Thảo luận Phương pháp đọc sách Đối Ý!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi lathanhvien, 11/4/16.

Moderators: amylee
  1. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Các hình ảnh tượng trưng cho các dòng của phương pháp Đối Ý:
    - 90: ngọn nến (đang cháy)
    - 72: đám đông (người)
    - 45: sa mạc cát
    - 36: cơn mưa (đang đổ)
    - 18: nguồn nước (chảy ra ào ạt)
    - 12: nồi cơm (trước và sau khi nấu)
    - 14: đất vườn

    Ví dụ minh họa (sử dụng google):
    1. Dòng 90: ngọn nến
    "Bên cạnh ông lúc nào cũng có người vợ luôn chia sẻ khó khăn, tạo động lực để ông nỗ lực vươn lên trong cuộc sống."
    - Từ khảo sát: vươn lên = 90(1)
    - Từ đối: 90(1) = sự liên tục
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: động lực => Kiến thức: Sự liên tục kiến tạo động lực mạnh mẽ.
    2. Dòng 72: đám đông
    "Có thể tôi chưa thành công, nhưng tôi đã có một mục tiêu để phấn đấu và một kế hoạch cho nó."
    - Từ khảo sát: kế hoạch = 72(8)
    - Từ đối: 45(8) = sự tích lũy
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: mục tiêu => Kiến thức: Có mục tiêu, có tích lũy.
    3. Dòng 45: sa mạc cát
    "Đôi khi trong cuộc sống bạn sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại khiến bạn muốn gục ngã hay bỏ cuộc."
    - Từ khảo sát: khó khăn = 45(8)
    - Từ đối: 72(8) = kỉ luật
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: cuộc sống => Kiến thức: Kỉ luật tạo một cuộc sống hoàn hảo.
    4. Dòng 36: cơn mưa
    "Trong tổ chức phong trào thi đua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn đã chỉ đạo: phải hết sức quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; coi đây là biện pháp quan trọng tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào TĐQT; đồng thời, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Binh đoàn."
    - Từ khảo sát: nhân rộng = phát triển ra nhiều = 36(3)
    - Từ đối: 18(3) = sự chiến đấu
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: quan tâm => Kiến thức: Điều đáng quan tâm là tinh thần chiến đấu.
    5. Dòng 18: nguồn nước
    "Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu."
    - Từ khảo sát: bền bỉ = 18(3)
    - Từ đối: 36(3) = tinh thần
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: học tập => Kiến thức: Những cái đáng học tập là những cái làm khỏe tinh thần!
    6. Dòng 12: nồi cơm
    "Họ chưa bao giờ thực sự trưởng thành, họ chưa bao giờ đạt tới chín chắn. Chín chắn là gì? Chỉ trở nên chín muồi về dục không có nghĩa là bạn đã chín chắn."
    - Từ khảo sát: chín muồi = k(6) = 12(6)
    - Từ đối: h(6) = 14(6) = phong phú
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: chín chắn => Kiến thức: Một tư duy chín chắn là một tư duy phong phú.
    7. Dòng 14: đất vườn
    "Cái gì gọi là đam mê rồi thì khó mà bỏ được, chỉ là tạm thời dừng lại để chờ cơ hội thích hợp mà thôi"
    - Từ khảo sát: tạm thời = 14(6)
    - Từ đối: 12(6) = chuyển biến
    - Từ ngẫu nhiên 7 lần: khó => Kiến thức: Sự chuyển biến bao giờ cũng khó khăn.

    Chúc các bạn vui!
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/16
  2. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Chú ý dòng nội dung suy nghĩ luôn đồng hành thuộc tính suy nghĩ trong mức suy nghĩ đó. Vd với mức 9733618 thì dòng 36 (hoặc 18) có thể có các thuộc tính là: 9, 7, 3 (và không có thuộc tính nào khác ngoài 3 thuộc tính trên). Các mức khác tương tự!

    Một điều mình vừa rút ra được trong quá trình dùng Đối Ý: với mức 62kh thì thuộc tính suy nghĩ 6 có nghĩa là tích cực/hiền lành, còn thuộc tính suy nghĩ 2 có nghĩa là tiêu cực/nguy hiểm! Rất dễ sai!
     
  3. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Có người bảo mình là quy tắc ngẫu nhiên 7 lần sai. Điều này không đúng.

    Các bạn đọc kỹ những lời mình viết:
    “Trong một dãy ngẫu nhiên, thì vị trí thứ 7 sẽ giống vị trí thứ 1 (trên một phương diện nào đó)”.

