Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cá lóc ở Hà nội gọi là cá chuối thì có sai không?

    Ở miền biển có con cá nóc. Có ông 'lói nhọng' vào Phú Yên (quán Đồ Đồng, gần Hảo Sơn) muốn gọi con cá lóc, nhưng "lói nhọng": "Cho con cá "nóc"!". Bà chị chủ quán trợn ngược mắt luôn!!!!!! :)
     
    hoalienbao thích bài này.
  2. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Anh lại nói về “lờ” ah?! Anh cho em hỏi ở miền Bắc nơi nào gọi nơi anh ở là “Hà Lội”? Chứ em biết cả nước VN mình có 2 nơi mà phương tiện giao thông không bao giờ di chuyển bằng xe đạp đó anh! (Xin lỗi Admin Xù trước nhen)
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chẳng có nơi nào gọi Hà Lội mà chính dân Hà Nội tự trào về tình trạng ngập lụt Vụ con cá lóc gọi là cá nóc thì là chuyện thật và chỉ là cá nhân người đó. Nó trớ trêu ở chỗ có cá nóc thật và cá nóc thì rất độc. Bà chủ quán trợn ngược mắt vì tưởng tên đấy điền hoặc chán đời chứ không nghĩ là hắn nói ngọng.

    Tôi nghĩ không nên nói về giọng địa phương vì có nhiều người rất nhạy cảm. Tôi đã thề tránh xa chuyện phân biệt vùng miền. Trừ chuyện từ ngữ địa phương ví dụ cây bạc hà, cái muỗng, cái vá (thậm chí là cái zá), chả ram... để mọi người hiểu khi đến nơi đó khi có dịp. Lại xin kể một chuyện thật, có lần nhà tôi mời một gia đình trong Nam đi ăn. Cô vợ kêu món "chả ram" cô bé nhân viên hoàn toàn không hiểu món đó là món gì. Mình chưa kịp sửa thì anh chồng đã sửa cho vợ: "nem".
     
    Last edited by a moderator: 11/12/19
    hoalienbao and TĐT like this.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hình như chả giò mới là nem chứ bác. Còn chả ram hơi khác. Thịt ram thì lại giống món thịt rang ngoài bắc.
    Hồi xưa thì 'bác' có nghĩa như 'chưng', trứng bác là trứng chưng, không biết bây giờ còn dùng từ này không.
     
    Last edited by a moderator: 11/12/19
    TĐT thích bài này.
  5. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Chắc anh 4 nhớ nhầm:
    Cô vợ kêu món "chả ram" cô bé nhân viên hoàn toàn không hiểu món đó là món gì. Mình chưa kịp sửa thì anh chồng (người miền Nam) đã sửa cho vợ: "chả giò".
     
    hoalienbao thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Món đó là ngoài Bắc gọi là nem. Đôi đó là dân Nha Trang, anh chồng thì rất hay ra Hà Nội nên cũng hiểu cách gọi tên các món ăn kiểu Bắc.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ngoài Bắc không có món nào được gọi là chả giò. À, quên không nói, chuyện nói trên xảy ra ở Hà Nội.
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ý tôi là bạn cần dùng từ địa phương để giao tiếp với dân địa phương nếu bạn muốn họ hiểu bạn. Nhưng không nên bắt chước giọng địa phương, đặc biệt là ở..., trong miền Nam thì dân thoải mái hơn.
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là tôi có nhớ thiếu thật, sau khi nói "chả ram" cô bé nhân viên không hiểu, cô vợ sửa thành "chả giò", cô nhân viên cũng ngơ ngác nốt thì anh chồng nói là "món nem rán".

    Tương tự với món gỏi (trong Nam) thì ngoài Bắc gọi là nộm, nếu dùng gỏi thì người ta sẽ hiểu thành món cá sống với gia vị.
     
  9. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Các bác làm em đuối luôn!!!
    Chả giò ở miền Nam có rất nhiều loại và không có giống “Nem cua bể” mà em đã từng ăn ở Hải Phòng. Tuy nhiên “nem rán” trong món bún chả là giống chả giò.
    Chả giò là một thức ăn chiên và tuỳ theo nhân bên trong là gì thì đằng sau chữ chả giò sẽ thêm cái tên hoặc địa danh vùng miền. VD: Chả giò (chả giò Cầu Tre là ra siêu thị mua về chiên), chả giò tôm (có cái đuôi con tôm lòi ra), chả giò hải sản, chả giò rế (bánh tráng cuốn chả thay bằng bánh rế), chả giò (Singapore, HK...)
    Chả giò hải sản phô mai
    ảnh từ monngonmoingay
    [​IMG]
    Chả giò rế
    Ảnh từ danviet
    [​IMG]
    [​IMG]

    Chả giò quê nè bác:
    Ảnh từ pasgo
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    hoalienbao thích bài này.
  10. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ý anh 4 nói là “Chửi Cha không bằng pha (nhái) tiếng”?!
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Món ăn mà dùng bánh đa nem* cuốn nhân xong rán thì gọi là nem tất, bất kể nhân là gì.

