Tây y Sốc nhiệt - Gió cuốn chút mưa từ trời phương Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi thichankem, 30/5/15.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Chuyện bắt đầu từ...

    Mình vừa trao đổi với một bạn phóng viên về vấn đề phát hiện, sơ cứu và dự phòng say nắng (đọc thêm:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).

    - Phóng viên (PV): Khoa anh đã tiếp nhận bệnh nhân say nắng nào vào cấp cứu hay chưa?

    - Mình (M): Rồi, chính bản thân mình đã phải tự sơ cứu cho mình. Phù, may quá

    - PV: Cười nắc nẻ...
    (chắc cô này đang nghĩ mình nói xạo)


    - M: Trong những ngày nắng nóng này, mình nghĩ phải có tới 80% người phơi nắng ngoài đường (bất cứ vì lý do gì) ĐỀU BỊ SAY NẮNG nhưng không nhận ra. Tất nhiên, khi có các triệu chứng của say nắng thì họ sẽ tự động tìm chỗ râm mát để trú (như hình dưới) hoặc uống nước hoặc nhanh chóng về nhà hoặc cơ quan để bật điều hòa...(vô tình thực hiện đúng theo các bước sơ cứu say nắng). Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất lại là đối với những đối tượng vì công việc hoặc lý do nào đó mà bắt buộc phải phơi nắng nhưng không có sự dự phòng say nắng, hoặc với người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém với nhiệt độ cũng như không nhận thức được mối nguy hiểm và cách dự phòng say nắng... nên rất dễ bị say nắng và các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

    - PV: Ối...! Em cám ơn anh, đúng là em cũng bị say nắng ạ. Chiều nay trên đường đi làm về, vì nóng quá nên em hoa hết cả mắt..., về tới nhà phải uống ngay một cốc nước to đùng, bật ngay cái điều hòa... thì mới thấy đỡ hơn.

    Đấy, các bạn đừng chủ quan nhé hãy tự bảo vệ sức khỏe cho mình, nhất là chú ý quan tâm tới người già và trẻ nhỏ trong những ngày nóng nực như thế

    Để dự phòng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cần uống nhiều nước để tránh mất nước, nói chung khuyến cáo mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, nước trái cây, hoặc nước rau... Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích sử dụng/bổ sung đồ uống thể thao giầu chất điện giải trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao (trong các đợt nóng).


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rất nặng và có thể gây nguy hiểm tính mạng do các cơ chế điều hoà của cơ thể chống lại sang chấn (stress) do nhiệt (như ra mồ hôi, kiểm soát nhiệt độ) bị mất cân bằng. Triệu chứng chính của sốc nhiệt là việc tăng đáng kể nhiệt độ của cơ thể, thường là trên 40 độ C, kèm theo tính trạng tâm thần thay đổi có thể từ thay đổi tính tình cho đến lú lẫn và hôn mê. Da có thể nóng và khô, tuy nhiên sốc nhiệt do gắng sức thì da thường ẩm.

    Những triệu chứng khác có thể gặp trên bệnh nhân sốc nhiệt:
    - Nhịp tim nhanh.
    - Thở nhanh và nông.
    - Tăng hoặc hạ huyết áp.
    - Ngừng ra mồ hôi.
    - Cáu gắt, lú lẫn hoặc mất ý thức.
    - Cảm thấy hoa mắt, choáng váng.
    - Đau đầu.
    - Nôn.
    - Ngất, đây thường là triệu chứng khởi đầu ở người lớn tuổi.

    Nếu gặp một người bị sốc nhiệt:
    - Hãy đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ.
    - Gọi cấp cứu.
    - Làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người họ.
    - Bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh.
    - Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.

    Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.

    Trích từ: Bài viết của
    Hoàng Trung Kiên - HMU English Club
    Hoàng Thanh Tùng - Bác sĩ Nội trú khóa 39, chuyên ngành Mắt – Đại học Y Hà Nội
    Nguồn: Heatstroke: First aid - Mayo Clinic

    Và ...

