Phật Giáo Sky Above, Great Wind: The Life and Poetry of Zen Master Ryokan

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi Đoàn Trọng, 28/2/17.

  1. Đoàn Trọng

    Đoàn Trọng Lớp 11

    417wdObXiEL.jpg
    by Kazuaki Tanahashi (Author)
    • Paperback: 224 pages
    • Publisher: Shambhala; 9.9.2012 edition (October 9, 2012)
    • Language: English
    • ISBN-10: 1590309820
    • ISBN-13: 978-1590309827
    Ryokan (1758–1831) is, along with Dogen and Hakuin, one of the three giants of Zen in Japan. But unlike his two renowned colleagues, Ryokan was a societal dropout, living mostly as a hermit and a beggar. He was never head of a monastery or temple. He liked playing with children. He had no dharma heir. Even so, people recognized the depth of his realization, and he was sought out by people of all walks of life for the teaching to be experienced in just being around him. His poetry and art were wildly popular even in his lifetime. He is now regarded as one of the greatest poets of the Edo Period, along with Basho, Buson, and Issa. He was also a master artist-calligrapher with a very distinctive style, due mostly to his unique and irrepressible spirit, but also because he was so poor he didn’t usually have materials: his distinctive thin line was due to the fact that he often used twigs rather than the brushes he couldn’t afford. He was said to practice his brushwork with his fingers in the air when he didn’t have any paper. There are hilarious stories about how people tried to trick him into doing art for them, and about how he frustrated their attempts. As an old man, he fell in love with a young Zen nun who also became his student. His affection for her colors the mature poems of his late period. This collection contains more than 140 of Ryokan’s poems, with selections of his art, and of the very funny anecdotes about him.
     
  2. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    RYOKAN GÃ THIỀN SƯ ĐẠI NGU
    CÔ ĐƠN TRÊN CON ĐƯỜNG TRỐNG KHÔNG (CUỘC ĐỜI VÀ THI PHÚ)

    Hoang Phong
    Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn 2009 PHẦN I

    Cuộc đời của Ryokan

    Ryokan sinh vào cuối năm 1758 trong một làng chài, đồng thời cũng là một bến cảng heo hút trên bờ biển Tây Bắc nước Nhật, một nơi gió rét, mưa bão và sương mù quanh năm. Ngôi làng tên là Izumozaki thuộc thị trấn Schigo.

    Lúc ấy nước Nhật lâm vào một thời kỳ thật biến động và khó khăn, lụt lội, nạn đói hoành hành, nông dân nổi loạn, bịnh dịch lan tràn, chính trị lại bất ổn, tranh giành quyền lực triền miên.

    Gia đình ông họ Tachibana, cha của ông là người ngay thẳng, học rộng và cũng là một thi sĩ từng xuất bản nhiều tập thơ loại haiku, tức là những bài thơ thật ngắn chỉ gồm ba câu, tiêu biểu của thi ca Nhật bản. Cha của ông đứng về phe Hoàng triều chống lại phe quân phiệt đương quyền là Shogun, vì thế lắm khi phải bỏ trốn và sống ẩn dật, sau cùng thì nhảy xuống sông Katsuragawa tự tử vào năm 1795, năm ấy ông được 59 tuổi.

    Mẹ ông là bà Hidé, sinh mười lần, nhưng chỉ nuôi được bốn trai và ba gái. Người con cả tên Eizo chính là nhà sư Ryokan sau này.

    Tất cả những ai biết cậu bé Eizo ngày còn nhỏ đều công nhận cậu là một đứa trẻ trí óc chậm chạp, lúc nào cũng như đang “ngái ngủ”. Tánh tình rất cô đơn, buồn, không nhất quyết, lơ đãng và lười. Ngày ấu thơ, cả làng xem cậu như một thằng ngốc, một đứa bé ngu đần, đáng thương. Thật vậy, thuở nhỏ ông ngây ngô và thật thà quá độ. Cái ngây ngô và thật thà ấy ông không bỏ được và đó cũng là những nét đã in đậm trong suốtcuộc đời ông sau này.

    Gia đình thường kể lại giai thoại sau đây, một hôm người cha rầy la cậu bé Eizo thậm tệ. Cậu nhìn cha với đôi mắt tức giận, người cha liền bảo với cậu: “Này, con mà nhìn cha như thế, con sẽ hoá thành con cá lưỡi trâu đấy!”. Cậu bé Eizo vụt bỏ chạy ra khỏi nhà và biến mất, cả nhà chờ mãi không thấy trở về đành phải đổ đi tìm. Sau cùng, khi chiều đã xuống, mẹ cậu tìm thấy cậu đang ngồi một mình trên bãi cát nhìn ra biển. Bà bèn hỏi: “Sao con lại ngồi ở đây?”. Cậu vô cùng ngạc nhiên và hỏi lại mẹ: “Ra là thế hả mẹ, con chưa hoá thành con cá lưỡi trâu hay sao?”, và rồi cậu đã kể với mẹ rằng vì lỡ nhìn cha như thế nên cậu phải hoá thành con cá lưỡi trâu, cậu đành phải chạy ra bờ biển để ngồi chờ nước lên.

