Sách scan (Scan đẹp) 17 Khoảnh khắc mùa xuân - Iulian Xêmiônốp

Thảo luận trong 'Thư Viện Sách Scan' bắt đầu bởi thanhbinhtran, 12/5/19.

Moderators: Zhiqiang
  1. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có điều 2 bản có dịch giả khác nhau. cute_smiley23cute_smiley23cute_smiley23
     
  2. thanhbinhtran

    thanhbinhtran Lớp 3

    Tôi so 2 bản dịch thấy nội dung giống nhau, chắc là bút danh của một người ạ :D
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bác không đọc còm của tôi ở trang trước à? Theo tôi nếu bản text xuất từ file cũ tã quá thì bác OCR lại từ file mới scan này. Tôi thấy font chữ của file mới dễ nhận dạng hơn file cũ.
     
    tuanh.nguyen thích bài này.
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi cũng nghĩ vậy. Ở đây có bạn @Caruri Tlkd và bạn @khiconmtv rất am hiểu chuyện hậu trường ngành xuất bản. Các bạn có thể bật mí chút về chuyện 2 dịch giả này không? cute_smiley8
     
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Topic này tôi chưa soi từng còm, nên không rõ lắm. cute_smiley18green29 À, tôi mê sách Liên Xô lắm nên.... à... thôi, pdf cũng ngon rồi, bạn @tran ngoc anh nhỉ! :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Xét về thành tích, tuổi đời thì khả năng là 1 người. Ông dịch từ hồi 1970 rồi.
     
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tôi thì không dám nhận là am hiểu chuyện hậu trường vì tôi không phải người trong ngành, chỉ là góp nhặt những thông tin trên mạng đây đó mà thôi.

    Về dịch giả lúc lấy bút danh này khi tái bản lại có bút danh khác thì cũng bình thường. Có thể kể ra như trường hợp của Đỗ Ca Sơn khi dịch Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông giải thích khi xuất bản vào thập niên 7x thì lấy bút danh Lê Anh cho giống Lê nin.

    Có những trường hợp thì vì lý do chính trị nên không được đứng tên thật như Đoàn Phú Tứ (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hay Thiên thần nổi loạn mà tôi đang làm dở, với bút danh Tuấn Đô là đảo các chữ cái của Đoàn Tứ. Thiên thần nổi loạn tái bản gần đây đã lấy lại tên thật của ông), Vũ Thư Hiên (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Paustovsky, với bút danh Kim Ân là tên của vợ)... thậm chí còn không cả có tên trên sách như Trần Dần (với bộ ba Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Jules Vallès).

    Cũng có một số dịch giả chỉ đứng tên ở những lần xuất bản đầu, sau bị loại ra vì không thực sự dịch cuốn đó như Hoàng Túy với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc vì một lý do nào đó không rõ như Thanh Nam với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Lại có một số dịch giả có cả vợ đứng tên cùng, dù chẳng rõ bà vợ có thực sự tham gia hay không (dù có thể bà ấy cũng là dịch giả) như Võ Thị Hay với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc Huỳnh Kim Oanh với Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tóm lại tên của dịch giả thay đổi muôn màu muôn vẻ. Trong tiểu sử Lê Khánh Trường không thấy có giai đoạn nào bị dính dáng vào chính trị, vậy có thể suy đoán hồi đó ông lấy bút danh tên vợ mình hoặc cô người yêu nào đó (Đặng Thị Lan? :D) chăng? Tìm kiếm trên Internet hai cái tên này đi liền nhau thì không ra kết quả nào. Có lẽ thông tin đó có trong cuốn Kỷ yếu về các dịch giả hội viên Hội nhà văn VN chăng?
     
    123phat and thanhbinhtran like this.
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Với file này thì khỏi làm epub đi, chỉ có 3M thôi :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/1/24
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    File này nếu dùng thêm tính năng "convert to text" trong công cụ Edit nữa thì nét chữ sẽ mượt như PDF text luôn, đọc trên Kindle hoặc iPad thì còn đã hơn là epub nhiều.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/3/22
    tiendungtmv and thanhbinhtran like this.
  10. thanhbinhtran

    thanhbinhtran Lớp 3

    @Dr. No Tôi gửi bạn nhé.

    BIA-MUA-XUAN-png8-16colors-1000-1620.png
     
    tran ngoc anh and Dr. No like this.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn @thanhbinhtran ₫em link tất cả các bản ở các post bên dưới lên post#1 cho mọi người tiện theo dõi.
     
    thanhbinhtran thích bài này.
  12. putin503

    putin503 Lớp 1

    Bản PDF 45MB làm sống lại kỷ niệm 1 thời ...
    Bản PDF 45MB thiếu 2 trang: 270, 271
    có thể lấy bản PDF 5MB bù vào,

    từ: đầu trang 470
    đến : gần cuối trang 473

    Nếu không hoài cổ kỷ niệm thì bản PDF 5MB đẹp và tốt rồi.
    Đa tạ các bạn cống hiến đam mê và công sức chia sẻ 1 tác phẩm quý.
    Có dịp sẽ tham gia team đóng góp cùng các bạn.
    Trân trọng !
     
