Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. NQK

    NQK Lớp 10

    Hì. Bác nên thử ăn ở nhiều nơi hơn ạ. Có đầy nơi vẫn dùng mẹt, nếu mặt bằng cho phép bác nhé. HN đấy ạ, cách nhà bác khoảng 2000m thôi.
     
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Cuốn nào thế bác? Em cũng đang đọc Nguyễn Công Hoan.
     
  3. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác hơn em là dân địa phương rồi đấy. Em không bao giờ vào mấy quán đấy cả. :D. Thế nên em vẫn xin rau thêm như bình thường bác nhé. Bọn CNN biết gì đâu mà viết hả bác. :D. Việc bác không quen với "tục" của quán thì ở đâu cũng thế thôi bác, giống như em ngày trước đi công tác thấy phải trả tiền gửi xe để ăn là một điều rất thú vị, là một trải nghiệm hay. Mà em cũng chỉ ăn được có số lượng quán rất ít nên cũng không dám quơ cả một mớ vào thành một ruộc được. Em chắc chắn nhiều nơi gửi miễn phí lắm.
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này bảo bạn TĐT chứ tôi không ăn thì cũng biết.
    Cũng phải nói là mẹt bún xưa nó nhỏ hơn bây giờ nhiều, cũng như bát phở xưa hay những đồ ăn ngày xưa. Người HN xưa ăn bún ăn phở gọi là ăn quà chứ không phải ăn lấy no. Nhà văn Thạch Lam viết mấy bài: Một thứ quà HN, Lại một thứ quà HN... về mấy thứ quà này đấy.

    Cuốn này
    [​IMG]
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Quê ngoại tôi ở vùng biển đảo nổi tiếng với nước mắm, mắm tôm nhưng tôi không ở quê nên cũng chỉ biết sơ về cách làm thôi.
    Theo tôi, gọi là mắm tôm vì ngày xưa đúng là loại này làm bằng tôm thật. Ngày xưa giao thông chưa phát triển, tôm cá đánh bắt nhiều bán không hết thì người ta làm mắm. Kể cả tôm cá ươn thối làm mắm vẫn tốt- nghe nói mắm bò hóc của CPC người ta phải ngâm cá cho ươn sình lên rồi mới làm mắm. Tôm biển có nhiều loại, những loại ngon người ta mới ăn còn lại cho vào làm mắm. Phải ướp muối rồi nghiền ra và ủ mấy tháng, sau đó còn phải lọc vỏ đi. Khi đang ủ thì mùi mới khắm, khi mắm ủ ngấu rồi thì cho mùi thơm đặc trưng.

    Bạn Nga Hoàng nói mùi mắm không phải mùi thơm và không ai dùng mắm thay cho nước hoa, nói vậy cũng như bảo mì chính ngọt tại sao không ai pha nước chanh bằng mì chính. Mắm tôm làm hỏng không thể có mùi thơm- nếu ang mắm đang phơi mà bị dính mưa thì sẽ hỏng ngay. Nhưng bắt buộc phải phơi nắng cho mắm ngấu, nếu không cũng hỏng.

    Mắm tép thì thường làm bằng tép đồng và ở đâu làm cũng được. Tất nhiên tép biển- mà ngoài này gọi là moi- làm cũng được. Khi làm không cần nghiền chỉ ướp muối, cho thêm thính và 1 số gia vị khác rồi cũng ủ và phơi nắng như mắm tôm.

    Ở quê tôi thì ruốc lại là tên loài bạch tuộc nhỏ, ăn rất ngon. Đây lại là một VD về những từ đồng âm khác nghĩa ở các vùng miền khác nhau, giống như tỉa và chén...
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]
     
    TĐT thích bài này.
  6. NQK

    NQK Lớp 10

    Đọc các cụ nhà văn để xem các cụ nhìn đời, tận hưởng đời, căm ghét đời thế nào thôi ạ, chứ chắc gì đã đúng. Em nhớ cụ gì mô tả phở HN hay lắm, nhưng đúng thế hay không đúng thế còn phải xét nhiều ạ.

