Lịch sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi lamtam, 26/6/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Ai cũng có thể suy luận, nhưng bằng chứng thì không có, bằng chứng không phải là trích câu nói của một người thứ 3 như vậy (mà người đó cũng không đưa ra bằng chứng gì nốt), mà như mình nói, phải tìm lại bản thảo gửi in ở Trung Quốc hoặc tài liệu xác nhận chính ông Hồ tự nhận mình là tác giả.
    Như mình đã trích link đến trang wikipedia, có bên khẳng định, bên phủ định, nhưng không bên nào có bằng chứng rõ ràng.
     
    Thương lắm thích bài này.
  2. regsofo

    regsofo Mầm non

    Theo tôi là bạn Huethuong nên đọc link mà bạn Bọ Cạp đưa lên.

    Tôi là dân a ma tơ không phải là dân sử học chuyên nên không trả lời câu hỏi của bạn được.

    Đành dẫn link để bày tỏ ý kiên riêng rằng tôi thấy lập luận của tác giả bài báo tất nhiên là không có đủ sự vững chắc như một giáo sư sử học nhưng NGHE THẤY ỔN :)

    Còn bên khẳng định Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh chưa thấy đưa ra lập luận nào thấy cứng cáp một chút.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  3. regsofo

    regsofo Mầm non

    Bạn Sisyphus coi bố bạn ấy là ngọn hải đăng của bạn ấy thì cũng chẳng có vấn đề gì (ai mà chẳng có người như thế trong đời), bạn ấy chưa bao giờ nói trực tiếp với bạn Huethuong là cũng phải nhìn vào đó mà lấy làm thước đo.

    Bạn Bọ Cạp cũng chỉ nhận xét là trên đời có người ngu và người không ngu chứ cũng không chỉ thẳng mặt ai mà nói. Từ "ngu" là từ nhận xét về mặt trí tuệ của một người chứ có gì mà vô văn hoá.

    Bạn Huethuong cứ nhạy cảm quá nên...

    Theo tôi là chúng ta sẽ không đi lạc đề nữa, ai có văn hoá ai không chúng ta đều sẽ có cảm nhận cho riêng mình rồi.

    CHỐT là từ giờ chúng ta sẽ chỉ nêu ra lập luận thôi, và nhớ kèm theo cả chứng minh nhé :lmao:
     
    Thương lắm and soloshevcento like this.
  4. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Nhân tiện thì đọc thêm bài này, có trích lại lời phỏng vấn Trường Trinh, Phạm Văn Đồng (riêng phỏng vấn Trường Trinh là lời được người khác kể lại, không phải tác giả bài báo trực tiếp phỏng vấn):
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Câu trả lời vẫn là không ai biết :D

    Còn đây là bìa bản gốc sách in ở Thượng Hải năm 1949 với tiêu đề là Hồ Chí Minh truyện
    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Thương lắm thích bài này.
  5. regsofo

    regsofo Mầm non

    Bạn ơi không ai biết ông Trần Dân Tiên là ai không có nghĩa ông ấy chính là Cụ Hồ.
    Bạn y42 nói chính xác, lời người thứ 3 không thể là bằng chứng, mà người thứ 3 này cũng chẳng có chứng cứ gì.
     
    Thương lắm thích bài này.
  6. regsofo

    regsofo Mầm non

    Đồng ý với bạn Bọ Cạp và y42. Đọc những link có lập luận thì vẫn thấy hơn, cho dù là tác giả có chứng minh được hay không.
    Còn những comment ở thể khẳng định mà không đưa ra được lập luận nào thì tôi nghĩ không nên để cụt lủn khơi khơi như vậy :think:
     
    Thương lắm and ntdieu like this.
  7. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình xin tóm tắt lại ý trong bài báo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Có lẽ đây là bài thuyết phục mình hơn cả khi đưa ra được số liệu ngày tháng và các nhân vật liên quan đến nguồn gốc cuốn sách cũng như các bản dịch của nó.