    Nắng nóng còn kéo dài, Hà Nội chạm mức 39 độ C.
    Nắng nóng gay gắt tiếp tục chi phối các tỉnh miền Bắc và miền Trung với mức nhiệt độ tăng nhanh từng giờ trong ngày, nhiều nơi đã phá với ngưỡng 40 độ C.


    Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương ngày 27/5/2015, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ. Ở Bắc Bộ nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 38 độ, có nơi trên 38 độ.

    Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất đạt đến 39 độ C. Các tỉnh ven biển Trung Bộ nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 – 39 độ. Một số nơi như Con Cuông, Quỳ Hợp, Tây Hiếu... trên 40 độ C.

    [​IMG]
    Nắng nóng kéo dài tại miền Bắc và miền Trung. Ảnh minh họa (Hà Nội Mới)

    Ngày 27/5, phía Tây Bắc Bộ mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ cao nhất 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

    Như vậy, miền Bắc và miền Trung đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu hè 2015. Dự báo trong tuần này và kéo dài đến đầu tháng 6, có khả năng xảy ra đợt nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ lên tới 40-42 độ C tại khu vực từ Thanh Hóa đến Nam Trung Bộ.

    [​IMG]

    Người dân Thủ đô tỏ ra vô cùng mệt mỏi và tìm cách chống chọi với cái nắng nóng, oi bức đầu hè. Ảnh: Khỏe & Đẹp


    Cũng theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ ngày 27 đến ngày 3/6, miền Bắc và miền Trung phổ biến thời tiết đêm không mưa, ngày nắng nóng, riêng chiều tối và đêm ngày 30 có mưa rào và dông rải rác, đề phòng gió giật mạnh trong cơn dông. Nhiệt độ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Theo: VietnamNet

    Vậy 'SỐC NHIỆT' là gì?
    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)


    Sốc nhiệt (còn gọi là say nắng) là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt và là một cấp cứu y học. Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt bạn nên gọi cấp cứu 115 ngay lập tức và tổ chức sơ cứu nạn nhân cho tới khi nhân viên y tế tới.

    Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi, nhưng nó cũng rung một hồi chuông cảnh báo đối với các vận động viên trẻ khỏe.

    Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ hơn liên quan tới nhiệt như chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt, và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể tấn công/biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước.

    Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Định nghĩa y học của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,55 đC (105 độ F) với các biến chứng liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương xuất hiện sau tiếp xúc với nhiệt độ cao. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.

    [​IMG]

    Triệu chứng của sốc nhiệt

    Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,55 độ C (105 độ F). Nhưng ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.

    Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
    + Đau nhói đầu
    + Chóng mặt và choáng váng
    + Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng
    + Da đỏ, nóng và khô
    + Yếu cơ hoặc chuột rút
    + Buồn nôn và nôn
    + Nhịp tim (mạch) nhanh, tim (mạch) có thể đập mạnh hoặc yếu
    + Thở nhanh và thở nông
    + Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt
    + Co giật
    + Hôn mê

    Sơ cứu ban đầu sốc nhiệt

    Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.

    Trong khi đợi y tế đến, cần phải tiến hành sơ cứu. Đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.

    Nếu có thể được, đo nhiệt độ trung tâm cơ thể của bệnh nhân và bắt đầu tiến hành sơ cứu bằng cách làm mát để hạ nhiệt độ trung tâm cơ thể xuống 38,33 – 38,88 độ C (101 - 102 độ F). Nếu không có nhiệt kế, không do dự tiến hành sơ cứu.

    Bạn có thể thực hiện các phương pháp làm mát sau:

    + Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước
    + Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
    + Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

    Nếu hỗ trợ y tế tới muộn, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.

    Khi bạn đã hồi phục sau sốc nhiệt, bạn có thể nhậy cảm hơn với nhiệt độ cao trong các tuần tiếp theo. Vì vậy, tốt nhất là tránh thời tiết nóng và tập luyện nặng cho tới khi bác sĩ nói với bạn rằng bạn đã an toàn để quay lại các hoạt động bình thường.