    Theo đó thì: Quy tắc ngẫu nhiên 7 lần chỉ đúng với văn bản ngẫu nhiên hoàn toàn. Nếu nguồn văn bản áp dụng không ngẫu nhiên, quy tắc này sẽ sai!

    Việc biết rõ văn bản ngẫu nhiên rất khó, tuy nhiên cũng có cách này: Khi gặp các từ ngẫu nhiên 7 lần không có ý nghĩa như các từ "và/ là / họ ..." thì có nghĩa việc áp dụng quy tắc Ngẫu nhiên 7 lần sai, nên các bạn bỏ đi các từ khảo sát đang xét đó, chuyển qua các từ khác/ đoạn khác!

    Thế nhé,
    Bùi Thanh Dũng
     
  4. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Mình liệt kê ra đây phần kiến thức bổ sung, để các bạn hiểu rõ hơn những kiến thức liên quan trong phương pháp đọc sách Đối Ý.
    1. Vòng suy:
    Vòng suy được xây dựng theo 3 vòng tròn số con (gọi là vòng suy con).
    hinhvongsuy.png
    3vongconsuy.png
    Mỗi vòng suy con được sắp xếp theo quy tắc: sắp ngược chiều kim đồng hồ 4 số (từ nhỏ tới lớn) xuất phát từ vị trí thấp lên cao (trong đường tròn).
    Vòng xây dựng đầu tiên là vòng 2: gồm các số 1, 2, 3, 4 (Vì sao không bắt đầu từ 0? Vì 0 là số đặc biệt và không hề tự nhiên chút nào - khi đếm số người ta thường bắt đầu từ 1 trở đi!).
    Vòng tiếp theo là vòng 3, gồm 4 số tiếp theo 5, 6, 7, 8.
    Vòng cuối là vòng 1: gồm 2 số tự nhiên còn lại là 0, 9. Và ta thêm vào 2 số kara, hara cho đủ 4 số. Kara mang ý nghĩa là số cao nhất hay số đỉnh. Hara mang ý nghĩa là số thấp nhất hay số trung tâm. Nên trong vòng suy con này: ta đặt kara ở đỉnh và hara ở đáy.
    Sau khi có 3 vòng suy con, ta tiến hành xây dựng vòng suy (cũng là một vòng tròn) bằng cách trộn số từ vị trí thấp lên vị trí cao từng số một ở 3 vòng bắt đầu từ số nhỏ nhất là hara. Vd lượt đầu tiên hara (vị trí thấp nhất vòng 1), số 1 (vị trí thấp nhất vòng 2), số 5 (vị trí thấp nhất vòng 3). Lượt tiếp theo sẽ là số 0 (vị trí tiếp theo sau vị trí thấp nhất ở vòng 1), số 2 (vị trí tiếp theo sau vị trí thấp nhất ở vòng 2), số 6 (vị trí tiếp theo sau vị trí thấp nhất ở vòng 3) ... cứ thế cho đến hết các số ở 3 vòng.

    2. Phép Suy:
    Phép toán Suy tính toán dựa vào vòng suy:
    Viết: A s B = C
    Với: A, B là những con số trên vòng suy. Chữ s là viết tắt của phép suy. Số C được xác định như sau: Ta đếm từ số A tới số B được con số khoảng cách d (theo chiều nhất định, chiều nào cũng được hết, đều dẫn tới kết quả như nhau). Sau đó đếm d khoảng cách từ B theo chiều đếm vừa rồi và ta được kết quả là số C.
    Vd: 1 s 9 = ?
    Ta đếm từ số 1 tới số 9 (trên vòng suy) theo chiều kim đồng hồ được d=5 (hoặc theo ngược chiều kim đồng hồ được d=9). Sau đó đếm từ số 9 đi 5 khoảng cách theo chiều kim đồng hồ (hoặc 9 khoảng cách theo ngược chiều kim đồng hồ) được giá trị 6.
    Vậy 1 s 9 = 6.
    (Chú ý là: Hoàn toàn có thể tính nhanh phép suy mà không cần phải đếm!)

    3. Công thức suy nghĩ:
    Nếu vòng suy là sự pha trộn giữa 3 vòng suy con, thì công thức suy nghĩ là sự kết hợp giữa các vòng và các dòng.
    bandosuy.png
    Các vòng (hay đúng ra là mảnh vòng) hình thành như sau: lấy 3 số liên tiếp trên vòng suy, bắt đầu từ giữa (tức là từ số 0), theo cùng chiều kim đồng hồ. Như vậy ta sẽ có được các mảnh vòng: 051, h84, 973, và 62 (đúng ra là kara62 nhưng để tôn trọng kara và đọc cho đơn giản ta chỉ gọi vắn tắt là 62).
    Các dòng hình thành như sau: lấy 2 số ngang hàng trên vòng suy: bắt đầu từ giữa (tức dòng 90) rồi lan tỏa ra như vậy sẽ được các dòng: 90; 72 và 45; 36 và 18 (đáng ra là 36 và 81: nhưng vì 81 ở gần sát số hara là số thấp nhất/ âm nhất nên nó được đổi thành 18); kara và hara.

