Dân gian Lịch sử Quốc sử ngâm - Nguyễn Tống San <1000QSV1TVB #0524>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 7/9/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0524.Quốc sử ngâm.PNG

    Tên sách : QUỐC SỬ NGÂM
    Tác giả : NGUYỄN-TỐNG-SAN
    Nhà xuất bản : THỤY-KÝ
    Năm xuất bản : 1937
    ------------------------
    Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : yeuhoatigone
    Kiểm tra chính tả : Trần Lê Nam, Trần Ngô Thế Nhân
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 02/09/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả NGUYỄN-TỐNG-SAN và nhà in THỤY-KÝ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.


    Ghi chú : Nhóm làm ebook thay thế 3 trang thiếu của sách gốc (trang 24-25-26) bằng ký hiệu (…) và sẽ bổ sung sau khi tìm được phiên bản. Mong bạn đọc thông cảm.


    MỤC LỤC

    BÀI ĐẦU
    1) Nước Việt-Nam (Tổ Tích người Nam)

    I. THƯỢNG-CỔ THỜI-ĐẠI
    2) Họ Hồng-Bàng
    3) Nước Văn-Lang : Cai trị, Phong-tục
    4) An-dương-Vương (Loa-Thành)
    5) Nhà Triệu (207 – III av.J.CH.)

    II BẮC THUỘC THỜI ĐẠI
    6) Bắc thuộc lần thứ nhất (111 av.J.CH. à 939 ap. J.CH. cộng 1050)
    7) Trưng-Vương (40-43)
    8) Bà Triệu-Ẩu (48)
    9) Tiền Lý Nam Đế (544-602)
    10) Cao-Biền (862-875)
    11) Họ Khúc dấy nghiệp (906-923)

    III. TỰ CHỦ THỜI ĐẠI
    12) Nhà Ngô (936-965) và Thập Nhị Sứ quân (965-967)
    13) Nhà ĐINH : Ông Đinh-Bộ-Lĩnh
    14) Nhà Tiền Lê (980-1008) : Lê-Đại-Hành (980-1005)
    15) Nhà Lý (1010-1225)
    16) Sự chiến tranh về đời nhà Lý
    17) Nhà Trần (1225-1400)

    * USURPATION DES HỒ

    18) Cuối đời nhà Trần
    19) Nhà Hồ (1400-1407)
    20) Nội thuộc nhà Minh (1407-1427)
    21) Lê-Lợi khởi nghĩa đánh quân Tàu (1418-1427)

    IV. NAM BẮC PHÂN TRANH THỜI ĐẠI
    24) Nhà Mạc (1527-1592)
    25) Nhà Lê trung Hưng (1532-1788)
    26) Họ Trịnh làm chúa ở xứ Bắc
    27) Họ Nguyễn làm Chúa ở xứ Nam
    28) Quân thế của Trịnh, Nguyễn
    29) Chiến tranh về đời Nguyễn Phúc Nguyên (1627-1634)
    30) Chiến tranh về đời Công Thượng Vương và Hiền-Vương (1640 đến 1672)
    31) Công việc Chúa Trịnh ở xứ Bắc
    32) Công việc Chúa Nguyễn ở xứ Nam
    33) Người Thái Tây sang Đông-Pháp
    34) Nhà Nguyễn Tây Sơn
    35) Nhà Nguyễn Tây Sơn (Bài nối)

    V THỐNG NHẤT THỜI ĐẠI
    36) Nguyễn-Ánh khởi binh đánh Tây-Sơn
    37) Nhà nguyễn : Vua Gia-Long (1802-1820)
    38) Việc ngoại giao về đời Gia-Long
    39) Vua Minh-Mệnh (1820-1841)
    40) Vua Thiệu-Trị (1841-1847)
    41) Vua Tự-Đức (1847-1888)

    VI. NGƯỜI PHÁP SANG BÊN TA
    42) Quân Pháp lấy ba tỉnh đông Nam-Kỳ (Hòa ước 1862)
    43) Quân Pháp lấy nốt ba tỉnh phía tây đất Nam-Kỳ (Hòa ước năm 1867)
    44) Quân Pháp đánh ba tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất
    45) Quân Pháp đánh Bắc-Kỳ lần thứ hai
    46) Quân Pháp vào Huế
    47) Vua Đồng-Khánh – Ông Paul-Bert
    48) Tự Vua Đồng-Khánh đến Đức Bảo-Đại
    49) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Cai-trị, trị-an, mở mang kinh tế)
    50) Công cuộc người Pháp ở nước Nam (Việc y tế và việc học hành)

    QUỐC SỬ NGÂM TỔNG LƯỢC
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

    nhanjkl, TranBao053, laughic and 12 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Sử-Ký nước Nam viết bằng chữ Pháp xuất bản đã nhiều, viết bằng quốc-ngữ cũng có vài ba quyển, viết lối song-thất lục bát này mới có quyển QUỐC SỬ NGÂM của ông NGUYỄN TỐNG SAN soạn ra là một.

