến dịch chống Tito cũng bị bỏ. Trong hồ sơ của tôi cũng không còn những kế hoạch huyễn hoặc về sự chạy trốn của Beria sang phương Tây. Không còn nhắc tới Mairanovxky là họ hàng của tôi. Thế nhưng bản cáo trạng vẫn coi tôi là kẻ ác độc thâm căn cố đế, từ năm 1938 đã câu kết với những kẻ thù của nhân dân và luôn chống đảng và chính phủ. Để chứng minh, người ta dùng những lời khai chống các cán bộ tình báo đầu chiến tranh được tha khỏi nhà tù theo yêu cầu của tôi, và các liên hệ của tôi với “kẻ thù của nhân dân” - Spigelglaz, Xerebrianxky, Maly và những người khác, dù tất cả họ, ngoài Xerebrianxky, đến thời gian ấy đã được minh oan sau khi chết. Từ quan điểm luật pháp những buộc tội này đã mất đi hiệu lực pháp lý, nhưng tình huống này chẳng làm ai xúc động.

    Những lời buộc tội ban đầu được nêu ra chỉ còn lại ba:

    Thứ nhất - cấu kết ngầm với Beria để ký kết hiệp ước hoà bình tay đôi với nước Đức Hitler năm 1941 và lật đổ chính phủ Xô viết;

    Thứ hai - là người của Beria và chỉ huy Nhóm đặc biệt được thành lập trước chiến tranh, tôi thực hiện những vụ sát hại bí mật những người chống lại Beria nhờ chất độc, ngụy tạo cái chết của họ như những trường hợp rủi ro;

    Thứ ba - từ 1942 đến 1946 tôi giám sát công việc của “Phòng thí nghiệm - X” - những xà lim đặc biệt, nơi thử chất độc lên những tù phạm bị kết án tử hình.

    Trong cáo trạng không nêu một trường hợp làm chết người cụ thể nào. Thế nhưng nhắc đến phó của tôi Eitingon, bị bắt năm 1951, được Beria tha “một cách sai lầm và phạm pháp sau cái chết của Stalin vào tháng 3-1953 và lại bị xét xử theo đúng những tội danh ấy - phản bội Tổ quốc - vào năm 1957.”

    Kết luận buộc tội kết thúc bằng đề nghị Tòa án quân sự nghe vụ án của tôi theo chế độ kín không có sự tham gia của công tố và luật sư.

    Tôi nhớ lại vợ tôi đã nói trong một buổi gặp tại Chữ thập về Raikhman và nhắc rằng thực tiễn những toà án kín thiếu sự tham gia của luật sư được đưa ra sau vụ sát hại Kirov, đã bị luật pháp cấm năm 1956. Raikhman tránh thoát được việc xử bí mật và vì thế được ân xá. Trước tôi có một nhiệm vụ không đơn giản: làm sao nói với Preobrajenxky rằng tôi đã biết luật pháp cấm xem xét vụ án thiếu luật sư? Tôi đã nằm trong tình trạng tâm thần cơ mà. Lúc ấy tôi viết thư yêu cầu Preobrajenxky hỏi vì sao đưa ra đề nghị nghe vụ án không có luật sư. Ông ta đáp rằng trong kết luận buộc tội không có sự cần thiết đi sâu vào những chi tiết vụn vặt như vậy, và tuyên bố với tôi với chữ ký về sự từ chối cấp luật sư. Tôi đòi Bộ luật tố tụng hình sự để có thể thực hiện quyền hiến pháp có bào chữa, nhưng yêu cầu này cũng bị Preobrajenxky ký từ chối. Đối với tôi điều vi phạm pháp luật có ý thức này rất quan trọng được ghi nhận bằng văn bản.

    Sau đó tôi đề nghị phó phụ trách nhà tù, thuộc cấp cũ của tôi trong những năm chiến tranh, xin được cấp bộ luật tố tụng hình sự. Giám ngục thông báo rằng yêu cầu của tôi bị từ chối, nhưng phó phụ trách nhà tù sẵn sàng tiếp tôi và nghe những than phiền của tôi liên quan đến các điều kiện giam giữ trong tù. Khi tôi được dẫn đến văn phòng của ông mà tất nhiên bị nghe trộm, chúng tôi không để lộ là đã biết nhau. Ông khẳng định rằng sự khiếu nại của tôi bị gạt bỏ, nhưng nói rằng tôi có thể làm quen với chỉ dẫn về điều kiện giam giữ người bị điều tra trong tù trước khi viết bản khiếu nại chính thức. Trên bàn bên cạnh với chỉ dẫn có phụ lục trong đó có chính điều tôi đang quan tâm - Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 30-4-1956 về huỷ bỏ chế độ đặc biệt việc xem xét toà án của các vụ về sự phản bội quốc gia thiếu sự tham gia của bên bào chữa.

    Tuyên bố chính thức của tôi về việc có luật sư bị coi thường hẳn là theo lệnh “từ trên”, tức từ chính Khrusev, kẻ đến lúc ấy đã đứng đầu cả đảng lẫn chính phủ. Tôi quyết định chờ một ít thời gian và lặp lại đòi hỏi của tôi về người bào chữa ngay vào lúc tiến hành xử án.

    Buổi gặp cuối với điều tra viên kết thúc với tôi là bước ngoặt bất ngờ. Preobrajenxky bỗng đòi tôi viết về sự tham gia của Molotov trong sự thăm dò của Xtamenov. Điều này làm tôi băn khoăn tợn, và tôi hiểu rằng chắc giờ đây Molotov không còn được ưu ái. Tôi không biết gì về “nhóm chống đảng” bị tách khỏi lãnh đạo vào năm 1957, trong nhóm có Molotov, Malenkov và Kaganovich. Thư của tôi rõ ràng gây ấn tượng với Preobrajenxky, đặc biệt thông tin Molotov thu xếp cho vợ Xtamenov vào làm việc tại Viện sinh học Viện hàn lâm khoa học Liên Xô chỗ viện sĩ Bakh. Tôi cũng nhớ lại rằng với Molotov được hỏi về những quà tặng mà Xtamenov sẽ trao ở quê nhà cho gia đình nhà vua. Phản ứng của điều tra viên củng cố hi vọng của tôi, rằng bất chấp một phiên toà kín, người ta vẫn sẽ để tôi sống làm nhân chứng chống lại Molotov.

    33 - đó là số tuyên bố của tôi gửi Khrusev, Rudenko, thư ký Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao, Xerov, người đã trở thành chủ tịch KGB, và những nhân vật khác với đòi hỏi kiếm cho tôi luật sư và phản kháng đối với những ngụy tạo thô bạo chứa trong các cáo trạng đưa ra với tôi. Tôi không nhận được một lời đáp nào.

    Thông thường, khi sự điều tra ở cấp độ cao nhất về những vụ đặc biệt quan trọng đã kết thúc, vụ án được chuyển ngay sang Toà án tối cao. Trong vòng một tuần hay nhiều nhất là một tháng, tôi phải nhận được giấy báo về thời gian sẽ tiến hành xử án. Nhưng đã qua ba tháng - vẫn không một lời nào. Chỉ vào đầu tháng 9-1958 người ta mới thông tin chính thức với tôi rằng vụ án của tôi sẽ được toà án quân sự xem xét ngày 12-9 không có sự tham gia của công tố và bào chữa. Tôi bị chuyển vào nhà tù nội Lubianka, còn sau đó sang Lefortovo. Sau nhiều năm tôi biết được rằng thiếu tướng Borixoglebxky, chủ tịch Tòa án quân sự, ba lần chuyển vụ án của tôi sang viện công tố để tiến hành điều tra bổ sung. Và ba lần vụ án bị trả lại.

    Giờ đây tôi có cảm giác rằng số phận của tôi đã bị phán quyết trước, nhưng không ai muốn nhận về mình trách nhiệm về sự vi phạm pháp luật vào giai đoạn những lời hứa được truyền đi rộng rãi, tiếp đến ngay sau cái chết của Stalin và những chỉ trích bởi Khrusev về các tội ác của ông tại đại hội đảng lần thứ XX. Muộn hơn tôi được rõ rằng các thư của tôi gửi Xerov và Khrusev trong đó tôi viện đến những lần gặp gỡ của chúng tôi ở Kremli và đến sự hợp tác tác chiến trong và sau chiến tranh, đã gây nên phản ứng. Cấp dưới cũ của tôi đại tá Alexakhin lập tức được cử đến viện công tố để rút đi tất cả các tài liệu tác chiến từ hồ sơ của tôi liên quan đến sự tham gia của Khrusev vào những chiến dịch bí mật chống phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina. Viện công tố cam đoan với ông ta rằng trong số bốn tập hồ sơ không có tập nào nêu tên Khrusev.

    Đại tá Alexakhin là sĩ quan tình báo có kinh nghiệm và khi người ta cho xem bản cáo trạng, ông nói thẳng với công tố viên quân sự rằng, những lời buộc tội không cụ thể và bị ngụy tạo. Các sĩ quan cấp thấp - điều tra viên đồng ý với ông, nhưng nói rằng mệnh lệnh không được bàn, mà phải thi hành - chúng đến từ phía trên.

    Alexakhin lấy ở viện công tố ba phong bì dán kín với những tài liệu chưa được xem lấy ra từ két sắt công vụ của tôi khi lục soát năm 1953. Ông trao các phong bì cho ban thư ký của Xerov và không bao giờ trông thấy chúng nữa

    Tôi không nhớ hết toàn bộ những gì có trong két của tôi, nhưng chắc chắn có những ghi chép về sự đồng ý của lãnh đạo tối cao thời đó - Stalin, Molotov, Malenkov, Khrusev và Bulganin - cho việc thủ tiêu các nhân vật bất lợi đối với chính phủ và, ngoài ra, ghi chép hồ sơ điệp viên tình báo chúng ta về sự thâm nhập qua các nhóm Do Thái vào chính phủ và trong số các bác học nghiên cứu về năng lượng nguyên tử.

    Muộn hơn khi Alexakhin với hai cựu binh tình báo chạy vạy về việc xem xét lại vụ án của tôi, ông đã viện ra chuyện này. Người ta khuyên họ im lặng và không bôi nhọ đảng thêm nữa khi lôi ra ánh sáng những vụ việc không đẹp đẽ đến thế.

    Tôi bị chở đến toà nhà Toà án tối cao trên phố Vorovxcaia trên xe tù. Trên người tôi không có xiềng xích, và lính áp giải KGB kèm tôi được lệnh ngồi đợi tại phòng đón khách của phó chủ tịch toà án quân sự, ngoài phạm vi gian phòng xét án. Họ không được phép vào, bất chấp thủ tục chung. Tôi mặc đồ dân sự. Căn phòng mà tôi vào, trông không giống gian xử án. Đó là một văn phòng bài trí đẹp với bàn viết trong góc và một cái bàn dài dành cho các cuộc họp mà ngồi ở đầu là thiếu tướng Koxtromin, tự giới thiệu là phó chủ tịch toà án quân sự. Những quan toà khác là đại tá tư pháp Romanov và phó thuỷ sư đô đốc Ximonov. Trong phòng còn hai thư ký - một người là thiếu tá Afanaxiev muộn hơn là thư ký trong phiên toà Penkovxky.

    Koxtromin khai mạc cuộc họp, sau khi nêu họ tên các quan tòa và hỏi tôi có phản đối và yêu cầu gì liên quan đến thành phần quan toà hay không. Tôi đáp không, nhưng tôi phản kháng liên quan đến chính phiên toà kín và sự vi phạm thô bạo quyền hiến pháp của tôi được có bào chữa. Tôi nói luật pháp cấm xử án kín thiếu sự tham gia của luật sư, theo bộ luật hình sự nó chỉ giành cho kẻ bị tội cao nhất - tử hình, mà do bệnh nặng tôi trải qua, tôi không thể tự bào chữa tại phiên toà xử án.