    * Đó là tên của loại bánh tráng mỏng mà dân miền trong hay dùng để cuốn nhân rồi ăn luôn không chiên hoặc chiên.

    @Thầy Quang. Câu chuyện về món chả ram, chả giò không phải là của tôi mà là của bạn tôi - dân Nha Trang nên có thế nào thì tôi kể lại như thế. Miễn tranh luận đúng sai, vì có thể mỗi vùng trong Nam gọi cũng khác nhau.
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng vậy. Có vẻ như dân Bắc mà pha tiếng (bắt chước) giọng Nam thì không sao. Còn ở vùng .... thì có thể lãnh hậu quả nặng.
     
  13. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Bánh tráng trong miền Nam thì nói hoài chắc không hết. Thôi thì TĐT biết tới đâu thì kể cho bác nghe vậy:
    * Bổ sung thêm cái bánh tráng mỏng mà bác vừa đề cập là chính xác. Trong miền Nam gọi cuốn không chiên là “cuốn”. Cuốn cũng có nhiều loại tuỳ theo nhân. Loại có da heo (bì) thì gọi là bì cuốn. Ngoài ra còn có gỏi cuốn và bò bía.
    Bánh tráng ở quê TĐT mỗi nhà khi tết đến thường kêu mua một thiên (1000 cái) bánh tráng (ăn 1 năm). Mỗi khi ngán cơm thì lấy bánh tráng cuốn thịt kho hột vịt, bún, rau thơm (mùi) cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt ăn thay cho thức ăn chính (canh, mặn, xào - mặn nói chung cho món ăn chính). Món cuốn trong quê hầu như rất đa dạng về nhân ngoài thịt kho hột vịt còn có thịt heo luộc (lợn chần), cá, gà, bò... Món này là món chuyên dùng mỗi khi các “chị nội trợ lười nấu ăn”, ở nhà có món gì thì cuốn món ấy.
    Bánh tráng dùng cho các loại chiên (chả giò) là loại bánh tráng dầy gấp đôi hoặc dầy hơn bánh tráng mỏng mà anh 4 đã đề cập bên trên. Vì nếu dùng bánh tráng mỏng khi chiên mà không khéo sẽ bị bể và chả giò sẽ không có độ giòn như bánh tráng dầy.
    Bánh tráng phơi sương (vùng Trảng Bàng, Tây Ninh)
    Lười copy nên bác có thể đọc thêm tại đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Ảnh của Zing)
    [​IMG]
    [​IMG]

    Bánh tráng trộn
    (Ảnh của eva)
    [​IMG]
    Nguyên liệu gồm:
    [​IMG]
    Tạm thời TĐT nhớ tới đây thôi anh 4, hihi
     
    hoalienbao thích bài này.
  14. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Theo ý kiến cá nhân TĐT nghĩ chữ “pha tiếng” là bắt chước giọng nói của người vùng miền khác một cách không trân trọng, kèm với việc chế giễu một cách cợt nhả. Tình huống này thì việc lãnh hậu quả nặng là việc bình thường cho tất cả các giọng ở tất cả các vùng miền và phương ngữ từng vùng.
    Người nước ngoài học tiếng Việt với giáo viên người Hà Nội sẽ nói tiếng Việt theo giọng Hà Nội sẽ chuẩn hơn so với giáo viên miền Nam.
    Miền Nam thì không phân biệt giọng vùng nào, ngôn ngữ nào miễn là anh lịch sự, chân thực, hoà nhập là được.

    Nhân đây cũng có một câu chuyện ví von truyền miệng trong dân gian sau khi nước mình hoàn toàn giải phóng là: Ngoại (thực ra là Nội Ngữ) ngữ cần cho một người xin vào làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất đó là tiếng... Bắc. Thời đó rất khó và rất hiếm gặp được nhân viên mặt đất nói giọng miền Nam.

