Phải chăng đã đến lúc chúng ta trả lại tên nguyên bản cho các tác phẩm?

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Minh Quân Lương Lương, 9/5/15.

Moderators: Cát Cát
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mỗi thời mỗi thay đổi, chúng ta cũng phải thích nghi thôi, nhất là thích nghi theo hướng tích cực.
    Vấn đề này nó liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công ước Berne. Khi Việt Nam đã tham gia công ước này thì bắt buộc phải tuân theo. Bạn có thể tìm hiểu thêm về công ước này nhưng đại ý tóm tắt của nó là tất cả các tác phẩm, sản phẩm liên quan đến văn học nghệ thuật, tác giả chỉ cần đăng ký sở hữu trí tuệ tại quốc gia mình cư ngụ, giá trị sở hữu đó sẽ mặc nhiên được xác định là hợp pháp ở tất cả các nước có tham gia công ước Berne mà không cần tác giả phải đăng ký ở các nước đó nữa. Chính vì vậy, nếu dịch một tác phẩm thì phải thông qua sự đồng ý của tác giả hoặc người nắm giữ bản quyền hiện tại nếu tác giả không còn hay chuyển nhượng và đảm bảo tính chính xác nội dung (bao gồm tên nhân vật).
     
    Cải thích bài này.
  2. bun_oc

    bun_oc VIP

    Mọi người bàn xong nếu ai muốn "trả lại tên nguyên bản cho tác phẩm" thì có dự án này để test nhé. :D
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nếu có đủ 5 người tham gia, mình sẽ khởi động dự án. Dự án này có hai thuận lợi là: (1) Sự phổ biến của tên nhân vật (tiếng Anh) và tên riêng nhân vật, địa danh tiếng Anh-tiếng Pháp thường không khác biệt. (2) Khi soát lỗi, nhóm mình đã soát kỹ để thống nhất cách phiên âm tên riêng, do đó lệnh replace sẽ giúp ích rất nhiều. Sách này trông có vẻ lớn nhưng việc mình làm chỉ là thay tên riêng trở về original version nên cũng không nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/5/15
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nhớ lại hồi xưa làm dự án Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. :D

    Vừa làm Trần trụi giữa bầy sói, Bàn về chiến tranh, nếu trả lại tên cho nguyên bản (vẫn để nguyên như sách in) thì vui nhỉ? :v
     
    canaximuoi thích bài này.
  4. canaximuoi

    canaximuoi Lớp 4

    @quan
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Minh Quân Lương Lương thích bài này.
  5. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Hồi cấp 2, mình thuê bộ "Nghĩa hiệp tình trường", nhân vật chính Lý Kỳ Đường, tác giả Việt Nam. Về sau muốn đọc lại mà tìm không ra lên diễn đàn hỏi, hóa ra tên thật của nó là "Cự Linh thần chưởng", nhân vật chính Kim Ngang Tiêu, tác giả Trung Quốc. Sau đó ra chỗ thuê truyện, đọc thử một bộ mới hóa ra cũng là truyện này vậy mà lại tựa khác tác giả khác. Vậy một truyện này ít nhất đã thấy ba tựa khác nhau và ba... tác giả khác nhau rồi.

    Dù thế nào đi nữa, mong là các dịch giả cố gắng giữ tác phẩm gần với nguyên bản, nguyên gốc. Một là thể hiện sự tôn trọng tác giả và tác phẩm. Hai là bám sát nội dung, hàm ý mà tác giả muốn nhắn nhủ. Ba là hạn chế xuất hiện nhiều dị bản. Giống như xem phim, mỗi ekip lồng tiếng lại đặt một tựa đề khác, tên nhân vật khác và lời thoại cũng không giống nhau.
     
  6. takeshima

    takeshima Lớp 1

    Các làm trước 1975 là người ta cứ phiên âm theo kiểu Karl Marx là Mã-Tư-Khắc. Sau đó sẽ có phụ lục đối chiếu phiên âm và nguyên bản.
    [​IMG] [​IMG][​IMG]
     
    lotus, tducchau, canaximuoi and 2 others like this.
  7. @canaximuoi mình không có nhiều điều kiện tham gia bạn à.