    Koxtromin chết đứng. Các quan toà lo lắng nhìn chủ tịch, thuỷ sư đô đốc có vẻ bất an nhất. Koxtromin tuyên bố rằng toà nghỉ để hội ý, và bối rối nhận xét rằng tôi không có quyền gì tranh cãi hình thức tố tụng. Lập tức ông ta bảo thư ký dẫn tôi ra phòng tiếp khách.

    Toà hội ý khoảng một giờ, trong lúc ấy bất ngờ tôi trông thấy những người cần phải phát biểu chống lại tôi với tư cách nhân chứng. Xuất hiện đầu tiên trong phòng tiếp khách là viện sĩ Muromtsev phụ trách phòng thí nghiệm vi trùng trước kia của NKVD-MGB nơi người ta thử các vũ khí vi trùng lên người bị khép án tử hình cho đến tận năm 1950. Tôi biết ông chỉ sơ qua và chưa bao giờ làm việc cùng ông nếu không tính việc đã gửi cho ông các tài liệu tình báo nhận được từ Israel về những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực vũ khí vi trùng. Nhân chứng khác là Mairanovxky: nhợt nhạt và lo sợ, ông xuất hiện trong phòng có áp giải.

    Trông thấy tôi Mairanovxky bật khóc. Ông rõ ràng không ngờ gặp tôi ở phòng tiếp khách, không áp giải, ngồi trong ghế bành, mặc trang phục sang và đeo cà vạt. Thư ký vội ra lệnh áp giải đưa Mairanovxky ra và chạy đi báo cáo với Koxtromin. Ông ta quay lại nhanh và đưa tôi vào phòng án. Koxtromin tuyên bố yêu cầu của tôi bị chính chủ tịch Toà án tối cao Liên Xô gạt bỏ. Nếu tôi ngoan cố không trả lời các câu hỏi của quan toà, toà sẽ tiếp tục không cần bị cáo và sẽ kết án vắng mặt. Ông ta hỏi tôi có thú tội không, tôi đã kiên quyết gạt bỏ mọi lời cáo buộc. Sau đó ông ta tuyên bố rằng hai nhân chứng, cựu cán bộ cơ quan an ninh Galiguzov và Pudin, không thể có mặt tại toà vì lý do sức khỏe. Hai nhân chứng khác, viện sĩ Muromtsev và Mairanxky bị kết án đang ngồi ở phòng bên và sẵn sàng đưa ra những lời khai làm chứng.

    Tiếp theo Koxtromin tuyên bố: các lời khai của Beria không thuyết phục được tòa, rằng anh không phải là người tin cậy của y, mà chỉ thi hành mệnh lệnh do y truyền đạt thay mặt chính phủ. Thêm nữa, ông ta nói, toà cho rằng Beria che giấu sự kiện phản bội tổ quốc, và những lời khai có trong hồ sơ điều tra của anh, không có ý nghĩa đối với toà. Tôi kiên quyết phủ nhận rằng tôi đã có ý đồ vượt mặt chính phủ để thiết lập tiếp xúc riêng, bởi không những Molotov biết về các tiếp xúc này mà còn cho phép, và việc thăm dò trong mục đích tình báo được phép của chính phủ không thể coi là sự phản bội tổ quốc. Hơn nữa, ngày 5-8-1953 chính đồng chí Khrusev cam đoan vói tôi rằng không tìm thấy trong các hành động của tôi sự vi phạm pháp luật nào hay lỗi lầm trong vụ Xtamenov.

    Trắng bệch mặt, chủ tịch cấm tôi nhắc đến tên Khrusev. Các thư ký ngừng ghi biên bản. Tôi nóng mặt, và không kìm được đã hét lên:

    - Các ông xử một người bị OUN phát xít tuyên án tử hình, một người liều mạng vì nhân dân Xô viết! Các ông xử tôi cũng y như những kẻ tiền nhiệm các ông đã đưa ra xử bắn những người anh hùng của ngành tình báo Xô viết.

    Tôi bắt đầu liệt kê họ tên bạn bè và đồng nghiệp tôi đã hy sinh - Artuzov, Spigelglaz, Maly, Xerebrianxky, Xoxnovxky, Gorajanin và những người khác. Koxtromin bị choáng; phó thuỷ sư đô đốc Ximonov ngồi trắng bệch như vôi.

    Sau khoảng ngừng ngắn Koxtromin trấn tĩnh lại và nói:

    - Không ai kết án tử hình trước cho anh. Chúng tôi muốn lập lại sự thật.

    Sau đó người ta gọi Muromtsev vào và đọc lời khai của ông 5 năm về trước. Thật ngạc nhiên và không thỏa mãn đối với tòa, Muromtsev nói rằng không thể khẳng định những lời khai trước đây của ông. Theo ông, ông không nhớ sự kiện nào có dính líu của tôi với công việc ở phòng thí nghiệm nghiên cứu vi trùng bí mật.

    Sau đó Mairanovxky được gọi vào. Ông khai rằng đã tư vấn cho tôi trong bốn trường hợp. Được phép toà, tôi hỏi ông có trực thuộc tôi trong công tác hay không, bốn trường hợp được nhắc tới là thử nghiệm lên con người hay chiến dịch chiến đấu và cuối cùng, ông nhận lệnh sử dụng chất độc từ ai? Tôi ngạc nhiên thấy thuỷ sư đô đốc ủng hộ tôi. Và toàn bộ dàn cảnh được nghĩ rất tốt bị rã nát. Mairanovxky khai là chưa bao giờ trực thuộc tôi trong công việc, và bắt đầu khóc. Qua nước mắt ông thừa nhận các thử nghiệm trong thực tế là những chiến dịch chiến đấu, còn Molotov và Khrusev ra mệnh lệnh tiêu diệt mọi người. Ông kể đã gặp Molotov tại Ủy ban thông tấn như thế nào, rồi kể về lần gặp Khrusev trong toa tàu hỏa ở Kiev. Lập tức Koxtromin cắt ngang ông, nói toà thế là đã hiểu những lời khai của ông rồi. Sau đó ông ta ấn chuông và lính áp giải xuất hiện đưa Mairanovxky đi. Sau vụ này tôi không gặp ông ba năm - cho đến ngày chúng tôi gặp nhau lúc đi dạo ở sân trong của nhà tù Vladimir.

    Các quan toà rõ ràng là bối rối. Họ nhận được sự khẳng định cái gọi là hành động khủng bố chính là chiến dịch chiến đấu được tiến hành chống những kẻ thù độc ác nhất của chính quyền Xô viết theo lệnh trực tiếp của chính phủ, chứ không phải sáng kiến của tôi. Tôi cũng chỉ ra rằng, tôi không phải là nhân vật có chức vụ cao nhất khi thực hiện các chiến dịch này bởi trong trường hợp nào cũng có đại diện đặc biệt của chính phủ - thứ trưởng thứ nhất Bộ An ninh Liên Xô Ogolsov và bộ trưởng bộ An ninh Ucraina Xavtsenko, còn các cơ quan an ninh địa phương trực tiếp tuân thủ theo tôi. Tôi đề nghị cho gọi họ với tư cách nhân chứng và đòi trả lời tôi, tại sao họ không chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo các vụ này.

    Tôi cũng viện ra rằng, chính theo quyết định của chính phủ tháng 7-1946 đã xác lập chế độ đặc biệt thủ tiêu những kẻ thù nguy hiểm nhất của nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài nước theo tuyến các cơ quan an ninh và cục tình báo bộ Tổng tham mưu Hồng quân.

    Tôi cảm thấy rõ các quan toà còn chưa sẵn sàng thừa nhận hiện thực, rằng tất cả những vụ thủ tiêu được phép của những nhà lãnh đạo đứng cao hơn Beria một bậc, còn ông không liên quan gì đến những gì được kể trên toà.

    Koxtromin nhanh chóng tổng kết phiên toà. Theo lời ông ta, tôi bị xử không phải vì những chiến dịch chống lại kẻ thù của chính quyền Xô viết. Toà cho rằng tôi lãnh đạo những chiến dịch bí mật khác nhằm chống lại kẻ thù của Beria. Tôi lập tức đề nghị đưa ra dù chỉ là một sự kiện cụ thể hành động khủng bố có tôi tham gia chống chính phủ hay kẻ thù của Beria. Koxtromin bác lại một cách gay gắt: vụ án Beria đã khép lại, và xác định chính xác hành động loại này được tiến hành nhiều lần, bởi tôi làm việc dưới sự chỉ huy của ông, nên cũng có tội. Thế nhưng đến giờ tòa chưa có đủ chứng cứ tương ứng. Với những lời đó ông ta tuyên bố kết thúc nghe hồ sơ vụ án, sau khi cho tôi nói lời cuối cùng.

    Tôi ngắn gọn tuyên bố về sự vô tội của mình và về sự thanh trừ tôi diễn ra có lợi cho bọn phát xít Ucraina, các cơ quan đặc biệt đế quốc và bọn trốtkít ở nước ngoài. Cuối cùng tôi đòi thực hiện quyền luật pháp của tôi là đọc biên bản phiên toà, cho vào đó những nhận xét của tôi.

    Tôi bị từ chối.

    Koxtromin tuyên bố giải lao. Tôi được dẫn ra phòng tiếp tân nơi người ta mời trà và bánh kẹp thịt. Thuỷ sư đô đốc lại gần tôi, bắt tay và nói là tôi đã trụ vững như một người đàn ông cần làm. Ông trấn an: mọi sự sẽ tốt. Sau một ít thời gian toà lại tiếp tục. Koxtromin đọc tuyên án, nhắc lại từng lời buộc tội, nhưng có bổ sung: “Toà không cho là hợp lý ứng dụng hình phạt cao nhất đối với tôi - tử hình và tuyên án của dựa trên các tài liệu có trong hồ sơ nhưng không được xem xét tại phiên xử án”. Tôi bị kết án 15 năm tù giam. Tuyên án là cuối cùng và không được kháng cáo. Đã là chớm thu năm 1958. Từ khi bị bắt năm 1953 tôi đã ở trong tù 5 năm.

    Tôi kiệt sức. Tôi không thể thoát khỏi trạng thái sốc, cảm thấy sắp ngất đi và đành ngồi xuống. Nhanh chóng tôi đã ở nhà tù nội Lubianka. Đầu tôi đau kinh khủng đến nỗi giám ngục phải cho tôi thuốc giảm đau. Tôi còn chưa hồi tỉnh khi bất ngờ bị điệu đến văn phòng của Xerov - lãnh địa cũ của Beria. Nhìn tôi một cách u ám Xerov đề nghị ngồi xuống.

    - Anh hãy nghe chăm chú đây, - ông ta bắt đầu. - Anh còn nhiều thì giờ suy nghĩ kỹ tình trạng của mình. Anh sẽ được đưa đến nhà tù Vladimir. Nếu ở đấy anh nhớ lại về những hành động mờ ám hay mệnh lệnh tội phạm nào đó của Molotov và Malenkov, liên quan với vụ này hay vụ khác bên trong hoặc bên ngoài nước, hãy thông báo với tôi, nhưng đừng nhắc đến Nikita Xergeevich (Khrusev). Và nếu, - ông ta kết thúc, - anh hãy nhớ điều tôi, anh sẽ sống và chúng tôi sẽ ân xá cho anh.

    Bất kể đầu đau, tôi thể hiện sự đồng ý. Tôi không bao giờ gặp lại ông ta nữa.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    2. Nhà tù Vladimir là nơi giam giữ các nhân chứng nguy hiểm, không mong muốn nhất đối với chế độ

    Tôi lập tức được chuyển sang nhà tù Lefortovo và sau hai ngày người ta cho phép gặp vợ và em trai Konxtantin. Cuối cùng thì tôi khóc tự do, còn họ đến mức có thể, an ủi tôi. Tin tôi bị giam ở nhà tù Vladimir dấy lên nỗi mừng được che giấu: em gái vợ sống tại thành phố này, chồng cô Alexandr Komalkov là cán bộ lãnh đạo bộ máy MVD tỉnh Vladimir, phó chỉ huy sở cảnh sát giao thông. Họ sống ngay trong ngôi nhà nơi toàn bộ ban phụ trách nhà tù sống, kể cả giám ngục. Komelkov và vợ có quan hệ rất tốt với các hàng xóm. Chẳng bao lâu vào kỳ nghỉ hè con trai nhỏ Anatoli đến Vladimir, ở đấy nó kết bạn với Iuri, cậu bé cùng lứa tuổi, con của giám đốc nhà tù Vladimir đại tá Kozin. Trong nhóm chúng có Olga, con gái của phó của Kozin sống ngay cạnh.