    Xưa đã có bộ QUỐC SỬ CA viết lối lục bát, bằng nôm mà nay cũng có nhà in đem dịch ra Quốc-ngữ và ấn hành, tiếc rằng quyển ấy không tiện đem làm sách giáo khoa vì những lẽ sau này :

    - Chuyện không chia ra từng chương từng bài, mà chép đến đời Lê, Trịnh là hết.

    - Các chuyện hoang đường về đời thượng cổ thì chép dài, mà các việc lớn lao trong nước có quan hệ đến quốc kế dân sinh thì chỉ nói qua loa.

    - Văn chương dùng nhiều chữ Hán nhiều điển-tích rất khó dẫu có giảng cho trẻ, chúng cũng khó nhớ.

    Nay ông NGUYỄN TỐNG SAN theo chương trình quyển SỬ-KÝ GIÁO-KHOA-THƯ của Nha HỌC-CHÍNH, soạn ra quyển QUỐC SỬ NGÂM này, gồm 50 bài, sách viết công trình mà có mấy điều đặc sắc như sau này :

    - Sách chia ra chương theo từng thời đại rất phân minh, bài ngăn ngắn vừa cho trẻ học.

    - Bài tuy ngắn mà tóm đủ các công việc lớn lao, xếp đặt các công việc rất dễ nhớ.

    - Văn đã giản dị lại minh bạch trẻ đọc đến cũng đã hiểu ngay được.

    - Sách có địa-đồ trẻ mở ra xem rất vui mắt.

    Vậy quyển QUỐC SỬ NGÂM này có thể dùng kèm với quyển SỬ-KÝ GIÁO-KHOA-THƯ của Nhà Nước tưởng giúp ích cho sự dậy sử, học sử một phần không nhỏ.

    Tôi vui lòng giới thiệu quyển Quốc Sử Ngâm này cùng các công giáo, học trò, các độc-giả, và có lời khen Quan Giáo Thụ Ninh-Giang NGUYỄN-TỐNG-SAN thực đã lưu tâm đến việc dậy sử, học sử của trẻ nước Nam ta lắm.

    Viết tại Baiduong ngày mồng ba
    tháng bảy năm Bảo-Đại thứ mười ba.
    NGUYỄN-HOÀI-ĐĨNH
    Đốc Học tỉnh Haiduong

    ------------


    MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    Sách Quốc Sử xuất bản đã nhiều. Bộ thì sưu tập kỹ càng để người nhớn tiện khảo cứu. Cuốn thì rút lại rõ ràng để trẻ con học dễ nhớ.

    Nhiều người viết sử là một việc đáng mừng, ít người đọc sử là việc đáng lo.

    Này người dân không đọc sử thì khác nào như con không đọc quyển gia-phả. Không học sử, không đọc quyển gia-phả, tất công đức của tổ tiên không biết rõ, mà cuộc tiến hóa cận lai này (nhờ có Nước Đại-Pháp Bảo-Hộ) tất cùng không biết đến.

    Người nước ta nói cho đúng thì đại đa số là không đọc sử.

    Ở các trường Sơ Đẳng, từ khi Nhà Nước bỏ vấn đáp về các kỳ thi Sơ-Học Yếu-Lược, môn sử học đã là một món gác ngoài mâm (nếu ví được môn học ấy là một thức ăn) thì nay nó chỉ là món chuối hột. Đói, trông thấy nó, sợ ăn vào cồn ruột, no rồi, thì ai nhìn đến chuối hột nữa.

    Ấy đấy sự dậy sử, học sử hai việc đền chán bằng nhau tựa hồ như vậy.

    Tại sao thế ? Vì :

    1) Dậy là không biết nói cho hoạt bát minh bạch gợi đến lý-tưởng, nghị luận của trẻ, không bắt chúng ngẫm nghĩ cùng phán đoán, sau nữa không làm cho « phục hoạt, cho tái sinh » các việc đã qua thì trách sao trẻ không chán.

    2) Sử viết bằng văn xuôi, không vần không điệu, trẻ học khó thuộc, nên chúng lười học sử.

    May sao Nhà Nước lại đặt bài hỏi về Nam Sử ở kỳ thi Sơ-Học-Yếu-Lược (Nghị định 3408E ngày 29-6-37).

    Vậy nay chúng tôi theo chương trình quyển Sử-Ký Giáo-Khoa-Thư của Nha Học-Chính soạn ra quyển Quốc Sử Ngâm này, cốt bài học, bài đọc có vần cho trẻ vui tai dễ nhớ. Vậy quyển Quốc Sử Ngâm này có thể dùng với quyển Sử-Ký Giáo-Khoa-Thư, mong rằng nó sẽ giúp ích cho việc dậy sử học sử đôi chút.

    Viết tại Ninh-Giang ngày hai mươi bẩy tháng sáu năm Bảo-Đại thứ mười ba.

    NGUYỄN-TỐNG-SAN

    ---------


    Phải học sử

    « Sử nhà học lấy làm lòng,
    Tổ Tiên phải biết non sông phải tường.
    Sử Nam chớ có coi thường,
    Nếu không học đến khôn đường hiếu trung.
    Biết đâu nước Pháp có công,
    Mở đường tiến hóa dân mong còn nhiều ».


    NG.T.S
     
    nhanjkl and Heoconmtv like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này