Phật Giáo Sự thật - TT. Thích Chân Quang

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi luuvanhung, 20/11/13.

Moderators: mopie
  1. luuvanhung

    luuvanhung Lớp 1

    Hôm nay chúng ta cũng tiếp tục loạt bài Đạo Phật với Xã hội, đề tài là Sự thật. Vì chúng ta tu theo đạo Phật là chúng ta đi tìm sự thật, đi tìm chân lý nhưng mà trong cuộc đời của chúng ta vậy, rất nhiều lần chúng ta đã không tìm thấy được sự thật, không tìm thấy được lẽ phải. Chúng ta cũng thường nghe nói một người đó đi tìm chân lý có nghĩa là họ đi tìm lẽ sống, một triết lý gì đó rất là chân chính, rất là cao siêu, định hướng đúng cho cuộc đời của họ nên gọi là chân lý hay là lẽ phải hay là đạo lý.

    Như vậy đạo là một cái gì là sự thật, là lẽ phải chứ đạo không phải là một cái gì mơ hồ, huyền hoặc, dựng lên trên sự tưởng tượng; mà cái tính chất đó là tính chất của đạo Phật. Chúng ta vẫn thường nghe nói “đạo Phật là đạo thấy biết như thật”, ở đây là nền tảng của đạo Phật, đây là điều để chúng ta biết được cái đạo của mình đang đi theo. “Đạo Phật là đạo thấy biết như thật” nghĩa là sự thật như thế nào chúng ta sẽ thấy biết đúng như vậy, không bóp méo, không tô vẽ, không tưởng tượng, không thêm thắt. Nên Đức Phật Ngài có cái bình tĩnh khách quan đối với đạo lý mà Ngài tuyên giảng cho thế gian này, Ngài thách đố niềm tin và trí tuệ của mọi người.

    Còn thường thường đa phần, ví dụ khi một người nào họ dựng lên một triết lý, dựng lên một tín ngưỡng thì hầu hết là họ hay buộc người ta phải tin cho nhiều. Ví dụ họ lên một vị thần linh nào ở trên cõi sâu xa thì họ buộc mình cứ phải tin thôi, là có một vị thần tên như vậy, một vị Thánh Mẫu tên như vậy và chúng ta phải tôn thờ, người ở trên đó sẽ thưởng sẽ phạt chúng ta. Nên mỗi tôn giáo đều có thần thánh riêng của mình, mà có khi ý nghĩa thì giống nhau mà cái tên khác nhau cũng gây chiến tranh được.
    Ví dụ như cái tên Thượng đế của người đạo Do Thái cũng đặt ra 3, 4 tên; và Thượng đế của đạo Hồi có thể là tên A la; rồi Thượng đế của người Trung Hoa là Ngọc hoàng Thượng đế; rồi Thượng đế của mỗi đạo khác thì càng ngày người ta càng đặt ra nhiều cái tên. Và khi một tín ngưỡng họ đặt ra một Thượng đế như vậy thì họ buộc chúng ta phải tin, phải chấp nhận còn ở trong đạo Phật thì Đức Phật không có buộc chúng ta phải tin điều gì hết một cách dễ dàng; Ngài thách đố trí tuệ và niềm tin của mọi người. Ngài dặn chúng ta đừng tin điều gì hết mà chúng ta phải suy xét tất cả bằng trí tuệ cũng như bằng kinh nghiệm sâu xa của mình.

    Đây là điều khác nhau và Ngài nói rằng “Đạo Phật là đạo đến để mà thấy, đến để mà biết, không phải đến để mà tin”, nên nền tảng của đạo Phật là như vậy. Đi sâu vào trong đạo lý của đạo Phật thì vô vàn giáo lý mà chúng ta học mãi, học mãi, thực hành mãi cảm thấy nó vô cùng, vô tận. Nếu mà gom lại một vài kinh điển của đạo Phật thì chúng ta thấy có nhiều giáo lý căn bản thôi như: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Mười hai nhân duyên, Thất giác tri… Tuy nhiên để hiểu được những đạo lý đó, thực hành được những đạo lý đó thì một đời, một kiếp chưa đủ. Như nội Tứ diệu đế thôi và cái đế đầu tiên là Khổ thì nhiều khi mình suy tư cả một đời chưa hết...
     

    Các file đính kèm:

Moderators: mopie

Chia sẻ trang này