    Dr. No and thanhbinhtran like this.
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Để tôi nghiên cứu cách bù thẳng vào file. Dữ liệu đã có, chẳng lẽ không tự "in" được 2 trang? :D
     
  14. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã bù xong 2 trang thiếu:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    viettran_ru thích bài này.
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã làm file trắng tinh, cắt gọt gọn gàng, 6.06MB. Link phía trên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/6/19
    Mùa thu 22, tudonald78 and vinhhoa like this.
  16. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    [​IMG]

    Sinh năm 1931, tại Moskva, trong một gia đình trí thức (bố là nhà báo nổi tiếng của tờ “Tin tức”, mẹ là giáo viên), Semenov đã được trang bị một vốn kiến thức khá vững vàng. Năm 1953, sau khi tốt nghiệp Học viện Nghiên cứu phương Đông, ông làm giảng viên tiếng Afghanistan tại Trường đại học danh tiếng MGU ở Moskva, đồng thời theo học Khoa Duy vật lịch sử tại đây. Từ năm 1955 Semenov bắt đầu thử sức trong lĩnh vực báo chí với các bài viết đăng trên “Ngọn lửa nhỏ”, “Sự thật”, "Văn", “Sự thật thanh niên”, “Thế hệ mới”. Bước khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông tuyệt nhiên không liên quan gì đến truyện trinh thám. Những truyện ngắn đầu tiên của ông như “Mưa trong ống máng”, “Trái tim tôi trên các ngọn núi”, “Giã từ người phụ nữ yêu dấu”... đều mang sắc thái tâm lý.

    Từ năm 1962 đến 1967 Semenov công tác tại tạp chí Moskva, sau đó làm phóng viên thường trú ở nước ngoài cho Báo "Văn". Thời kỳ này, hoạt động của nhà báo Semenov đầy ắp chất phiêu lưu. Khi thì ông lang thang trong rừng taiga với các tay săn hổ, lúc lên Bắc Cực, lúc xuống Nam cực, lúc lại rong ruổi trên đại công trường BAM hoặc theo chân một đoàn địa chất đi tìm kim cương. Trong các sự kiện quan trọng nhất thời kỳ ấy ở Afghanistan, Tây Ban Nha, Chile, Cuba, Paraguay, Semenov đều có mặt. Ông không ngần ngại xông pha trong các cuộc truy tìm những tên trùm mafia cũng như những tên phát xít đang lẩn trốn. Ông thậm chí còn tham gia vào các trận đánh của du kích Việt Nam và Lào.

    Truyện vừa đầu tiên - “Điệp viên ngoại giao” - được Semenov viết vào năm 1959, khi đang làm phiên dịch ở Afghanistan. Nội dung cuốn truyện này kể về những chuyến phiêu lưu của một nhà phương Đông học làm công tác ngoại giao, đồng thời là một điệp viên. Đây chính là bước khởi đầu của Semenov trong con đường sáng tác tiểu thuyết tình báo - chính trị. Những sự kiện có thật mà bản thân ông được tận mắt chứng kiến đã được phản ánh trong một loạt truyện vừa sau đó: “49 giờ 25” (1960), “Ra đi, để trở lại” (1962), “Khi thực thi nhiệm vụ” (1962), “Việt Nam - Lào” (1969), “Hắn đã giết tôi ở Luang Prabang” (1970) ...

    Năm 1963, cuốn truyện đầu tiên của Semenov viết về công việc thường nhật của các chiến sĩ công an Xôviết với nhan đề “Petrovka, 38” ra đời và lập tức gây tiếng vang. Thành công này thôi thúc ông viết tiếp hai cuốn “Ogareva, 6” (1972) và “Xung đột” (1979) cũng với nhân vật trung tâm là điều tra viên Kostenko trong “Petrovka, 38”. Bộ ba tiểu thuyết này trở thành cái mốc đáng nhớ trong sự nghiệp sáng tác của Semenov, chúng khiến ông trở thành một trong những nhà văn được biết đến nhiều nhất ở Liên Xô.

    Đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các nhà tình báo ở nước ngoài, Semenov đã cho ra đời nhân vật nổi tiếng nhất của ông – Maxim Maximovich Isaev - nhà tình báo Xôviết trong vỏ bọc một đại tá SS tên là Shtirlits phục vụ tại Cơ quan An ninh Đức Quốc xã trong tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân''.Câu chuyện xảy ra vào những ngày tháng cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ II. Lúc này quân đội Nga đang chiến đấu trên đất Ba Lan, Rumani, Hungari...Thành phố Berlin đêm đêm bị máy bay oanh tạc dữ dội. Maxim Maximovich Isaev khi ấy ở vào một tình thế rất nguy hiểm: Anh bị Cục An ninh Đức Quốc xã nghi ngờ vì có liên quan đến thất bại của chiến dịch phá hoại thành phố Kracow và vì không hoàn thành một loạt nhiệm vụ quan trọng… Thế nhưng bằng tài trí của mình, cuối cùng anh đã bảo toàn được vị trí để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cứu đồng đội thoát khỏi cái chết.