    Vợ tôi gặp may, cô không bị bắt khi tôi đang bị điều tra như các bà vợ những nhân vật quan chức khác theo vụ Beria. Cô thận trọng cắt đứt quan hệ với những đồng nghiệp cũ. Còn bạn bè không liên quan với cơ quan an ninh thì giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, đặc biệt là Mariana Iaroxlavxkaia. Cha cô là Emelian Iaroxlavxky là bí thư BCHTƯ đảng từ năm 1920 đến 1940, được xem là nhà tư tưởng của đảng một cách không chính thức. Tôi làm quen với ông và vợ ông - nữ chiến sĩ cách mạng năm 1943, khi nhận biệt thự bên cạnh nhà của ông. Việc làm quen với gia đình tôi Iaroxlavxky có vai trò lớn trong cuộc sống của tôi và giúp gia đình trụ vững. Qua Mariana vợ tôi kết bạn với các nhà điêu khắc, hoạ sĩ, nhà văn. Sau khi Iaroxlavxky chết tôi đã quan tâm đến gia đình ông và goá phụ Klavdia Ivanovna. Đến lượt mình, bà giới thiệu tôi với bí thư BCHTƯ Kuznetsov, người ủng hộ tôi trong đụng độ với Abakumov. Anna Tsukanova sau khi Malenkov bị phế truất được Xuxlov chuyển khỏi BCH giữ chức vụ thứ trưởng bộ văn hóa Liên bang Nga phụ trách cán bộ, cũng giúp chúng tôi nhiều về vật chất và tinh thần. Chính Anna khuyên vợ tôi làm ra vẻ cô không biết người ta buộc chồng tội gì. Vì thế những đơn xin của cô gửi Khrusev và Malenkov bao giờ cũng bắt đầu từ cam đoan rằng cô không rõ bản chất các cáo buộc chống lại tôi. Cô làm tất cả để chứng minh lòng trung thành của tôi trước đảng và chính phủ trong công tác cũng như cả khi trong tù. Vợ thu thập được từ 30 đồng nghiệp cũ của tôi trong đó có 5 Anh hùng Liên Xô, những nhận xét về tôi được chứng chỉ bởi các đảng ủy của họ, và gửi tôi viện công tố và toà án quân sự với yêu cầu để những người này được gọi với tư cách nhân chứng về vụ án của tôi.

    Hai tình huống gắn với vụ án Beria, trong chừng mực nhất định làm chậm việc tìm chứng cứ bôi nhọ thành viên các gia đình của những người bị bắt. Và dù con dâu của Beria, cháu của Makxim Gorky thời ấy đang được trọng vọng, đã ly dị với chồng sau khi anh ta cùng với bà mẹ bị bắt rồi lưu đày, đối với chính quyền mối liên hệ này vẫn rất không tiện lợi. Thứ hai liên quan với vụ Xukhanov, phụ trách ban thư ký của Malenkov trong Đoàn chủ tịch BCHTƯ và Hội đồng bộ trưởng, người tham gia tích cực việc bắt giữ Beria. Ban lãnh đạo tối cao đúng là sững sờ bởi thông báo về việc Xukhanov ăn cắp trong két của Beria và cán bộ của ông 8 chiếc đồng hồ vàng và một số lớn các ngân phiếu và tiền mặt, bao gồm cả tiền thưởng của Beria vì sự lãnh đạo công việc chế tạo bom nguyên tử.

    Vào thời gian ấy tình hình của vợ tôi tốt lên trông thấy. Cô học may và nhanh chóng có uy tín như một thợ may giữa những người bạn mới từ giới nghệ thuật, và có thêm thu nhập. Cô vẫn có thể đủ sức nuôi dưỡng mẹ già và hai con. MVD cố đoạt căn hộ của chúng tôi giữa trung tâm Moskva, nhưng không làm được điều đó, bởi vợ tôi là người tham gia chiến tranh và ăn lương hưu quân đội. Anna Tsukhanova giúp đỡ vợ tôi chống lại Cục kinh tế MVD. Chiến thuật của họ là đơn giản: tôi chưa bị kết án, đang trong bệnh viện nhà tù nên không thể bị trục xuất. Lúc ấy Cục kinh tế tăng tiền nhà nhưng rất may, vợ tôi trả không mấy khó khăn.

    Những năm 1956-1957 cô thấy rõ là sự thanh lọc trong cơ quan an ninh mà nạn nhân là Beria và tôi, đã kết thúc. Các nhân chứng biết quá nhiều đã bị bắn, kể cả những kẻ ngụy tạo các vụ án hình sự.

    Raikhman nhờ sự can thiệp của vợ ông, người có các liên hệ trong chóp bu Kremli, chỉ bị buộc tội vượt quyền hạn và nhanh chóng được ân xá. Maixky cũng được tha khỏi nhà tù. Vợ tôi biết rằng Khrusev ra lệnh khai trừ đảng và tước quân hàm khoảng 100 vị tướng và đại tá KGB-MVD về hưu, những người vào những năm 30 giữ chức vụ lãnh đạo, đã tham gia tích cực trong các vụ thanh trừng hay biết quá nhiều các mưu mô trong nội bộ đảng. Khác với những năm trước tất cả những người này, dù mất đi tiền hưu lớn và thẻ đảng, nhưng được sống - họ không bị bắn, không bị nhét vào tù. Trong số đó có hai người nổi bật trong công tác tình báo nguyên tử: thiếu tướng Ovakimian, những năm 1941-1945 điều phối công việc NKVD thu thập thông tin về bom nguyên tử ở Mỹ, và phó của tôi Vaxilevxky, mà lời buộc tội duy nhất chống ông là đâu như có quan hệ gần gũi với Beria.

    Tình thế ở Moskva rõ ràng biến đổi, Vaxilevxky còn được phục hồi đảng. Ông lợi dụng các liên hệ cũ của mình với Bruno Pontekorvo, người thời gian ấy ở Moskva và trở thành viện sĩ. Tự Pontekorvo đã cầu xin Khrusev cho bạn mình. Vaxilevxky và Gorxky xuất sắc về mặt tình báo “nguyên tử”, bèn làm công việc dịch các tiểu thuyết phiêu lưu từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Một số sĩ quan an ninh cũ - nhờ sự ủng hộ của Ilin sau khi được minh oan năm 1954 trở thành bí thư phân ban nhà văn Moskva của Hội nhà văn Liên Xô, - đã trở thành nhà văn, nhà báo. Dù quyền phục hồi lại chức vụ trước đấy, thực tế là không thể. Nhưng dù sao thì mọi người còn được cho phép bắt đầu cuộc đời mới và nhận lương hưu cao hơn.

    Thật may, tôi đến nhà tù Vladimir trùng với giai đoạn cởi mở ngắn ngủi của hệ thống cải tạo. Và thế, tôi được phép nhận thực phẩm bốn lần mỗi tháng. Dù thoạt đầu còn yếu, đau đầu, nhưng dần dần sức khỏe hồi phục. Thực ra tôi bị giam ở xà lim biệt lập nhưng không bị cách ly hoàn toàn - tôi được đọc báo, nghe đài, sử dụng thư viện nhà tù.

    Nhà tù Vladimir danh tiếng trong nhiều mặt. Được xây dựng thời Nikolai II đầu thế kỷ XX, nó được dùng làm nơi giam giữ những tội phạm nguy hiểm nhất, mà chính quyền luôn luôn cần có ở gần. Về bản chất thời Xô viết nhà tù Vladimir vẫn giữ vai trò đó, và tù nhân thường vẫn bị đưa về Moskva để hỏi cung bổ sung. Theo sự trớ trêu của số phận tôi bị nhốt ở toà nhà tù thứ hai mà trước đấy tôi từng đến hai lần để nói chuyện với các tướng lĩnh Đức ngồi tù ở đây. Thời ấy người ta chỉ cho tôi một xà lim rỗng trong đó người anh hùng cách mạng và nội chiến, một trong những nhà tổ chức Hồng quân, Mikhail Frunze đã từng ngồi.

    Vào thời của tôi nhà tù gồm ba khu nhà chính trong đó giam giữ khoảng 880 tù. Sau năm 1960 nhà tù được mở rộng, và giờ đây trong ba khu được cải tạo có thể giữ được đến một nghìn người. Chế độ trong nhà tù rất nghiêm khắc. Tất cả bị dựng dậy vào 6 giờ sáng. Thức ăn được đưa đến từng xà lim: thức ăn nghèo nàn chuyển qua ô cửa nhỏ khoét trên cánh cửa thép dày. Cái đói là bạn đồng hành, chỉ cần nhìn vào những cặp mắt mờ đục của tù nhân là đủ biết điều đó. Thời gian đầu giường bị nâng lên ép vào tường và bị khoá lại nên ban ngày không thể nằm. Chỉ có thể ngồi trên cái ghế được vít chặt xuống sàn ximăng. Ban ngày được phép đi dạo từ nửa giờ đến bốn mươi phút trong sân nhỏ với những bức tường cao vút, giống một căn phòng chừng hai chục mét nhưng không có trần. Sự có mặt của giám ngục là tất yếu. Có một giờ sau bữa trưa, khi giám ngục mở khoá giường. Trong xà lim không có hố xí, nó được thay bằng bô. Mỗi lần người tù muốn đi vệ sinh anh ta phải gọi giám ngục. (Nghe nói hiện nay trong xà lim nhà tù Vladimir đã có hố xí). Và dù được phép ngủ từ mười giờ tối, nhưng đèn sáng cả đêm.

    Sau mấy ngày ngồi tù tôi cảm thấy thái độ đồng cảm đối với tôi từ phía ban quản lý trại giam. Tôi được chuyển từ xà lim biệt lập đến bệnh viện nhà tù, nơi người ta cho mỗi ngày một cốc sữa, và điều quan trọng nhất đối với tôi là người ta cho phép ban ngày nằm trên giường bao nhiêu tuỳ thích.

    Khá nhanh tôi phát hiện ra rằng trong tù có không ít người mà tôi biết rõ, thí dụ, Munterx, cựu ngoại trưởng Latvia, rất chóng đã được trả tự do. Năm 1940, sau đảo chính ở Latvia, tôi đã đưa ông về Voronej, nơi ông làm giảng viên tại trường đại học tổng hợp địa phương. Hay Sulgin, người bị tình báo NKVD săn lùng ở nước ngoài chừng hai chục năm. Sau khi quân đội ta chiêm Belgrad năm 1945 cựu phó chủ tịch Duma quốc gia bị bắt, đưa về Liên Xô và đưa ra toà vì hoạt động chống Liên Xô trong nội chiến và những năm sau đó.

    Qua ba hay bốn xà lim cách chỗ tôi là một Vaxiliev nào đó: trên thực tế đó là Vaxili, con trai của Stalin, người mà cả ở đây, trong tù vẫn gây loạn được. Có lần khi vợ anh ta, con gái của nguyên soái Timosenko, đến thăm; anh ta xông đến cô ta với nắm đấm, đòi cô lập tức đề nghị Khrusev và Vorosilov thả tự do cho anh ta.

    Mairanovxky cũng ở nhà tù Vladimir, ông ngồi ở đây từ năm 1953 - tôi đã nói ông bị kết án mười năm tù. Khó lắm mới nhận ra ông: có vẻ từ Mairanovxky chỉ còn cái vỏ. Để sống sót và tránh đòn tù, ông, bị bẻ gãy và vô vọng, đã đồng ý cho lời khai chống Beria, Merkulov và Abakumov, chứng minh sự tham gia của họ vào các vụ giết người bí mật. Thật ra, ông không nêu được nạn nhân cụ thể nào. Cả ba - Beria, Merkulov, Abakumov - bị bắn, còn Mairanovxky tiếp tục ngồi cho hết kỳ hạn, thỉnh thoảng các cán bộ Ban 5 đặc biệt của KGB và viện công tố lại hỏi cung ông như nhân chứng về những vụ án họ quan tâm.