    Theo đó một số ý chính nói về nguồn gốc của cuốn sách do Trần Dân Tiên viết:
    - Bản thảo viết bằng tiếng Pháp được trao cho ông Nguyễn Văn Hướng từ Văn Phòng Phủ Chủ Tịch vào năm 1948, khi ông này trong đoàn Ngoại giao đầu tiên của VNDCCH chuẩn bị nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Trong đó (theo lời Hoàng Nguyên) có đề cập "Hồ Chủ Tịch đánh máy cuốn sách đó bằng tiếng Pháp"
    - Sau đó ông Nguyễn Văn Hướng mang bản thảo sang Thái Lan, sau đó được dịch ra tiếng Việt và tiếng Thái để phổ biến cho Kiều bào ở Thái Lan.
    - Ông Hoàng Nguyên (lúc đó làm tại Phòng thông tin Việt Nam tại Miến Điện) nhận thấy cuốn sách rất có lợi đối với công tác tuyên truyền đối ngoại nên cùng với một đồng nghiệp người Ấn là Valenju dịch nó sang tiếng Anh rồi gửi bản dịch sang Prague, Tiệp Khắc để phổ biến đi thế giới.
    - PGS.TS Đức Vượng [sách Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, NXB Chính trị Quốc gia] cho rằng “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, bản thảo đầu tiên viết bằng tiếng Pháp, bản dịch sang tiếng Việt nhan đề: “Tiểu sử Hồ Chí Minh” do Xuân Hiên dịch vào khoảng từ năm 1945 đến năm 1947 và đến năm 1948 được Valenju, chuyên gia tiếng Anh, dịch sang tiếng Anh và được phát hành tại nước ngoài. Tiếp đó, vào năm 1949, tác phẩm được dịch sang tiếng Trung Quốc, do Bát nguyệt san xã xuất bản tại Thượng Hải.
    - Nội dung bản tiếng Trung được in ở Thượng Hải năm 1949 có những đoạn và có chương không có trong bản tiếng Việt in tại Việt Nam năm 1955.
    - Năm 1955, Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản cuốn sách này lần đầu tiên tại Việt Nam bằng tiếng Việt.
    - Ông Đức Vượng dẫn lời ông Vũ Kỳ (thư ký của HCM): tên tác giả là Trần Dân Tiến chứ không phải Trần Dân Tiên.
    - Ông Đức Vượng cho rằng “Qua nghiên cứu và đối chiếu với nhiều loại văn bản, chúng tôi cho rằng, tác phẩm này do Hồ Chí Minh kể, còn người ghi là một số người giúp Bác trong công việc soạn thảo văn bản hồi năm 1945 – 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Có người đưa ra tên của những người ghi là Phan Mỹ, Hoàng Minh Giám, Trần Đình Long, Vũ KỳNgười (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh – KMS) có viết thêm vào một số đoạn
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  8. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Dựa vào đó mình có thể nói là muốn trả lời câu hỏi "Trần Dân Tiên" hay "Trần Dân Tiến" là ai thì phải tìm về đầu mối là ông Nguyễn Văn Hướng (sau này là Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế – Ủy ban Khoa học Nhà nước), người đầu tiên có trong tay bản thảo từ Văn phòng Phủ Chủ Tịch nước, hoặc là những người giúp/cố vấn cho HCM soạn thảo văn bản như các ông Phan Mỹ (lúc đó là Chánh Văn phòng Chủ tịch Chính phủ), Hoàng Minh Giám (lúc đó là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao), Trần Đình Long (Trợ lý ngoại giao cho HCM, bị thủ tiêu tháng 11/1945), Vũ Kỳ (lúc đó Thư ký riêng của HCM).
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  9. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Các bạn nên dừng trò trẻ con lại là vừa!

    Tham khảo những tài liệu đã đọc thì theo ý kiến cả nhân mình thì nói Trần Dân Tiên (hay Tiến là Hồ Chí Minh thì chưa chính xác, đơn giản là vào thời gian 1945-1948 ông ấy làm gì có thời gian mà viết với lách vả lại văn phong cuốn này khác với cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Khả năng cao đây là cuốn sách có tác giả tập thể là ban thư ký/cố vấn của HCM ghi và biên tập lại lời kể của HCM mà thôi, mục đích là là cho công tác tuyên truyền đối ngoại. Các hồi ký của nhiều nhân vật chính trị bận rộn cũng thường được viết như vậy (tác giả là người được thuê viết lại theo lời kể của nhân vật chính).
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  10. regsofo

    regsofo Mầm non

    Đã đọc hết mấy link mà bạn y42 đưa lên.

    Đồng ý là phải tìm về đầu mối là ông Nguyễn Văn Hướng, nhưng ông này cũng chỉ nhận sách từ "một cán bộ" từ văn phòng chủ tịch. Theo tôi là phải truy tiếp "ông cán bộ" này nè, ông ta là ai, ông nhận sách trực tiếp từ ai trong văn phòng chủ tịch...

