LS-Việt Nam Phan Thanh Giản và vụ án Phan Lâm mãi quốc triều đình khí dân

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Niigata, 20/1/22.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Niigata

    Niigata Lớp 6

    DẦN NHẬP
    Có lẽ ít có nơi đâu trên thế giới mà một “câu” gồm 8 chữ và không có xuất xứ rõ ràng lại đuợc đem ra làm bằng chứng, mà lại là bằng chứng độc nhất, để buộc tội “bán nuớc” cho một nhân vật lịch sử. Nhung chính điều đó đã và đang diễn ra trong sử học cận đại Việt Nam suốt 60
    năm qua. Và cái câu 8 chữ nói trên là “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Sử dụng câu này liên tục từ thập niên 1950 đến nay, các sử gia tại miền Bắc Việt Nam đã nhân danh “nhân dân” để kết tội bán nuớc cho hai đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (Phan) và Lâm Duy Hiệp (Lâm); với sự chú trọng đặc biệt vào Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.
    Mặc dù không có xuất xứ rõ ràng, mặc dù không biết tác giả của nó là ai, và mặc dù không biết cái câu gồm 8 chữ đó là câu đối, câu thơ, câu phú, “khẩu hiệu”, hay thậm chí là một loại “vè”, nó đã được đem ra để làm bằng chứng mỗi khi một “sử gia” nào đó tại Việt Nam muốn lên án Phan Thanh Giản. Và do không hề có một bài viết hay một tác giả nào đặt vấn đề để gạn hỏi một cách rõ ràng và có hệ thống về câu này, hiện nay ở Việt Nam hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận sự hiện hữu cũng như tính chất “lịch sử” của nó. Họ dễ dãi cho rằng nó có gốc gác “trong dân gian”, đồng thời nhìn nhận rằng nó đã nói lên tâm trạng của “nhân dân” thời đó, là lên án cả hai ông Phan, Lâm và triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức.
    Mặc dù đó là một câu có nguồn gốc hết sức mù mờ. Mặc dù từ truớc đến nay chua có ai xác định đuợc xuất xứ, tác giả, thời gian và hoàn cảnh ra đời của nó. Mặc dù nó trình bày những điều ngược với sự thật lịch sử.
    Do đó, trong bài nghiên cứu này, người viết xin được trình bày với các bạn đọc quá trình tìm hiểu của mình về câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” nói trên.
    Bài viết sẽ được chia ra làm ba phần đê các bạn đọc tiện theo dõi.
    Phần 1, từ chương I đến chương III, tìm hiểu về quá trình xuất hiện của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” tại miền Bắc Việt Nam từ sau năm 1954, đặc biệt là vai trò của nó và câu chuyện chung quanh nó trong sự kiện các sử gia miền Bắc lên án “bán nước” và “đầu hàng” cho Phan Thanh Giản tại một cuộc “đánh giá nhân vật lịch sử” - mà thực chất là một phiên tòa đấu tố Phan Thanh Giản -
    trên tờ Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963.
    Chương I cho thấy rằng câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” không hề và khó có thể đã từng xuất hiện trên sách vở báo chí bằng chữ Quốc Ngữ ở cả ba miền Việt Nam từ trước năm 1954, vì trong thời gian đó mọi bài vở sách báo trên khắp nước đều cho thấy một sự kính trọng Phan Thanh Giản.
    Chương II xem xét vai trò chính yếu và nôi bật của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” và câu chuyện chung quanh nó trong phiên toà đấu tố để buộc tội “bán nước” và “đầu hàng” cho Phan Thanh Giản trong suốt nửa năm 1963, trên tờ báo Nghiên Cứu Lịch Sử của Viện Sử Học do ông Trần Huy Liệu làm Viện Trưởng.
    Chương III thuật lại quá trình xuất hiện của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” một cách dần dà tuần tự tại miền Bắc như thế nào, từ sau năm 1954 cho đến năm 1963. Quá trình này cho thấy một sự đồng tình viết lại lịch sử Nam Kỳ vào thế kỷ 19 của các sử gia miền Bắc.
    Theo đó, các sử gia nói trên, dẫn đầu bởi hai ông Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu, đã phân chia các nhân vật và phe nhóm của thời gian này theo lập trường giai cấp và dân tộc cực đoan của họ, khi kể lại câu chuyện chung quanh câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”.
    Phần 2, từ Chuơng IV đến Chương XI nghiên cứu các tài liệu lịch sử của thời gian đó (thập niên 1860) và so sánh lại với câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” cùng câu chuyện chung quanh nó - để xem câu trên có đúng với sự thật lịch sử hay không. Các tài liệu lịch sử này cho thấy rằng những mối quan hệ giữa các phe phái và nhân vật lịch sử của Nam Kỳ vào thập niên 1860 là rất phức tạp chồng chéo, chứ không đơn giản và trắng đen rõ rệt như đã được thuật lại bởi các sử gia miền Bắc, dựa trên lập trường giai cấp và dân tộc cực đoan của họ.
    Chương IV giới thiệu văn kiện chính thức đầu tiên giữa triều đình Huế và Pháp trong cuộc chiến, hòa ước 1862. Chính xác hơn, chương này giới thiệu một điều khoản cực kỳ quan trọng nhưng không hề được nhắc tới của hòa