    Tại phiên xử án tôi ông đã khai chưa bao giờ dưới quyền tôi và không nhận lệnh từ tôi trong việc thử nghiệm lên người sống hoặc tiêu diệt họ. Tôi cảm ơn ông vì điều đó, cũng như vì công việc nguy hiểm cao độ mà con người này đã tiến hành trong những năm chiến tranh. Tước vũ khí những kẻ khủng bố là việc cực kỳ nguy hiểm. Đó là bọn nhảy dù đến điểm hẹn nơi không gây ngờ vực gì cho chúng. Trong khi nhờ thuốc của Mairanovxky các điệp viên Abwehr này ngủ mê, ông kịp thay thế những lọ thuốc độc khâu trong cổ áo để khi chúng bị bắt sẽ không tự tử được.

    Đôi khi chúng tôi gặp nhau lúc đi dạo trong sân nhà tù, và nếu có khả năng nói đôi lời, tôi khuyên ông tìm sự ủng hộ ở các bác học mà ông biết và họ đánh giá cao về ông. Mairanovxky được tha năm 1961, Blokhin chủ tịch viện hàn lâm y học chạy vạy về sự minh oan cho ông.

    Hai ngày sau khi Mairanovxky đến phòng tiếp tân của Khrusev trong toà nhà BCHTƯ đảng và chuyển đơn xin minh oan trong đó nhắc tới đoạn gặp gỡ của họ trong toa tàu đặc biệt cuối năm 1947 ở Kiev, KGB lại bắt giam ông. Do sự ngây thơ ông không hiểu rằng không thể nhờ sự giúp đỡ của Khrusev và nhắc lại cuộc gặp gỡ của họ gắn với sự thủ tiêu tu viện trưởng Romja ở Ujgorod. Lẽ ra ông nên lưu ý rằng Khrusev đang nắm quyền lực chỉ muốn gạt bỏ khỏi trí nhớ toàn bộ những gì gắn với những công việc loại đó. Thật bất hạnh cho Mairanovxky, luôn luôn nhắc nhớ về bản thân như một nhân chứng không mong muốn. Ông nhanh chóng bị truất danh hiệu giáo sư và mọi học vị và bị đày đi Makhatskala. Tại thị trấn này ông phụ trách phòng thí nghiệm hóa học.

    Đôi khi Mairanovxky đến thăm viện sĩ Blokhin ở Moskva, hi vọng phục hồi được đường công danh khoa học của mình. Tháng 12-1964, trước cuộc gặp gỡ định kỳ để thảo luận kết quả những thử nghiệm họ tiến hành với ung thư ác tính, Mairanovxky chết một cách bí ẩn. Chẩn đoán như cợt nhạo số phận vẫn y như là của Vallenberg và Ogginx: suy tim.

    Trong nhà tù Vladimir nảy ra một “câu lạc bộ” khác thường của những cựu cán bộ cao cấp NKVD-MVD. Trong số họ có Eitingon, đến Vladimir vào tháng 3-1957 với thời hạn 12 năm; Mamulov, phụ trách ban thư ký của Beria và thứ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm về khai thác vàng. Dù Mamulov là người Armeni, vào thời mình ông là bí thư phụ trách cán bộ của BCHTƯ ĐCS Gruzia. Người cùng xà lim với ông ta, cũng là bí thư BCH ĐCS Gruzia, viện sĩ Saria, một thời là phó cục trưởng Cục tình báo đối ngoại NKVD.

    Đại tá Liudvigov, phụ trách ban thư ký của Beria ở Bộ Nội vụ, bị bắt vì biết quá nhiều về Beria và những trò phiêu lưu tình ái của ông. Liudvigov lấy cháu gái của Mikoian, điều giúp ông ra khỏi tù ngay mười ngày sau khi Khrusev bị đổ vào năm 1964. Ông được ân xá theo sắc lệnh đặc biệt của Mikoian, người ba tháng trước đó được cử làm chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô. Mikoian cũng ân xá cho người họ hàng xa của mình, chỉ huy đội bảo vệ của Beria, Xarkixov, kẻ cung cấp đàn bà cho Beria.

    Ngồi trong nhà tù Vladimir có Daria Guxiak và Maria Didưk những kẻ đưa tin bí mật của Bandera mà tôi đã kể, bị bắt năm 1950. Họ đưa thức ăn cho các tội phạm, nhưng khi gặp tôi hẳn không thể nhận ra viên quan chức cao cấp MGB đã hỏi cung họ ở nhà tù Lơvov.

    Ngồi với chúng tôi có Vladimir Brik, cháu của Oxip Brik bạn gần gũi của Maiakovxky, bị KGB bắt khi có ý đồ chạy sang Mỹ. Ở đấy có cả Makxim Steinberg, trưởng nhóm điệp viên ngầm của NKVD ở Thuỵ Sĩ những năm 30. Từ chối trở về do sợ bị xử bắn, ông cùng vợ, Elza, sau cái chết của Stalin đã mắc câu những lời hứa ân xá và trở về Moskva. Steinberg nhận mười lăm năm, còn bà - mười năm, vì tội phản bội tổ quốc. Như sự hài hước cáo trạng của toà án quân sự về vụ của ông nói: toà không cho rằng nhất thiết phải ứng dụng với ông ta hình thức trừng phạt cao nhất - tử hình, vì việc nhà nước không bị thiệt hại thực tế bởi những hành động của ông ta và ông ta đã trả lại các phương tiện được cấp cho các mục đích tác chiến năm 1937.

    Ba tháng sau khi tôi đến nhà tù Vladimir, vợ tôi cùng các con đến thăm tôi, nhưng vợ tôi không cho bọn trẻ vào nhà tù vì tôi trông còn quá thểu não. Giám đốc nhà tù cho phép hai buổi gặp thêm với vợ ngoài một lần quy định. Trước khi về hưu năm 1959 đại tá Kozik bố trí cho tôi gặp Alexandr, chồng của em gái, người cho tôi rõ những gì đang diễn ra trong MVD và KGB. Thông tin về ai đang cầm quyền, ai thôi việc, những sáng kiến của chủ tịch mới KGB Selepin mở rộng các chiến dịch của tình báo Xô viết ở nước ngoài cho tôi hi vọng rằng tôi có thể còn có lợi cho ban lãnh đạo mới nhờ kinh nghiệm của mình và vì thế tôi có thể được ân xá và minh oan, như điều đã xảy ra với các tướng và sĩ quan được Stalin và Beria tha năm 1939 và 1941.

    Bất chấp những cầu khẩn của tôi được ở lại trong xà lim biệt lập, sau một năm người ta xếp vào chỗ tôi đầu tiên là Brik, sau đó là Mensagin, cảnh sát trưởng Xmonlenxk thời Đức chiếm đóng. Quan hệ của chúng tôi là lịch sự, nhưng xa lạ. Dù họ là những người thú vị, nhưng cuộc sống trước kia và tri thức hời hợt của họ về hiện thực của chúng ta làm tôi bực mình, vì thế chúng tôi không thể gần gũi được.

    Sau nửa năm ở nhà tù Vladimir, tôi bắt đầu dội bom Toà án tối cao và viện công tố bằng những yêu cầu xem xét lại vụ án của tôi. Những đề nghị đó bị từ chối. Từ vợ, tôi biết cô đã hai lần cầu xin Khrusev và Toà án tối cao cho luật sư đến khi xem xét vụ án của tôi. Nhưng cầu xin này bị từ chối. Cô đưa tôi xem bản sao các đơn của mình, và tôi gửi về Moskva sự phản kháng, tuyên bố rằng cáo trạng của tôi không có hiệu lực pháp lý, bởi tôi bị khước từ quyền được bảo vệ, cũng như được xem biên bản phiên toà mà tôi vẫn chưa ký. Điều đó có nghĩa là tôi ở trong tù trái với pháp luật. Tôi chỉ nhận được một câu trả lời do Xmirnov, phó chủ tịch Toà án tối cao, ký trong đó nói rằng không có cơ sở đế xét lại vụ án. Tôi không nhận phúc đáp cho 40 bản yêu cầu tiếp theo. Những người cùng xà lim với tôi, nhất là Eitingon cười chế nhạo những luận điểm tư pháp trong các yêu cầu của tôi. “Luật pháp và sự cạnh tranh quyền lực, - Eitingon nói với tôi, - là không thể dung hợp”.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    3. Những trò chơi Chính trị xung quanh sự đấu tranh để minh oan

    Năm 1960 bất ngờ tôi được gọi đến văn phòng giám đốc nhà tù. Trong cửa tôi đụng với Eitingon. Trong văn phòng thay vào chỗ giám đốc tôi thấy một người đàn ông cao, chững chạc ăn mặc đúng mốt, tự giới thiệu là điều tra viên các vụ án đặc biệt quan trọng của Ủy ban kiểm tra đảng German Klimov (Klimov G.x. - bố của đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Elem Klimov). Ông nói rằng BCHTƯ đảng giao cho ông nghiên cứu hồ sơ công tác và điều tra từ Lưu trữ đặc biệt của KGB Liên Xô. BCHTƯ, Klimov tuyên bố, quan tâm các số liệu về sự tham gia của Molotov trong các chiến dịch tình báo bí mật của Beria ở nước ngoài, cũng như, điều đặc biệt quan trọng, tên của những người mà việc bắt cóc và thủ tiêu do Beria tổ chức ở trong nước.

    Klimov đưa cho tôi danh mục gửi uỷ ban kiểm tra đảng do Xalin, phó của Rudenko ký. Đó là danh mục các vụ sát hại và bắt cóc bí mật được thực hiện theo lệnh Beria. Và thế, điều tra vụ án Beria, Viện công tố xác định rằng ông vào những năm 1940-1941 ra lệnh thủ tiêu cựu đại sứ ở Trung Quốc Luganets và vợ ông ta, cũng như Ximonich-Kulik, vợ của nguyên soái pháo binh Kulik bị bắn năm 1950 theo lệnh Stalin.

    Trong báo cáo nói, Viện công tố có những tin tức đáng tin cậy về những vụ giết người bí mật khác theo lệnh Beria cả trong nước lẫn ở nước ngoài, nhưng không phục hồi được tên tuổi các nạn nhân, vì tôi và Eitingon xoá sạch mọi dấu vết. Báo cáo cũng chỉ ra, vì trạng thái sức khỏe của tôi và Eitingon trong một thời gian dài không cho phép viện công tố tiến hành điều tra đầy đủ các vụ án này. Thay mặt BCHTƯ đảng, Klimov yêu cầu kể sự thật về các chiến dịch trong đó tôi tham gia, vì ở viện công tố không có các tài liệu văn bản khẳng định những lời buộc tội miệng trong việc tôi tổ chức ám hại Mikhoels, - điều đó, rõ ràng, làm Klimov khó xử. Ông khá kinh ngạc khi tôi nói rằng hoàn toàn không dính líu đến vụ sát hại Mikhoels, và chứng minh điều đó. Ông cần làm sáng tỏ những trang tối của lịch sử gần đây đến trước bắt đầu đại hội đảng kế tiếp sẽ tiến hành năm 1961, nhưng tôi có cảm giác rằng ông thể hiện mối quan tâm hoàn toàn tình người và có thái độ cảm thông với vụ án của tôi.

