Sơn Nam-Cây đại thụ của văn học văn, hóa Nam bộ

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 22-08-2009, 10:05 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thành viên mới

    Tham gia ngày: Jul 2009
    Bài gởi: 3
    Xin cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 7 lần trong 2 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Sơn Nam-Cây đại thụ của văn học văn, hóa Nam bộ
    [HR][/HR]
    SƠN NAM – CÂY ĐẠI THỤ
    CỦA VĂN HỌC, VĂN HÓA NAM BỘ


    Võ Văn Thành
    (Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay số 337 tháng 8 2009)​


    Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (nhân viên hộ tịch viết sai thành Phạm Minh Tày), khi đi kháng chiến, viết văn, ông ký với bút danh Phạm Anh Tài. Bút danh Sơn Nam bắt đầu xuất hiện khi ông lên Sài Gòn làm báo, viết văn, và hầu như ông chỉ dùng bút danh này ký dưới tất cả những gì mình viết từ đó cho đến khi qua đời. Ông sinh ngày Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link năm 1926 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang) trong một gia đình nghèo ở miệt thứ. Ông nội nhà văn từng sinh sống ở cù lao Ông Chưởng, Long Xuyên, sau dời cả gia đình xuống làng quê nơi ông sinh ra với lí do đi tìm sanh kế tốt hơn. So với các anh chị em trong gia đình Sơn Nam là người may mắn hơn cả vì được học hành tử tế.
    Sơn Nam học tiểu học ở thị xã Rạch Giá, sau khi thi đậu vào trường Công lập Cần Thơ, cha ông quyết định bán cả bộ lư thờ ông bà để sắm sửa cho ông đi học bất chấp dư luận trong dòng họ. Đây là một bước ngoặt dẫn đến sự thay đổi của cuộc đời ông sau này. Trong hồi ký của mình, nhà văn viết “Nếu không đi Cần Thơ, lòng yêu Tổ quốc của tôi chỉ là mong manh, quanh quẩn mấy gốc tràm với con cá lóc nướng trui và vài câu hát.” [Sơn Nam 2005: 76]. Nhờ được đi học, Sơn Nam đóng góp cho cách mạng không phải bằng cách trực tiếp cầm súng mà là cầm bút chiến đấu. Suốt cuộc đời viết văn, Sơn Nam đóng góp cho dân tộc theo kiểu riêng của mình như ông đã từng viết trong hồi ký: “Tôi phí thời giờ để làm chuyện tào lao, không dính dáng gì đến cuộc giải phóng đất nước này chăng? Xin lỗi! Tôi làm “văn nghệ” theo kiểu của tôi.” [Sơn Nam 2005: 418].
    Sơn Nam là bút hiệu do ông đặt để nhớ một kỷ niệm hồi nhỏ khi sinh ông ra, mẹ ông không có sữa, ông phải bú nhờ một người đàn bà Miên tốt bụng thuộc họ Sơn – một trong ba họ lớn của người Khmer. Nam là vì ông sinh ra ở miền Nam. Nhiều người giải thích tên Sơn Nam của ông là núi phía Nam. Những năm đi học ở Cần Thơ, ông chứng kiến nhiều sự kiện của đất đô thị Tây Đô như thực dân Pháp hành quyết thầy giáo yêu nước Phan Ngọc Hiển giữa lòng thành phố. Nhiều vụ bắt bớ, lục soát tìm bắt những người yêu nước, rồi bọn Nhật sửa soạn đảo chánh Pháp khiến ông phải suy nghĩ về thời cuộc.
    Năm 1945, sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung trường Công lập Phan Thanh Giản, ông dự định về lại Rạch Giá để tìm một chân thông ký thì cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Ông trở thành một nhà văn cách mạng tiên phong.
    Trong suốt 9 năm kháng chiến, bàn chân ông đi khắp đó đây tìm tài liệu học thêm, tìm nguồn cảm hứng để viết văn phục vụ văn nghệ nhân dân và quân khu. Trong thời gian này, sự nghiệp sáng tác của ông mới bắt đầu. Lúc này, ông đã có một tập thơ đăng trên tờ Lúa reo, truyện vừa Bên rừng Cù Lao Dung và ký sự Tây Đầu Đỏ (1952) đã nhận được giải nhất và nhì văn nghệ Cửu Long do Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ trao tặng. Đây là một thành quả bước đầu đáng khích lệ đối với ông. Thời kỳ này, nhà văn tham gia mở các lớp tập huấn chính trị sơ cấp, mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào miền Nam.