    Có thể nói, chỉ với “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” Yulian Semenov đã xứng đáng được ghi danh mãi mãi. Nhưng Semenov đã không đóng khung nhân vật Shtirlits của mình trong “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” mà ông còn tiếp tục viết một loạt tác phẩm về hành trình của nhà tình báo huyền thoại này kể từ khi anh ta mới vào nghề. Bộ tiểu thuyết dưới tên gọi chung “Ký sự chính trường” được xâu chuỗi lại bằng nhân vật chính Shtirlits bao gồm cả thảy 14 tác phẩm với các sự kiện xảy ra từ năm 1921 đến 1967: “Những viên kim cương dành cho nền chuyên chính vô sản”, “Mật khẩu không cần thiết”, “Sự dịu dàng”, “Phương án Tây Ban Nha”, “Phải lựa chọn”, “Bản đồ thứ ba”, “Thiếu tá Vikhr”, “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”, “Được lệnh phải sống sót”, “Tuyệt vọng”…

    Một tiểu thuyết tình báo - chính trị rất nổi tiếng khác của Semenov là “TASS được quyền tuyên bố” (đã được dịch in ở Việt Nam). Cuốn sách này được sáng tác trên cơ sở hồ sơ mật của điệp vụ Trianon – một trong những chiến dịch phản gián công phu nhất của tình báo Xôviết nhằm loại bỏ một tên phản bội nguy hiểm (được CIA đặt tên là Trianon) trong cơ quan ngoại giao. Tác phẩm này sau đó đã trở thành kịch bản cho bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng cùng tên được đông đảo khán giả quan tâm.

    Không chỉ có “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” và “TASS được quyền tuyên bố” mà trên 20 truyện vừa và tiểu thuyết khác của Semenov cũng đã có mặt trên màn ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là “Petrovka, 38”, “Ogareva, 6”, “Những viên kim cương dành cho nền chuyên chính vô sản”. Về công việc của người tình báo Xôviết trong những năm sau chiến tranh còn được thể hiện trong các tiểu thuyết như “Trung tâm báo chí”, “Cuộc đấu giá”, “Nút thắt liên lục địa”. Các sự kiện xảy ra từ 1937 đến 1938 mà Semenov chưa kịp thể hiện trong các tác phẩm đầy đặn thì được ông tập hợp trong tập sách mang tên “Những tiểu thuyết chưa được viết”.

    Với những đóng góp xứng đáng của mình, Semenov đã nhận được nhiều phần thưởng của Nhà nước Liên Xô, trong đó có Huân chương Cách mạng Tháng Mười và Huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc. Năm 1982 Semenov được phong danh hiệu Nhà hoạt động nghệ thuật Công huân. Ông còn là thành viên của Viện hàn lâm khoa học Mỹ, là thư ký Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Liên Xô - Argentina, thành viên ủy ban Xôviết đoàn kết với các nước Mỹ Latinh.

    Năm 1986, Yulian Semenov được bầu làm Chủ tịch Hội Tiểu thuyết tình báo - chính trị quốc tế. Ông còn là Tổng biên tập cơ quan xuất bản “Truyện tình báo - chính trị”, nơi có đóng góp lớn trong việc truyền bá thể loại sách này ở Liên Xô. Cũng chính ông đã sáng lập tờ báo “Tuyệt mật” và chương trình truyền hình cùng tên, đồng thời giữ chức Tổng biên tập đầu tiên ở đây.

    Cho đến cuối đời ông vẫn rất tích cực trong các hoạt động xã hội - chính trị của đất nước. Chính ông đã tham gia vào cuộc tìm kiếm căn phòng hổ phách nổi tiếng đã bị bọn phát xít di dời khỏi Leningrad trong chiến tranh và viết một loạt ký sự về đề tài này. Nhưng thật đau đớn là con người năng nổ, trông bề ngoài vẫn rất rắn rỏi (đã từng là nhà vô địch quyền anh) ấy cuối cùng lại bị một cú đột quị để rồi phải nằm liệt giường vĩnh viễn. Ông qua đời ngày 5/9/1993

    Nguồn: cand.com
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/7/19
    htahta thích bài này.
  17. Ktc_nt

    Ktc_nt Mầm non

    Cuốn này muốn đổi phiên âm mà các file PDF (Eng) trên mạng vẫn còn bản quyền nên không tìm được. Bản tiếng Nga không theo "chương hồi" như bản tiếng Việt mà sắp xếp theo mốc thời gian, theo ngày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/9/19
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn tìm trên trang libgen.org với b-ok.cc chưa bạn?
     
  19. Ktc_nt

    Ktc_nt Mầm non

    Chưa! Nhưng mình kiếm được 1 bản tiếng Nga, đem nhờ anh Google dịch giùm, chuyển .docx, hồi chiều có đưa lên đây rồi nhưng nhìn lại thấy theads này là "nhà" của Sách scan nên vội thu lại.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. Justbenice

    Justbenice Lớp 4

    Đã inbox cho google tài liệu.
     
Moderators: Zhiqiang

Chia sẻ trang này