    Nếu thực hiện được, thì mình có ý thế này: một người (hay nhiều người) sẽ đọc lướt để đánh dấu những tên riêng, địa danh, đồng thời tìm từ gốc của những từ đó. Còn một người sẽ có nhiệm vụ replace, và người ( hoặc nhiều người) cuối cùng sẽ soát lại để chắc chắn tất cả.

    Nếu làm như vậy thì mình có thể tham gia ở việc đánh dấu và tìm từ gốc tương ứng, nhưng cũng sẽ rất hạn chế, vì mình không có máy tính :(
     
  8. @bun_oc ban đầu thì mình nghĩ chỉ nên làm một cuốn nhỏ thôi bạn à :)
     
  9. Bây giờ mới là thảo luận thôi bạn à, nếu được thì chúng ta sẽ bàn về việc thực hiện sau. Mình cũng dự tính điều này rồi.
     
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Oài, đang 1 mình chiến Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, mà sách in không đẹp, đã đạt mốc 200. Vấn đề ở đây là dịch giả có lối phiên âm Mạc-tư-khoa, Ba-lê, công-voa... và nhiều từ lại giữ nguyên bản: "Marcel Paul", "Auschwitz", "Hambourg", "Buchenwald", "Compiègne", ... Một số từ thì viết kiểu Nam: như lính gát, mầy, nầy... chắc tôi cứ để nguyên, sách viết thế nào thì ở ebook thế ấy. :D
     
    tducchau, canaximuoi and laithanhtuan like this.
  11. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    Không ăn nhậu gì nhưng xin cảm ơn bạn. Mình đọc bộ này năm cấp 2 rồi cấp 3, giờ tìm lại mà không tìm ra. Muốn "Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi" mà không biết gõ cánh cửa nào.
    May nhờ có bạn.
    Trân trọng.
     
    mr.buiduytung thích bài này.
  12. laithanhtuan

    laithanhtuan Lớp 2

    Ý kiến của chủ thread và mọi người rất tốt nhưng chưa thật hợp lý.
    Chúng ta chỉ số hóa chứ không phải là tự mình dịch lại tác phẩm thế nên phải tôn trọng sách gốc. Bản ebook là một dạng khác của sách gốc mà thôi. Nhà xuất bản có hợp đồng dịch cuốn đó sang tiếng Việt nên họ có quyền dịch tên từ nguyên bản sang tiếng Việt sao cho hợp lý hoặc lựa chọn để theo nguyên bản nhưng chúng ta thì không.
    Các lỗi đánh máy, sắp chữ thì có thể sửa cho chính xác (nếu chắc chắn 100%) nhưng vẫn cần ghi chú rõ người thực hiện ebook chỉnh sửa lại như thế nào và trong sách gốc viết chính xác là thế nào.
    Sách có đời sống riêng của nó. Nếu sách thời trước viết Nữu Ước, Mạc Tư Khoa thì cứ để nguyên như vậy đi, vì thời đó mọi người đều gọi các địa danh đó là như thế hết; hoàn toàn không có gì sai ở đây dù có thể cách gọi đó xa lạ với chúng ta, những người sống trong thời đại khác với cách gọi khác, nhưng đó là vấn đề của chúng ta, không phải của người dịch, người biên tập cuốn sách đó.
    Ngoài ra, nếu muốn hiện đại hóa những tên gọi đó thì chúng ta dựa theo chuẩn mực nào? Dùng bảng chữ cái nào? Ví dụ từ 'Mạc Tư Khoa' đi. Thay bằng 'Moscow', 'Москва', 'Moskva' hay phiên âm như tiếng Việt 'Matx-cơ-va'.
    Chuyển về nguyên bản theo ngôn ngữ gốc tác giả viết sách thì khó khăn là nếu tác giả viết bằng chữ Trung Quốc, chữ Ấn Độ hay chữ Nga chắc chẳng mấy ai biết đọc thế nào đâu; còn nếu căn cứ theo bản dịch ra ngôn ngữ khác rồi (phổ biến hơn) mà từ bản theo ngôn ngữ này nhà xuất bản mua được bản quyền dịch sang tiếng Việt, mỗi ngôn ngữ lại mỗi kiểu nên có thể ở các cuốn khác nhau lại có tên khác nhau dù là cùng chỉ một tên người/ địa danh thì việc làm này chẳng còn mấy ý nghĩa nữa.
    T. ủng hộ ý kiến giữ nguyên tên như trong sách gốc của @4DHN . Làm như vậy là tôn trọng bản quyền. Thử nghĩ xem một độc giả lớn tuổi tìm đọc một cuốn sách quý hiếm đã từng đọc sẽ cảm thấy thất lạc thế nào khi những tên tuổi thân quen một thời nay được hiện đại hóa thành những tên lạ hoắc hết cả. Những người dùng sách để tra cứu sẽ nghĩ: "À. Ra mấy mươi năm trước tiếng Anh/ tiếng Pháp/ tiếng Ý/ tiếng Nhật,... đã phổ biến đến nỗi dân ta ai cũng biết cũng hiểu." Thế thì hỏng bét. Xin đừng để điều đó xảy ra!
    Cuối cùng, xin cảm ơn tấm lòng của các bạn, nhưng nên chăng, để giải quyết khó khăn của mình, chúng ta chỉ làm Phụ lục của người làm ebook dịch các tên đó theo nguyên bản (nếu dịch giả dịch từ bản tiếng Anh, tham khảo bản tiếng Nga thì làm tra cứu theo tiếng Anh hoặc ngược lại chẳng hạn) cho độc giả hiện nay tiện theo dõi, tra cứu thôi.
    Thân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/15
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Từ hồi lâu rồi, 2009, tôi và một số bạn đã chế bản lại và làm luôn trong dự án nhiều ebook và thay tên phiên âm như:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    cuốn Miếng da lừa phía trên nữa. Nhưng đến khi làm Người tìm thấy mặt:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    cũng thay tên và bị bạn @tducchau phê bình (ý như bạn T. nói) và từ đó tôi chấm dứt chuyện này (thay tên phiên âm) luôn.

