Thảo luận Recommend or not - Sách nên đọc và sách không nên đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thomas, 28/7/14.

Moderators: amylee
  1. TWINNA

    TWINNA Lớp 1

    Cách nhận định từ một người có ngôn ngữ chính không phải là tiếng Việt như bạn làm mình cảm thấy rất thú vị, và mình cũng trả lời bạn luôn là cả hai cách dịch của bạn đều ĐÚNG trên phương diện nghĩa trong tiếng Việt, tuy nhiên câu đầu tiên nên hiểu là "I love you more than the Death does". Và bạn sẽ không thể biết ý nghĩa của tựa đề là gì nếu không đọc cuốn sách, vì ý của tác giả có lẽ chỉ có một trong hai cái trên mà thôi. Mình cũng nghi ngờ rằng việc sinh ra đa ý trong tựa đề là do quá trình dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, tựa gốc tiếng Trung có lẽ sẽ không gây lầm lẫn cho bạn và những người khác.
     
    Derby thích bài này.
  2. anp

    anp Mầm non

    Tôi đồng ý và thích cách trả lời của bạn về vấn đề cổ tích này. Mấy hôm trước, tôi có xem video trên youtube về bài diễn thuyết vô địch Toastmaster 2013 và thông điệp của nó rất đơn giản nhưng rất sâu sắc: Bạn không thể nào không cần giúp đỡ trong đời, và khi lúc đó đến, hãy dẹp cái tôi qua một bên và nhận giúp đỡ.

    Cái tư duy theo kiểu tôi tự tồn tại được mà không cần ai giúp gì trên đời này chính là một khiếm khuyết cần phải sữa chữa càng sớm càng tốt, nhưng có lẽ hay nhất là để nó tồn tại cho đã đời rồi sửa, vậy mới thấm.

    Người ta hay nhìn sự vật quá cực đoan, ví dụ nếu thấy có sự giúp đỡ thì phán ngay kẻ nào đó đã thụ động. Anh Khoai trong truyện cổ tích chẳng phải đã làm lụng cực khổ để được cưới cô chủ đó sao? Có giống một kẻ chỉ biết nhờ vào ông bụt thôi không? Nếu anh ấy không xứng đáng thì bụt có giúp không? Sao bụt không giúp phú ông? Anh ta chỉ nhờ Bụt cho hai câu thần chú, còn cái đống tre là do chính mình kiếm lấy. Không nhìn thấy công sức của anh Khoai mà chỉ vì anh ấy đã được giúp đỡ trong lúc bế tắc mà vội quy cho là kẻ thụ động, một kiểu của ngửa mặt chờ sung rụng. Nhận định vấn đề như vậy liệu có xác đáng? Mà thêm nữa là, liệu nếu không có ông Bụt thì thử hỏi những người cho rằng anh Khoai thụ động xem họ giải quyết vấn đề thế nào? Họ nghĩ họ biết hết mọi giải pháp ở trên đời này sao? Dám cá là "những kẻ chủ động" cũng có những lúc bó tay trước một việc nào đó trong cuộc sống.

    Có một chi tiết rất quan trọng trong các câu chuyện cổ tích là: khóc vì "rầu quá", chứ không phải coi đó như một kế để dụ tiên hiện ra, họ khóc không trông đợi chứ không phải khóc có chủ đích để ông bụt bà tiên nào tới. Đó là biểu lộ cảm xúc chứ không phải "rung chuông" cầu khẩn. Thông điệp ở hiền gặp lành là một thông điệp rất nhân văn, đã bị người thời nay, dựa vào cái cuộc sống tiêu cực của họ, che lấp. Bởi vì, ngay cả thời bây giờ, những chuyện như anh Khoai, cô Tấm, cô bé Lọ Lem,... vẫn đang xảy ra, chỉ là ở một hình thức thực tế hơn mà thôi. Bill Gates có nói "càng chăm chỉ bạn càng may mắn". Đó là một tỷ phú ở thế kỷ 21, có cả một đời dấn thân và đầy kinh nghiệm nói. Vậy cái mày mắn này dù do bạn mà ra, nhưng bạn có chủ động kiểm soát được nó không? Chắc chắn là không, vì nếu được thì nó đã không gọi là may mắn.