    Năm lên bảy, cậu được gởi vào học mẫu giáo trong chùa Kôshôji. Mười hai tuổi, cậu được chuyển đến trường Kyôsen, một ngôi trường dành riêng cho người giàu có và địa vị trong vùng. Hiệu trưởng là ông Omori Shiyô, một học giả uyên bác, không ham danhvọng, từ quan về quê dạy học. Ông dạy văn chương Trung hoa, Khổng giáo và cả Lão giáo. Lão giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm suốt cuộc đời của Ryokan. Trong thời gian ở trường, Ryokan cũng học về thơ Đường và nhà thơ mà ông say mê hơn hết là Hàn San, thường được Ryokan nhắc đến và xem như vị thầy của ông.

    Năm mười bảy tuổi, gia đình cho ông nghỉ học và gởi ông tập sự ở xã để sau này thay cha trong chức xã trưởng, ông chuyên lo việc trật tự trong thành phố và việc thu thuế. Nhiều giai thoại khôi hài được truyền tụng về ông trong thời gian này vì cái tính quá đỗi thật thà và lương thiện của ông. Ông bảo rằng: “Bất lương và nói dối là những thứ tôi đành phải chịu, không làm được”. Thất bại ấy làm ông quyết định đi tu. Thật ra từ ngày còn nhỏ trong gia đình, ông cũng đã có ý định sẽ xuất gia, ông thường bảo rằng ông thích cuộc sống của một người tu hành ẩn dật.

    Ông quyết định xin làm sa di trong một ngôi chùa tên là Kôshô tại thôn Amaze. Chùa Kôshô là một tu viện Thiền học thuộc học phái Tào động. Học phái này chú trọng vào kỹ thuật và tư thế ngồi thiền nhiều hơn là thuyết giảng, trái lại học phái Lâm tế thì quan tâmnhiều hơn đến các công án. Vị sư trụ trì là Genjô Haryô, thầy của ông, là một thiền sư rất nghiêm túc, giữ đúng cách tu tập của học phái Tào động, lưu truyền từ khi Thiền sư Đạo Nguyên thiết lập trên đất Nhật vào thế kỷ XIII. Sau bốn năm tu học ông được thầy chính thức thụ phong tỳ kheo với pháp danh là Ryokan, Ryo có nghĩa là từ tâm, kan có nghĩa là rộng lượng, bao dung.

    Nhưng một hôm, có một vị thiền sư khác là Tainin Kokunen từ tu viện Entzu nơi thị trấn Okayama tận phương Nam đến viếng và chủ trì một khoá học. Phong thái và cách chủ trì của vị sư này làm cho Ryokan hết sức khâm phục. Nhất là khi Ryokan biết được vị sư này cũng là một thi sĩ tài ba, một nhà thư pháp nổi danh, một người cũng như ông rất mến phục thi sĩ Hàn San của thời Đường, do đó Ryokan lại càng quý mến ông nhiều hơn nữa.

    Sau khoá tu tập, Ryokan nài nỉ xin thầy được rời chùa theo thiền sư Tainin Kokunen về phương Nam, nơi thị trấn Tamashima, cách quê ông đến 1200 kilômét. Cuộc hành trìnhkéo dài năm tháng, từ tháng sáu đến tháng 11 năm 1779. Trên đường, hai thầy trò dừng lại để nghỉ chân trong nhiều tu viện và chùa chiền nổi tiếng thời bấy giờ.

    Lúc ấy Ryokan đã 21 tuổi.

    Ngôi chùa nơi ông tiếp tục tu học tên là Entzu, vị trụ trì và đồng thời cũng là người sáng lập tên là Tokuô Ryoko, vị này vô cùng nghiêm khắc và kỷ luật. Vị thầy mới của Ryokan là Kukonen thì lại quan tâm đến các công việc tay chân nhiều hơn là việc nghiên cứukinh sách.

    Cũng cần nhắc thêm là các nhà sư Thiền tông luôn luôn cố gắng giữ giới luật và noi theo lối sống của Tăng đoàn theo tiêu chuẩn do chính Đức Phật đặt ra. Điều ấy có nghĩa là họ tự khép mình trong một đời sống vật chất thật đơn sơ. Cũng như các đồng đạo khác, Ryokan được phân phát:

    – Một bình bát để khất thực.

    – Một bộ quần áo cà-sa gồm ba mảnh: một mảnh váy màu đen, một áo cà-sa đen mặc bên ngoài và một áo lót màu trắng mặc bên trong ; một áo tơi che mưa, một cái nón lá rộng vành và một đôi dép kết bằng rơm dùng đi quanh năm, mùa hè cũng như mùa đông. Ryokan thường nhắc đến đôi dép rơm trong thơ của ông.

    – Một con dao nhỏ để cạo tóc.

    – Một cái kim và một ít chỉ để vá áo.

    – Một ít kinh sách, nhất là quyển kinh Kim cương, mỗi ngày phải tụng từ đầu đến cuối quyển kinh này, ít nhất một lần.

