Biên khảo Khảo luận Những Cộng Đồng Tưởng Tượng - Benedict Anderson

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi amylee, 1/3/23.

  1. amylee

    amylee Lớp 9

    cover.jpg

    Những cộng đồng tưởng tượng - Benedict Anderson
    • Các dịch giả: Nguyễn Thu Giang - Vũ Đức Liêm - Phạm Văn Thủy - Nguyễn Thanh Tùng​
    • Hiệu đính: Nguyễn Thu Giang - Nguyễn Tô Lan
    • Giới thiệu: Phạm Quang Minh
    • NXB: Đại học sư phạm - 2019
    Cảm ơn công tử @machine đã scan và đóng eBook cuốn sách tuyệt vời này:rose:! Thông tin mà cuốn sách đưa ra quá đồ sộ.

    Giới thiệu:

    Những cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1983 và đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu về quốc gia và dân tộc. Cuốn sách trình bày một quan điểm mới về nguồn gốc và sự phổ biến của chủ nghĩa dân tộc, với ý tưởng rằng quốc gia là một "cộng đồng tưởng tượng" được tạo ra thông qua việc chia sẻ các ký ức, kinh nghiệm và tư tưởng chung giữa các thành viên của nó.

    Trong cuốn sách, Anderson phân tích cách mà quốc gia được hình thành và phát triển thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, sách in và ngôn ngữ, và những ảnh hưởng của kỹ thuật in ấn và phát hành sách. Ông cũng giải thích tại sao các đối tượng trong cộng đồng quốc gia có thể cảm thấy như một phần của một cộng đồng lớn hơn và có sự đoàn kết chung.

    Cuốn sách của Anderson đã đưa ra một quan điểm đầy đủ và sâu sắc về nguồn gốc và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, và giúp cho người đọc hiểu được những cơ sở văn hóa, xã hội và lịch sử mà chủ nghĩa dân tộc đã xuất hiện và phát triển từ đó.

    Một trong những khái niệm chính mà Anderson đưa ra trong cuốn sách của mình là "cộng đồng tưởng tượng". Theo Anderson, cộng đồng tưởng tượng là một khái niệm để chỉ các quốc gia, vì chúng không phải là các thực thể vật lý nhưng lại được tưởng tượng ra và coi như thực sự tồn tại. Anderson đã đưa ra ý tưởng rằng các cộng đồng tưởng tượng này được hình thành thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chung và các ký hiệu chung, giúp cho những người trong cộng đồng cảm thấy liên kết với nhau và có cùng một nguồn gốc, lịch sử và văn hóa. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí, sách giáo khoa và tạp chí văn học đã giúp lan truyền các tư tưởng và giá trị của chủ nghĩa dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự tổ chức của các nhóm dân tộc và sự đoàn kết trong việc đòi hỏi độc lập và chính trị.

    Ngoài ra, Anderson cũng nhận ra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc từ các phong trào độc lập của các nước châu Âu, cũng như sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc từ Hoa Kỳ đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều này góp phần vào việc hình thành chủ nghĩa dân tộc ở Châu Mỹ Latin và các quốc gia khác trên thế giới.

    Trân trọng gửi đến tất cả các bạn!
    {:Bang Tang Du Tu 2:}


     

    Các file đính kèm:

  2. Anan Két

    Anan Két Moderator Thành viên BQT

    machine and amylee like this.
  3. amylee

    amylee Lớp 9

    Sách khá hay hí hí. Lúc đầu mình đặt ra hai tuần sẽ xong, ai ngờ hay quá đọc một lèo :p.
     
    machine and Anan Két like this.
  4. Niigata

    Niigata Lớp 4

    Quyển này đã in rồi mà đình bản. Cám ơn bạn đã làm ebook.
     
    amylee thích bài này.
  5. linh0202

    linh0202 Mầm non

    Về cộng đồng tưởng tượng thì có bài viết này cũng khá hay anh chị tham khảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Anan Két, amylee and machine like this.
  6. machine

    machine Lớp 8

    Căn cứ vào link này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Một tờ báo chính thống (đuôi ".vn") có bài giới thiệu từ năm 2021 và bây giờ vẫn truy cập công khai được. Mình không nghĩ là cuốn sách này bị đình bản đâu.
    Cuốn này in có 1000 bản và chưa tái bản. Có lẽ số lượng ít nên tìm mua hơi khó chăng?
     