    Thủ hỏi: Truyện nào, ở cả Đông lẫn Tây, Bụt hay Tiên hiện ra giúp đỡ người lười biếng, người ác? Và giúp họ làm việc xấu?

    Nhiều người phê bình Lọ Lem chỉ nhờ vào bà tiên mà không thấy cái khát khao dẫn lối cho cổ. Có một bài phân tích tác phẩm này trên mạng, do một giáo viên nước ngoài dạy học trò của mình rất hay, nó cho thấy Lọ Lem cũng đã đấu tranh đấy chứ.

    Một điểm tích cực trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt là chi tiết anh Khoai khóc và được ông Bụt hiện ra cứu. Nhân sinh quan của người Việt ngày xưa khá là bình đẳng và phóng khoáng, không có quy tắc gò bó như ngày nay, nên nam nhi khóc cũng được việc nốt. Không ai chê anh Khoai là nam nhi mà khóc, chẳng những thế còn nghiễm nhiên cho anh được đứng về phe vinh quang nữa. Ai khóc cũng được Bụt hiện ra, bất luận giới tính, ha ha ha ha... . Người xưa dạy trẻ em theo kiểu này sẽ làm nó thoải mái và phát triển nhân cách hoàn thiện hơn.

    Một vấn đề nữa là truyện cổ tích là do dân truyền miệng nhau mà thành, giống như ca dao thôi. Ngày xưa không có kiểm duyệt "thấy ớn" như ngày nay nên văn học xưa đủ mọi đề tài và đa chiều lắm, đọc ca dao thì biết. Giai cấp thống trị ngày xưa có dòng văn học nho dành cho giới học trò và hàn lâm, còn dân gian vẫn cò dòng văn học của riêng họ và các câu truyện cổ tích là phản ánh dòng văn học bình dân này. Với lại, ngày xưa, càng xưa thì vua quan và dân chúng càng ít khoảng cách, đâu có như ngày nay. Ngoài ra, nếu muốn ru ngủ nhân dân thì đã không cho họ niềm tin vào cái thiện vì không có gì mạnh mẽ bằng niềm tin vào cái thiện. Kẻ cho rằng niềm tin vào cái thiện sẽ ru ngủ con người, theo tôi là một người thiếu kinh nghiệm, cũng như nhận thức còn nông cạn. Điểm lại những cuộc cách mạng, nổi dậy trong lịch sử mà xem, cái nào huy động được nhân dân và thành công mà không bằng niềm tin vào cái thiện, cái chính đáng, cái công bằng? Nếu muốn hãm hại tương lai thì cứ lấy mất niềm tin này để người ta đâm chém, lừa lọc và hãm hại nhau, như thế hiệu quả hơn.
     
  3. CreativeIdiot

    CreativeIdiot Moderator Thành viên BQT

    Đã click Like nhưng vẫn muốn comment thêm, mình rất thích bài bình luận sâu sắc của @anp . Cảm ơn bạn.
     
    anp thích bài này.
  4. anp

    anp Mầm non

    Cảm ơn bạn @CreativeIdiot đã khích lệ tôi. Nhân đến với chủ đề này, tôi cũng muốn đề cử một quyển, cụ thể là một quyển nào đó của Krishnamurti. Tôi nghĩ sách của Jiddu Krishnamurti rất đáng để đọc. Tôi có mua 2 quyển sách giấy, đã đọc 1 và đang đọc 1. Đối Diện Cuộc Đời (Nguyễn Tường Bách dịch, NXB Phụ Nữ), và Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng (Nguyễn Minh Lý dịch, NXB Văn Hóa Thông Tin). Sách của Krishnamurti không đọc nhanh được, nên cần thời gian, tuy nhiên tôi nghĩ nó đáng giá. Krisnamurti không dạy đời, không chỉ trích, chủ yếu là đặt vấn đề và đi sâu vào phân tích nó. Ổng "hiền khô" hà và không nói gì đao to búa lớn, hàn lâm cao siêu nên ai đọc cũng hiểu, có điều hiểu từ ngữ thôi, còn có hiểu ý hay không thì còn tùy ở họ.

