Hoàn thành Tam Quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung <Dịch giả: Phan Kế Bính> [Bộ 13 tập]

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi 4DHN, 11/7/17.

Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Siêu đao là đao cán dài cho võ tướng cỡi ngựa, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Dương Lệnh Công... đều dùng siêu đao.
    Long đao của Quan Vũ chẳng qua là trên lưỡi đao có hình con rồng xanh. Gọi vậy để nhấn mạnh cây đao đó chứ nó vẫn là siêu đao.
     
    Vi tieu bao, 4DHN, NQK and 1 other person like this.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tản mạn chút về đao...
    Đại đao: là đao bản lớn, phân biệt với đao bản nhỏ (katana là đao bản nhỏ). Đại đao có thể cán ngắn hoặc dài. Như cây Đồ Long Đao là đại đao cán ngắn, Thanh Long Đao là đại đao cán dài.
    Trường đao: là đao cán dài, có thể là đại đao như Thanh Long Đao hoặc cũng có thể là đao bản nhỏ như trường đao của Samurai.
    Đoản đao: dễ hiểu, chỉ là đao ngắn, như Hồ Điệp Song Đao.
     
    tran ngoc anh, 4DHN and NQK like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong bản của Đông A thì không có sửa
    upload_2017-8-2_7-1-5.png
    Đao là thứ chỉ được mài 1 bên cạnh, kiếm thì mài cả 2 bên.
    Nói về đao thì có lắm thứ đao lắm: miến đao, yêu đao, bội đao, mã đao (tức mã tấu)... lại có trảm mã đao
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi đang làm theo bản của Đông A rồi, bỏ qua luôn bản ở topic này.
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế những chữ như Giêm Độc... bác có sửa không? Cứ giữ nguyên nó mới có bản sắc của bản 1959.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/8/17
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đao để chém và lưỡi cong, kiếm chủ yếu để đâm do lưỡi thẳng lực chém và nhát chém không bằng đao. Với lại đao thường bản to và dày hơn, kiếm thì bản nhỏ và mỏng nên nhẹ nên lực chém của đao nặng, kiếm nhẹ hơn nên dễ đâm hơn. Đao chém kiếm đỡ thì kiếm dễ gãy.
    Kiếm vẫn có loại mài bén một bên.
    Kiếm đại diện cho quân tử vì ngay thẳng. Đao đại diện cho anh hùng vì dũng mãnh.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Miến đao thì lưỡi cũng thẳng vậy, giống như 'phớ' bây giờ.
    Kiếm mài bén 1 bên thì chắc là kiếm Nhật, người ta cũng chẳng biết xếp nó vào loại đao hay kiếm vì lưỡi hơi cong và mài 1 bên. Giờ đấu kiếm có loại kiếm chém, kiếm đâm...
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Katana là cách đọc của chữ đao (刀) đấy.
    Đường đao (Tang Dao) cũng thẳng nhưng phần đầu hơi cong và mài 1 bên. Tụi TQ nó nói Đường đao là ông tổ của katana.
    Đường đao đây
    [​IMG]
    :D
     
    Trọng Vũ and tran ngoc anh like this.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Kiếm Nhật thì không chỉ có katana mà còn có wakizashi, taichi... thậm chí thương, giáo cũng xếp vào loại Nihonto (Nhật bản đao). Nhưng 1 số nhà phân loại họ không cho đó là đao.
    Trên wiki nó viết thế này
    upload_2017-8-2_9-3-4.png
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Wakizashi còn gọi là Kodachi 小太刀 (tiểu thái đao).
    Naginata 薙刀 là thế đao.
    Tantou 短刀 là đoản đao.
    Hán tự nó ghi rất rõ ràng, gần như đúng với quy định về hình dáng và kỹ thuật sử dụng.
    :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/8/17
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Để nguyên hết, tuy nhiên chắc vẫn không thể giống 100% do cách đánh tên không thống nhất, như Huyền-đức, Huyền Đức, có khi sẽ phải thống nhất thành Huyền Đức hết. Còn địa danh sẽ để kiểu Kinh-châu thay vì Kinh Châu. :D
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nói chung các họ kép, tên kép trong sách này chỉ viết hoa chữ đầu, như Gia-cát, Vân-trường, Khổng-minh... vậy viết là Huyền-đức mới thống nhất. Còn Lưu Bị thì là cả họ và tên nên viết hoa hết.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đến thương, giáo, mâu, kích họ cũng xếp hết vào loại đao:D.
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có chỗ viết Tôn-toản, trong khi Công-tôn là họ kép. Nếu viết đầy đủ là Công-tôn Toản hay Toản thì không nói làm gì. :)
     
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nó xếp vào bộ QUA 戈.
    Qua là vũ khí cán dài cơ bản cho mấy cây đó.
    [​IMG]
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế thì là chỗ đấy viết sai. Còn nếu viết là Công Tôn Toản thì cũng sai quy tắc nốt.
    Nhưng một số tên như Văn Đài, Bản Sơ... là tên hiệu mà thường viết hoa hết, vậy là cũng sai quy tắc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/8/17
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu vậy thì nói làm gì. Thấy trên wiki họ xếp thế này:
    Yari (槍, やり, Thương) là loại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thời cổ của Nhật Bản có lưỡi thẳng nhưng trên thực tế thì nó được xem là một loại Đao Nhật Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (日本刀, にほんとう) trong hình dáng của một cây giáoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và là vũ khí rất phổ biến trên chiến trường Nhật Bản thời trung đại.
    Xem hình thì ra qua, mâu, sản... đều thuộc họ yari.

    Kiếm cong thì có đà kiếm, ngô câu kiếm... nhưng không biết được mài sắc mấy cạnh.
    Lại có loại khoái đao của Điền Bá Quang trông như lưỡi phảng.
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [/QUOTE]
    Yari xuất hiện sau đời Đường, Nhật lúc này bắt đầu dùng Hán tự và văn hóa nhà Đường nên ảnh hưởng.
    Nó cũng ghi rõ là đao trong hình dáng giáo, tức cán dài lưỡi thẳng. Nhưng giáo TQ lưỡi ngắn, hạn chế khả năng chém, trong khi Yari lưỡi dài có thể phạt ngang được.
     
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giáo khác với thương đấy, thương lưỡi cũng khá dài có thể chém được.
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thương chủ yếu đâm thọc, chém không có lực.
    Người ta nghĩ ra kích là để dung hòa giữa đao và thương, vừa có mũi để đâm, vừa có cạnh để chém nhưng vẫn nhẹ hơn đao.
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088

Chia sẻ trang này