    Các yếu tố nguy cơ sốc nhiệt

    Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính, hoặc những người uống quá nhiều bia rượu.

    Sốc nhiệt có liên quan chặt chẽ với chỉ số nhiệt (heat index), chỉ số nhiệt là một đại lượng đo lường xem bạn cảm thấy nóng như thế nào khi những ảnh hưởng của độ ẩm tương đối và nhiệt độ không khí được kết hợp. Độ ẩm không khí trên 60% làm cả trở việc đổ/bài tiết mồ hôi do đó làm cản trở khả năng tự làm mát của cơ thể

    [​IMG]
    Các mức độ cảnh báo của chỉ số nhiệt (heat index)


    Nguy cơ rơi vào các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt tăng đáng kể khi chỉ số nhiệt leo lên tới trên 90 độ. Vì vậy, điều quan trọng (đặc biệt là trong đợt nóng) là chú ý tới chỉ số nhiệt được báo cáo, và cũng cần nhớ rằng tiếp xúc hoàn toàn với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng chỉ số nhiệt được báo cáo lên 15 độ.

    Nếu bạn sinh sống ở khu vực đô thị, bạn có thể đặc biệt dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài, đặc biệt nếu điều kiện khí quyển trì trệ (không có gió) và chất lượng không khí kém. Hiện tượng mà được gọi là “hiệu ứng đảo nhiệt” (nhựa đường và nhà kho bằng bê tông bị đốt nóng vào ban ngày và chỉ tỏa dần nhiệt vào ban đêm) làm cho nhiệt độ ban đêm cao hơn.

    Các yếu tố nguy cơ khác kết hợp với các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt bao gồm:

    + Tuổi: trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương do nhiệt bởi vì họ thích nghi với nhiệt chậm hơn so với những người khác
    + Tình trạng sức khỏe: các bệnh lý tim, phổi hoặc thận, béo phì hoặc thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm, nghiện rượu, bỏng nắng, và bất cứ tình trạng nào gây sốt... đều rất dễ bị tổn thương do nhiệt
    + Thuốc: khi sử dụng các thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, các thuốc kích thích, thuốc chống động kinh, thuốc tim mạch và huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc co mạch), và các thuốc điều trị bệnh tâm thần (thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần)... làm tăng nguy cơ tổn thương do nhiệt. Ma túy (cocain, methamphetamin) cũng liên quan tới việc tăng nguy cơ bị sốc nhiệt.

    Những người có bệnh đái tháo đường - có nguy cơ cao phải vào cấp cứu, nhập viện, và tử vong do các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt – thường đánh giá thấp nguy cơ của họ trong đợt nóng.

    Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng sức khỏe và thuốc men của bạn có thể ảnh hưởng tới khả năng đối phó với nhiệt độ và độ ẩm cao (đặc biệt trong các đợt nóng).

    Dự phòng sốc nhiệt

    Khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Nếu bạn phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt theo các bước sau:
    + Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, và đội một chiếc mũ rộng vành
    + Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (sun protection factor_SPF) trên 30
    + Uống nhiều nước để tránh mất nước, nói chung khuyến cáo mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, nước trái cây, hoặc nước rau... Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích sử dụng/bổ sung đồ uống thể thao giầu chất điện giải trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao (trong các đợt nóng)
    + Thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung khi tập luyện hoặc đi bộ ngoài trời. Khuyến cáo chung là uống 710 ml nước 2 giờ trước khi tập luyện, và cân nhắc bổ sung 240 ml nước hoặc đồ uống thể thao ngay trước khi tập luyện. Trong khi tập luyện, bạn cần uống 240 ml nước mỗi 20 phút, ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
    + Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày, hoặc vào buổi sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn.