    Xin trích một đoạn trong quyển Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng:

    "Sợ hãi là gì? Nỗi sợ hãi chỉ hiện hữu trong tương quan với một cái gì đó, chứ không trong trạng thái cô lập. Làm sao tôi có thể sợ hãi cái chết, làm sao tôi có thể sợ hãi một cái gì đó mà tôi không biết? Tôi chỉ có thể sợ hãi cái mà tôi biết. Khi tôi nói tôi sợ chết thì liệu có phải tôi thực sự sợ cái không-thể-biết-được (1), tức cái chết, hay phải chăng tôi sợ mất đi cái mà tôi đã từng biết?"
    (1): The unknown: cái không-biết-được, cái bất khả tri


    Hết trích.
     
    kaoaye thích bài này.
  5. banycol

    banycol Lớp 6

    Ôi dào, hơi đâu mà bạn lo cái chuyện đó. Chưa chắc là các mod/smod biết tiêu chuẩn đúng của Tiếng Việt là cái gì.

    Vốn dĩ có 2 loại văn: văn nói và văn viết. Riêng từ khi có internet thì 2 loại văn này có sự giao thoa với nhau, đẻ ra thứ văn nói-lai-viết (hay viết-lai-nói gì cũng vậy). Phần lớn người tham gia diễn đàn này đang sử dụng thứ văn lai này, vì vậy, dù là viết ra thành văn bản nhưng văn phong và những từ ngữ văn nói vẫn thường được sử dụng.
    Từ "cóc" không có nghĩa tục tĩu, không có nghĩa mất vệ sinh hay xúc phạm cá nhân nào (ngoài cậu ông trời), là một từ nói ra ai cũng hiểu, hơn nữa lại hợp với ngữ cảnh của comment, thế mà là từ "không hay"?! Nếu có thể thay đổi, mình nghĩ, từ thay thế thích hợp trong hoàn cảnh này sẽ là những từ còn "không hay" hơn, ví dụ như những từ bắt đầu bằng chữ đ.
     
    hanhdb and laithanhtuan like this.
  6. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Rất vui khi thấy có người trích dẫn lời nói của mình mà viết dài, tâm huyết như vậy, @anp .

    Ý nghĩ hạn chế truyện cổ tích Việt thật ra lại là cách mà chúng ta đang áp dụng để hành xử, chỉ cần có 1 chút khuyết điểm là cấm bất kể đến những ưu điểm của nó. Như thằng em hay lôi ra kể, cái phim có chút bạo lực là cấm thì đời nào điện ảnh phát triển được?

    Thật ra, tui nghĩ truyện cũng như cuộc sống vậy, bản thân nó không quan trọng bằng cách chúng ta nhìn nhận, cảm thụ nó. Tôi mong là chúng ta có thể rút ra những bài học tích cực từ cuộc sống của mình dù đang ở trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt nhất và rút ra những bài học từ mọi người, những chuyện xung quanh dù đó có là những chuyện tồi tệ nhất... và rồi dạy lại cho con cháu chúng ta.

    Tức là đừng nói những truyện này, mà thậm chí những câu chuyện tồi tệ, xấu xa nhất quả đất thì chúng ta cũng có thể rút ra được những bài học sâu sắc, ý nghĩa mà thấm thía để dạy cho chính mình và con cháu. Tiếc là, chúng ta không được dạy để nhìn đời theo hướng tích cực. Và tui thấy xung quanh, người ta lại dạy cho con cháu mình nhìn sự việc ở khía cạnh, góc độ tiêu cực nhất, bi quan nhất, nặng nề nhất và tồi tệ hơn vốn có.

    Khi tui đi học, bài học từ những truyện cổ tích thế này là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Tui chưa bao giờ nhìn nhận nó ở góc độ lười biếng hay thụ động cả. Nhưng đến đây lại có người truyền cho tui nhìn nhận truyện ở góc độ này.

    Nói về việc tác giả là giai cấp thống trị thì tui cũng nghĩ như bạn. Mấy truyện này thật ra chỉ là để dạy trẻ em, nó chẳng có mấy sức ảnh hưởng đối với người trưởng thành. Và đối với người trưởng thành, công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng là tôn giáo, hệ thống tư tưởng, quan niệm xã hội, chuẩn mực đạo đức.
     