    – Một cái mền mỏng.

    – Một cái gối và một tấm đệm lót (tatami) bằng rơm để ngồi thiền và để nằm ngủ.

    Tuy nhiên bấy nhiêu thứ cũng quá rườm rà đối với Ryokan.

    Sinh hoạt trong chùa bắt đầu từ ba giờ sáng đến chín giờ tối. Ngoài hai buổi ngồi thiền, hai giờ vào buổi sáng và hai giờ vào buổi chiều, tất cả mọi người phải học tập kinh điển, học thuộc lòng một số kinh sách, làm việc vườn tược và đồng áng: như trồng cây, trồng rau, đốn củi, hái trà..., thêm vào đó là việc trùng tu và sửa sang chùa. Mỗi ngày phải đi khất thực, việc khất thực là một hành vi tập cho người tu hành biết khiêm tốn và giúp người thế tục ý thức về bổn phận của họ đối với hàng tăng sĩ.

    Cuộc sống xuất gia rất cực khổ và khắt khe, và trên đây chỉ là sinh hoạt thường nhật. Mỗi tháng đều có nhiều dịp lễ, trong các ngày đặc biệt ấy các buổi ngồi thiền kéo dài, có khi đến mười sáu giờ mỗi ngày, công việc đồng áng lại đổ dồn.

    Ryokan là một thiền sinh rất nhiệt tâm và chuyên cần, không bao giờ xao lãng hay lười biếng. Ông trải qua nhiều năm trong ngôi chùa Entzu bận rộn và khắc khổ, nhưng luôn luôn say mê ngồi thiền. Ngoài những buổi thiền định tập thể hoặc từng nhóm bốn người, ông cố gắng tìm những lúc ít việc để ngồi thiền thêm, có những đêm ông thiền định một mình rất khuya nơi chính điện, có khi ngồi đến sáng quên cả ngủ.

    Mỗi đêm ông thường xin gặp thầy để hỏi han về Phật pháp. Một hôm ông ngỏ ý xin thầy dạy thêm, vị sư già Kokunen nói với ông rằng: “Con không thấy biển xanh tràn đầy cả nước hay sao?”. Có lẽ ý ông muốn nói Phật pháp tràn đầy khắp nơi, đâu có gì phải học thêm.

    Ryokan rất uyên bác về kinh sách, viết các bài luận giải, biết cả tiếng Phạn. Ông nghiên cứu rất tinh tường toàn thể 95 quyển trước tác Shobogenzo (Chính Pháp nhãn tạng) của Đạo Nguyên, người thiết lập học phái Tào Động trên đất Nhật. Ryokan rất say mê bộ sách Shobogenzo, ông thường đi tra cứu thêm ở các tu viện và chùa chiền khác, xem có nơi nào cất giữ những bản thảo khác lạ và đầy đủ hơn hay không. Ông thường dùngthư pháp để viết lại các câu trong Shobogenzo.

    Ryokan cố gắng noi theo lối sống của Đức Phật trong từng chi tiết một, vẫn mơ tưởng được sống ẩn dật, đơn sơ, không trụ vào một nơi cố định nào cả. Ông cẩn thận trong từng ngôn từ và từng tư duy của tâm thức, cố gắng theo đúng với Giáo pháp của Phật. Một hôm đi khất thực trong một ngôi làng gần thị trấn Tamashima, nhưng không ngờ hôm ấy trong làng có nhà bị mất trộm. Người ta nghi ông là kẻ bất lương liền bắt ông để hỏi tội. Ông không hé một lời nào để tự bào chữa. Các quan chức trong làng sắp ra lệnh chôn sống ông theo luật pháp thời bấy giờ thì có một người nông dân giàu có đứng ra bênh vực cho ông, bảo rằng một người không thốt ra một lời bào chữa nào cả nhất địnhphải là một người can đảm và khác thường, có lẽ đây là nhà sư mà nhiều người kính nểthường hay đi khất thực trong vùng. Lúc đó dân làng hỏi ông, ông mới nhận chính ông là nhà sư Ryokan của tu viện Entzu. Ông bảo rằng ông không muốn cải chính và chấp nhận sự oan ức, vì biết đâu chính là cái nghiệp từ kiếp trước mà ông phải trả. Lúc ấy dân làng mới xin lỗi và thả ông ra.

    Thầy của ông là Kokunen bắt đầu già yếu, chuẩn bị để rút lui, phong cho ông chức vụ sư trưởng. Năm ấy là năm 1789, sau khi ông đã tu học được mười năm trong chùa. Từ lúc đó ông phải giữ thêm trọng trách điều khiển và chăm lo cho 50 vị sư khác.