    Chúng tôi nói chuyện hơn hai giờ, lật lại từng trang hồ sơ điều tra của tôi. Tôi không phủ nhận sự tham gia trong các hoạt động đặc biệt, nhưng lưu ý rằng chúng được chính phủ xem như các chiến dịch chiến đấu bí mật đặc biệt chống lại những kẻ thù nổi tiếng của nhà nước Xô viết và được thực hiện theo lệnh của các nhà lãnh đạo mà hiện giờ vẫn nắm quyền lực. Vì thế công tố từ chối ghi chép hoàn cảnh từng vụ án. Klimov kiên quyết cố làm rõ từng chi tiết - tuyên bố của tôi gây ấn tượng mạnh đối với ông, rằng trong Bộ Nội vụ có hệ thống tổng kết công việc của từng cán bộ có liên quan với phòng thí nghiệm chất độc.

    Klimov thừa nhận rằng tôi không thể ra lệnh cho Mairanovxky hay nhận thuốc độc từ ông. Nội quy về phòng thí nghiệm được chính phủ và lãnh đạo NKVD-MGB Beria, Merkulov, Abakumov và Ignatiev phê chuẩn, cấm những hành động tương tự. Tài liệu này, Klimov nói, tự động chứng minh sự vô tội của tôi. Nếu nó có trong vụ án, tôi và Eitingon hẳn không bị buộc tội như thế, nhưng nó lại ở dưới đáy hồ sơ lưu trữ của BCHTƯ đảng, KGB và chịu sự kiểm soát đặc biệt của viện công tố.

    Trong khi chúng tôi uống trà với bánh cặp thịt, Klimov chăm chú nghe tôi và ghi vào sổ tay.

    Klimov ở lại mấy ngày trong nhà tù Vladimir. Theo chỉ thị của ông, người ta đưa vào xà lim cho tôi máy chữ để tôi đánh máy các câu trả lời cho câu hỏi của ông. Chúng bao trùm lịch sử các chiến dịch tình báo, những chi tiết các chỉ thị của Beria, Abakumov, Ignatiev, Kruglov, Malenkov và Molotov, cũng như sự tham gia của tôi trong việc tiến hành các hoạt động bí mật và phá hoại chống bọn Đức và thu thập thông tin về bom nguyên tử. Cuối cùng, theo đề nghị của Klimov tôi đánh thêm một bản tuyên bố về sự giải phóng và minh oan. Lưu ý lời khuyên của ông, tôi không nhắc đến tên Khrusev, thế nhưng chỉ ra rằng tất cả các mệnh lệnh được ra cho tôi, xuất phát từ BCHTƯ đảng. Klimov cam đoan với tôi rằng, tôi chắc chắn được tha, cũng như được phục hồi đảng tịch, ông cũng cho những lời như thế với Eitingon.

    Muộn hơn tôi biết được, mối quan tâm đến vụ án của tôi có tính chất nước đôi. Một mặt, chính quyền muốn bằng cách ấy ngó sâu hơn vào những tội ác của Stalin và những bí mật quây bọc ông. Mặt khác - sự giải phóng Ramon Merkader khỏi nhà tù Mexico và chuyến đi của anh đến Moskva thúc đẩy Dolores Ibarruri và các nhà lãnh đạo ĐCS Pháp và Áo tìm cách giải phóng cho Eitingon và tôi khỏi nhà tù.

    Chuyến đi của Klimov đến Vladimir giúp hoàn cảnh của vợ tôi tốt lên về nhiều mặt. Chủ tịch KGB mới được cất nhắc chưa lâu, Satalin gửi lên Ủy ban kiểm tra đảng báo cáo đánh giá tốt hoạt động của tôi và của Eitingon; trong nó ghi nhận rằng ủy ban an ninh “không có bất cứ tài liệu bôi nhọ thanh danh nào chống lại Xudoplatov và Eitingon, chứng tỏ rằng họ liên quan đến các tội ác do bè lũ Beria gây ra”. Tài liệu này khác biệt gay gắt với báo cáo do Xerov, Paniuskin, Xakharovxky và Korotkov chuẩn bị năm 1954 rằng không thể phát hiện được trong lưu trữ các hồ sơ công vụ của Xudoplatov, Eitingon và Xerebrianxky, vì thế không thể xác định được công tác hoạt động phá hoại và tình báo dưới sự lãnh đạo của Xudoplatov đối với nhà nước Xô viết.

    Từ bấy đến giờ những kẻ căm thù tôi trong số sử gia ngành tình báo đối ngoại Xô viết vẫn viện dẫn báo cáo này, nói riêng, V. Tsikov, đã sử dụng một loạt tài liệu lưu trữ ngụy tạo.

    Một đánh giá như thế lập tức cho những người kinh nghiệm hiểu ngay rằng, sự minh oan của chúng tôi không còn xa xôi lắm. Theo thời gian điều đó trùng những cố gắng của KGB muốn tiếp xúc với một gia đình Do Thái ở Mỹ. Đó chính là gia đình mà vợ tôi giúp đi sang Mỹ từ Tây Ucraina, nơi họ ở sau khi Đức chiếm Varsava năm 1939. Năm 1960 một người nhà của họ đến Moskva tìm cách gặp mặt vợ tôi ở “Tin tức”, bởi vào thời đó cô nói với họ là làm việc ở đấy. Biết về điều đó KGB liên lạc với cô, hi vọng lôi kéo được người này để làm việc cho tình báo Xô viết ở Mỹ. Người ta mời vợ tôi đến Lubianka, nơi cô mấy lần bàn bạc khả năng sử dụng căn hộ của chúng tôi để gặp gỡ với người du lịch đến từ Mỹ. Từ ý đồ tuyển mộ anh ta, thực ra, không được gì, nhưng căn hộ bắt đầu được dùng như điểm hẹn. Giờ đây có vẻ mối đe dọa mất nhà ở trung tâm không còn treo lơ lửng nữa.

    Cục tư tưởng và thiếu tướng tình báo KGB Agaianets quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của vợ tôi với giới trí thức những năm 30.

    Những thính giả của trường NKVD mà cô dạy, và trung tá Riabov tư vấn cho cô, cần lợi dụng thế nào sự nổi tiếng, các liên hệ và sự quen biết của Evgeni Evtusenko trong mục đích tác chiến và tuyên truyền đường lối đối ngoại. Vợ tôi đề nghị thiết lập với ông tiếp xúc thân tình bí mật, và không trong trường hợp nào tuyển mộ ông như một người cung cấp tin, mà phái đi cùng Riabov đến Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Phần Lan. Sau chuyến đi Evtusenko trở thành người tích cực theo “những tư tưởng cộng sản mới” mà Khrusev thực hiện.

    Agaianets cũng liên hệ với vợ tôi với mục đích làm rõ một loạt hoàn cảnh làm tình báo quan tâm liên quan với chuyến đi ngắn hạn sang Liên Xô đầu những năm 1960 của M. Budberg-Benkendorf, người chuyển lưu trữ của Gorky từ nước ngoài cho chính quyền Xô viết những năm 1930. Cuộc gặp gỡ của Emma và Agaianets diễn ra trong văn phòng bí thư tổ chức nhà văn Moskva của thiếu tướng KGB lúc này đã về hưu Ilin. Với sự có mặt của Ilin vợ tôi “lấp chỗ trống” và chỉ ra các tài liệu lưu trữ mật mã việc Budberg cộng tác với GPU-NKVD. Bà ta gặp may là đã rời khỏi tuyến làm việc này vào đầu năm 1936, khi Gorky còn sống. Vợ tôi cũng giúp con trai của một trong những bạn bè của chúng tôi - Borix Jutovxky, một hoạ sĩ đồ họa tài năng, người công khai phê phán đường lối của Khrusev trong lĩnh vực văn hoá. Cô bố trí cuộc gặp của hoạ sĩ với các cán bộ KGB để tránh cho anh ta sự săn đuổi. Anh ta tuyên bố rằng những phát biểu của anh bị hiểu không đúng, và viết thư ăn năn, nói rằng ủng hộ đường lối của ĐCS.

    Thế nhưng “tình yêu” của vợ tôi với KGB nhanh chóng kết thúc. Điều tra viên Rudenko tìm mọi cách cản trở việc minh oan của tôi. Toà nhà nơi chúng tôi sống trong một căn hộ lớn trên phố Markhlev, bị chuyển cho Bộ Ngoại giao, chúng tôi nhận được một căn hộ không tồi, nhưng nhỏ hơn nhiều ở khu vực Triển lãm Kinh tế Quốc dân, lúc ấy còn là ngoại ô Moskva.

    Năm 1961 vợ và các con tôi hoàn toàn hết ảo tưởng, rằng cuối cùng chính quyền sẽ thừa nhận sai lầm tố tụng trong vụ của tôi. Sau khi Klimov tiếp vợ tôi ở BCHTƯ và nói rằng tôi và Eitingon cả hai vô tội trong vụ Beria và ông đang tìm cánh đạt tới việc xem xét lại các tuyên án ở cấp độ cao nhất, họ hiểu rằng số phận của tôi nằm trong tay Khrusev. Vụ án bị ném vào trận đồ bát quái quan liêu - quyết định giữ tôi trong tù được phê chuẩn ở tận chóp bu.

    Dù Klimov nói toàn ẩn ý, thế nhưng vẫn nhấn mạnh rằng cần tiếp tục cầu xin sự minh oan. ông nói với vợ tôi về những mâu thuẫn trong bản luận tội chứng tỏ sự ngụy tạo.

    Trong lần thăm thường lệ vợ tôi kể về lần gặp với Klimov. Vào thời điểm này Eitingon đã ở chung xà lim với tôi, và chúng tôi đã nhiều giờ suy ngẫm làm sao thúc đẩy tiến trình giải phóng của mình. Nhưng thời gian trôi đi, và vợ tôi, do suy nghĩ thực tế hơn, khuyên tôi bắt đầu chuẩn bị sau khi được tự do bắt tay vào công việc mới - nghề dịch thuật. Zoia Zarubina chuyển cho tôi và Eitingon cả chồng sách bằng tiếng Pháp, Đức, Ba Lan và Ucraina. Đó là những tiểu thuyết và sách về lịch sử. Tóm lại, chúng tôi chẳng phải buồn chán, khi dịch suốt ngày. Vào giai đoạn này phó giám đốc nhà tù Khatsikian giúp đỡ chúng tôi đặc biệt về mặt tinh thần. Chính ông chuyển ra ngoài hàng loạt bản sao đề nghị của chúng tôi với BCHTƯ về việc minh oan, mà các cựu binh tình báo và phong trào du kích sử dụng trong các phát biểu tại đại hội đảng lần thứ XXIII để bảo vệ chúng tôi. Năm 1961 điều kiện giam giữ xấu đi nhiều, việc gửi đồ ăn cho tù nhân bị hạn chế. Điều này liên quan với tình hình kinh tế sa sút và nạn tội phạm tăng.

    Nhằm gây chú ý đến những cầu xin minh oan, chúng tôi viết thư cho Khrusev, trong đó có những đề nghị tác chiến nhằm vào các đơn vị đặc nhiệm “mũ nồi xanh” mà tổng thống Kennedy vừa tổ chức. Bức thư của chúng tôi được Selepin, bí thư BCHTƯ ĐCS Liên Xô, phụ trách an ninh và hoạt động tình báo, đánh giá tốt. Tướng Fadeikin, người thừa nhiệm chức vụ tôi chỉ huy các chiến dịch phá hoại ở nước ngoài ở Tổng cục 1 KGB đọc bức thư. Ông phái thiếu tá Vaxiliev đến Vladimir thảo luận với chúng tôi các chi tiết tổ chức, và anh ta đem hai cân đường làm quà cho chúng tôi. Thế là sáng kiến của chúng tôi dẫn tới sự thành lập đơn vị đặc nhiệm tại KGB.

    Được khích lệ bởi thành công của bức thư và sự ủng hộ tinh thần của KGB, tôi và Eitingon đã gửi cho Khrusev đề nghị mới về phục hồi các tiếp xúc với Bazari, thủ lĩnh người Kurd, để lợi dụng ông ta chống lại tên độc tài Iraq, tướng Kaxem, kẻ bắt đầu thoát ra khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Sau điều này, đại tá Sevtsenko, giám đốc sở KGB tỉnh Vladimir đến thăm chúng tôi và thông báo rằng ban lãnh đạo đang sử dụng đề nghị của chúng tôi. Lần này phần thưởng chúng tôi nhận được là ba tháng nhận quà một lần, thay cho sáu tháng một lần.