    hanhdb and anp like this.
  7. Derby

    Derby Lớp 7

    banycol, rất cám ơn lời giải thích của bạn và cũng xin lỗi đã quá chậm trong việc 'cám ơn'. Mình đọc được hồi âm của bạn, hình như một vài bữa sau khi bạn viết nhưng có chuyện phải đi liền nên phải logout (mình type tiếng Việt còn dở lắm, mấy dấu té ngã nặng... cái gì đó... bỏ sai hoài nên lúc nào cũng cần rất nhiều thời gian để viết một cái tin ngắn). Cũng vì lý do này mà mấy lần vô gần đây, viết 1/2 cái messages xong là mỏi tay và chóng mặt vì phải nghĩ "cái dấu này nằm ở đâu? Nhấn nút nào để tạo ra nó? etc." Mà mình thì có rất nhiều điều để hỏi vì có quá nhiều điều muốn học và cũng có quá nhiều điều không hiểu (rõ). Mình cũng không nghĩ từ 'cóc' là đáng ngại vì từ nhỏ chưa nghe thấy bao giờ mà ở mấy trường mình học tiếng Việt có nhiều người chửi hay lắm (nghĩa là họ biết nhiều tiếng chửi của Việt Nam). Nếu đó là tiếng dùng để chửi thì thế nào mình cũng phải nghe thấy rồi :-). Từ đ. mà bạn nói có phải có cùng nghĩa với từ "mother f***er" của tiếng Anh không? Nếu đúng thì từ "cóc" đúng là dễ nghe hơn nhiều (tức là nó sounds đỡ horrified). Mình ngại bị phạt, nếu không thì cũng muốn nói: "Cóc thèm xài mấy tiếng bắt đầu bằng chữ đ..." :D
     
    hanhdb thích bài này.
  8. qweas_iopjkl

    qweas_iopjkl Mầm non

    Nên đọc:
    Tất cả các truyện ngắn, dài của Thái Trí Hằng - (mình đọc hết k bỏ 1 chữ nào, giờ không còn gì để đọc đây haiz).

    Không nên đọc:
    Những sách dùng quá nhiều 2 từ: nên và phải.



    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
    Last edited by a moderator: 30/6/16
    hanhdb thích bài này.
  9. Derby

    Derby Lớp 7

    TWINNA, cám ơn đã giải thích cho mình. Bạn nói đúng, phải đọc cuốn sách mới hiểu rõ tựa đề được. Nhưng cái tựa đề, tự nó, đã làm mình muốn chạy xa rồi. Bạn nghĩ thử coi, Death loves con người cho nên mới muốn bắt người đi với ông. Còn con người mình, có ai loves Death đâu? Nhìn thấy ông từ xa là lo chạy rồi. Nếu có một người 'yêu' mình hơn Death,(muốn mình chết còn nhiều hơn Death muốn); hoặc 'yêu' mình hơn con người yêu Death (thấy bóng là lo tránh xa) thì trời ơi....... không dám nghĩ tiếp rồi!!! :D
     
  10. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Thích topic này quá ạ.

    Ban đầu mình nghĩ chỉ nên nêu tên những cuốn sách nên đọc thôi, vì những cuốn không nên đọc sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều, ^^. Nhưng càng theo dõi càng thấy thú vị quá, nên đọc với người này lại là không nên đọc với người khác, ^^.

    Dạo gần đây mọi người có cập nhật gì mới không ạ? Có cái nhìn khác với những cuốn nên/không nên đọc từng ghi ra không ạ? Có nhớ ra thêm cuốn sách nào nên đọc/không nên đọc không ạ?
     
  11. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Tự nhiên nhớ vụ này :D. Đợt rồi em đặt sách bên tiki thì có tặng quyển gì đó của Hamlet Trương (thấy tức cười rồi), lò dò vào xem thử các bình luận, và quyết định không nhận quyển đó =)) . Dù trình độ em không cao gì, nhưng thứ văn ngôn tình nửa mùa này thiệt tình là nuốt hổng nổi.
    Ngoài lề một chút, Hamlet Trương viết bài hát "Trên tường nhà dưỡng lão" thì lại rất hay, tiếc là cách hát luyến láy quá nhiều làm cảm xúc cứ bị hụt, nghe hơi thiếu "chân thành" mà với những đề tài này thì "chân thành" lại là yếu tố quyết định :) .

    Quên, đã ai đọc "Tình cát" của Nguyễn Quang Lập chưa nhỉ. Bác này có tuổi rồi mà vẫn viết rất chắc tay.
     