    Sau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Sơn Nam về lại Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link công tác theo sự phân công của tổ chức là ở lại trong lòng địch làm công tác văn nghệ. Ông “hội nhập” với giới ký giả Sài Gòn, ông viết để kiếm sống, và ông viết để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Cùng một lúc, Sơn Nam cộng tác với nhiều tờ báo ở Sài Gòn như các tờ: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống v.v… Ông bị chính quyền Sài Gòn cũ bắt giam vào trại cải huấn vì có dính dáng đến kháng chiến trước kia. Khi được thả ra, nhà văn tiếp tục làm báo, viết văn. Vừa viết báo cật lực để kiếm sống, Sơn Nam vừa chuẩn bị cho các tác phẩm dài hơi mà sau này ông thố lộ “Tôi định hướng ngay từ buổi đầu đến với nghề viết: viết về cuộc khẩn hoang miền Nam. Cả đời tôi đã đi theo định hướng đó và bây giờ vẫn tiếp tục.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Năm 1960-1961, Sơn Nam bị chính quyền Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). Ra tù, ông lại tiếp tục làm báo, viết văn, khảo cứu về Nam Bộ. Năm 1974, Sơn Nam lại một lần nữa bị bắt giam và tra tấn khi tham gia sự kiện “Ký giả đi ăn mày” ở Sài Gòn để phản đối chiến tranh và việc đóng cửa các tòa soạn một cách vô lí. Ông bị bắt nhốt vài tháng rồi tự phá cửa ngục với một số bạn tù ra ngoài đón ngày giải phóng miền Nam.
    Sau 1975, Sơn Nam tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt ông có điều kiện để lao vào viết biên khảo về vùng đất Nam Bộ. Sơn Nam là hội viên Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một nhà văn hàng đầu của đất Nam Bộ. Đất nước thống nhất, ông có cơ hội ra Bắc với tư cách là người đại diện tiêu biểu cho văn hóa, văn học Nam Bộ. Những năm cuối của thiên niên kỷ thứ 2, ông tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ để kỷ niệm vùng đất Nam Bộ được thành lập 300 năm. Ông theo đoàn làm phim HTV ra tới Quảng Bình, lên đường mòn Hồ Chí Minh tìm đến phần mộ Nguyễn Hữu Cảnh rồi đích thân đọc điếu văn với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với tiền nhân đã có công khai phá đất Nam Bộ. Lúc nào ông cũng nói mình “đi chơi”, mặc dù ông đảm trách công việc quan trọng trong chuyến đi. Ông làm cố vấn về văn hóa phương Nam cho các hãng phim truyền hình và một phần nhỏ trong tác phẩm “Mùa len trâu” của ông được dựng thành phim. Sơn Nam được nhiều người yêu mến gọi là "ông già Nam Bộ", "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link", “ông già đi bộ”, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học" v.v….
    Cuộc đời Sơn Nam cũng như nhiều số phận tài hoa bạc mệnh khác. Càng về cuối đời cuộc sống càng chật vật, khó khăn. Nhà văn Đoàn Thạch Hãn phải xót xa: “Nhưng giá như những tháng ngày ngắn ngủi còn lại trên thế gian này, ông được đãi ngộ xứng đáng như những gì đã được tôn vinh để không như hoàn cảnh hiện tại cần 15 triệu đồng chữa bệnh mà chỉ còn biết nhờ báo chí kêu gọi các mạnh thường quân tiếp sức, trong khi có những quan chức Nhà nước dám bỏ ra hàng chục tỉ đồng trong cuộc đỏ đen. Đó không chỉ là nỗi buồn cho Sơn Nam mà còn là niềm tủi cho tất cả chúng ta.”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sơn Nam ra đi đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác và biên khảo đồ sộ.