    Anan Két, vinaguy and amylee like this.
  7. machine

    machine Lớp 8

    Những chú thích có "b" (ví dụ 495b) là do Abbyy bỏ sót khi OCR (Abbyy coi đó là đoạn văn chứ không phải chú thích) --> thêm "b" để các chỉ số chú thích liền mạch.
     
    amylee thích bài này.
  8. amylee

    amylee Lớp 9

    Amy nghĩ sách được đặt trước khá nhiều nên hết nhanh chăng. Các dịch giả background toàn hàng khủng :D.
     
    Anan Két, vinaguy and machine like this.
  9. vinaguy

    vinaguy Lớp 8

    Pha hợp tác giữa @amylee@machine hiệu quả ghê... Tốc độ như chong chóng. Thanks hai bác nhiều nhé.
     
    machine, amylee and Anan Két like this.
  10. amylee

    amylee Lớp 9

    Phần "Tài liệu tham khảo" Amy đã fix lại lỗi (trong lúc sửa di chuyển lẫn lộn giữa <p> và <i> ở một đoạn). Do trên máy đọc sách của mình nó không hiện lỗi khi mình xét lại nên đã không biết. Các bạn tải lại bản mới nhé. Have fun! :Rotmat3:
     
    vinaguy thích bài này.
  11. Nhduc92

    Nhduc92 Mầm non

    machine thích bài này.
  12. amylee

    amylee Lớp 9

    Đây là cái mình có tìm hiểu:

    [Câu "He regards it as his task to brush history against the grain" có thể được giải nghĩa là Benedict Anderson cho rằng nhiệm vụ của mình là đánh bóng lại lịch sử, trái ngược với cách thông thường của việc viết lịch sử. Thông thường, viết lịch sử sẽ bao gồm việc lựa chọn và tập trung vào những sự kiện, nhân vật và khía cạnh của lịch sử được cho là quan trọng nhất. Tuy nhiên, Anderson cho rằng cách tiếp cận này chỉ tập trung vào những khía cạnh được nổi bật nhất, bỏ qua nhiều chi tiết quan trọng và các góc nhìn khác về lịch sử.

    Do đó, Anderson lựa chọn tiếp cận khác, đó là xem xét các sự kiện, tình huống và nhân vật không được quan tâm nhiều trong lịch sử chính thống. Bằng cách "brush history against the grain", Anderson nhấn mạnh việc xem xét lịch sử từ các góc nhìn khác nhau, những khía cạnh bị bỏ qua, những mâu thuẫn hoặc gián đoạn trong lịch sử và những tác động không lường trước đến chủ nghĩa dân tộc và quốc gia. Với cách tiếp cận này, Anderson nhấn mạnh việc tìm kiếm một cái nhìn tổng thể, toàn diện về lịch sử và những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc và quốc gia.]

    Như vậy theo mình thấy, các dịch giả dịch đoạn trên là hoàn toàn hợp lý.
     
    Anan Két and machine like this.
  13. amylee

    amylee Lớp 9

    Mình luôn có hứng thú tìm hiểu về dân tộc Nhật Bản vì từ bị trị trở thành đế quốc thì rất đáng quan tâm. Đây là phần trích dẫn trong sách mình cho khá là hay (hứa với công tử @machine sẽ đăng mà chưa đăng).