    Last edited by a moderator: 30/6/16
  12. Cub

    Cub Lớp 3

    Mình không phải là người giỏi văn chương, càng không dám nhận mình là người biết cảm thụ văn học. Dù sao thì tham gia tve-4u đã lâu mà chưa đóng góp được gì nhiều, hôm nay xin mạn phép giới thiệu với các bạn danh sách các tác phẩm mình thấy hay và không hay lắm.

    Tác phẩm hay:

    Văn học Việt Nam:

    - Sách của các tác giả kinh điển như Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Bằng v.v... Mình đặc biệt thích truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao.
    - Tác giả Nguyễn Đông Thức có hai cuốn rất hay mà mình đã đọc là "Vĩnh biệt mùa hè" và "Con gái vốn phức tạp".
    - Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi
    - Có một mùa hè - Đặng Ái
    - Truyện ngắn của tác giả trẻ Vũ Đình Giang. Truyện của anh này chắc ít người biết và thích vì phong cách hơi điên điên, quái dị nhưng mình đọc thấy hợp, đồng cảm với nhân vật.

    Văn học Trung Quốc:
    - Sách của tác giả Mạc Ngôn, ví dụ như "Bạch Miên Hoa", "Cây tỏi nổi giận" v.v...
    - Thê thiếp thành quần - Tô Đồng
    - AQ chính truyện - Lỗ Tấn
    - Truyện đam mỹ duy nhất mình từng đọc và sẽ đọc, chắc ít người biết: "Buổi tàn thu" do Trường Vĩnh Hoa dịch. Bản dịch tuy hơi lủng củng, không được trau chuốt nhưng nội dung rất nhẹ nhàng, đáng yêu.
    - Liêu trai chí dị
    - Một số truyện do Trang Hạ dịch như "Mẹ điên", "Đôi vợ chồng sống trong kho chứa đồ" v.v...

    Văn học Nhật Bản:
    - Sách của Kazumi Yumoto: "Khu vườn mùa hạ" và "Mùa thu của cây dương".
    - Botchan - tác giả Natsume Soseki, phải là bản dịch của Bùi Thị Loan nhé
    - Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ - Shusaku Endo
    - Bản năng - Mitsuyo Kakuta
    - Giáo sư và công thức toán - Yoko Ogawa
    - Kitchen - Banana Yoshimoto, những chuyện khác của bà này mình đọc thấy không hợp lắm.
    - Lấp lánh - Ekuni Kaori. Cuốn này thực ra không phải là xuất sắc, kết thúc khá cụt lủn, nhưng tình trạng của mình gần giống nhân vật nữ nên mỗi lần đọc cảm thấy rất dễ chịu.
    - Truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke

    Văn học các quốc gia khác:
    - Anh chàng Hobbit - Tolkien
    - Các tác phẩm của Oscar Wilde như "Bức chân dung của Dorian Gray" và các tập truyện ngắn của ông.
    - Cây phong non trùm khăn đỏ - Chingiz Aitmatov
    - Lại thằng nhóc Emil - Astrid Lindgren
    - Mùi hương - Patrick Süskind
    - Những cánh thư hè - Alphonse Daudet
    - Trại súc vật - George Orwell
    - Truyện ngắn của Guy de Maupassant
    - Eugenie Grandet - Balzac
    - Ba chàng ngốc - Chetan Bhagat
    - Cô gà mái xổng chuồng - Hwang Sun Mi

    Kinh dị, trinh thám:
    - Another - Yukito Ayatsuji
    - Coraline - Neil Gaiman
    - Hà thần - Thiên hạ bá xướng (trong các truyện của tác giả này, mình thấy chỉ có "Hà thần" là khá nhất)
    - Kẻ nhắc tuồng - Donato Carrisi
    - Thần chết trong rừng - Brigitte Aubert
    - Một số truyện của Tess Gerritsen như "Mùa gặt" hay "Khu vườn xương"
    - Vùng nước hắc ám - Suzuki Koji

    Còn nhiều sách nữa mà lúc này mình không nhớ ra.

