ĐL-Thế Giới LS-Thế giới Tâm thức Israel - Alon Gratch

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi silence00, 2/7/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    cover.jpg

    KHÔNG AI TRONG SỐ CHÚNG TÔI RỜI ĐI CÒN LÀ CHÚNG TÔI NHƯ TRƯỚC



    Vụ xét xử Adolf Eichmann đã được cho là động thái đầu tiên trong cuộc điều trị cho toàn thể quốc gia Israel. Nhưng một cuộc điều trị thật sự như thế này rất dai dẳng và phức tạp. Thường không thể đoán trước được diễn tiến và đôi khi còn trông thấy được cả những nguy hại. Như với trường hợp của Ka-Tzetnik, việc khuấy đảo những ký ức và rọi đèn pha vào hành trình tự vấn bản thân có thể vô cùng đau đớn. Hiếm khi nó có một kết thúc có hậu kiểu phim Hollywood. Đôi khi còn tồi tệ hơn cả tình trạng hiện tại, ít nhất là trong một thời gian, khi bệnh nhân bóc tách chính bản thân con người mình và có vẻ như không thể đưa chúng quay trở lại với nhau.

    Những cơ quan nghiên cứu xã hội của Israel đã phân tích, tìm hiểu ở mức độ sâu sắc nào đó cả những tác động ngắn hạn và dài hạn của vụ xét xử Eichmann lên xã hội Israel. Vào năm 1961, Israel không có truyền hình, nhưng radio phát thanh trực tiếp vụ xét xử và nhật báo đưa tin trong suốt chín tháng. Người dân nghe phát thanh trực tiếp ở nhà, trong quán cà phê, trong nhà hàng, và trong các cửa hiệu. Hơn 60% người Israel trên 14 tuổi nghe ít nhất là một phần của vụ xét xử, và đối với nhiều người nó đã trở thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời.



    Những nạn nhân sống sót của cuộc Đại thảm sát đến từ nhiều đất nước, độ tuổi, xu hướng tôn giáo khác nhau, các dạng thức bị tra tấn và những mất mát họ phải chịu đựng cũng vô cùng đa dạng, khi họ lần lượt đứng dậy từ một danh sách dài bất tận, rồi lần đầu tiên kể trước công chúng những gì họ đã phải trải qua ở các trại tập trung, thì toàn đất nước bị chấn động trong một cơn đồng nhất hóa kiểu thanh lọc và cảm thông. Những nhân chứng đã kể lại những chi tiết tra tấn, hành hạ tàn bạo đến kinh hoàng mà họ từng chứng kiến và trải qua, bao gồm cả bắn tập thể, cưỡng hiếp, thiến hoạn, những thi hài trần truồng của cha mẹ hoặc con cái, đói đến chết, và cảnh ăn gan người. Chốc chốc ở phòng xét xử lại có người trong đám cử tọa ngất xỉu đi và được tổ cấp cứu đưa ra ngoài. Gideon Hausner, công tố viên của vụ án, sau này đã viết lại rằng: “Nghe thôi cũng là một cực hình. Tôi cảm thấy gần như thể đang thở trong khí ga và mùi khét của thịt cháy.”



    Haim Guri, với nhiệm vụ đưa tin từ phòng xét xử, đã viết một câu nổi tiếng: “Không ai trong số chúng tôi rời khỏi đây còn là chúng tôi như trước nữa.” Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều đồng ý rằng những tác động của vụ xử án rất sâu sắc, dai dẳng, và mở rộng ra cả bên ngoài phòng xét xử và những người tham gia vụ xét án. Sử gia Hanna Yablonka kết luận rằng việc làm chứng của những nạn nhân sống sót đã in sâu vào trong tâm trí thế hệ trẻ Israel, đem lại sự thấu hiểu và chấp nhận rộng rãi hơn, sâu sắc hơn rất nhiều dành cho những đau đớn, giày vò của nạn nhân sống sót. Sau vụ xét xử - dẫn đến vụ hành hình của nhà nước duy nhất trong lịch sử Israel – những nạn nhân sống sót bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn khi kể những câu chuyện của họ. Yablonka gọi đây là sự “cá nhân hóa vụ Holocaust”. Nó không còn là về “6 triệu người” chung chung nữa, mà đúng hơn là về từng cá nhân nói lên nỗi đau đớn thống khổ của họ. Sự thay đổi này từ từ nhưng rất rõ ràng, và theo thời gian nó tỏ ra là một chuyển biến sâu rộng.