    Thời kỳ ở chiến khu 9: Ông đi khắp nơi để tìm cảm hứng sáng tác, sống hòa mình vào không khí kháng chiến. Trong giai đoạn này ông cho ra đời tập thơ đầu tay đăng trên tờ Lúa Reo, truyện vừa Bên rừng cù lao Dungvà ký sự Tây đầu đỏ được giải thưởng cao do Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ trao tặng.
    Thời kỳ 20 năm ở giữa lòng đô thị (1955-1975): Sơn Nam viết truyện ngắn, tiểu thuyết là chủ yếu. Ngoài ra ông làm việc cật lực để viết về cuộc khẩn hoang miền Nam. Về thể loại truyện, tiểu thuyết, bút ký v.v… có các tác phẩm: Hương rừng Cà Mau tập 1 (1962), Chim quyên xuống đất (tiểu thuyết; Phù Sa 1963), Hình bóng cũ (truyện vừa, Phù Sa 1963), Hai cõi u minh (tập truyện ngắn, Hữu Nghị 1965), Vọc nước giỡn trăng(tập truyện ngắn, Thời Mới 1965), Xóm Bàu Láng (tiểu thuyết, Gái Đẹp 1968), Bà Chúa Hòn (tiểu thuyết, 1969), Vạch một chân trời (tiểu thuyết, Hồng Đức 1969), Trời nước bao la (Truyện vừa, Tuổi Hồng 1970),Người bạn triệu phú (tập truyện ngắn, Khai Trí 1971), Gốc cây, cục đá và ngôi sao (bút ký, Văn 1973). Về lĩnh vực biên khảo, khảo cứu, nhà văn có một số công trình như: Chuyện xưa tích cũ (viết chung với Tô Nguyệt Đình 1958), Tìm hiểu đất Hậu Giang (Phù Sa, 1959), Nói về miền Nam (Lá Bối- 1967), Người Việt có dân tộc tính không? (An Tiêm 1969), Văn minh miệt vườn (An Tiêm SG lần I-1970), Miền Nam đầu thế kỷ XX-Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân (Phù Sa 1971), Cá tính miền Nam (Đông Phố 1974), Phong trào duy tân Bắc-Trung-Nam (Đông Phố 1974).
    Thời kỳ sau 1975 cho đến khi qua đời, Sơn Nam tiếp tục viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, nhưng biên khảo là chủ yếu. Nhà văn dành nhiều thời gian để sưu tầm nhiều tư liệu và viết về cuộc khẩn hoang miền Nam.
    Về thể loại truyện, tiểu thuyết, bút ký v.v… có các tác phẩm như: 26 truyện ngắn của Sơn Nam (Cà Mau 1987; Hương rừng Cà Mau 2, Trẻ 1997), Biển cỏ miền Tây (Tập truyện ngắn, Văn Nghệ Tp.HCM 2000),Hương rừng Cà Mau 3 ( Trẻ 1999), Ngôi nhà mặt tiền (tiểu thuyết, Trẻ 1992), Chuyện tình một người thường dân (Tiểu thuyết, Trẻ 1990), Âm dương cách trở (tiểu thuyết, Trẻ 1993), Tục lệ ăn trộm (tập truyện ngắn, Kiên Giang 1988), Theo chân người tình (bút ký, Tp.HCM, 1991), Một mảnh tình riêng (bút ký, Văn Nghệ 1993), Tuổi già (hồi ký, Văn học 1997), Dạo chơi (bút ký, Trẻ 1994), Từ U Minh đến Cần Thơ (hồi ký tập 1, Trẻ 2001), Ở chiến khu 9 (Hồi ký tập 2, Trẻ 2001), 20 năm giữa lòng đô thị (hồi ký 3, Trẻ 2005), Bình An (hồi ký 4, Trẻ 2005).
    Về lĩnh vực biên khảo, Sơn Nam cho ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Sơn Nam dịch thơ ông cha ta đánh giặc, Hà Sơn Bình 1978), Đất Gia Định xưa (Tp.HCM 1984), Đồng bằng sông Cửu Long-nét sinh hoạt xưa(Tp.HCM 1985), Nguyễn Trung Trực (viết chung với Lê Đình Kỵ, Kiên Giang 1987), Lịch sử đất An Giang (An Giang 1988), Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian (Long An 1990), Bến Nghé xưa (Văn Nghệ 1992),Đình miếu và lễ hội dân gian (Tp.HCM 1992), Văn minh miệt vườn (Văn hóa 1992), Gò Vấp-Sức mới trên đất xưa (Tp.HCM 1993), Lịch sử Đồng Tháp Mười-gửi những người đang sống (Võ Trần Nhã cb, Tp.HCM 1993), Gò Tháp Mười lịch sử (Du lịch Đồng Tháp 1994), Thuần phong mỹ tục Việt Nam (Đồng Tháp 1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (Văn Nghệ 1994), Một thoáng Việt Nam (Trẻ 1996), Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam(Trẻ 1997), Người Sài Gòn (Trẻ 1997), Danh thắng miền Nam (Đồng Tháp 1998), Ấn tượng 300 năm (Trẻ 1998), Sài Gòn lục tỉnh xưa (Tp.HCM 1998).