    Tác phẩm không khuyến khích đọc:
    - Ngôn tình Trung Quốc. Mình đồng ý với nhiều bạn ở đây rằng ngôn tình TQ đa phần rất nhảm nhí, đọc phí thời gian. Mình chiến đấu được hết hai quyển "Anh trai em gái" và "Kiếp trước em đã chôn cất cho anh" của Tào Đình, chủ yếu để biết ngôn tình là như thế nào. Đọc xong thấy, quả thực nội dung ảo lòi. Tính giải trí thì kể ra cũng có nhưng không thực sự đáng đọc.
    - Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào - Takuji Ichikawa. Cách viết của ông này rất lan man, dài dòng. Cuốn "Em sẽ đến cùng cơn mưa" còn tạm được vì nội dung khá, chứ cuốn thứ hai này thì chỉ nên đọc nếu bạn muốn dễ ngủ hơn.

    - Một số tác phẩm kinh dị Trung Quốc, đọc được chừng một phần tư đến non nửa thì mình phải bỏ dở vì truyện ngớ ngẩn quá, đọc không nổi. Ví dụ như "Mỗi đêm một câu chuyện kinh dị", "Cưới ma" v.v...
     
    Last edited by a moderator: 30/6/16
  13. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    - Riêng sách của Takuji mà bác cho vào "not" thì hơi oan, vì em đọc nó mà chẳng muốn ngủ tí nào. Qua các quyển văn Nhật mà em từng đọc qua (không kể kinh dị/ trinh thám nhé) thì em thấy giọng văn của Takuji rất "Nhật", đằm thắm và chân thành.
    - Nhắc Suzuki Koji mà bỏ qua "Ring" thì thiệt là...
    - Riêng "Cưới ma" em nghĩ nó đáng giá đến 3/4 cơ chứ không chỉ 1 nửa đâu :D
     
  14. thomas

    thomas Lớp 8

    Lời của bài hát "Trên tường nhà dưỡng lão" không phải do Hamlet Trương viết đâu. Đó vốn là một bài thơ lấy từ cuốn "Mẹ điên", một tuyển tập văn thơ từ trên mạng của Trung Quốc do Trang Hạ dịch. Mình không nhớ tên tác giả, hình như là khuyết danh.

    Đồng ý với bạn quyển "Cưới ma", mình bị thu hút do khoảng PR về bức hình bí ẩn, đọc sự tích có vẻ vô cùng rùng rợn, còn bị ám ảnh, phải tìm đọc cho được. Cuối cùng thì truyện chán không thể tả, nhiều tình tiết khiên cưỡng, kết thúc vô cùng "ba chấm".
     
  15. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Nghi lắm mà, cái tác giả chuyên dòng văn "màu mè" thế mà viết được bài này cũng ngạc nhiên :D
     
  16. betoky

    betoky Mầm non

    krishnamurti
     
    Nam Duy thích bài này.
  17. nhatlinh

    nhatlinh Mầm non

    *recommend:
    - văn học Việt Nam mình từng đọc rất hay hồi nhỏ bh còn ấn tượng sâu sắc như:
    Dế mèn phiêu lưu ký
    Một thiên nằm mộng - Nguyễn Ngọc Thuần
    Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Nguyễn Ngọc Thuần
    Các tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng
    ...vv.. đọc hồi nhỏ lâu quá rùi k còn nhớ rõ nữa^^ nhg nhiều truyện viết cho thiếu nhi, thiếu niên VN rất hay và ý nghĩa, mình thích và nhớ nhất các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần (nhớ 1 thời trẻ con ngây thơ vắt mũi chưa sạch quá^^)
    - văn học nước ngoài (k chia thể loại, hỗn độn xíu) cực hay cực ấn tượng:
    Harry Porter (gắn liền tuổi thơ :))
    Không gia đình (tuổi thơ dữ dội :))
    Truyện cổ Andecxen, Grim
    Đôn Kihôtê
    Ba chàng lính ngự lâm - Alexandre Dumas
    Chuyện dài bất tận - Michael Ende (phiêu lưu cùng trí tưởng tượng)
    Hai vạn dặm dưới đáy biển
    Tiếng gọi nơi hoang dã
    Nhóc Nicholas những chuyện chưa kể - Goscinny & Sempé (hài=)))
    Biên niên sử Narnia (phiêu lưu, tưởng tượng tiếp nè)
    Lũ trẻ nhà Penderwick (rất hay và cảm động, 1 thời mới lớn :)
    Bắt trẻ đồng xanh
    Cánh buồm đỏ thắm - Alexander Grin
    Kiêu hãnh và định kiến
    Đồi gió hú (tình yêu mãnh liệt, dữ dội á hay hơn nhiều ngôn tình TQ bánh bèo rẻ tiền nhá)
    Cuốn theo chiều gió
    Bố già - Mario Puzo (truyện hay như phim, phim hay như truyện luôn)
    Rừng Nauy
    Suối nguồn (tuyệt vời và hãy đọc khi còn trẻ, tuyệt đối k nên đọc lúc về già^^)
    1984 - George Orwell
    Trại súc vật - George Orwell
    1Q84
    Biên niên ký chim vặn dây cót
    Bàn về tự do ( là kinh điển rùi, khỏi cần bàn, tuyệt đối nên đọc và hiểu dù chỉ 1 lần trong đời trc khi chết để nhận thức và tư duy tốt hơn, sống tốt hơn, và dĩ nhiên hãy đọc lúc trẻ, k nên để về già^^)
    Núi thần - Thomas Mann
    Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu - Richard David Precht
    Xa đám đông điên loạn - Thomas Hardy (này thì lãng mạn =)))
    Gatsby vĩ đại
    Thế giới của Sophie (đọc ebook, sách quá dầy và đắt)
    Xác thịt về đâu - Samuel Butler
    Lâu đài - Franz Kafka
    ...còn nữa mà đang đọc hoặc muốn đọc mà chưa có tiền mua, có 1 số quyển còn đang dịch và chưa đc xuất bản, mua bản quyền nữa, hix.