    Các biện pháp dự phòng sốc nhiệt khác bao gồm:

    + Theo dõi màu sắc nước tiểu của bạn. Nước tiểu sẫm màu hơn là một dấu hiệu mất nước. Hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì nước tiểu có màu rất sáng (nước tiểu trong)
    + Đánh giá trọng lượng của bạn trước và sau mỗi hoạt động thể lực. Theo dõi trọng lượng nước bị mất có thể giúp bạn xác định được cần uống bổ sung bao nhiêu nước để bù lại.

    Tránh chất lỏng có caffein hoặc cồn bởi vì cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt. Ngoài ra, không uống thuốc muối khi không có chỉ định của bác sĩ. Cách dễ nhất và an toàn nhất để bồi phụ muối và các điện giải khác trong đợt nóng là uống đồ uống thể thao và các loại nước trái cây.

    Đi khám bác sĩ trước khi tăng chế độ uống nước hàng ngày nếu bạn có bệnh gan, thận, tim hoặc động kinh (là những bệnh lý cần hạn chế uống nước), hoặc có vấn đề về giữ/tích nước.

    Nếu bạn sinh sống trong một căn hộ hoặc ngôi nhà không có quạt hoặc điều hòa không khí thì hãy cố gắng dành tối thiểu 2 giờ mỗi ngày (trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày) để tới môi trường có máy điều hòa (siêu thị, bưu điện, ngân hàng, thậm chí nhà hàng xóm...) hoặc những nơi râm mát... Tại nhà, đóng cửa rèm, che chắn cửa, hoặc hạ mành... trong thời gian nóng nhất trong ngày, và mở cửa sổ vào ban đêm ở hai cạnh của ngôi nhà để tạo sự thông gió.

    Nguồn tham khảo

    1. Familydoctor.org: "Heat Exhaustion and Heatstroke. What causes heat exhaustion and heatstroke?"
    2. American Academy of Orthopaedic Surgeons: "Heat Injury and Heat Exhaustion."
    3. CDC: "Frequently Asked Questions (FAQ) About Extreme Heat."
    4. National Institute on Aging: "Hyperthermia: Too Hot for Your Health."
    5. U.S. Department of Homeland Security/Federal Emergency Management Agency: "Are You Ready? Extreme Heat."


    ThS. BS. Lương Quốc Chính
    Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:

    Tên ebook: HEATSTROKE
    Tác giả: Robert S Helman, MD Director, Premier Care of Great Neck Urgent Care Center

    Người chế bản: thichankem
    Thể loại: y học - sức khoẻ
    Thời gian hoàn thành: 30/05/2015

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ebook này được thực hiện theo dự án “VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG” của Tủ sách Y học – Sức khoẻ trên diễn đàn TVE-4U.ORG

    Thân tặng tất cả thành viên diễn đàn TVE-4U, đặc biệt là các bạn ở ngoài miền Bắc và miền Trung. Xin gởi tặng các bạn một chút mưa đầu mùa ở Sài Gòn, mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua mùa hè nắng nóng đổ lửa của năm nay…


    Mến tặng “Siu Nhưn” vì những chỉ dẫn quý báu của anh, để ebook này có thể đến với bạn đọc một cách trọn vẹn nhất.

    Những thuật ngữ chuyên ngành, các bạn có thể tra cứu tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc comment bên dưới topic, chúng tôi rất vui lòng giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

    Trân trọng!


    Sơ lược nội dung:
    7 đề mục nhỏ, được trình bày bằng tiếng Anh, mục tiêu là cung cấp một số kiến thức khá chuyên biệt về dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm, cách xử trí nội-ngoại khoa-cấp cứu và hướng dẫn dự phòng trên người có nguy cơ cao. Đối tượng độc giả hướng đến là các bạn sinh viên y khoa, nhân viên cấp cứu hiện trường... nhằm hỗ trợ chẩn đoán và xử trí kịp thời cho nạn nhân.
    Mục lục:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/5/15
    gameaccBook, haist, lens9x and 8 others like this.
  2. mildboynt

    mildboynt Mầm non

    Cảm ơn người bạn trong Nam nhiều :)
     
    thichankem thích bài này.
Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này