    Sang năm sau, ông lại được thầy giao cho ấn tín gọi là “inka”, chứng tỏ ông đã đắc đạovà có thể tự “bay nhảy một mình”. Ấn tín tượng trưng bằng một bài thơ do người thầy viết theo lối thư pháp, ghi rõ bản thể thâm sâu và những khả năng của người đệ tử. Thầy ông lại cho ông cả chiếc gậy làm bằng gỗ của cây hoa đậu tím (glycine) và ban cho ông một biệt danh mới là Tai Gu (Taigu, Daigu), có nghĩa là Đại Ngu. Trong bài thơ tượng trưng cho ấn tín, thầy của ông đã viết như sau:

    Này Ryo, con giống như một thằng Đại Ngu, nhưng con đường của con thênh thang. Tự do và không một chút ràng buộc, con chuyển động cùng với những chuyển động tự nhiên của vạn vật. Ngoài ta ra có lẽ chẳng có kẻ nào khác có thể nhìn thấy điều ấy? Vì thế, ta cho con chiếc gậy bằng gỗ cây hoa đậu tím này của ta, nó được uốn nắn để mang hình dáng của một ngọn núi cao. Ta cầu mong nó sẽ làm bạn với con trên khắp nẻo đường, trong một gian phòng hay cả lúc con đang ngủ.

    Mùa đông năm thứ hai triều đại Kansei.
    Người sư già của am Suigetsu” (ấn ký).

    Ryokan giữ gìn thật cẩn thận tờ thư pháp này và cả chiếc gậy trong suốt cuộc đời của ông. Năm ấy Ryokan được 32 tuổi.

    Ít lâu sau thì thầy ông mất, vào năm 1791, và trước khi nhắm mắt vẫn còn cố gắng dặn dò các đệ tử của ông phải noi gương những vị bồ-tát, phải sống như những vị bồ-tát và phải tái sinh để tiếp tục trở thành những vị bồ-tát.

    Nhưng tiếc thay vị trụ trì mới là Gentô, được trung ương cử xuống chỉ là một người quản lý tài giỏi, nhưng về Đạo Pháp thì không có gì. Ryokan không tâm đầu ý hợp với vị trụ trìmới và có ý ra đi.

    Năm 1792, Ryokan rời bỏ chùa và chu du khắp nơi trên một hòn đảo lớn ở miền nam nước Nhật là Shikoku, sống cuộc sống của một nhà sư phiêu bạt. Đôi khi ông cũng tìm đến các vị thầy nổi tiếng đương thời để được nghe và học hỏi.

    Đồng thời ông cũng nhận thấy học phái Tào động cũng đã suy vi, người tu hành chỉ lo kinh sách mà không thực tập thiền định. Trong một số bài thơ, Ryokan có nói đến việc những người tu hành lập đi lập lại và học thuộc những lời thầy dạy để chờ ngày thăng chức, hàng tăng lữ lo kiếm tiền bằng lễ lạc và tụng niệm cho bá tánh. Trước cảnh suy vicủa Phật pháp và cảnh áp đặt các chức vị cho chùa chiền tu viện, Ryokan nhất địnhchọn lối sống tự do, xa lánh các nơi tu hành. Ông chọn lối sống khất thực, cô đơn trong những chiếc am cỏ ở những nơi hẻo lánh. Dù sao thì suốt bốn năm phiêu bạt vừa kể ông không để lại vết chân của ông ở bất cứ nơi nào, không lưu lại một giai thoại nào.

    Sau cùng vào năm 1796 ông quay về quê quán nơi miền Tây Bắc nước Nhật, một nơi lạnh lẽo lại mưa nhiều. Ông sống trong một chiếc am cỏ bỏ hoang nhìn ra biển, nhưng về sau lại dọn đến một nơi gọi là Gogôan, trong một chiếc am mang tên là “Năm lượng gạo”. Am này trước đây là nơi trú ngụ của một vị thiền sư khác, vị này được ngôi chùa gần đócấp cho mỗi ngày năm lượng gạo. Chiếc am khá hẻo lánh, ngôi làng gần nhất cũng phải cách đó đến chín cây số. Am lợp cỏ, gồm ba gian: một gian bếp vừa dùng để nấu ăn lại vừa dùng để sưởi, một gian đặt bàn Phật, một gian để ngủ. Trên bàn thờ có đặt một tượng Phật nhỏ và tượng của Bồ-tát Địa Tạng, vị bồ-tát chuyên cứu độ trẻ em yểu tử dưới địa ngục.

    Ryokan rất thích sống trong chiếc am này, hoang vắng giữa chốn rừng thông, rừng tùng. Trong một bài thơ Ryokan có viết như sau:

    Dưới bóng mát của cây rừng,
    Trên ngọn núi Kugami
    Tôi ước muốn được già đi,
    Trong chiếc am cỏ này”.

    Ryokan được 38 tuổi khi ông dọn về đây và ông đã sống suốt 15 năm trong chiếc am ấy. Đó cũng là thời kỳ mà tài nghệ của ông đã hoàn toàn nẩy nở, từ Đạo pháp, thi phú cho đến thư pháp. Ông được người trong vùng xem như một vị Thánh nhân, một người “thực sự đã đắc đạo”, một con người tinh khiết không một chút màu mè giả tạo.

    Cuộc sống của ông thật đơn giản, đơn giản như một cọng cỏ nơi rừng núi Gogôan.

