Kinh điển Lịch sử - Dã sử Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung <Tử Vi Lang dịch thuật>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học Trung Quốc' bắt đầu bởi 4DHN, 1/12/16.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cover.jpg
    upload_2016-12-16_20-7-11.png

    VÀI LỜI DỊCH GIẢ

    Văn-hóa Trung-hoa là một nền Văn-hóa cố cựu vào bậc nhất hoàn-cầu. Văn-minh Trung-quốc là nền Văn-minh đã trải qua hơn bốn ngàn năm. Văn-học nghệ thuật do đó, được phong phú vô cùng.

    Trong lãnh-vực Văn-chương, nhà phê bình lỗi lạc nhất Trung hoa đã lựa được bảy Văn-phẩm, kiệt-tác gọi là “Thất Tài-tử-thư”. Theo thứ tự thời-gian đó là:

    Nam Hoa Kinh của Trang-Tử
    Văn Ly Tao của Khuất Nguyên
    Sách Sử-Ký của Tư-Mã Thiên
    Thơ Đường-Luật của Đỗ-Phủ
    Truyện Thủy-Hử của Thi Nại Am
    Tiểu-thuyết Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ
    Truyện Tam-Quốc-Chí diễn-nghĩa của La-Quán-Trung (theo truyền thuyết, chưa chắc chắn).

    Trong 7 văn-phẩm trên đây, “Tam-quốc-chí diễn-nghĩa” được tôn lên làm “Đệ Nhất tài-tử-thư”, thì đã rõ giá-trị của bộ tiểu-thuyết ký-sự này. Nó quả bao gồm được hai cái hay: phần tự-sự xuất sắc hơn “Sử-ký”, phần văn thơ hay không kém “Tây-Sương”.

    Vì thế, chúng tôi chẳng tỵ hiềm thiển học vô tài, cố gắng dịch ra Việt-văn để cống hiến đọc-giả. Nhận thấy những bản in chữ đồng tối tân ngày nay không được đầy đủ, sợ có phần “tam sao thất bản”, chúng tôi đã phải lấy hai bộ Tam-quốc in bản đá sau đây, rồi đối chiếu từng trang mà dịch: Bộ “Tam-quốc-chí diễn-nghĩa” do nhà “Thiên-Bảo thư-cục” xuất bản tại Thượng-hải năm Dân-quốc nhị-niên (1912) và bộ “Tam-quốc diễn-nghĩa” của nhà “Cầm-Chương đô-thư-cục” cũng ở Thượng hải. Hai bộ này chúng tôi may mắn tìm mua được của hai cụ già di-cư.

    Tuy nhiên, đọc kỹ từng trang, thấy hai bộ này vẫn chưa được... cũ lắm: Còn thiếu những đoạn, những bài thơ đề mà chúng tôi từng được nghe Nội-tổ, Gia-nghiêm và các bậc phụ chấp kể hoặc ngâm... hồi dịch giả còn thơ ấu. Các cụ đã đọc một bộ Tam quốc mà chúng tôi không nhớ rõ là xuất bản năm nào, tại đô thị nào bên Tầu chỉ nghe nói là in từ đời nhà Thanh. Bộ này có lẽ là cũ nhất, đầy đủ hơn cả, nhưng giờ đây còn biết tìm ở đâu nữa. Vậy nhớ thêm được chỗ nào, chúng tôi xin ghi thêm. Với trình-độ Hán-học thấp kém, với cây bút vụng về, chúng tôi chỉ cố gắng tạo cho bản dịch này hai đặc-điểm sau đây:

    1) Tận dụng tiếng “Nôm”: Chỉ danh từ nào không thể dịch nổi (vì tiếng Nôm không có) chúng tôi mới để nguyên văn Hán-Việt. Câu nào hàm-súc quá, phải dịch dài hơn nguyên-văn (có những bài thơ Ngũ ngôn phải dịch nôm thành Thất-ngôn là vì thế). Mục đích là cho hợp với các bạn thanh-niên tân-học ưa thích cổ-văn.

    2) Để hưởng ứng công cuộc “thống-nhất ngôn ngữ” ba miền hiện nay, chúng tôi lựa dùng đủ âm vận Bắc, Trung, Nam. Thí dụ: Bỏ tiếng “Giời” dùng tiếng “Trời”, bỏ tiếng “vô” dùng tiếng “vào”; “lời nói” thay cho “nhời nói” v.v...

    Về phần lời bàn, chúng tôi cũng đã có lần toan viết thêm lời bàn của mình để “luận cổ suy kim”, đem gương người xưa đối chiếu việc đời sau, (cũng như có người đã “bàn Tam-Quốc” bằng cách: dùng cái gương chính trị đời nay mà soi rọi tâm cơ nhân-vật xưa và giải-thích những sự việc đời Tam-Quốc). Nhưng rồi chúng tôi... lại thôi. Vì nghĩ rằng: Một áng văn-chương có giá-trị cao tới bất hủ, tuy có thể sống mãi đời đời... nhưng “bỉ nhất thời, thử nhất thời”, luật Tạo-Hóa biến đổi dần dần, thì sự việc cổ kim đâu có giống hệt nhau được? Nhất là lòng người xưa chưa hẳn giống bụng dạ người đời nay. Suy bụng ta ra bụng cổ-nhân, e có khi đắc tội. Cho nên chúng tôi cũng chỉ dịch nguyên văn phần “Thánh-Thán ngoại-thư” của ông Mao-tôn-Cương, mà không hề thêm thắt, “nói điêu” gì cả.