    Cái mẹt ấy, to nhỏ xưa em không rõ, giờ em thấy tùy nơi, chỗ thì khoảng 30cm đường kính, chỗ đến cả mét. Tùy theo bác ăn thế nào.
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    upload_2019-12-3_20-20-25.png
    Mẹt bún xưa đây, dùng cái chén nước mắm xinh xẻo.
    Không như mẹt bún bây giờ cho cái tô to đùng.
    [​IMG]
     
  8. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Quê TĐT cái ly nhỏ nhất gọi là cái chung, thường dùng để uống rượu đế (bằng thuỷ tinh hoặc gốm). Lớn hơn 1 tí thì gọi là ly uống trà. Uống trà nóng thì bằng ly hoặc bằng tách trà có quai. Trà đá thì uống bằng ly lớn hơn (Kêu là cốc nâu hay đen đá) hoặc ly cối (loại ly uống beer có quai bằng thuỷ tinh). Cốc Liên Xô cũng gọi là ly cối không có quai.
    Nghe nói miền Tây uống rượu bằng chén (bát con) nên cũng phù hợp với bài thơ của anh.

    Tách trà ở miền Nam nè anh.
    [​IMG]
    Ấm trà và ly trà bằng xứ ngày xưa dùng. Ly uống trà này cũng dùng để uống rượu đế. Gọi bằng chung trà hay chung rượu cũng được. Phía trên TĐT nói đến cái chung thuỷ tinh nhỏ hơn chung trà này.
    [​IMG]
    Ly xây chừng nè thầy @quang3456 (Cái nồi ngồi trên cái cốc). Cái ly thuỷ tinh có quai dùng uống trà đá và beer.
    [​IMG]

    Cà phê có vài loại, gọi theo tiếng Quảng Đông như: “tài chừng” là cà phê đen lớn, “xây chừng” là cà phê đen ly nhỏ và “xây nại” là cà phê sữa.
    Cái này TĐT cập nhật thêm, vậy “tài chừng” bằng kích cỡ với cốc Liên Xô.

    Cái ly bác minh hoạ là ly uống rượu tây. Còn ly kiểu và đồ kiểu thì cả một chân trời nữa đấy anh 4. Chén kiểu, ly kiểu và đồ gốm kiểu là loại có hoạ tiết do nghệ nhân ngày xưa vẽ (bây giờ có decal công nghiệp dành cho ngành gốm). Căn cứ theo ký hiệu để xác định tính chất cổ xưa của loại đồ kiểu.
    Anh 4 tham khảo thêm về Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chùa chén kiểu
    [​IMG]
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    'Xây chừng' và 'tài chừng' viết thành từ Hán Việt như thế nào vậy bác?
    Còn 'xây nại' có phải là 'xây' trong 'xây chừng' không?
     
  10. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ngày trước TĐT ở khách sạn Hanoi View 2 ngõ Ngô Sĩ Liên, phía bên trái là chợ, phía đối diện bên tay phải có quán bún chả “mẹ truyền con nối” lâu đời rồi bác @NQK. Nhớ rồi “Bún chả bà Vượng” (Cám ơn bác google máp).

    Trở lại với chữ “tục” của quán thì cũng cảm nhận được đôi điều như sau:
    Nói giọng miền Nam vào quán gọi món không hỏi giá tiền thì sẽ bị tính tiền mắc hơn. VD: 1 bát phở người HN trả 30k thì TĐT bị tính 50k. Có hỏi thì sẽ nhận được câu trả lời “Bát của bác nhiều thịt và chất hơn”
    Một lần ăn ốc gần hồ Gươm hỏi giá nhân viên 1 báo giá 200k đến khi tính tiền thì 350k. TĐT gọi cô nhân viên 1 đến đối chứng thì mới được tính 200k kèm theo thái độ rất ư là khó chịu.
    Vấn đề này bác @NQK có thể khách quan và trả lời dùm TĐT được không? Ở Sài Gòn Bác nói giọng vùng nào cũng không bị tình trạng này. Nếu bác nói tiếng nước ngoài nhiều khi còn được giá rẻ (đúng giá) hơn giá “nói thách”
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/19
  11. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Bác @Heoconmtv cứu TĐT ca này. TĐT chỉ biết “ngọ ái nị mà nị không ái ngọ là ngọ bỏ chạy”
     