    Mỗi sáng ông đi khất thực trong các làng mạc quanh đấy. Dáng người mảnh khảnh, chân mang dép rơm, khoác một chiếc áo cà-sa màu đen, trên đầu một chiếc nón rộng vành, lẳng lặng và chậm rãi lần theo các đường mòn xuyên qua các khu rừng và thôn xóm.

    Vừa đi ông vừa khua cây gậy tích trượng có tra sáu chiếc khoen đồng. Tiếng len ken báo hiệu với dân làng có kẻ đến xin ăn. Chiếc gậy tích trượng vừa để báo hiệu có ngườikhất thực đi qua vừa dùng để xua đuổi thú dữ. Sáu chiếc khoen tượng trương cho lục đạo, tức sáu nẻo của luân hồi. Đến cửa một căn nhà nào đó, ông dừng lại đọc một bài kinh. Người trong nhà cúng dường một chút thực phẩm, ông cuối đầu, nâng chiếc bình bát bằng hai tay. Sau đó ông nhắm mắt lại, đọc hết một bài kinh để cảm tạ rồi lại tiếp tụclên đường.

    Hôm nào được nhiều thức ăn, ông lại chia cho trẻ con và những người ăn mày, hoặc chia cho chim rừng. Có khi dân làng cho ông áo mặc, nếu chiếc áo cà-sa của ông chưa rách hết thì ông cũng không nhận và thoái thác rằng thừa áo ông cũng chẳng biết phải làm gì.

    Đúng thật như thế, ngoài một manh áo cà-sa, ông chỉ có hai cái bút lông và một nghiên mực bằng đá, dùng vào việc viết lách và làm thơ, một vài quyển kinh, một bình bát để khất thực, một cái nồi bằng đất để nấu ăn, phòng khi tuyết đổ hay mưa bão không ra ngoài được.

    Ông rất thương cái bình bát, thỉnh thoảng ông nói chuyện với nó và gọi nó bằng con. Nhưng khổ nỗi ông lại hay đãng trí, sau khi khất thực ông ngồi ăn ở bìa rừng, dưới một gốc cây hay trên một tảng đá, ăn xong đứng lên ông lại quên cái bình bát. Ông thú nhậnrằng mỗi lần đánh mất như thế ông rất xao xuyến trong lòng, nhưng thường thì ông tìm lại được, hoặc bọn trẻ con hoặc dân làng tìm thấy thì đưa lại cho ông, vì ai cũng nhận ra cái bình bát của ông.

    Sinh hoạt hằng ngày của ông là ngồi thiền, đọc sách, làm thơ hay lẳng lặng đi tản bộ trong những khu rừng quanh đó.

    Tuy thế ông không hề cắt đứt mọi liên lạc với thế tục. Ông giao du với dân chúng trong các làng mạc và thôn xóm chung quanh, ông thương họ lắm và họ cũng quý ông. Trong nhiều bài thơ ông kể chuyện vào làng uống sa-kê với những người nông dân, hàn huyên với họ và mỗi khi có lễ lạc ông cũng bỏ am để vui đùa với họ.

    Ông thường vẽ những người nông dân lam lũ đang làm việc đồng áng, treo tranh lên tường rồi thắp hương, cắm hoa và lạy họ.

    Nhưng ông thích nhất là nô đùa với trẻ con, trong tay áo cà-sa lúc nào ông cũng giấu một quả bóng ném, tiếng Nhật gọi là temari, do chính ông khâu lấy bằng vải. Trẻ con mà gặp ông là bâu chung quanh rồi nô đùa, ném bóng với ông.

    Ryokan rất quý các quả bóng do tay ông tự làm lấy và bảo rằng chúng đáng giá hàng trăm tiền vàng. Đây là một trò chơi của người Nhật, xuất hiện từ thế kỷ thứ VII, các quả bóng ghép bằng vải màu, thêu thùa công phu và cầu kỳ, mẫu thêu dựa theo từng mùa. Ngày nay người ta vẫn còn lưu giữ được những quả bóng do chính Ryokan khâu lấy.

    Một học giả đương thời với ông là Watanobe kể chuyện lại rằng một hôm ông chơi ú-tim với trẻ con, ông chạy trốn trong một đống rơm, nhưng quên bẵng đi là đang chơi. Bọn trẻ con đã về hết. Những người đi đường thấy ông chui trong đống rơm ngỡ là tên trộm, liền tóm lấy ông trói lại và giao cho dân làng gần đó. May có một người dân trong làng nhận ra ông và cởi trói cho ông. Học giả Watanobe cũng kể lại trong sách của ông là khi Ryokan làm thơ hay viết thư pháp trước am cỏ, chim muông đến đậu trên vai hay trên đầu ông như đang đậu trên những cành cây. Watanobe viết rằng khi nhìn ông người ta có cảm giác ông đã trút bỏ hẳn cái “ngã” của ông, lột bỏ “cái tôi” của một con người, trông ông giống như “một cành cây khô hay một nhúm tro đã nguội lạnh”. Nhưng thật ra bên trong cái cành cây khô và bên dưới nhúm tro nguội lạnh đó đã phảng phất cả một sức sống, một thiên tài, một lòng từ bi vô biên và một tâm hồn bén nhậy và trong sángbao la.