    Sevtsenko cho phép chúng tôi, lần đầu tiên gặp luật sư Evgeni Zorin người quen cũ của vợ tôi cùng hoạt động ở GPU Ôđécxa vào những năm 20. Theo ý kiến Zorin, vụ của tôi là vô vọng, nếu nó không được xem xét lại từ cấp cao nhất. Nhưng ông thấy có khả năng phần nào thay đổi được cáo trạng của Eitingon, bởi Eitingon ở trong tù thời Stalin một năm rưỡi. Zorin đâm đơn lên toà án quân sự về vấn đề này, nhưng bị từ chối. Cuối cùng do sự can thiệp của Zoia Zarubina mà đạt được quyết định tích cực về vụ Eitingon ở chủ tịch toà án quân sự, trung tướng Borixoglebxky.

    Tháng 12-1963 Eitigon được quyết định giảm một năm rưỡi tù vì được tính cả thời gian ngồi tù trước kia. Trong khi đó Eitingon suýt chết vì khối u trong ruột. Sử dụng quan hệ của mình, Zoia và em gái Eitingon, một bác sĩ tim mạch nổi tiếng, đã xin phép cho Minets, bác sĩ phẫu thuật khối u hàng đầu, vào bệnh viện nhà tù. Và chính ông đã làm phẫu thuật cho Eitingon, cứu ông thoát chết.

    Trước cuộc giải phẫu, Eitingon viết thư cho Khrusev, đó là bức thư vĩnh biệt của ông đối với đảng. Đến thời gian này Mercader đã nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì vụ thủ tiêu Trotsky. (Ba chục năm sau, theo lời của tôi, tướng Volkogonov xem lưu trữ đã phát hiện được bức thư này).

    “Với bức thư này tôi hướng về Đảng sau khi đã ngồi tù hơn 10 năm, và rất có thể đây là bức thư cuối tôi gửi BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Việc ở trong tù đã huỷ hoại trọn vẹn sức khỏe của tôi, và vào những ngày gần tới một cuộc giải phẫu nặng nề nhất đang chờ tôi liên quan với sự phát hiện khối u trong ruột. Dù các bác sĩ cố động viên tôi, nhưng đối với tôi hoàn toàn rõ rằng nếu khối u không phải là ác tính đi nữa, thì lưu ý đến thời gian trong tù lâu, cơ thể yếu đi, sức kháng cự yếu của nó và tuổi cao tôi đã 64 tuổi, chắc gì kết cục giải phẫu là thuận lợi. Nhân thế hoàn toàn là tự nhiên mong muốn của tôi gửi BCHTƯ đảng, đảng mà tôi đã gia nhập từ những ngày tuổi trẻ năm 1919, đảng đã dạy dỗ tôi, mà vì lý tưởng của nó tôi đã đấu tranh suốt cuộc đời, mà với nó tôi sẽ vẫn trung thành đến hơi thở cuối cùng. Mười năm cuối người ta tách tôi khỏi đảng và một bất hạnh lớn nhất đối với một người cộng sản đổ xuống đầu tôi, trong việc đó tôi không có lỗi. Người ta xử tôi vì cái gì? Tôi không có lỗi gì trước đảng và chính quyền Xô viết. Suốt cuộc đời có ý thức của mình tôi trải qua trong cuộc đấu tranh tích cực nhất với các kẻ thù của đảng chúng ta và nhà nước Xô viết…

    Sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự, năm 1925, tôi được cử sang tình báo làm việc. Và từ bấy đến đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã ở bên ngoài phạm vi đất nước trong công tác nhóm trưởng tình báo bí mật ở Trung Quốc, Hi Lạp, Pháp, Iran, Mỹ. Năm 1938-1939 lãnh đạo mạng điệp viên ở Tây Ban Nha. BCHTƯ bằng lòng với công việc đó. Sau sự thủ tiêu Trotsky tôi được cấp trên hài lòng, được tuyên bố chính thức rằng tôi sẽ không bao giờ bị quên lãng, cũng như những người tham gia trong vụ này. Lúc ấy tôi được tặng huân chương Lenin, còn “Andrei” - huân chương Cờ đỏ... Nhưng đó chỉ là một phần công việc được làm theo chỉ thị của đảng, trong cuộc đấu tranh vối những kẻ thù của cách mạng...

    Và từ vụ án giả tạo này đến vụ án giả tạo khác, từ nhà tù này sang nhà tù khác, trong suốt hơn 10 năm tôi tồn tại vô giá trị, mất đi sức lực và sức khỏe cuối cùng. Tôi hoàn toàn không hiểu, ai cần và vì cái gì đẩy tôi đến tình trạng này. Lẽ ra tôi còn có thể làm việc cả chục năm trời và đem lại lợi ích cho đảng và đất nước, nếu không trong cơ quan an ninh, thì ở lãnh vực khác của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, vì tôi tích cóp được một kinh nghiệm khổng lồ đấu tranh với đủ loại kẻ thù của đảng...”

    Đại tá Ivatsenko, phó ban điều tra KGB đến nhân vụ ân xá nhà toán học tài năng Pimenov, đã vào nhà tù thăm tôi. Ivasenko, người tôi biết do công việc trước kia, kể rằng dù các cơ hội xem xét lại các vụ án của chúng tôi là không có, nhưng có thể khẳng định: hết hạn tù theo phán quyết của toà án là chúng tôi được thả ngay. Khả năng của Stalin giam giữ các nhân chứng quan trọng trọng tù suốt đời hoặc thủ tiêu, có vẻ đã hết thời.

    Khẳng định đầu tiên của điều này là sự giải phóng viện sĩ Saria - thời hạn của ông hết vào ngày 26-6-1963. Ông bị bắt đúng vào ngày Beria bị bắt, mười năm trước. Chúng tôi thoả thuận rằng ông, nếu được tha, sẽ liên lạc với gia đình của tôi hoặc của Eitingon và nói rằng: “Tôi chuẩn bị bắt đầu cuộc đời mới”.

    Chúng tôi nôn nao chờ tín hiệu của ông. Bất chấp mọi sự hứa hẹn, chúng tôi vẫn nghi ngờ rằng người ta sẽ thả và cho ông về nhà, về Tbilixi. Sau hai tuần vợ tôi khẳng định - giáo sư Saria đã đến thăm cô một thoáng. Cô nhớ ông từ thời ở trường học NKVD, lúc ấy còn là một giáo sư triết học đường bệ, tự tin. Giờ đây cô thấy ông là một ông cụ già nua. Thế nhưng Saria cho đến cuối đời vẫn là người tỉnh táo với trí nhớ vững chắc và nghiên cứu triết học tại Viện hàn lâm khoa học Gruzia. Ông mất năm 1983.

    Năm 1964 người ta thả Eitingon, và ông bắt đầu làm biên tập viên trong nhà xuất bản văn học nước ngoài. Sau khi Khrusev về vườn, Liudvigov được tha. Ông ta thu xếp vào làm việc ở ban thanh tra Cục thống kê Trung ương. Vợ tôi hi vọng là cả tôi cũng được tha trước thời hạn, nhưng yêu cầu của cô lập tức bị khước từ.

    Người ta chuyển Mamulov vào xà lim của tôi. Trước khi chúng tôi bị bắt, chúng tôi cùng sống trong một tòa nhà và con cái chúng tôi chơi cùng nhau, nên chúng tôi có chuyện để nói. Trong khi đó Eitingon lại trở thành nhân chứng không mong muốn - lần này là đối với Brejnev, kẻ không muốn nhớ lại những chuyện cũ. Ông ta rõ ràng không thích khi vào thời gian kỷ niệm 20 năm ngày chiến thắng phát xít Đức ông ta nhận được đơn khẩn cầu tập thể có 24 chữ ký của các cựu binh NKVD-KGB, trong đó có Rudolf-Abel (5 người trong số họ là Anh hùng Liên Xô) với yêu cầu xem xét lại vụ án của tôi và của Eitingon. Những người mới quây quanh Brejnev, dựa vào báo cáo của Tổng công tố Rudenko về vụ án của tôi. Tất cả những người ký bản khẩn cầu đã phản đối, tuyên bố rằng họ cũng là thành viên của Nhóm đặc biệt, nhưng không một lý nào lại thuộc vào số những người tin cậy của Beria. Họ đòi hỏi phải đưa ra chứng cứ cụ thể. Cuộc trò chuyện của các cựu binh tại BCHTƯ kết thúc không kết quả, nhưng ngay trước đại hội đảng lần thứ XXIII họ gửi tuyên bố mới và buộc tội thẳng công tố viên Rudenko trong sự nguy tạo hồ sơ vụ án của tôi và Eitingon. Liên kết với họ là những chiến sĩ quốc tế cộng sản và những người cộng sản nước ngoài vào thời chiến tranh vệ quốc ở trong đội ngũ du kích.

    Áp lực lên “bề trên” là dữ dội. Cựu bộ trưởng quốc phòng Bungari, phục vụ dưới trướng Eitingon ở Trung Quốc vào những năm 20, thay mặt chúng tôi đề nghị với Xuxlov, nhưng ông kia nổi cơn thịnh nộ.

    - Những vụ này đã được quyết bởi BCHTƯ. Đó là công việc nội bộ của chúng tôi, - Xuxlov chịu trách nhiệm đường lối đối ngoại và cán bộ an ninh và tình báo trong Bộ Chính trị, đáp lại ông. Trong Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao đã chuẩn bị đề án giải phóng tôi trước thời hạn sau khi tôi đã trải qua cơn đột qụy thứ hai và bị mù mắt trái, nhưng ngày 19-12-1966 Podgornưi, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao đã loại bỏ đề nghị này. Tôi ở trong tù một năm rưỡi nữa.

    Con trai út của tôi Anatoli, nghiên cứu sinh khoa kinh tế chính trị học, như đảng viên đã vào BCHTƯ ĐCS Liên Xô và Xô viết Tối cao chạy vạy về vụ án của tôi. Thoạt đầu những quan chức nhỏ từ chối nhìn nhận cháu một cách nghiêm túc, nhưng cháu cho họ xem thông báo của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô do phụ trách ban thư ký của Podgornưi ký, và yêu cầu ai đó từ số quan chức có trách nhiệm tiếp cháu.

    Anatoli vốn cứng rắn, nhưng thông minh. Cháu viện ra hồ sơ của tôi trong ủy ban kiểm tra đảng và ý kiến của Klimov, giờ đã là phụ trách ban thư ký uỷ ban này, người khẳng định sự vô tội của tôi và cho phép cháu viện dẫn tới ông. Cán bộ BCHTƯ đảng chuyển Anatoli sang Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, nơi Xkliarov phụ trách phòng tiếp tân đã tiếp cháu. Anatoli giải thích với con người tóc bạc trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm công tác đảng này bản chất vụ án của tôi. Anatoli mới 23 tuổi và cháu vừa nhận thẻ đảng.

    - Như một đảng viên, - cháu nói với Xkliarov, - tôi yêu cầu ông trả lời rõ ràng và chân thật: sao ban lãnh đạo cao nhất có thể coi thường các chứng cứ vô tội của một người đã hiến cả cuộc đời mình cho đảng và nhà nước. Sao Đoàn chủ tịch có thể coi thường lời yêu cầu của các Anh hùng Liên Xô về sự minh oan cho cha tôi?

    Xkliarov chăm chú nhìn Anatoli và nói:

    - Tôi biết bố cháu là người trung thực. Tôi còn nhớ ông ấy từ thời công tác đoàn ở Kharkov. Nhưng quyết định về vụ của ông ấy được phê chuẩn từ “trên cao”. Nó là cuối cùng. Không ai xem xét lại nó đâu. Còn gì liên quan đến cậu, thì cậu biết quá nhiều về những chuyện mà nói chung tốt nhất là cậu không nên biết gì cả. Tôi đoán chắc rằng sẽ không có ai can thiệp vào sự nghiệp khoa học của cậu, nếu cậu xử sự một cách thông minh. Cha cậu sẽ ra tù sau một năm rưỡi, khi hết hạn. Hãy suy nghĩ cậu có thể giúp gia đình như thế nào. Chúc cậu thành công trong việc đó.