    P.S

    - Ngoài tên phiên âm bị thay, đôi chỗ khi đối chiếu thấy dịch chưa chuẩn, dịch thiếu chúng tôi cũng dịch và sửa thêm nữa.

    - Do dùng tab viết bài nên không tiện để ẩn link.
     
    tducchau and laithanhtuan like this.
  14. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Theo tôi thì cứ để nguyên, nếu sách dịch là ngôn ngữ tiếng Anh thì địa danh rất dễ tìm chỉ cần tra tên sách gốc là ra nhưng nếu dịch từ tiếng Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập... thì khá khó. Những người làm ebook ở đây họ làm vì nhiệt huyết, đam mê và họ cũng có cuộc sống riêng. Nên các bạn đọc và thành viên nếu thấy ebook có sai sót về lỗi, tên địa danh thì các bạn có thể tự chỉnh sửa và chia sẻ lại.
     
    Cải, ------ and laithanhtuan like this.
  15. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Ví dụ của bạn thì không phải dịch, mà đơn giản là cách phiên âm.

    Bây giờ mọi người đều nói và học tiếng Anh thì tự nhiên sẽ thấy phiên âm qua Hán văn buồn cười, nhưng sao bạn không đặt mình vào hoàn cảnh của những năm đầu thế kỷ XX. Thêm nữa, hai ông bạn kể trên là người Pháp, đọc tên hai ông cho đúng theo tiếng Pháp thì e là không phải ai cũng làm được.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đến ngay cả nhà xuất bản bây giờ tái bản lại sách dịch hồi xưa cũng đổi lại tên nguyên bản, ví dụ như bộ Tấn trò đời (tập hợp các bản dịch Balzac nếu đã có trước khi xuất bản bộ này) hay cuốn Thuyền trưởng tuổi 15 mà hôm nọ tôi liếc qua, thấy ý kiến độc giả (ở các trang như tiki, vinabook...) nói tên nhân vật theo nguyên bản chứ không còn phiên âm như khi Đà Nẵng xuất bản năm 1988.

    Xu thế thì mỗi thời một khác, tôi thì đổi lại nguyên bản danh từ riêng với các tiếng gốc La tinh (như Anh, Pháp, Đức...), trừ các thứ tiếng Đông Âu gốc Kirin (như Nga, Hung, Ba Lan...) và các tiếng không có cách viết La tinh ví dụ như các ngôn ngữ Ấn Độ...