    <...
    Việc chủ nghĩa dân tộc Nhật mang đặc điểm đế quốc chủ nghĩa hiếu chiến, thậm chí vươn ra ngoài các nhóm thống trị, có thể được giải thích một cách phù hợp nhất thông qua hai nhân tố: Di sản của sự cô lập lâu dài và sức mạnh của mô hình kết hợp giữa tính dân tộc với tính nhà nước. Maruyama đã sắc sảo chỉ ra rằng tất cả các dạng chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu đều nảy sinh trong bối cảnh của tính đa dạng truyền thống, nơi các nhà nước vương triều có ảnh hưởng lẫn nhau - tức là như tôi đã trình bày, tính phổ quát của tiếng Latin ở châu Âu không bao giờ có được một hình thức tương đương về chính trị:

    Do đó, ý thức dân tộc ở châu Âu ngay từ đầu đã mang dấu ấn của ý thức về một xã hội mang tính quốc tế. Đây là một tiền đề rõ ràng tới mức mọi tranh chấp giữa các nhà nước có chủ quyền đều là những xung đột giữa các thành viên độc lập của xã hội mang tính quốc tế này. Chính vì lí do đó mà từ thời Grotius, chiến tranh đã chiếm một vị trí quan trọng và mang tính hệ thống trong luật pháp quốc tế.

    Tuy nhiên, hàng thế kỉ cô lập của Nhật Bản có nghĩa là:

    Ý thức về tính bình đẳng trong các vấn đề quốc tế là hoàn toàn vắng mặt. Những người tán thành việc trục xuất (những kẻ man di) nhìn nhận các mối quan hệ quốc tế từ quan điểm nằm trong một trật tự dân tộc dựa trên tính ưu đẳng của kẻ trên đối với kẻ dưới. Hệ quả là, khi tiền đề của trật tự dân tộc này dịch chuyển theo phương ngang ra phạm vi quốc tế, thì các vấn đề quốc tế bị quy về một lựa chọn duy nhất: Chinh phục hoặc bị chinh phục. Vì sự thiếu vắng của những tiêu chuẩn cao hơn để đánh giá quan hệ quốc tế, nên kiểu chính trị tranh đoạt quyền lực buộc phải trở thành luật chơi, và tính phòng vệ rụt rè của ngày hôm qua trở thành chủ nghĩa bành trướng vô độ trong ngày hôm nay.

    Thứ hai, mô hình chủ yếu mà giới chính trị đầu sỏ Nhật Bản hướng tới là các vương triều “tự quy hóa dân tộc” của châu Âu. Nếu xét tới việc các vương triều này vừa tăng cường tự định nghĩa chúng bằng các khái niệm về dân tộc, vừa cùng lúc bành trướng thế lực ra ngoài châu Âu, thì không có gì ngạc nhiên khi mô hình đó được hiểu là có tính đế quốc. Như sự kiện chia phần châu Phi ở Hội nghị Berlin (1885) cho thấy, các dân tộc vĩ đại là những kẻ chinh phục toàn cầu. Vậy thì, sẽ rất hợp lí khi lập luận rằng: Để Nhật Bản được chấp nhận là “vĩ đại”, nó cũng nên biến Thiên hoàng thành Hoàng đế và bắt đầu những cuộc phiêu lưu hải ngoại, kể cả khi nó là kẻ chậm chân trong cuộc chơi và còn phải cố gắng nhiều mới bắt kịp. Không mấy thứ đưa lại cảm nhận rõ nét về tác động của những tàn dư lịch sử này lên ý thức của nhóm dân cư biết đọc ở Nhật Bản hơn là phần trình bày sau đây của nhà lí luận và cách mạng dân tộc chủ nghĩa cấp tiến Kita Ikki (1884-1937), trong cuốn sách rất có ảnh hưởng mang tên Nihon Kaizō Hōan Taikō (Khái quát về việc tái thiết Nhật Bản), xuất bản năm 1924:
    .../>

    Phần này viết khá hay, các bạn có thể tìm hiểu thêm. Riêng mình thấy khá ấn tượng về lập luận.
     
    NgTienDung, vinaguy, machine and 2 others like this.
  14. vinaguy

    vinaguy Lớp 8

    Hình như là Nhật Bản chưa bị trị bao giờ phải không bác @amylee nhỉ? Hầu hết các quốc gia châu Á đều trở thành thuộc địa của 7 cường quốc châu Âu, trừ Nhật Bản hay sao ấy nhỉ? Đọc lâu quá rồi, giờ cũng lơ mơ như vậy.
    Những đoạn này em thực sự khó hiểu. Đọc lên thấy nó cứ lúng túng làm sao ý... Muốn hiểu được nó chắc phải đối chiếu với nguyên tác quá bác nhỉ?
     