    Còn theo bạn y42 nói "Khả năng cao đây là cuốn sách có tác giả tập thể là ban thư ký/cố vấn của HCM ghi và biên tập lại lời kể của HCM mà thôi"

    Hoặc như ông PGS Đức Vượng nói "Qua nghiên cứu và đối chiếu với nhiều loại văn bản, chúng tôi cho rằng, tác phẩm này do Hồ Chí Minh kể, còn người ghi là một số người giúp Bác trong công việc soạn thảo văn bản hồi năm 1945 – 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Có người đưa ra tên của những người ghi là Phan Mỹ, Hoàng Minh Giám, Trần Đình Long, Vũ Kỳ… Người (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh – KMS) có viết thêm vào một số đoạn"

    thì cũng chưa được rõ ràng lắm vì cũng không được biết "các nghiên cứu và đối chiếu với nhiều loại văn bản" của ông Đức Vượng là cụ thể như thế nào. và "có người đưa ra tên của những người ghi là Phan Mỹ, Hoàng Minh Giám, Trần Đình Long, Vũ Kỳ" nhưng hình như cũng chưa từng có xác nhận nào của các ông này thì phải.

    Ai có thêm link nào để làm rõ thêm mấy thắc mắc của tôi xin hãy đưa lên nhé, xin cám ơn.
     
    Thương lắm thích bài này.
  11. regsofo

    regsofo Mầm non

    Và còn một vấn đề này cần đặt ra nữa: giả sử có thêm tài liệu chứng minh được “Cụ Hồ kể và ban thư ký ghi chép lại”

    Thì Cụ Hồ có chủ ý cho xuất bản cuốn này không hay xảy ra trường hợp ví dụ như: Trong giờ giải lao Cụ kể chuyện cho những người thân cận trong văn phòng nghe vài chuyện mình đã trải qua, rồi những người này nhớ được và ghi lại cho in thành sách để tuyên truyền, Cụ không hề biết việc in sách này, vì là nhớ qua các cuộc nói chuyện nên có nhiều điểm chưa chính xác.
    Vậy nên mới Cụ mới viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện để đính chính lại vài điểm.

    Mạn phép đưa ra ý kiến cá nhân, vì đến giờ cho dù có thể chứng minh được “Cụ Hồ kể và ban thư ký ghi chép lại” nhưng chưa ai chứng minh được Cụ có chủ ý viết sách hay không :3D_28:
     
    Thương lắm thích bài này.
  12. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Cái đó được trích từ sách "Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài" của ông Đàm Đức Vượng do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2010
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nếu những nghiên cứu ông Đức Vượng được đề cập trong bài ở trên là chính xác thì ông ấy đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm của tác giả trong Văn Phòng Phủ Chủ Tịch rồi. Nên mình nói là ông HCM và tâp thể các thư kí cố vấn cho ông ấy là tác giả thì khả năng là rất cao.
     
    Thương lắm and soloshevcento like this.
  13. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Giới thiệu thêm một bài khác có diễn giải động cơ tại sao HCM và những người thân cận với ông trong phủ chủ tịch lại là tác giả

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Xin trích lại:

    Vào thời điểm những năm 1940, hiểu biết về thân thế của Hồ Chủ tịch rất ít, do vậy, cần có một tài liệu tuyên truyền trong nhân dân trong nước và giới thiệu với bạn bè quốc tế về những hoạt động cách mạng của Người. Lúc bấy giờ Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa được Liên Xô công nhận, còn nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đến tháng 10/1949 mới được thành lập. Do đó, tài liệu này một mặt để tuyên truyền về cuộc cách mạng ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ra đời trong hoàn cảnh như thế, cuốn sách đã rất có ích cho cách mạng Việt Nam, là câu trả lời cho những người quan tâm muốn biết Hồ Chủ tịch là ai?

    Ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngay sau những ngày đầu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, cũng từng nói rằng Bác Hồ không muốn nhắc nhiều đến bản thân mình. Xuất bản một cuốn sách nói về mình, thiết nghĩ Hồ Chủ tịch cũng không muốn nhưng Người cho rằng đó là một điều cần làm trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng cần có một lãnh tụ, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vấn đề này. Mặt khác, khi Trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn để suy tôn Người, là một Đảng viên, việc Người chấp hành quyết định của tổ chức là điều đương nhiên. Vào thời kỳ bấy giờ, nhằm mục đích tuyên truyền về cuộc kháng chiến của dân tộc và người lãnh đạo cuộc cách mạng, có nhiều văn nghệ sỹ cũng đã vinh dự được giao nhiệm vụ khắc họa chân dung Bác như nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm, Diệp Minh Châu, nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn, họa sĩ Phan Kế An, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định và các nhà điêu khắc của Đức, Nga… Thấu hiểu đây cũng là một yêu cầu chính trị quan trọng như những nhiệm vụ khác, nên Người thường chủ động tạo điều kiện cho các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà báo, quay phim có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên ở thời điểm vận nước nguy nan như thế, nhiều khả năng Chủ tịch Hồ Chí Minh không có thời gian để chắp bút mà có thể là những cán bộ thân cận, cốt cán nghe Bác kể những mẩu chuyện, những tâm sự của Người, sau đó ghi chép lại, tập hợp thành cuốn sách. Trong hoàn cảnh rất ít người biết về cuộc đời và những hoạt động cách mạng của Bác thì còn ai kể chính xác hơn chính bản thân Người?

    Về cách dẫn dắt câu chuyện trong vai một nhà báo muốn tìm cách phác họa chân dung Hồ Chủ tịch, theo quan điểm của tác giả bài viết này, có thể đó là sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên hiểu đó chỉ là một cách tác giả lựa chọn để đưa độc giả đi vào nội dung cuốn sách một cách tự nhiên. Khi viết truyện ngắn Vi hành nhân chuyến đi Pháp của vua Khải Định, Nguyễn Ái Quốc đã từng dùng hình thức nhập vai một người anh gửi thư cho cô em họ, kể lại những điều tai nghe mắt thấy về chuyến đi của Khải Định; trong loạt bài Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch 4 tháng sang Pháp, Người lấy bút danh là Đ.H, viết thư cho hai cô em Xuân và Lan, kể rằng mình được theo Cụ Hồ sang Pháp, đồng thời ghi lại hành trình để cho các em mình biết; trong truyện ngắn Giấc ngủ mười năm, lấy bút danh Trần Lực, Bác nhập vai một anh Vệ quốc quân người dân tộc Nùng; trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, với bút danh T.Lan, Bác lại vào cả hai vai người hỏi chuyện – người trả lời.

    Về những dòng ca ngợi Hồ Chủ tịch trong cuốn sách, theo quan điểm của tác giả bài viết này, đó là do những đồng chí biên tập các câu chuyện đã viết thêm vào để tuyên truyền, định hướng trong nhân dân và giới thiệu với bạn bè quốc tế biết tình cảm kính yêu của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ cách mạng của dân tộc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/21
  14. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Đọc cuốn " Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch" thì có thể nhận thấy văn phong của tác giả Trần Dân Tiên là một với "Vừa đi đường vừa kể chuyện" của tác giả T.Lan, quan trọng hơn là rất giống cách viết của các bài báo dưới bút danh C.B. Nếu cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch" do các thư ký chắp bút thì văn phong của nó không thể đồng nhất và giống các tác phẩm khác.
     
    Thương lắm thích bài này.
  15. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Văn phong giống chỗ nào bạn thử phân tích :D

    Đó là quan điểm của bạn, bạn đừng suy diễn sang người khác. Không phải ai cũng nghĩ như bạn, bạn thích tuyên truyền quan điểm của bạn thì đó là việc của bạn thôi.
    Thí dụ bạn thần tượng Trump thì ông ấy là thánh thần của bạn, còn ghét Trump thì ông ấy có thể với bạn chỉ là một tên mị dân giống như Hitler hay Putin mà thôi. Cái mà bạn thấy từ đó chỉ là sự thù hằn/sùng bái làm mờ con mắt của bạn.

    Còn mình chỉ xem đó là một vấn đề lịch sử đáng quan tâm. Nếu có cái nhìn định kiến trước mọi việc thì e là chẳng thể tiếp thu được tri thức gì cả.

    Dựa vào những bằng chứng thì mình chỉ nói có một khả năng cao tác giả là HCM và/hoặc những người thân cận trong văn phòng phủ chủ tịch, chứ không phủ định hay khẳng định hoàn toàn.
    Hệ quả của nó thì mỗi người có một quan điểm riêng. Nhắc lại là ai muốn tranh luận để có tri thức thì nên tôn trọng sự khác biệt và phân biệt giữa suy luận logicsuy diễn ngụy biện.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  16. Huethuong

    Huethuong Mầm non

    "đó là do những đồng chí biên tập các câu chuyệnđã viết thêm vào để tuyên truyền, định hướng trong nhân dân". Tôi không suy diễn, đó là những gì bạn viết. Và những điều đó gọi đúng bản chất là dối trá, nhồi sọ. Tôi cũng nói thêm với bạn rằng tôi tôn trọng sự khác biệt, suy luận logic và chưa có chỗ nào bất lịch sự với bạn.
     