    Vậy TĐT thiết nghĩ học và có thể nói chuẩn giọng nói của nhiều vùng là thuận lợi nhất. Miền Nam có các nghệ sỹ làm rất tốt việc này và đưa vào kịch bản sân khấu. TĐT thích nghe giọng Bắc, Trung và nhất là giọng con gái HN và Huế (trừ giọng điệu khi bị chửi ra)
     
    phongnhatu thích bài này.
  15. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    THe
    Tôi lại thấy người nước ngoài học tiếng Việt "nói" theo giọng Nam dễ nghe và hay hơn giọng Bắc. Họ học giọng Bắc nhiều người nghe rất cứng và sượng. Có thể tùy người cảm nhận nhưng giọng Nam được coi là nhẹ, êm tai thì nhiều người đồng ý. Hơn nữa, học tiếng là để nói chuyện, học tiếng Huế hiểu người Huế hơn, tiếng Nam hiểu người Nam bộ, miền Tây hơn và khi giao tiếp thì mọi người đều hiểu là được.

    Chỉ có học viết thì nên chuẩn thôi "vậy=dzậy" là nói nghe, viết chỉ cần "vậy". Như tiếng Anh viết chuẩn nhưng khi đọc các vùng miền đều phát âm khác nhau nên mới có kiểu người Mỹ dạy phất âm kiểu Mỹ, Anh phát âm kiểu Anh và họ coi đó là tự nhiên. Đó là sự đa dạng bản sắc như tôi viết trong topic "Sự giao thoa văn hóa trong ngôn ngữ".

    Pha giọng, nhái giọng mà nói tự nhiên vui vẻ thì có gì ko hay. Còn mục đích chế giễu thì cái nhái giọng chỉ là phương tiện, là cách thức. Nếu tức giận thì giận cái mục đích, cái người nói chứ đừng đổ cái phương tiện. À mà ý kiến của bác cũng tương tự như ý tôi chỗ học nói nghe, tôi xin lỗi viết vội ko đọc kỹ đã vội tranh luận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/20
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  16. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Xin chia sẻ thêm về ý kiến văn hóa liên quan sâu bít Việt, nhất là mấy ông đạo diễn nội địa của bác TĐT. Tôi hoàn toàn đồng ý, tôi là người Bắc mà xem nhiều phim của các đài trong Nam thấy họ làm như theo chỉ đạo của mấy ông cán bộ ngoài Bắc từ ăn nói,câu cú nghe rất hạn hẹp kiến thức văn hóa. Tôi coi đó là sự cưỡng bách văn hóa, ngôn ngữ không tự nhiên. Ví dụ mấy phim làm tuyên truyền cho phe an ninh nội địa, ngày xưa hay gọi là series Cảnh sát hình sự :)). Nghe tụi giang hồ đối thoại thì chán thôi rồi, giáo điều, thô cứng y như mấy serise ngoài Bắc làm ngày xưa. Đây là phim tuyên truyền nên 100% có vốn của Nhà nước hoặc DN sân sau, sân trước được Nhà nước "vận động". Đạo diễn lẫn diễn viên đều đóng cho có, nhưng vô tình góp phần làm giảm giá trị bản sắc ngôn ngữ

    Điều này chỉ làm nghèo nàn đi chứ không bổ sung, sáng tạo gì theo hướng tốt. Và giới sâu bít chắc nhiều người cũng biết điều này nên họ sáng tạo và làm tốt. Như Trường Giang, anh ta làm hài tiếng Quảng khá vui mà lại phổ biến được thứ tiếng đó tới những người ở tỉnh khác xem TV.
     
    TĐT thích bài này.
  17. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Rất cám ơn bạn. Bây giờ mới có người nói lên nỗi đau của mình.
    Mình ghét coi phim Việt Nam từ đó. Coi phim miền Bắc thì đã đành, mình vẫn thích coi chứ bộ. Còn phim làm bối cảnh Sài Gòn hông à, mà cứ tưởng mới từ Bắc vào đóng phim.
     
    hoalienbao and TĐT like this.
  18. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    TĐT mới sưu tầm được quá cà phê trên đường Nguyễn Hữu Trí
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    hoalienbao and tran ngoc anh like this.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình thấy một số quán ở miền Nam, dùng coffee chứ không phải là café, thấy nó lạc loài dễ sợ :D
     
    hoalienbao thích bài này.
  20. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    La café cho có vẻ Tây (Pháp) ngày xưa và coffee cho nó có vẻ Tây (Anh, Mỹ...). Người Việt cuồn Tây mà @tran ngoc anh
     
    vanthach thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này