  12. NQK

    NQK Lớp 10

    Em đi nhiều nơi, bắc nam đông tây đủ cả. Đâu cũng thấy người tốt, đâu cũng có người xấu. Vâng, ở Sài Gòn em dính nhiều vụ rồi ạ (bị lừa, bị trộm, suýt bị cướp) nhưng đọng lại thì toàn là điều tốt thôi bác. Các tỉnh khác cũng thế, em đâu có rảnh mà mang về những kỷ niệm xấu, chỉ nhớ cái tốt đẹp thôi. Bác đi ở HN hay ở đâu cũng thế, chỉ dựa vào hai hay hai mươi quán mà đánh giá tổng thể thì chưa đủ bác ạ. Thật là buồn khi bác trải nghiệm không tốt ở đây ở kia, nhưng bác chắc còn phải đi nhiều nữa.

    Còn cái quán bác nói trên, cụ thể ấy, thì muốn em vào hơi khó. :). Nó tệ thế thì vào làm gì. Tẩy chay chứ.
     
  13. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cám ơn bác @NQK đã trả lời một cách “khách quan”
    Uhm thì cái gì xấu dễ nhớ.

    TĐT thường đi “du lịch bụi” (phượt) và hay ăn cơm hàng cháo chợ. TĐT cứ ngỡ là du lịch ẩm thực. Thôi đùa với bác tí thôi chứ TĐT đi công tác ở ks buồn ra bà tám lòng vòng gần nơi mình ở và nhờ bác google chỉ điểm và kể chuyện trên đây cho vui thôi.

    TĐT ra HN thường không thông báo cho đối tác hoặc bạn bè gì hết. Báo 1 tiếng thì xe con đón tận sân bay vi vu Tam Đảo, Hạ Long, Đồ Sơn...
     
  14. NQK

    NQK Lớp 10

    Bác đi "bụi" mà không sẵn sàng với khó khăn trên giang hồ mà lại bảo vì nói giọng khác miền mà bị lừa thì có phải là hơi quá không bác? Giọng gì thì cũng bị lừa hết. :D
     
    TĐT thích bài này.
  15. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Nhớ trước đây có vụ mất xe SH ở quán kem Bố Già lùm xùm 1 thời gian rồi im ru.
    Vụ giử xe ở Sài Gòn phải nhắc đến bác Hải và một số câu nói phản ánh rất đúng. Thôi không nói nữa kẻo lại sang chủ đề khác.
    Đa số các quán ăn đã tính tiền gửi xe vào trong giá thành của món ăn rồi nên việc trả tiền gửi xe để ăn là “một điều rất thú vị”
    Việc các quán không tính tiền giử xe thì chủ quán sẽ tính tiền lương với nhân viên giử xe dựa theo tổng số xe gửi trong tháng. Còn ngược lại là tự cân đối “chi phí”, lời ăn lỗ chịu. Còn đằng sau cái chi phí ấy thì hỏi bác Hải vậy!
    Quán để chữ “giử xe miễn phí” nhưng mấy bác cứ mở cửa xe cho khách lên mà không chịu đóng cửa hay cứ cầm cái khăn lau lau hoài chổ đầu xe mà không chịu đi.
    Gửi xe thì nhớ lấy thẻ dù miễn phí. Mất xe mà không có thẻ giử xe thì chủ quán đền theo cảm tính và pháp luật cũng không bảo vệ. (Thường là các quán kêu bác cứ để xe chổ đó đi không có vấn đề gì đâu và không xé thẻ -> Khách tự giử xe, mất không chịu trách nhiệm)
    TĐT chia buồn cùng bác vụ này. Thời bi giờ MXH nó lướt nhanh quá làm con người ta hình như vô cảm với nỗi đau của người khác.