    Ngoài ra, để góp chút không-khí tươi vui cho các bạn thanh-niên thích truyện cổ, dưới mỗi trang, chúng tôi có mượn lời chú-thích của ký giả TH. G mà in vào. Những chữ này hoặc là dịch nguyên-văn của Mao-Tử và Thánh-Thán, hoặc do ký giả TH. G thêm vào, đều chỉ có mục-đích gây những nụ cười trên môi các bạn trẻ khi đọc truyện. Trộm nghĩ rằng: Các bậc lão-thành nghiêm-nghị có để mắt tới những giòng chữ nhỏ ấy, chắc cũng không nỡ chê trách.

    Rất mong quý vị túc-nho chỉ giáo cho những chỗ khiếm-khuyết, dịch-giả xin chân-thành cảm tạ.

    Sài-thành, tháng 8 năm 1959

    TỬ-VI-LANG

    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 16/12/16
    mrcake, big_daddy, khanh911 and 72 others like this.
  2. V\C

    V\C Lớp 4

    Bản bỏ gạch nối các từ ghép cho dễ đọc. EPUB:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Hi các bác em có một thắc mắc là tên đệm của các nhân vật trong này toàn viết thường. Ví dụ như Tư mã Ý, Gia cát Lượng, theo lý thì phải viết hoa toàn bộ tên nhân vật chứ ạ?
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nguyên tắc cũ thì chữ đệm không cần viết hoa vẫn đúng, tiếng Việt cũng vậy.
    Nguyễn văn A, Lê thị B, Trần anh Dũng...
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/2/17
    Cải thích bài này.
  5. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Em chưa thấy viết vậy bao giờ, e nghĩ viết Hoa cả tên đệm sẽ đẹp mắt hơn
     
  6. V•C

    V•C Lớp 3

    Đẹp hơn
    Đồng ý, các cuốn tôi hiệu đính đều viết hoa cả.
     
  7. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Họ người Hoa có một số họ là họ đôi nên phải viết hoa như Tư Mã, Gia Cát, Nam Cung, Thượng Quan, Bách Lý v.v.. cả họ Việt cũng có nhiều họ đôi như Ngô Đình v.v...
    Tên người Việt chữ lót chỉ có văn và thị như Nguyễn văn Y, Trần thị Huệ v.v...
    Còn như Trần Anh Dũng thì là họ Trần tên Anh Dũng chứ không phải chữ lót là anh, nên cả tên Trần Anh Dũng phải viết hoa.
     
    nghiabros and kinhnhieuloc like this.
  8. V•C

    V•C Lớp 3

    Ngày trước thôi, giờ Văn hay Thị đều viết hoa tất.
     
  9. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Theo như bác nói thì tên của các nhân vật có từ 3 chữ trong truyện đều viết sai ạ
     
  10. cailubietdi

    cailubietdi Lớp 11

    Đối với tên người Hoa trong mấy truyện kiếm hiệp hay truyện lịch sử thì tên người Hoa không thấy dùng chữ lót nên phải viết hoa đầy đủ như Tư Mã Ý là họ Tư Mã tên Ý, Bạch Ngọc Đường là họ Bạch tên Ngọc Đường. Còn tên người Việt thì hay dùng chữ lót là văn hay thị. Tuy nhiên việc viết hoa luôn cả chữ lót chỉ là một thói quen. Như tên Nguyễn thị Ngọc Huệ. Thì người này họ Nguyễn tên Ngọc Huệ. Thị chỉ là chữ lót. Không phải họ Nguyễn Thị tên Ngọc Huệ hay họ Nguyễn tên Thị Ngọc Huệ.
     
  11. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Vậy thì bản ebook này nên hiệu đính vụ tên nhân vật, vì em đọc thì thấy tên 3 chữ đều ko viết hoa chữ giữa
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bản ebook này tôi mô phỏng lại sách in - xuất bản năm 1959, 1960, thậm chí giữ nguyên cả các dấu gạch nối cho nên không thể theo các ý kiến vừa bàn được. :P
     
  13. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Vâng, em hiểu ạ, bác có thể cân nhắc về việc tạo thêm ver 2 của ebook này không ạ?
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có Version của VC làm đó, thay hết tên, địa danh là xong thôi. Không nên làm thêm nữa. Tôi nghĩ, nên để chữ đầu là hoa hết. :D
     
  15. TyDH

    TyDH Lớp 3

    Vâng ạ, e đang đọc ver của VC, tuy nhiên tên vẫn còn tình trạng như em trình bày ở trên ạ.
     
  16. V•C

    V•C Lớp 3

    Thay tên thành Gia Cát Lượng hay Tư Mã Ý ...... thì không khó, nhưng mất cả đống time, nhân vật & địa danh nhiều như lông trâu.
    Ưng thì tự sửa thôi. Từ xuất hiện nhiều thì chạy lệnh, ít thì thủ công, vừa đọc vừa sửa.
     
    Ktc_nt thích bài này.
  17. memomii

    memomii Lớp 1

    Không liên quan nhưng các bác so với bản của cụ Phan Kế Bính thì thấy thế nào ạ?
     
  18. nhockon_cm

    nhockon_cm Lớp 1

    Ebook sao ko có bản đồ nhỉ?
     

Chia sẻ trang này