    Thỉnh thoảng ông cũng tiếp một vài người từ xa đến viếng vì họ nghe tin đồn về ông, nhất là họ muốn xem những bức thư pháp do ông viết. Nhưng đôi khi cũng có người mời ông về nhà họ. Một trong số các người ấy là Abé Sadayoshi, một người bạn của ông, chuyên cất rượu sa-kê, người này thường mời ông về nhà tắm nước nóng và uống sa-kê.

    Người em họ của ông là Yamado Tôko, cũng cất rượu sa-kê và rất thích thơ, thường mang cho ông gạo và bánh ngọt. Mỗi lần như thế ông lại chia cho người nghèo trong làng.

    Một người bạn khác là Yoshida thì cho ông mượn các tác phẩm bằng tiếng Hán, tiếng Nhật nói về Phật pháp, thi ca và thư pháp... để ông đọc thêm.

    Ông cũng đến thăm các nhà sư ẩn dật khác trong vùng, chẳng hạn như nhà sư Ugan, vị này dạy cho ông hội họa. Ông thường đến thăm hỏi vị trụ trì của chùa To Rushô là Kohan. Ai cũng kể lại rằng Ryokan là một con người thật dịu dàng, từ tốn, lúc nào cũng thư giãn. Cử chỉ chậm chạp gần như vụng về, cách ăn uống tự nhiên như một người ngốc nghếch.

    Những người tiếp xúc với ông đều kể lại rằng, khi hàn huyên với ông được một lúc thì thấy lồng ngực như “nở to ra”, nhẹ nhõm và thoải mái hẳn đi. Ông thường ngồi xuống một cách tự nhiên và giản dị để thiền định ngay trong gian phòng mà người ta tiếp ông. Tuy thế ông không bao giờ giảng kinh, không bao giờ tự xem như một vị thầy, dù đứng trước những thiền sinh trẻ tuổi, và ông cũng chưa bao giờ nhận ai làm đệ tử. Ông chỉ biết đối đãi với tất cả mọi người bằng tình bạn hữu mà thôi.

    Cũng phải nói ông là người vô cùng đãng trí và vô tâm, cái áo tơi cũng quên, cái gậy cũng quên, kể cả cái quạt cho đến cái tay nải cũng quên, nhất là hay quên cái bình bátkhất thực mà ông thường kể trong nhiều bài thơ. Ngày nay người ta còn tìm lại được các mẫu giấy trên đó ông ghi những món cần phải nhớ trước khi quay lại chiếc am cỏ trong rừng, chẳng hạn ông ghi: tsue (cái gậy), zori (đôi dép), kiriabure (giấy), hachi (bình bát), mino (tay nải), v.v...

    Một hôm, một vị thư pháp nổi tiếng là Kameda Bosạ từ kinh đô đến tận am để thăm ông. Trời đã xế chiều, ông bảo Bozạ cứ chờ trong am, ông vào làng tìm rượu sa-kê để uống mừng. Bozạ chờ mãi không thấy ông về, càng lúc càng lo lắng. Sau cùng, mặc dù đêm đã xuống, ông cũng đổ đi tìm và bất ngờ lại gặp Ryokan đang ngồi im lìm ngắm trăng dưới một gốc cây trên đường vào làng.

    Chẳng qua Ryokan bất chợt nhìn thấy vầng trăng đẹp quá, nên quên cả việc mua rượu và quên cả khách đang ngồi chờ trong am.

    Nhưng đâu phải lúc nào ông cũng được ngắm trăng, cuộc sống ẩn dật thật cam go. Mùa hè muỗi mòng đầy đặc, mùa đông thì giá rét, tuyết phủ khắp nơi, không vào làng khất thực được, phải đào rễ cây để ăn, phải hốt lá rừng đổ đống trong am để chui vào đó cho đỡ rét.

    Tuy thế, ông vẫn thường xuyên mài mực và thảo các bài thơ thành những tờ thư pháp. Ông dùng thư pháp như một cách luyện tập tâm thức, quan trọng ngang hàng với việc ngồi thiền. Có khi ông viết trên mặt đất hay nhìn trời và vạch bút trong không trung. Ông cũng dùng thư pháp để chép lại các bài thơ của các thi sĩ khác mà ông thích. Nhiều thi sĩ và học giả muốn nhờ tay ông thảo giúp cho các câu thơ của họ, nhưng không mấy khi được ông viết giúp, vì thư pháp chỉ có thể thực hiện khi tâm thức đạt được thể dạng cực mạnh của cảm ứng và sức chú tâm cao độ, những giây phút ấy chỉ thoáng qua hay bộc phát một cách bất thần mà thôi.

    Đôi khi ông tỏ ra bất động và đổ lười, “chẳng làm gì cả”, không ngồi thiền, không làm thơ, không tụng niệm, nghiên mực đã khô cũng chẳng cầm thỏi mực để mài. Ông không ra khỏi am, buồn bã và yên lặng, không cố gắng, hình như không còn gì quan trọng với ông nữa. Tất cả đều lắng xuống trong ông, trống không và êm ả, không gian tan thành nước và thời gian đọng lại.