    Thương lắm thích bài này.
  17. anhTH

    anhTH Lớp 1

    green29 Trong các tác phẩm của Trần Dân Tiên, TLan, CB đều hành văn đơn giản, ưa sử dụng các câu ngắn mang tính thông tin báo chí, hô khẩu hiệu, mỗi đoạn văn đều sử dụng thủ pháp: nêu vấn đề khó khăn cần giải quyết, nguyên nhân thủ phạm dẫn tới vấn đề đó, động lực dẫn tới giải quyết được vấn đề. Trong các tác phẩm đều có các đoạn văn hội thoại, liệt kê rất giống nhau, cách sử dụng từ và so sánh cũng vậy, trong tác phẩm " vừa đi đường vừa kể chuyện" của T.Lan và các bài báo của C.B còn hay thêm các câu thơ, ca dao mới ngang phè như:
    1./Ba năm lưu lạc linh đinh,
    Nay đà trở lại trong đại gia đình công nông.

    2./Quạ nào mà chẳng đen lòng,
    Địa chủ nào mà tốt với bần cố nông bao giờ.[/QUOTE]
     
    Thương lắm thích bài này.
  18. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Văn phong viết của ông HCM có phần là như vậy khi bạn nói về cuốn "Vừa đi đường vừa kể chuyện". Nhưng mình không rõ ý bạn, bạn đang so sánh C.B. với T.Lan, chứ không phải T.Lan với Trần Dân Tiên?!?
     
    Thương lắm thích bài này.
  19. anhTH

    anhTH Lớp 1

    mình so sánh cả 3 tác giả, đoạn cuối là nói riêng về T.Lan và C.B
     
    Thương lắm thích bài này.
  20. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    OK, nhưng vấn đề ta quan tâm ở đây là sự giống nhau về văn phong giữa hai cuốn của Trần Dân Tiên và T. Lan.

    Đoạn đầu bạn nói về kết cấu hai cuốn sách cứ không phải và văn phong. Cả hai cuốn đều theo kiểu ghi chép lại lời kể một người, mà ở đây là HCM nên câu chuyện giống nhau là đương nhiên.
    Văn phong ở hai cuốn mình thấy khác, chính là chỗ một bên thích dùng thơ ca, một bên thì không. Một bên viết theo kiểu trào lộng, một bên viết trang trọng. Cùng câu chuyện HCM kể thì lại có những chi tiết khác nhau về ngày tháng. Thí dụ, ở cuốn T.Lan kể khi Hồ Chí Minh tới Thụy Sĩ, Ý, Đức trong sách là sau tháng 12/1927, trong khi cuốn cuả TDT là thời điểm thuộc năm 1917-1923. Khi bị lao tù ở Trung Quốc, T.Lan kể rằng số lượng nhà lao là 18, nhưng TDT thì nói rằng "gần ba mười nhà tù"...
    Sự khác nhau đó có thể là do khả năng ông HCM không có thời gian duyệt bản thảo cuốn Trần Dân Tiên. Điều này phù hợp với giai đoạn 1945-1947 rất khó khăn của Việt Minh, ông ấy rất ít có thời gian để tự viết một cuốn sách như thế.
    Cuốn của T.Lan xuất bản năm 1963, là tập hợp các bài ở báo Nhân Dân, thì là do ông HCM khẳng định mình là tác giả rồi, bản thảo cũng tự ông ấy viết tay rồi đánh máy lại, tất cả vẫn còn lưu giữ lại.
    Trong khi đó bản thảo cuốn của Trần Dân Tiên do Văn phòng Phủ chủ tịch gửi cho ông Nguyễn Văn Hướng năm 1948 là viết bằng tiếng Pháp, rồi sau đó được dịch ra các thứ tiếng khác ở nước ngoài, đến năm 1955 mới được in lần đầu tiên ở Việt Nam, nhưng ông HCM không bao giờ nhận mình là tác giả. Tại sao vậy?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/2/21
    Thương lắm thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này