    Sau đó ghép các mảnh vòng và dòng lại theo thứ tự hình thành ta được công thức suy nghĩ:
    051 - 90: cảm xúc nhất, gần gũi nhất
    hara84 - 72 - 45: bạn bè nhất, quan hệ nhất, liên đới nhất
    973 - 36 - 18: quyết định nhất, ưu thế nhất, dị biệt nhất
    62 - kara - hara: tổng hợp

    Các bạn không hiểu phần nào thì báo lại, mình sẽ cố gắng giải thích!

    Thân ái,
    Bùi Thanh Dũng
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Câu của chị Điểm hiểm lắm. Đâu dễ xơi thế, da trắng = bì bạch, chị ấy thay dấu = thành chữ vỗ, lại trong hoàn cảnh chị ấy đang tắm, ở ngoài đang có 1 chàng quân tử đòi vào tắm cùng. Câu đó chính là tả thực một cô gái đang tắm, lại chính cô ta đọc cho chàng kia nên có cái gì đó trêu ngươi, mời gọi. Các câu kiểu "Rừng sâu mưa lâm thâm" " Người hiền tính nhân từ" chưa nói đến chưa chỉnh về từ, về thanh cũng thua xa lắc về ý, đọc lên thấy gượng gạo, nhạt nhẽo.
     
  6. Vậy cái câu của bạn Hanhdb thì bạn DHN thấy sao?
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tự phân tích và tự trả lời bạn nhé! :p

    Lưu ý: câu của bà Điểm 1 bên là Hán, một bên là Nôm và là 1 nghĩa, đó là cái đầu tiên mà câu đối lại cần có. Các yếu tố khác kèm theo: tượng hình, tượng thanh, ý... phải tài tình bằng hoặc là hơn, (nếu chỉ chém gió bên bình trà). Trong trường hợp cụ thể của câu chuyện chắc chắn là phải hơn thì mới được tắm cùng, khó hơn lên giời. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/6/16
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Trạng Ngọt bị người đẹp thử thách trong đêm tân hôn

    Hứa Tam Tỉnh (1481-?) người làng Như Nguyệt (tên nôm là Ngọt), huyện Yên Phong xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) xuất thân gia cảnh nghèo khó nên không có điều kiện được học tập đến nơi đến chốn nhưng từ thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh, nhanh nhẹn.
    Vì ham học mà hàng ngày, Hứa Tam Tỉnh mỗi khi ngơi việc chăn trâu, cắt cỏ lại đến bên trường làng nghe lỏm thầy đồ dạy chữ, sau lại mượn bạn bè sách vở để tự học, tối đến lúc thì đốt lá khô, khi thì bắt đom đóm làm đèn để đọc sách, luyện viết chữ.
    Đến tuổi thanh niên, Hứa Tam Tỉnh trở thành một thanh niên vạm vỡ, khỏe mạnh và có tiếng là văn hay, chữ đẹp, ứng đối như thần thế nhưng không mấy để ý đến chuyện thi cử khoa danh mà chỉ chú tâm với công việc ruộng đồng.
    Một lần đi trên đường, Hứa Tam Tỉnh gặp đám rước quan Trấn thủ xứ Kinh Bắc trẩy qua, phía sau kiệu quan là võng của tiểu thư con quan.
    Có cơn gió thổi nhẹ làm bay dải vải hồng trên võng, Hứa Tam Tỉnh thoáng nhìn thấy tiểu thư nhan sắc diễm lệ đâm ra mê mẩn mới nằn nì với một người phu cáng xin cho mình khiêng thay để được ngắm người đẹp cho thỏa thích.
    Khi về nhà, Hứa Tam Tỉnh cứ thần người vì tơ tưởng đến bóng hồng con quan, rồi nằng nặc đòi mẹ phải đến hỏi tiểu thư về làm vợ mình. Người mẹ sợ quá không dám đi, nhưng sau vì thương con liền đánh liều đến dinh quan.
    [​IMG]