    ước này là điều số 11, vì nó giải thích lý do tại sao các nhân vật và phe phái lịch sử trong thời gian đó lại có những hành động để dẫn đến sự ra đời của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”.
    Chương V nghiên cứu tác phẩm “Lãnh Binh Trương Định Truyện” của Nguyễn Thông để hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa Trương Định và mối liên hệ giữa Trương Định với triều đình Huế, cũng như mối liên hệ giữa Trương Định với chính các nghĩa quân của ông ta.
    Chương VI nói về bài “Hịch Quản Định”, tức lời tuyên bố lý do kháng chiến chống Pháp của chính nhân vật Trương Định. Bài hịch này cho thấy mối quan hệ giữa triều đình Huế và Trương Định, để từ đó người đọc suy xét xem Trương Định có thể là tác giả của một câu như “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” hay không.
    Chương VII xét đến hai bản tấu trình của Võ Duy Dương, một lãnh tụ kháng chiến tại Nam Kỳ cùng thời với Trương Định. Qua tài liệu này, việc triều đình Huế đã từng phong chức Bình Tây Tướng Quân cho Trương Định cho thấy rằng hai bên vẫn giữ một mối quan hệ mật thiết sau hòa ước 1862.
    Chương VIII nghiên cứu những văn kiện được cho là của Trương Định, qua bản dịch bằng tiếng Pháp. Những tài liệu này gồm có hai lá thư mà ông gừi cho một người bạn đang làm việc với Pháp và một lá thư/tuyên ngôn gửi đến các quan tỉnh Vĩnh Long. Những lá thư trên biểu lộ mối quan hệ rất tinh tế và phức tạp giữa Trương Định và triều đình Huế cũng như với Phan Thanh Giản.
    Chương IX giới thiệu bản báo cáo mật của một lãnh tụ kháng chiến bên cạnh Trương Định tên là Phạm Tiến. Nó được gửi cho triều đình Huế để báo cáo về tình hình các tỉnh Nam Kỳ sau hòa ước 1862. Tài liệu rất quý hiếm và rất nhiều chi tiết này cho thấy rõ thêm các mối quan hệ giữa các phe phái cũng như giới thiệu thêm về nhiều nhân vật lịch sử có ảnh hưởng đến những mối quan hệ nói trên.
    Chương X nghiên cứu một tài liệu bằng thơ lục bát là bài
    “Thơ Nam Kỳ”. Bài thơ này được viết ra bởi những người thường dân vô danh Nam Kỳ, về cuộc chiến Pháp Việt, và với những nhận xét trung thực về các nhân vật và phe phái trong cuộc. Đây mới chính là tiếng nói của “nhân dân Nam Kỳ”, với những cách dùng chữ và suy nghĩ hoàn toàn “Nam Kỳ”.
    Chương XI giới thiệu một tài liệu vừa được tìm ra gần đây về cuộc đối thoại giữa Phan Thanh Giản và một sĩ quan Pháp tên là Henri Rieunier. Tài liệu này được ghi lại bàng chữ quốc ngữ, và qua đó Phan Thanh Giản nói ra mục đích của chuyến đi Pháp và mối quan hệ giữa hai nước Pháp-Việt.
    Phần 3, từ Chương XII đến Chương XVI, đi tìm nguồn gốc xuất xứ của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” đe dẫn đến kết luận của người viết rằng ai là tác giả của nó, cũng như lý do tại sao nó được ra đời.
    Chương XII cho thấy có một sự cố ý làm sai những phương pháp sử học sơ đẳng của các sử gia miền Bắc và ặc biệt là ông Trần Huy Liệu, khi họ sử dụng tiêu chuẩn ngày nay đe xét đoán các nhân vật lịch sử thời xưa, cũng như khi họ không hề cho biết về xuất xứ của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”.
    Chương XIII cho thấy có một sự cố tình im lặng trước những vấn đề bất hợp lý rõ rệt về hình thức của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, như tại sao lại là “mãi” mà không phải là “mại” theo đúng với ý nghĩa “bán” của nó.
    Chương XIV cho biết lý do của những sự cố ý nói trên khi tìm hiểu về mục đích và sự cần thiết phải ra đời của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, bởi chính tác giả của nó tiết lộ.
    Chương XV cho biết lý do tại sao Phan Thanh Giản lại trở thành nhân vật chính trong câu “Phan Lâm mãi quốc, triêu đình khí dân”, và là mục tiêu cho phiên tòa đấu tố trên tờ Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963.
    Chương XVI giới thiệu một tác phẩm của Phan Bội Châu
    tên là “Việt Nam Vong Quốc Sử” và tầm ảnh hưởng của nó với các nhà cách mạng Việt Nam. Tác phấm này kết tội Phan Thanh Giản là “đầu hàng” người Pháp, giống như phiên tòa năm 1963 đã làm.
    Chương XVII giới thiệu một tài liệu đặc biệt là bài thơ “Việt Nam Chính Khí Ca”, được làm với thể thơ lục bát nhưng lại bằng chữ Hán (Việt). Bài thơ này, giống như phiên tòa năm 1963, đã kết tội “bán nước” cho Phan Thanh Giản.
    Chương XVIII xét đến tôn chỉ về sử học của tác giả câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” và tài nghệ cũng như bản lãnh sáng tạo của người này. Từ đó, có thể hiểu được lý do tại sao ông ta lại chế tạo ra câu đó như ta thây ngày nay.
     
  2. Niigata

    Niigata Lớp 6

    Tác giả chỉ có một yêu cầu nhỏ là nhờ bạn thông báo về cuốn sách này và đường link download file PDF dưới đây cho tất cả bạn bè bà con muốn đọc:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này