    Anatoli nuốt nghẹn, hiểu rằng cháu và gia đình phải che giấu thái độ của mình đối với Brejnev và giới thân cận của ông ta. Ra viện, vợ tôi rất lo về chuyện con trai đi tới các cấp trên sẽ gây những điểu khó chịu nghiêm trọng. Vì thế cô bắt đầu huấn luyện con trai những thủ pháp sơ đẳng để giữ bí mật. Điều đó rất có lợi cho cháu để không tham dự vào những tranh cãi chính trị và tách khỏi những nhóm có tinh thần phê phán đối với chế độ.

    Vợ tôi khuyên Anatoli đừng bao giờ gặp gỡ với người nước ngoài khi không có ai chứng kiến, và chỉ với tư cách là nhân vật chính thức.

    Ngày 21-8-1968, vào ngày quân đội Hiệp ước Varsava đổ vào Tiệp Khắc, tôi được trả tự do. Em đồng hao chở tôi về Moskva. Người ta trả tôi đồng hồ Thụy Sĩ (vẫn chạy) và 80 nghìn rúp tín phiếu nhà nước. Năm 1975 tôi nhận tiền theo tín phiếu, số tiền đáng kể - tám nghìn rúp.

    Khi tôi trở về, nhà tôi đầy ngập họ hàng. Tôi vẫn ngờ đang mơ. Tự do - đó là một nỗi vui sướng, nhưng tôi khó lắm mới có thể ngủ - đã quen suốt đêm sáng đèn. Đi lại trong phòng hai tay quặt sau lưng theo thói quen trong tù. Qua đường mới là vấn đề - vì sau 15 năm trong tù chật hẹp, khoảng không mở rộng có vẻ quá bao la và nguy hiểm. Nhanh chóng bạn bè cũ đến thăm - Zoia Rưbkina, Raixa Xobol, người trở thành nữ văn sĩ nổi tiếng Irina Guro, Eitingon. Đến tỏ lòng quý trọng còn có cả những người thậm chí không gần gũi lắm với tôi: Ilin, Vaxilevxky, Xemenov và Fitin. Họ lập tức đề nghị tôi làm phiên dịch tiếng Đức, Ba Lan và Ucraina. Tôi ký hai hợp đồng với nhà xuất bản “Văn học thiếu nhi” dịch các truyện từ tiếng Đức và Ucraina. Sau khi xuất bản các bản dịch và ba cuốn sách, tôi nhận được tiền hưu như một nhà văn - 130 rúp mỗi tháng. Đó là lương hưu dân sự cao nhất.

    Sau một tháng tự do, tôi chịu thêm một cơn đột qụy, nhưng hồi phục sau hai tháng chữa bệnh tại Viện tim mạch. Vợ tôi phản đối chống những đơn xin minh oan, cho rằng không đáng để gây sự chú ý. Tôi bí mật đánh máy các đơn xin khi cô đi mua hàng, và gửi chúng cho Andropov, người đứng đầu KGB, và Ủy ban kiểm tra đảng. Từ KGB người ta gọi điện thoại cho tôi và khuyên tìm tài liệu ở đâu để thúc đẩy việc xem xét lại vụ án, nhưng vụ này không thuộc quyền hạn của họ. KGB về phần mình, hứa bảo đảm rằng tôi không bị trục xuất khỏi Moskva, bất chấp về hình thức tôi là một tên tội phạm nguy hiểm và có đăng ký hộ khẩu hạn chế. Nếu không có sự giúp đỡ của KGB, hẳn tôi đã bị theo dõi và bị trục xuất khỏi Moskva. Anh chàng cảnh sát khu vực đến kiểm tra đã trợn tròn mắt khi tôi trình hộ chiếu mới của Tổng cục công an Bộ Nội vụ Liên Xô.

    Vào một ngày mùa xuân năm 1970 hay 1971 gì đó, một giọng nói nhã nhặn qua điện thoại mời tôi đên gặp trưởng Cục “V” - cơ quan tình báo- phá hoại tình báo đối ngoại của KGB, thiếu tướng Vladimirov. Chúng tôi gặp nhau tại căn hộ bí mật ở trung tâm Moskva. Vladimirov là một người khá đáng mến, chào tôi, nói rằng tiếp tôi theo ủy nhiệm của ban lãnh đạo. Ông ta muốn làm rõ các tên mật của một loạt hồ sơ trong lưu trữ của KGB. Ông muốn ý kiến của tôi, thứ nhất, về cái chết của Vallenberg, và thứ hai, về những nguyên nhân các phản ứng gay gắt của nhà cầm quyền Thuỵ Điển đối với việc thiết lập lại đối thoại bí mật giữa hai nước.

    Tôi trình bày ý kiến của tôi về số phận Raul Vallenberg khi đã làm quen với bản sao báo cáo về cái chết của ông ta trong nhà tù, và nói rằng trong số các nhà tình báo chỉ có Zoia Rưbkina là tiếp xúc trực tiếp với Vallenberg. Sau lần gặp này người ta đã để cho tôi yên.

    Vào những năm 70 tôi chuyên tâm vào công việc văn chương. Nhuận bút dịch sách cho tôi sống tạm ổn. Toàn bộ tôi đã dịch, viết và biên tập 14 cuốn sách. Trong số đó có bốn cuốn tuyển tập các hồi ức của những du kích đã chiến đấu trong những năm chiến tranh dưới sự chỉ huy của tôi. Công việc văn chương giúp tôi quen dần với xã hội.

    Bạn, bè và người quen ra đi dần: Gexelberg, Fitin, Xtudnikov, Zarubin và Vaxilevxki. Năm 1976 tôi và Eitingon đề nghị Mercader và Dolores Ibarruri ủng hộ sự cầu khẩn của chúng tôi về việc minh oan trước Andropov và Ủy ban kiểm tra đảng, chỉ ra trách nhiệm đạo đức của đảng về sự bất công đối với chúng tôi. Andropov và Pelse, người lúc đó đứng đầu Ban kiểm tra đảng, năm 1977 cho kết luận vụ án chúng tôi, trong đó chỉ ra rằng không có chứng cứ về sự liên đới của chúng tôi đối với các tội ác của Beria. Đến thời gian này, sau khi chết trong tù 15 năm, Xerbriaxky được minh oan. Các hồ sơ của chúng tôi với kết luận của Andropov và Pelse và báo cáo của Klimov, phó tổng công tố quân sự Baturin và phụ trách ban điều tra KGB Volkov phải được báo cáo lên Bộ Chính trị. Thế nhưng Xuxlov cực lực phản đối, còn trong ban kiểm tra đảng và KGB không có ai muốn vì chúng tôi mà gây đụng độ với ông ta cùng Rudenko.

    Theo chỉ thị của Pelse, chỉ để an ủi, tôi và Eitingon được sử dụng phòng khám và bệnh viện Kremli, cũng như quân y viện của KGB.

    Tháng 8-1977 theo uỷ nhiệm của Pelse, phó thứ nhất của ông, Guxtov đã tiếp chúng tôi. Ông ta nói rằng vui mừng được chào đón những sĩ quan tình báo anh hùng nhưng rất tiếc, hiện tại các vụ án của chúng tôi không thể được giải quyết xứng đáng. Chúng tôi đành chờ đợi, sẽ đến lúc xem xét lại chúng.

    Năm 1978 Ramon Mercader mất tại Cu Ba, khi đang làm cố vấn cho Bộ Nội vụ theo lời mời của Fidel Castro. Thi thể ông được bí mật đưa về Moskva. Vào lúc đó tôi và vợ đang ở viện điều dưỡng. Eitingon cũng không được báo về tin này, nhưng vợ của Mercader, Rokelia Mendos, đã báo cho ông biết về tang lễ mà KGB hèn nhát cố tiến hành không có mặt của chúng tôi. Thế nhưng bà vợ góa đã gây ầm ĩ, gọi điện thoại cho Eitingon, và ông đến tiễn Mercader đến nơi an nghỉ cuối cùng.

    Năm 1981 sau đại hội đảng thường kỳ, chúng tôi đã gửi thư, nhưng không nhận được lời đáp. Eitingon mất trong phòng khám đa khoa của điện Kremli vì bệnh loét dạ dày. Tất cả những năm 80, đặc biệt trước khi Brejnev chết, tôi tiếp tục dội bom BCHTƯ bằng những khiếu nại. Những nhân chứng cuối cùng đến lúc này còn sống, đã ủng hộ nỗ lực của tôi xin minh oan vào những năm 1984, 1985 và 1988 gửi Tsernenko, còn sau đó là Gorbachov và A. Iakovlev.


    [...]
     
    teacher.anh thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    4. Tự do ngôn luận và sự đóng kín hồ sơ lưu trữ


    Năm 1984 như Klimov nói với tôi, đã chuẩn bị một quyết định tích cực, nhưng Tsemenko chết, và vẫn không có lời đáp của Gorbachov hay Xolomentsev, chủ tịch Ủy ban kiểm tra đảng rồi sau đó trở thành chủ tịch Ủy ban đặc biệt về minh oan các nạn nhân của những vụ thanh trừng chính trị. Bố của con dâu tôi, thứ trưởng Bộ công nghiệp than, có quan hệ thân mật vói Xolomentsev, và tôi đề nghị ông tác động cho quyết định thuận lợi. Xolomentsev báo cáo với Gorbachov, nhưng ông ta từ chối.

    Iogan Stainer phó tổng bí thư ĐCS Áo và cựu điệp viên của Nhóm đặc biệt NKVD, năm 1988 đòi hỏi để tên tuổi ông cũng như tên tuổi những người cộng sản nổi tiếng khác được tẩy sạch khỏi những lời buộc tội một cách vu khống chứa trong hồ sơ của Xudoplatov. Người ta nghe ông một cách nhã nhặn, nhưng không làm gì cả. Năm 1988 tôi được mời vào Viện công tố, nơi người ta nói rằng vụ án của tôi sẽ không được xem xét lại, và trao phúc đáp chính thức do Tổng công tố Rekunkov ký. Trong tài liệu này có một sai lầm nghiêm trọng: trong nó nói rằng tôi bị xử như kẻ tòng phạm của Beria và kể cả của Abakumov, dù trong bản buộc tội nói chung không nhắc tới Abakumov.

    Năm 1986 vợ tôi 81 tuổi, và sức khỏe của cô xấu đi đột ngột. Thoạt đầu cứ ngỡ cô chỉ yếu đi so với thường lệ, nhưng sau phát hiện là cô bị bệnh Parkinson. Là cựu chiến binh, cô được quyền điều trị trong quân y viện của KGB. Hai tháng cuối cùng tôi luôn ở bên vợ, và đau đớn nhận thấy sự sống từ từ rời bỏ cô. Cô mất vào tháng 9-1988, và di hài của cô được yên nghỉ trên bức tường nghĩa trang tu viện Donxkoi. Bên cạnh cô yên nghỉ di hài của Grigulevich, Eitingon và Abel. Irina Gugo - Raixa Xobol cũng mất. Zoia Rưbkina sống lâu hơn vợ tôi ba năm.

    Từ nhóm bạn bè nhỏ hẹp chỉ còn lại ba người - Zoia Zarubina, Anna Tsukanova và tôi - đã trải qua những thời vinh quang nhưng bi thương của lịch sử đất nước. Chúng tôi già đi và ngày càng khó gặp nhau hơn.