    Theo nhân chứng của một người đương thời kể lại thì ông là một người gầy và xanh xao, gương mặt xương, ít nói, không ngồi thiền, không tụng niệm, rất ít ngủ hoặc không cần ngủ. Mỗi khi có ai kể cho ông một mẩu chuyện, ông chỉ mỉm cười, có vẻ thản nhiênvà ngớ ngẩn như một người điên hay một người hoàn toàn ngốc ngếch. Cũng theo nhân chứng này thì tài sản của ông chỉ gồm có một pho tượng Phật nhỏ bằng gỗ giấu trong áo cà-sa, một vài trước tác của Trang tử và vài tờ thư pháp mà ông thảo bằng chữ Hán.

    Sau một mùa đông quá khắt khe, ông phải bỏ chiếc am Gogôan để sống trong một am khác tên là Otogo, tuy cũng trong vùng nhưng khí hậu dễ chịu hơn. Chiếc am mới nằm trong một khu rừng mênh mông dưới chân núi Kugami.

    Một hôm, có một rễ tre ăn luồn vào góc am, nơi đặt lu nước tắm rửa và từ đất mọc lên một gốc tre. Ông lấy nến định đốt một lỗ trên mái cỏ để ngọn tre mọc ra ngoài, nhưng không may lửa bốc cháy cả chiếc am của ông.

    Tuy sống ẩn dật nhưng càng ngày càng có nhiều người biết đến. Vị vương công cai quản vùng Nagaoka đến thăm và ngỏ ý mời ông về tu trong một ngôi chùa thuộc lãnh thổ của ông, nhưng Ryokan đã trả lời là “gió thổi lá rừng đến trước cửa am cũng đủ cho ông đốt để sưởi ấm trong mùa đông”.

    Ryokan trải qua đúng 10 năm nơi am Otogo.

    Ông rất mến khu rừng chung quanh và ngọn núi Kugami nhìn ra biển cả. Nhưng bạn bè càng lúc lại càng ái ngại cho ông vì mùa đông trở nên quá dài và quá khắt khe với ông.

    Ông đành rời am để về sống trong một túp lều nhỏ bên bìa làng Shimazaki. Căn lều thuộc tài sản của một nông dân khá giả, rất ngưỡng mộ ông, tên là Kimura Motouemon, và cũng chính người nông dân này đã cung cấp các thứ cần thiết cho ông.

    Ryokan cảm thấy gò bó trong căn lều chật hẹp bên bìa làng, nhưng ông không làm gì hơn được, vì đã 69 tuổi, sức lực không còn như xưa. Nhưng chính thời gian này đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong cuộc sống tình cảm của ông.

    Trong thời gian sống trong làng, Ryokan bất ngờ gặp một một người phụ nữ đưa ông vào một thế giới khác, một thế giới của đậm đà, của nhớ nhung và hy vọng. Ngày xưa, những đêm rằm, bóng trăng vằng vặc hiện ra trên khung của sổ của túp lều nơi rừng núi Kugami, để cùng trò chuyện với ông. Ông ước mơ được già đi và nằm xuống trong chiếc am vắng vẻ này.

    Nhưng rồi vì già yếu, giấc mơ ấy có vẻ xa vời, ông phải rời chiếc am cỏ của núi rừng để về sống trong ngôi làng Shimazaki chật hẹp. Rồi bỗng một hôm, một bóng dáng dịu dàngbất chợt hiện ra trước khung cửa: một bóng dáng không yên lặng như ánh trăng, nhưng lung linh và ma quái. Họ gặp nhau vào mùa thu 1827.

    Người phụ nữ 29 tuổi. Bà là một ni sư tên là Teishin, có nghĩa là “tấm lòng thủy chung”. Các nhân chứng đương thời cho biết bà đẹp lắm. Bà là một phụ nữ đã ly dị chồng và đi tu. Lần đầu bà được nghe kể chuyện về Ryokan là nhờ vợ một người cháu gọi ông bằng bác tên là Umanosuke.

    Thật khó nói là họ yêu nhau, nhưng cũng không thể nói là họ không yêu nhau. Bà là người học rộng và cũng là một thi sĩ như Ryokan. Mặc dù ít khi gặp nhau, nhưng một thứ tình cảm đậm đà, nhớ nhung đã buộc chặt hai người, dệt thành những bài thơ bất hủ.

    Họ nghĩ đến nhau, Teishin lui tới thăm Ryokan, đem cho ông những giây phút ấm cúngvà những cử chỉ dịu dàng, cho đến ngày ông nhắm mắt. Khi Ryokan qua đời chính Teishin là người góp nhặt những tác phẩm của ông để lưu lại đời sau.