    Anan Két, tran ngoc anh and amylee like this.
  15. amylee

    amylee Lớp 9

    Lý do Amy nói bị trị chứ không phải thuộc địa là vì thế. Nhật Bản vẫn bị đe dọa bởi các nước lớn, vì thế nên mới phải "tỏa quốc" và bị ép mở cửa sau đó. Với mình bị trị có nghĩa là vẫn là một nước nhược tiểu và lúc đó Nhật Bản rất mong manh về mặt địa chính trị.
    Theo mình hiểu "tiêu chuẩn cao hơn" có nghĩa là áp dụng các tiêu chuẩn có tính hiện đại trong quan hệ quốc tế. Các tiêu chuẩn đó bao gồm tiến bộ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, giáo dục và khoa học công nghệ. Những giá trị này dựa trên tiêu chuẩn của phương Tây như sự độc lập, tự do, và khả năng tự chủ. Điều này khiến cho các tiêu chuẩn không phù hợp hoặc không thể áp dụng đối với các nền văn hóa khác (ngoài phương Tây).

    Mình cũng đang trong quá trình tìm hiểu nên rất muốn các bạn bổ sung thêm thông tin để chúng ta cùng tìm hiểu hihi. Vì mình khá thích cuốn sách này nên sẽ trở lại với nó nhiều lần. :D
     
    machine, Anan Két, vinhhoa and 2 others like this.
  16. vinhhoa

    vinhhoa Lớp 7

    Bản Anh ngữ 2006 của quyển này đây các bạn.
     

    Các file đính kèm:

    sky_tiger, An05, machine and 4 others like this.
  17. vinaguy

    vinaguy Lớp 8

    Cám ơn bác @vinhhoa em thử nghía qua tí chút... Nhưng kiểu gì thì em cũng chờ bác @amylee :)

    P/S: Đoạn trích trên của bác nó nằm đoạn nào trong cuốn tiếng Anh của bác @vinhhoa mới ấp lên vậy bác @amylee nhỉ?
     
    machine and amylee like this.
  18. amylee

    amylee Lớp 9

    @vinaguy
    Hình như đoạn này:
    Amy trích tới đây thôi, còn lại thì bạn @vinaguy tìm thêm nhé :D.
    Đoạn trích này Amy hiểu đơn giản là: từ một nước bảo thủ, cô lập vì tỏa quốc đột nhiên có sức mạnh quân sự trong tay rồi đi gây hấn không theo một tiêu chuẩn quốc tế nào, thay vì hợp tác và tương tác giữa các quốc gia. Sự thiếu hụt các tiêu chuẩn đánh giá cao hơn dẫn đến sự mất cân bằng và gây xung đột. Chúng ta có thể đang chứng kiến một lịch sử lặp lại đó.:p

    À, Amy lấy đoạn trích trên từ cuốn mà Amy đã down trước, không phải bản của bạn @vinhhoa (mình nghĩ hai cuốn cũng giống nhau thôi).
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/23
    machine and vinaguy like this.
  19. Wanderman

    Wanderman Lớp 2

    Có ebook rồi nhưng vẫn muốn mua sách giấy! Bác nào để lại cho em thì tốt. Chả nhẽ lại in từ pdf!
     
    machine, amylee and tran ngoc anh like this.
  20. vinaguy

    vinaguy Lớp 8

    Em chách qua đoạn đó rồi bác ạ. Giờ thì em hiểu rồi... Do có vài ba từ trong đoạn dịch chưa rõ, nên làm em hiểu nhầm... Ví dụ là từ "pluralism" "đa nguyên" lại được sử dụng thành "đa dạng", "correlate" "tương quan" lại thành là "tương đương". Thanks bác... Để sau này em vừa đọc vừa so với nguyên tác chỗ nào không hiểu. Cơ mà cuốn này NXB dịch nên em chỉ so để hiểu thôi, chứ em không edit nhé.
     
    machine and amylee like this.

Chia sẻ trang này