    Chứ như một ý kiến ở trên, "ai tham khảo lại thấy sao lạ quá"...
    thứ nhất tôi nghĩ đã có mục đích tham khảo, nghiên cứu, ắt người ta không dùng ebook (trừ khi của nhà xuất bản phát hành) vì ebook tự làm không có độ tin cậy cao về nội dung (ai chịu trách nhiệm nó có chuyển tải đủ nội dung của sách in tương ứng?); thứ hai, xin thưa với bạn là có những dịch giả trước năm 45 đã giữ nguyên tên riêng trong bản dịch (ví dụ một vài truyện ngắn dịch đăng trên Trung Bắc chủ nhật mà tôi tình cờ thấy) chứ không phải xa lạ gì đâu, còn phần nhiều bản dịch miền Nam trước 75 đã giữ nguyên tên riêng.

    Ngay trong một cuốn phiên âm, một tên riêng được phiên âm theo hai tên khác nhau, ví dụ Bernard là Bêna hay Bơna (trong Hoa từng mùa vì có hai người dịch) hoặc thậm chí chỉ có một người dịch như những cuốn mà Văn Cường từng làm, tên riêng loạn xà ngầu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/17
  17. V/C

    V/C Mầm non

    Ngay như bom tấn Những Người Khốn Khổ mà có vô số “sạn" trong bản tiếng Việt làm nó chưa xứng tầm với nguyên tác.
    - Thứ nhất: Các từ phiên âm không thống nhất, mỗi người chơi mỗi kiểu, ai cũng cho mình là phiên âm đúng, đang nói về nước Đức thì lại sang Nhật Nhĩ Man, rồi trở lại Giécmani... mỗi danh từ, địa danh có ít nhất là 2 tên gọi.
    - Thứ hai: Các từ không đồng nhất, vd: se sẽ - khe khẽ, dăn deo - nhăn nheo....
    - Thứ ba: Cách xưng hô lộn xộn, đang gọi Cha nhảy sang Bố, gọi Anh nhảy sang Hắn, gọi Cô nhảy sang Nàng... Nhiều đoạn tả rất loạn, một đoạn cùng một nhân vật nhưng câu trước là Anh câu sau là Hắn, câu trước là Cô câu sau là Nàng ... Nhân vật chú bé Gravoche có dịch giả dịch là Hắn mới hay ho, cũng nhân vật này có một trang mà 3 cách gọi: Cậu, Nó, Hắn.
    • Nhiều người dịch mà lại không thống nhất cách dịch sao cho đồng nhất, làm rối như canh hẹ, đọc rất khó chịu.
     
    dongtrang thích bài này.
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đúng, anh đồng ý là đã dịch thì phải thống nhất, về cách dùng từ trước sau như một. Ví dụ có thể để đa dạng từ vựng thì có thể lúc dùng thay đổi một số từ đồng nghĩa, chứ thay đổi sắc thái như anh thành hắn, cô thành nàng thì không ổn.

    Anh tưởng cuốn đó có Huỳnh Lý soát lại thì phải cẩn thận nhỉ, hóa ra cũng lỗi thế à? Hồi xưa đọc lúc còn nhỏ, với lại sách dày nên không thể đọc kỹ từng trang một.
     
  19. V/C

    V/C Mầm non

    Phiên âm chẳng phải chữ Ta cũng chẳng phải chữ Tây mà là từ viết ra theo phát âm, không có ai công nhận cả, chẳng qua ngày xưa dân còn dốt ngoại ngữ nên viết thế cho dễ đọc, dễ phổ cập, dạo ấy mấy ai đọc được tiếng Tây.
    Mà đã phiên âm thì mỗi ông phát âm chả giống nhau, ngay tiếng Việt nhiều vùng nói chả hiểu gì nữa là phiên âm.
     
  20. V/C

    V/C Mầm non

    Cụ ấy chắc cưỡi ngựa xem hoa.
    Nói chung là thích cuốn nào mà soát thì sẽ móc ra lỗi, ít hay nhiều mà thôi. Được ngon như Quán Rượu hay Đỏ và Đen là hiếm.
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này