    Họ rất ít nói với nhau, hoặc không bao giờ nói với nhau, cả hai là những người ngoại cuộc, có lẽ chỉ có thi ca thay họ để yêu nhau. Những bài thơ mà họ trao đổi với nhau đã làm say mê bao nhiêu thế hệ. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Teishin tự hỏi niềm vui sướngđược biết Ryokan có phải đã thoát ra từ một giấc mơ hay chăng, và Ryokan đã trả lờiTeishin rằng khi nói đến những giấc mơ cũng đã là một giấc mơ rồi, khi mà tất cả chúng ta đang ngủ mê trong một thế giới của ảo mộng... và Ryokan đã khuyên Teishin như sau: “Này Teishin, hãy buông thả tất cả để chìm vào những chuyển động của từng giây phút trong hiện tại”.

    Họ làm những bài thơ để gởi cho nhau, và mỗi lần vắng bóng Teishin lâu ngày, Ryokan lại viết thư mong Teishin đến thăm.

    Thật ra bà vẫn ước muốn được ngao du đây đó với Ryokan, nhưng chính Ryokan là người e ngại miệng đời đồn đại thị phi, “thiên hạ thấy sẽ nghi ngờ”. Teishin đáp lại rằng: “Những con diều hâu đi với nhau..., tại sao những con quạ lại không thể đi với những con quạ?”. Câu này có ý nói những nhà tu hành mặc áo cà-sa đen tại sao lại không thể cùng đi với nhau.

    Năm 1828, Ryokan gặp lại người em trai là Yushi, người này cũng đã xuất gia. Cả hai thật hể hả, uống sa-kê và nô đùa như hai đứa trẻ, trông thật “ngô nghê”. Cả hai sáng tácvà tặng cho nhau nhiều bài thơ.

    Nhưng rồi Ryokan càng già đi. Ông đi đứng khó khăn và vào giữa năm 1830 thì lâm bịnh nặng. Có lẽ ông bị ung thư đại tràng, đi tiêu chảy và ói mửa luôn. Một người bạn y sĩ chữa chạy cho ông, tuy có bớt đau đớn nhưng bịnh tình ngày càng trở nên trầm trọng. Ông đóng cửa giam mình trong túp lều để tìm lại cảnh sống ẩn dật và không tiếp ai cả. Trong những bài thơ cuối cùng do em ông tìm được, ông có viết như sau: “Rất dễ khi nói đến một cái bụng trống không, nhưng chịu đựng nó là một việc thật khó...”. Trong những ngày sau cùng ông không ăn gì cả, cũng không uống thuốc, và càng yếu thêm.

    Không phải bỗng dưng tôi bỏ ăn
    Nhưng vì tôi muốn tinh khiết hoá cả tâm thức lẫn thân xác
    đề chờ đợi phút ra đi”

    Teishin đến thăm ông vào tháng hai năm 1831. Ryokan chờ bà từ lâu. Teishin đã ở lại và chăm sóc cho Ryokan, không quản ngại ngày đêm, cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. Ryokan mất ngày mùng 6 Tết (18 tháng 2, năm 1831) lúc bốn giờ chiều, ông gối đầu và nhắm mắt trên cánh tay của Teishin, bên cạnh có em ông là Yushi và người nông dân hàng xóm là Kimura, người đã cấp cho ông túp lều. Ông yên lặng nhắm mắt không tỏ ra đau đớn một chút nào.

    Thật vậy, buổi chiều hôm ấy Ryokan còn nắm tay Teishin và nói với bà bằng một câu thơ haiku cuối cùng:

    "Có khi lật ngửa
    Có khi nằm sấp,
    Những chiếc lá phong tung bay trong
    cơn gió mùa thu”

    Ý ông muốn nói sống chết chẳng qua như chiếc lá lật ngửa hay nằm xấp thế thôi. Teishin cũng mượn một câu thơ haiku để đáp lại:

    “Chúng đến gần,
    Rồi lại lăn xa
    Những ngọn sóng ngoài khơi”

    Lễ hoả táng cử hành ngày mùng 8 tháng giêng (tức 20 tháng 2, năm 1831). Những người tham dự cho biết khi mở quan tài ra, họ đều ngạc nhiên vì thân xác của ông tươi tốt, thanh thản như một người “đang ngủ”, không có vẻ gì là một người đã chết.

    Tuy ốm đau và phần khí lực đã kém hẳn đi,
    nhưng trong từng nét bút sự rắn rỏi vẫn còn nguyên.

    Không! Ryokan đã chết rồi, như một chiếc lá phong lật sấp, như một ngọn sóng lăn xa... Nhưng thật ra, những vần thơ của gã “thiền sư Đại Ngu của mùa thu nắm ngoái”, vẫn còn đó, vẫn đỏ thắm như những chiếc lá phong đang tung bay trong gió, như những làn sóng dồn dập đến gần và tràn vào tim ta hôm nay.

    Có một vị sư già quấn một manh áo cà-sa đen đã bạc màu, hai tay ôm bình bát đi ngang cổng chùa Hachiman, bọn trẻ con bắt gặp và kháu với nhau rằng:

    Gã sư khùng
    của mùa thu năm ngoái
    năm nay lại trở về”.


    (Nguồn Thư Viện Hoa Sen)
     

Chia sẻ trang này