    Kể văn hoá “xấu” thì chắc không bao nhiêu mà nói hết bác @NQK nhỉ!
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nhớ có lần tôi đi ăn sinh nhật bạn ở quán bánh tôm hồ Tây, khi ra họ lấy tiền gửi xe và tiền gửi mũ bảo hiểm nữa, tôi không trả tiền mũ với lý do tôi không có gửi mũ chỉ để trên giỏ xe thôi. Cải nhau 1 hồi rồi họ củng phải cho đi với thái độ rất khó chịu.
    Nghe nói có nơi đi ăn còn tính tiền ghế ngồi nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/19
  17. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Ý thầy @quang3456 là chỗ này hả:
    Nhân đây cũng nói thêm về cà phê ở Sài Gòn. TĐT đang gõ những dòng chữ này cũng đang ngồi cà phê (quán cóc) pha máy giá 17k, trà đá uống miễn phí. Muốn ngồi bao lâu thì ngồi, ngồi chán thì đi. Wifi, sạc pin miễn phí. Đói bụng thì gọi đồ ăn gần quán ăn không tính phụ phí.
    Ngày trước còn ngồi quán cà phê sài laptop từ sáng tới chiều. Lâu ngày thành quen còn mang cả máy in vào giống như văn phòng di động luôn.
    Gần đây có đọc một số bài trên VnExpress các bác kinh doanh cà phê than phiền về việc “ngồi đồng” của khách hàng. 9 người thì 10 ý tìm cách đuổi dạng khách này. Sau khi đuổi được khách “ngồi đồng” thì quán vắng khách, một thời gian sau thì “dẹp tiệm” luôn. Starbucks lúc mới vào Sài Gòn không phục vụ trà đá, wifi sài được 2 giờ, password ghi trên hoá đơn tính tiền.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/19
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là tôi chưa đọc kỹ.
    - Bún chả, bún nem vẫn để vào đĩa chứ không cho vào tô.
    - Bún ốc, bún cua, bún mọc dọc mùng thì cho vào tô, chan nước.
    - Bún đậu (mắm tôm) là bún lá. Bún chả, bún nem là bún rối. Bún mọc dọc mùng cọng to...
    - Gia vị, nước dùng (nước lèo), rau sống ăn kèm cũng phải phù hợp với từng loại nữa mới ngon.
     
    TĐT thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Quán bánh tôm Hồ Tây tôi cũng "mất mặt" một lần, không phải ở việc phục vụ mà ở chính cái món ăn "nổi tiếng" đó.

    Hồi cuối năm 1999, có một người thân của tôi là dân Nha Trang, lần đầu tiên ra Hà Nội. Vì sự "nổi tiếng" của món bánh tôm Hồ Tây nên người ấy muốn đến thưởng thức. Thú thực, trước đó tôi chưa từng ăn nên đó cũng là lần đầu tiên của tôi. Đến khi nhìn thấy thì thật thất vọng, con tôm bé tí ti, khi ăn cũng chẳng thấy ngon mấy cả về nước chấm lẫn phần bánh.

    Cảm nhận cá nhân của tôi là món này chỉ phù hợp với thời bao cấp thôi. Không rõ bây giờ có nâng cấp lên không vì lần đi ăn đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của tôi.

    Về dịch vụ nhà hàng thì phải thừa nhận trong Nam hơn hẳn Bắc, ngoài Bắc thì bây giờ hơn hẳn ngày xưa, chắc vì vấn đề cạnh tranh nhau.

    Còn chuyện tốt, xấu thì nơi nào cũng có Bắc hay Nam đều như vậy. Kinh nghiệm là ở nơi nào có đông dân địa phương vào thì nơi đó sẽ tốt, tránh xa bến xe, ga tàu, tụ điểm du lịch. Nếu có điều kiện thì tránh cả ngày lễ, ngày cuối tuần, vd: đi chùa Hương thì nên đi trước hoặc sau lễ hội. :D
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Một lần tôi và cậu cán bộ đường lối có chuyến đi chơi Bến Tre (khoảng năm 1996 - 1997). Đến bến bắc Hàm Luông thì tự dưng có một em gái mời mua nước ngọt đóng vào bịch nilon. Vì lời mời giọng Bến Tre quá ngọt ngào nên tôi mua luôn. Sau câu "cho anh hai bịch" là câu: "dà à...ạ..." ngọt và mát hơn nước dừa xiêm, tự dưng thấy món nước ngọt (là Coca hay Pepsi, không rõ) ngon hơn hẳn. :)
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này