    Trong thập kỷ ngay sau vụ xét xử, các tác giả sinh ra và lớn lên ở Israel bắt đầu viết về Holocaust, giải quyết vấn đề như là một nhân vật xưng tôi thân thuộc trong những tiểu thuyết và những câu truyện của họ. Trước đây, các nhà văn nhà thơ viết những bài thơ trang nghiêm, mang âm hưởng anh hùng ca, và trên tất cả là đậm đà tính dân tộc, mang hơi thở của lòng tưởng niệm. Thì giờ đây, họ đang thêu dệt nên nỗi kinh hoàng về Holocaust trong dòng chảy tâm lý của các nhân vật. Một ví dụ kinh điển là tiểu thuyết của Yoram Kaniuk xuất bản năm 1969, Adam Ben Kelev, trong đó một người đàn ông bị đem đến một bệnh viện tâm thần sau khi cố bóp cổ một người phụ nữ. Người đàn ông này đã từng là một anh hề trong một rạp xiếc Đức và tận dụng tài năng của mình để sống sót trong một trại tập trung bằng cách trở thành thú đồ chơi của một sĩ quan Đức. Để làm cho tên Đức này hài lòng, anh ta học cách sủa, đi bằng bốn chân, và ăn bằng bát chó. Cuối cùng, anh ta đi bên cạnh tên sĩ quan kia như là con chó của hắn. Bi kịch là, chiến lược sinh tồn hạ đẳng này vẫn còn lưu lại trong một phần nhân cách của anh ta thậm chí là khi chiến tranh đã kết thúc, và anh ta không thể nào rũ bỏ nó đi được. Cuối cùng, không giống như nhiều nạn nhân sống sót bị đau đớn giày vò trong bệnh viện, người đàn ông này đã khỏi bệnh – chủ yếu thông qua một cuộc hội thoại khiến thanh lọc tâm hồn với một cậu bé tâm thần phân liệt cũng tin anh ta là một con chó.

    Nhưng một khi họ đã thoát ra từ phòng xử án, những nỗi đau của những nạn nhân sống sót không nằm ở trên giá sách. Trùng với thời điểm khi những ảnh hưởng từ phương Tây đang tăng dần, và đặc biệt là từ Mỹ, chủ nghĩa cá nhân, những câu chuyện về những cá nhân sống sót sau vụ Đại thảm sát xuất hiện khắp mọi nơi. Yom Hashoa Vehagvura, cho đến tận sau này là một ngày tưởng niệm quốc gia chính thức cho Sáu Triệu nạn nhân đã chết và cho lòng quả cảm của những chiến sĩ du kích, dần dần chuyển thành một buổi chỉ-và-kể mang tính cá nhân. Những chương trình quốc gia chuyển dịch từ việc làm cho công chúng quen với thực tế lịch sử về Holocaust đến việc đem trải nghiệm đó gần hơn tới các gia đình. Trường cấp ba, đã từng sẵn sàng tổ chức một ngày dã ngoại bắt buộc để đưa học sinh đến bảo tàng Holocaust ở Jerusalem, Yad Vashem, bây giờ bắt đầu tổ chức một chuyến bay cho chuyến đi kéo dài hàng tuần đến Auschwitz và những trại tập trung khác ở Ba Lan. Những chuyến đi “dã ngoại” này, một hoạt động phổ biến vào những năm 1990, cuối cùng cũng trở thành nghi lễ chuyển đổi đầy xúc động và có một chút đau thương nào đó đối với nhiều người Israel trẻ tuổi. Thông thường, những chuyến đi này được chuẩn bị trước hàng tháng trời về mặt kiến thức và tâm lý, kết hợp với chương trình của nhà trường. Tom Segev đã tham gia vào một trong số đó. Sau này, ông ấy đã báo cáo lại rằng trước chuyến đi một vài học sinh tỏ ra lo lắng rằng có thể họ chẳng cảm thấy gì trong những trại tập trung ấy. Nhưng đó hóa ra lại là một mối lo không có cơ sở: chẳng sớm thì muộn trong chuyến đi này, mỗi một và mọi học sinh cũng đều suy sụp, và hầu hết là không chỉ một lần. Bình luận về những chuyến hành hương của học sinh như thế này để “khám phá ra “nguồn gốc” của họ”, tác giả David Grossman viết: “Đối với những người Do Thái trẻ không theo đạo, Holocaust thường trở thành một yếu tố trung tâm trong bản sắc dân tộc của họ.” Nhận thức về tác động mạnh mẽ của những chuyến đi tham quan về nguồn này đối với tâm thức những người Israel trẻ, vào năm 2011, Bộ Giáo dục Đào tạo của Israel tuyên bố một kế hoạch hỗ trợ cho chuyến đi đối với những học sinh cấp ba không có khả năng chi trả cho nó.

    Lời nhắn của mod:
    Sau thời gian bị ẩn vì sách mới, tác phẩm được đưa trở lại diễn đàn vào tháng 3 năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 5/3/20
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nhanh thật :) mới thấy bên trang kia hôm qua.
     
  3. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Mới đó đã 4 năm nhìn thấy topic nay mod cho hiện lại thấy bồi hồi quá. :)
     
    Zecks thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này