    Sau khi vợ tôi mất sức khỏe của tôi xấu đi, và lúc đó con trai Anatoli xin Kriutskov, lúc đó là phó chủ tịch thứ nhất KGB, cho tôi nhập viện. Sau khi ở viện, trong vòng hai tuần tôi được điều trị ở viện an dưỡng của BCHTƯ. Ban lãnh đạo tối cao vào giữa những năm 80 có thái độ nước đôi với tôi. Một mặt cho rằng vụ án của tôi là do ngụy tạo, tôi được mời đến trường đại học mang tên Andropov giảng bài về lịch sử ngành tình báo, tôi tham gia các hội nghị của KGB về nghiên cứu lịch sử các chiến dịch tình báo.

    Mặt khác, tôi vẫn không được minh oan.

    Trong khi đó Gorbachov quan tâm đến cách chuẩn bị và truyền đạt các mệnh lệnh thủ tiêu người và các phương thức tiêu diệt họ. Nhân chuyện đó thiếu tướng Sadrin, chịu trách nhiệm ở KGB về thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, đã đến thăm tôi, nhưng tôi tránh né lời yêu cầu của ông ta mô tả cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Tôi giải thích rằng các tổng kết đầy đủ nằm trong lưu trữ của BCHTƯ đảng, và chỉ ra rằng riêng tôi chuẩn bị hai báo cáo viết tay về các chiến dịch ở Mexico và Roterdam mà tôi chịu trách nhiệm. Các tổng kết khác được viết bởi những lãnh đạo cao cấp khác trực tiếp chịu trách nhiệm - Ogolsov, Xavtsenko, Tsanava và Abakumov, hoặc Molotov và Vưsinxky khi họ đứng đầu Ủy ban thông tấn. Việc tình báo quân đội vào những năm 1930-1950 cũng thủ tiêu các điệp viên hai mang và những kẻ vượt tuyến, một nhóm đặc biệt chuyên trách việc này đối với Sadrin là tin mới. Tôi khuyên ông ta hỏi về những vấn đề ở với Bộ chỉ huy quân sự. Tôi cho rằng ông ta đã thông tin về buổi gặp gỡ này với lãnh đạo của mình.

    Năm 1990 tôi biết được từ một cán bộ cao cấp KGB: Gorbachov không bằng lòng với việc quá trình dân chủ hoá đang tuột khỏi tầm kiểm soát. Mùa thu năm đó KGB và quân đội được lệnh chuẩn bị kế hoạch về tình trạng chiến đấu. Thời gian ấy lương tất cả các quân nhân được tăng gấp đôi.

    Tôi lại đâm đơn xin minh oan và được không chỉ KGB mà còn các quan chức cao cấp trong bộ máy đảng ủng hộ. Tự do ngôn luận cho phép tôi sử dụng báo giới. Tôi viết thư cho ủy ban của Iakovlev yêu cầu minh oan các nạn nhân bị thanh trừng, cho Kriutskov rằng tôi thông báo với báo giới: sự thật về cơ chế thực tế của các vụ thanh trừng đến nay vẫn bị che giấu, rằng tôi yêu cầu chuyển cho Viện công tố các bản sao về công tác tình báo của tôi và nêu số các mệnh lệnh về nhiệm vụ của các phân đội mà tôi chỉ huy.

    KGB phản ứng không chậm trễ. Phó cục trưởng phụ trách cán bộ cho tôi biết rằng tất cả các tài liệu sẽ được phân tích và xem xét như tài liệu mới trong vụ án của tôi. Tôi được mời vào Viện công tố nơi người ta báo rằng vụ án của tôi sẽ được xem xét lại. Việc điều tra mới chiếm mất một năm.

    Bỗng xuất hiện trên báo chí những bài bôi xấu và phỉ báng tôi, rồi những bài móc máy ám chỉ chống lại tôi và Eitingon. Và tôi hiểu việc minh oan của tôi sẽ kéo dài đến vô tận, bởi chẳng ai đang cầm quyền muốn công khai hết sự thật làm ô danh chính sách tự do của Khrusev. Còn các nhà cải cách lại muốn lợi dụng “sự ấm lên” của Khrusev như khuôn mẫu của cải tổ. Gorbachov sợ làm vấy bẩn đại hội đảng lần thứ XX lịch sử tại đó Khrusev công kích các tội ác của Stalin, nếu vụ án của tôi nổi lên sẽ xuất hiện Khrusev như tòng phạm của những tội ác đó.

    Beria và những kẻ thù của ông đều chung một đạo lý. Tôi đồng tình hoàn toàn với nhà văn Kirill Xtoliarov, người viết rằng, sự khác biệt duy nhất giữa Beria và các đối thủ của ông chỉ ở số lượng máu đã đổ. Nhưng, bất chấp những sai lầm của mình, Beria, Stalin, Molotov đã cải tạo được một đất nước nông nghiệp lạc hậu thành một siêu cường quốc có vũ khí hạt nhân. Gây ra những sai lầm cũng khinh khủng như thế, Khrusev, Bulganin và Malenkov thì ở mức độ ít hơn thúc đẩy xây dựng tiềm năng hùng hậu của Liên Xô. Khác với Stalin, họ làm suy yếu nhà nước vì tranh giành quyền lực. Gorbachov và các trợ thủ của ông ta bị chi phối bởi những tham vọng không nhỏ hơn, đưa một cường quốc vĩ đại đến sự đố vỡ trọn vẹn. Gorbachov và A. Iakovlev xử sự như những thủ lĩnh đảng điển hình, khi ẩn dưới các khẩu hiệu dân chủ đế củng cố quyền lực của mình.

    Sau mưu toan đảo chính không thành vào tháng 8-1991 thực tế diễn ra sự đánh cắp không thể kiểm soát các lưu trữ mật của ĐCS với mục đích sử dụng và bán chúng cho các nhà làm phim, các nghiên cứu khoa học và văn chương. Tướng Volkogonov nắm được tài liệu lưu trữ, viết cuốn sách về Trotsky, có nhắc đến tôi và Eitingon và nói về vai trò của chúng tôi trong chiến tranh du kích chống nước Đức phát xít và trong quyết định vấn đề nguyên tử, với ưu và khuyết điểm của cuốn sách Volkogonov cố đánh giá khách quan công việc của tôi và Eitingon. Nhiều năm tháng họ tên tôi không ai rõ - không thể tìm ra nó cả trong những mô tả các sự nghiệp anh hùng trong chiến tranh với Hitler, lẫn trong lịch sử tình báo chúng ta. Chính Volkogonov làm nảy sinh trong tôi ý nghĩ kể lại câu chuyện cuộc đời mình và của thế hệ tôi. Câu chuyện có thể cho tôi khả năng giờ đây cố sắp xếp mọi thứ đúng vào chỗ của mình.

    Cái chết của nhà nước Xô viết, những ấn phẩm hôi tanh gạt bỏ lịch sử hào hùng của tổ quốc tôi, trở thành một động cơ bắt tôi cầm bút và kể về các sự kiện được trình bày trong cuốn sách này.

    Sau các sự kiện tháng 8-1991 và sự tan rã của Liên Xô, không lâu trước khi về hưu, tổng công tố quân sự ngừng các vụ án của chúng tôi và tuyên bố: nếu tôi không minh oan cho các ông, chắc những tài liệu lưu trữ sẽ cho thấy rằng lại thêm tên tôi là kẻ che giấu sự thật về những cốt lõi bí mật của cuộc tranh giành quyền lực trong Kremli những năm 30-50. Ông cắt đứt vụ án của chúng tôi và ký nghị quyết về sự minh oan cho tôi và Eitingon. Sau sự thất bại của ĐCS Liên Xô sự minh oan của tôi không còn là vụ việc chính trị, mà chỉ là một cảnh tầm thường trong thời kỳ Liên Xô tan rã. Tư pháp quân đội không cần hỏi chỉ thị của những lãnh đạo cao nhất của đất nước để thi hành vụ án của tôi. Bởi một thế hệ mới đã lên cầm quyền. Dù họ lớn lên trong chế độ cũ, nhưng các lãnh đạo hiện thời không bị dính vào những tội ác của Stalin và Khrusev, những nhà cầm quyền quân phiệt cũ.

    Liên Xô mà tôi trung thành hết lòng và vì nó tôi sẵn sàng hiến cả cuộc đời, vì nó tôi cố không nhận thấy những sự tàn nhẫn được tạo ra, khi biện minh chúng bằng khát vọng biến đất nước lạc hậu thành một nước tiên tiến, vì hạnh phúc của nó tôi đã trải qua những tháng dài ở xa Tổ quốc, nhà cửa, vợ con - thậm chí cả 15 năm ngồi tù cũng không giết chết được lòng trung thành của tôi - Liên Xô này đã chấm dứt sự tồn tại của mình.

    Trong hoàn cảnh phức tạp sau sự tan rã của Liên Xô, vẫn giữ lòng thù địch đối vối tôi không chỉ là những kẻ muốn để những người biết rõ các tình huống đích thực của màn bi hùng quá khứ im lặng từ giã cõi đời. Họ công khai mong chiếm quyền độc tôn lý giải các sự kiện của quá khứ chúng ta.

    Tôi hi vọng câu chuyện của tôi sẽ giúp thế hệ hiện thời có được sự tự do khi đánh giá quá khứ hào hùng và bi thương của chúng ta.

    - Pavel Xudoplatov -

    ______

    Chú thích

    [1] GPU
    Tổng cục tình báo quốc gia.

    [2] OGPU
    Các cơ quan Tổng cục an ninh quốc gia.

    [3] BCHTƯ ĐCS
    Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản.

    [4] OUN
    Tổ chức vũ trang của phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina.

    [5] Abwehr
    Cơ quan tình báo quân đội Đức quốc xã.

    [6] XMERS
    Tổng cục phản gián quân sự Xô viết những năm 1943-1946.

    [7] Hội đồng dân ủy nội vụ
    Sau đây chúng tôi viết tắt là NKVD - (ND).

    [8] Ủy ban an ninh quốc gia
    Từ đây, chúng tôi sẽ dùng chữ viết tắt MGB - (ND).

    [9] GKO
    Ủy ban Quốc phòng quốc gia.​

    _____

    NHỮNG CHIẾN DỊCH ĐẶC BIỆT

    *

    NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

    Chịu trách nhiệm xuất bản
    TRẦN DIỄN

    Biên tập: TRẦN THANH HÀ

    Trình bày: KHỔNG VĂN CHIẾN

    Vẽ bìa: NGUYỄN TRỌNG KIÊN

    Sửa in: MAI HẠ​

    In 1.000 cuốn khổ 14,5 X 20,5 cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 205/1568-CXB. In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2003.


    (более! _ HẾT!)​
     
    teacher.anh thích bài này.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sao không đăng ebook lên đi. Có người tranh tiên kìa. Không rõ ebook có lấy nguồn từ đây không? cute_smiley18cute_smiley15
     
    784512 thích bài này.
  16. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Vấn đề là cuốn này đang được hiệu đính vì cả sách gốc lẫn bản đang đăng tại đây trong quá trình làm ebook nhóm đã phát hiện ra còn có nhiều lỗi. Nếu lấy nguồn từ đây hay từ wiki thì chúc mừng bạn ấy vì đã lấy trúng bản lỗi :D.

    P/s: Anh Tư đọc rồi xóa dùm em comt của em và anh vì theo quy định, tại PĐTT không có bình luận anh ạ. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/2/16
    784512 thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cứ để đi, vì cũng là trường hợp đặc biệt nên cần đặc cách: có người đăng ebook cùng tiêu đề với ebook Thư viện đang làm và đang chia sẻ công khai. :D
     
    teacher.anh thích bài này.
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Em thấy bình thường thôi, vấn đề chỉ là ebook có lỗi hay không? Và bài bạn đăng đang không theo đúng quy định đăng bài của Thư viện, cụ thể quy định tại đây:
     
    4DHN thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sau khi xong ebook, sẽ xóa các bình luận sau. Còn cuốn kia thì Mod tủ sách sẽ xử lý, anh không tham gia cho đúng quy định. Rừng nào cọp đó mà. cute_smiley18cute_smiley26
     
    784512, lichan and teacher.anh like this.
  20. hnthuyhang

    hnthuyhang Mầm non

    Bạn còn file pdf scan gửi cho mình xin được ko?
     
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này