    *Not recommend:

    Ngôn tình TQ, VN bánh bèo, sến súa, rẻ tiền, vô nghĩa, nhàm chán (khi đọc nhiều hơn 2,3 lần sẽ sinh ghét, dị ứng lun), k sâu sắc, k thú vị, nói chung làm tư duy và nhận thức bị thụt lùi, k phát triển đc, làm tình cảm, tâm hồn bị chai mòn. (đó là trải nghiệm riêng của mình vs 1 số ngôn tình đã đọc =)))

    Chúc các bạn có chuyến hành trình đọc với những người bạn là những cuốn sách hay luôn luôn thú vị, mới mẻ, nhiều ý nghĩa!

    Chia sẻ với mọi người (vs những bạn chưa biết và muốn tìm đọc những tác phẩm hay để dễ tìm hơn) List 100 cuốn sách giá trị nhất mọi thời đại theo Modern Library với 2 danh sách của chuyên gia và người đọc bình chọn riêng nhé để thấy đc sự yêu thích, góc nhìn khác nhau giữa các nhà phê bình chuyên môn và những người đọc sách bình thường.

    modernlibrary.com/top-100/100-best-novels.

    @nhatlinh : Chú ý viết đúng chính tả, không viết tắt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nha bạn. (teacher.anh)
     
    Last edited by a moderator: 30/6/16
  18. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Với các bạn chưa rõ ngữ nghĩa tiếng Việt, từ Việt, văn Việt, nên đọc các topic này, để biết vì sao "được" nhắc nhở :D.

    1. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    2. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    3. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    4. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    5. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
  19. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Nàng ủng hộ hôn nhân và gia đình chăng???, nhưng nàng cũng thấy đó cuộc sống.. " ví dụ đây là phương Tây".. nói chung, khó có thể nói là vẹn toàn.

    Nếu người tôi yêu nói em không còn yêu anh nữa, tôi chấp nhận không van vỉ... vại đó.

    Tôi đọc chuyện này thấy tác giả đối thoại quá thông minh thôi, vượt quá tầm thẩm định văn học của mềnh hehe
     
  20. Mình cũng không biết có phải dạng ủng hộ hôn nhân gia định không nữa :). Nhưng đọc mấy quyển sách mà có nhân vật nào ngoại tình là mình thấy rất thương cảm cho kẻ bị cắm sừng, không phải cỡ sừng trâu sừng bò mà phải cỡ của nai sừng tấm ấy 3D_42. Riêng Con sóng thứ bảy, mình nghĩ quyển này không nên được viết ra, chỉ dừng ở Cưỡng cơn gió bấc là được rồi.


    Nói chung mình không ưa tiểu thuyết thuần túy tình cảm, cũng có thể nó "vượt quá tầm thẩm định văn học" của mình. Đọc mấy quyển tâm lí xã hội cho lành vậy.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này