    Thấy chuyện lạ đời, quan Trấn thủ cười lớn nhưng rồi ông ngẫm nghĩ, biết đâu anh chàng nông phu kia nếu không phải là kẻ cuồng vọng thì tất là người khác thường, ông liền nói với bà cụ:
    - Nếu con trai bà muốn vậy thì gọi nó đến đây, ta xem học hành ra sao, nếu quả là người tài năng thì sẽ gả tiểu thư cho!.
    Bà mẹ già vội vã trở về bảo con đến hầu chuyện quan ngay. Lúc giáp mặt, quan Trấn thủ rất thất vọng khi thấy Hứa Tam Tỉnh tuy khỏe mạnh nhưng da đen, người lùn, mặt mũi xấu xí, duy chỉ có con mắt là tinh anh sáng tỏ.
    Tuy nhiên hỏi đến sách vở, kiến thức thì Hứa Tam Tỉnh đối đáp rất trôi chảy vì thế ông lấy làm mừng mới bảo chàng thanh niên ở lại trong dinh để ăn học thêm và giao hẹn nếu thi đỗ cao thì nhất định sẽ gả con gái của mình cho.
    Từ đó, Hứa Tam Tỉnh dốc sức học hành, chỉ hơn 1 năm sau tham dự kỳ thi Hương đỗ đầu, tiếp đó vượt qua kỳ thi Hội. Quan Trấn thủ y lời hẹn cũ cho tổ chức đám cưới, làm lễ thanh thân cho đôi trẻ.
    Tưởng rằng mọi chuyện như thế là êm xuôi, tốt đẹp, nào ngờ vượt qua được “cửa ải” người cha thì Hứa Tam Tỉnh lại phải đối mặt với thử thách của tân nương, sách “Đăng Khoa lục sưu giảng” có chép về chuyện này:
    “Tới khi làm lễ hợp cẩn, thì tiểu thư vì đã biết Hứa Tam Tỉnh là anh chàng khiêng cáng ngày trước, lại thêm người đen lùn xấu xí nên chưa ưng lắm, sai người hầu cầm tờ thiếp ra bảo rằng:
    - Cô tôi có một vế câu đối nếu quan tân khoa đối được thì hãy xin làm lễ!.
    - Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn, tam tam tứ tứ.
    (Nghĩa là: Nhà thủng bóng trăng dọi xuống, hình như trứng gà, lốm đa lốm đốm).
    Hứa Tam Tỉnh nghĩ mãi không sao đối được, vừa bực mình vừa thẹn công dùi mài đèn sách bấy lâu, liền bỏ ra bờ sông định tự tử cho khỏi nhục. Khi tới sông, tình cờ trông thấy bóng trăng soi trên mặt nước như muôn ngàn lớp sóng bạc dập dềnh, bỗng nảy tứ thơ, quay ngay về phòng đối rằng:
    - Giang trường phong lộng, thế tự long lân, điệp điệp trùng trùng.
    (Nghĩa là: Sông dài gió lộng, thế như vảy rồng điệp điệp trùng trùng).
    Tiểu thư xem xong chịu cho là hay, cho mời Hứa vào làm lễ hợp cẩn.
    Hôm sau, tiểu thư lại đem câu đối ấy trình cha, quan trấn thủ bảo cứ khẩu khí này thì anh ta còn có thể đỗ Trạng nguyên. Về sau, Hứa đỗ đầu thật nhưng chỉ vì xấu xí mà phải đành xuống hàng thứ hai (Bảng nhãn) và đứng sau trạng Me”.
    Nguồn: danviet.vn

    ****************

    Phân tích:

    - Câu đối tiểu thư ra có ý chê là nhà Hứa Tam Tỉnh nghèo: mái thủng, đêm ánh trăng lốm đốm dưới nền nhà.
    - Câu đối lại Hứa Tam Tỉnh nói lên chí khí của mình bằng những hình ảnh rất đẹp và hoành tráng.
    Nếu không đối được là nhục và ông đã định tự tử.

    May mà cái tục này bỏ rồi, không thì nhiều đàn ông ôm hận vào đêm tân hôn. :p
     
    teacher.anh thích bài này.
  9. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Có thay đổi đôi chút: Hình ảnh tượng trưng cho hara, các bạn thay bằng các tòa nhà cao tầng nhé, nó sẽ gợi từ hơn!
     
  10. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    em nhớ không nhầm đây chính là một hướng bình phẩm thơ của tung của :D
     
  11. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Con đường chung thì nên đi chứ : D
     
    hut_mit thích bài này.
  12. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Thêm một câu nữa:
    Sáng giấc đã mơ mộng!
     
Moderators: amylee
: lathanhvien

Chia sẻ trang này