    Hai mươi năm ở giữa lòng đô thị lớn Sài Gòn, Sơn Nam đã thể hiện được bản lĩnh của người làm văn nghệ chuyên nghiệp, được đồng bào và nhiều giới yêu mến. Trong thời gian này, Sơn Nam sáng tác rất nhiều truyện ngắn hay được tập hợp lại dưới tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. Tác phẩm đã gầy dựng được vị thế và uy tín của nhà văn, khi nhắc tới Sơn Nam, người ta nghĩ ngay tới Hương rừng Cà Mau. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam Bộ".
    Trong Một bức chân dungVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Sơn Nam đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình về nghề viết văn, ông cho rằng mỗi nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ đều có tâm hồn riêng và cảm hứng sáng tác riêng, hãy để cho họ tự do theo đuổi cảm hứng sáng tác của mình: “Tổ chức người làm văn nghệ lại thành một khối chặt chẽ, thiệt chẳng khác nào múc nước bằng hai tay hoặc bằng cái rổ. Thế nào rồi nước cũng chảy tuôn ra ngoài khuôn khổ” [Sơn Nam 2006: 222]. Kết quả của sự khuôn khổ là nhiều nhà văn, nhà thơ sống không nổi vì không khí ngột ngạt, suốt ngày phải hội họp, nghe chỉ thị mất thời giờ mà việc chính của họ là đi tìm cảm hứng để sáng tác lại bị bỏ quên. Để sống được trong cái tổ chức ngột ngạt đó, họ đành sáng tác cầm chừng hoặc xoay qua những nghề khác: “Vài bạn thi sĩ, văn sĩ xoay qua nghề phổ nhạc, luyện giọng hát, sử dụng nhạc khí hoặc… bình luận chánh trị… có bạn lại xung phong cầm súng, hy sinh tất cả.” [Sơn Nam 2006: 223].
    Sơn Nam từng nói: “Viết văn để viết văn, để yêu nước, chứ không nhằm mục đích nào khác!”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thật vậy, cả đời ông làm văn nghệ là để phục vụ quần chúng. Ông như con ong rừng gom từng giọt mật một để bồi đắp cho văn hóa, văn học Việt Nam thêm đa dạng; văn hóa, văn học Nam Bộ có sắc thái, có tiếng nói riêng.
    Để ghi nhận những đóng góp của Sơn Nam đối với nền văn hóa Nam Bộ, ngày 7-3-2004, tổng công ty du lịch Sài Gòn khánh thành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link tại làng du lịch Bình Quới 1 (Thanh Đa). Khi ông mất, một ngôi mộ trang nghiêm được xây dựng tại nghĩa trang ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương, phần nào thể hiện lòng kính trọng, tôn vinh đối với nhà văn tài năng đất Nam Bộ.




    Sài Gòn tháng 8/2009.​






    TÀI LIỆU THAM KHẢO:​


    • Sơn Nam 2005: Từ U Minh đến Cần Thơ-Ở chiến khu 9-Hai mươi năm giữa lòng đô thị-Bình an, NXB Trẻ.
    • Sơn Nam 2006: Quê hương-Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác, NXB Trẻ.
    • Huỳnh Công Tín 2007: Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB KHXH.
    • Sơn Nam, cả đời viết về cuộc khẩn hoang Nam bộ, bài phỏng vấn Sơn Nam.-Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    • Đoàn Thạch Hãn, Nhà văn Sơn Nam: Sống bằng hơi thở đất rừng U Minh.-http://www.thanhnien.com.vn, vanhoa, 14/02/2006


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sơn Nam, cả đời viết về cuộc khẩn hoang Nam bộ, bài phỏng vấn Sơn Nam.-http://phongvansonnam.blobspot.com/


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đoàn Thạch Hãn, Nhà văn Sơn Nam: Sống bằng hơi thở đất rừng U Minh.-Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, vanhoa, 14/02/2006.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sơn Nam 2006: Quê hương-Tây đầu đỏ & một số truyện ngắn khác, NXB Trẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]
     
    VinhChau thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này