Tản mạn cuối năm cùng nhà văn Sơn Nam (Bình Nguyên Trang)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 17-11-2008, 09:19 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Tản mạn cuối năm cùng nhà văn Sơn Nam (Bình Nguyên Trang)
    [HR][/HR]
    Tản mạn cuối năm cùng nhà văn Sơn Nam

    Theo chân một đồng nghiệp, tôi tới thăm nhà văn Sơn Nam. Mấy năm nay ông nằm trên giường bệnh, sau một tai nạn xe cộ hồi cuối năm 2005. Xung quanh ông toàn là sách, báo. Đọc là thói quen không thể dứt bỏ của ông mỗi ngày.

    [​IMG]


    Nhà văn Sơn Nam bên bức tượng bán thân của ông được dựng tại khu văn hóa - du lịch Bình Quới (TP HCM).

    Trông ông gầy, yếu, nhưng gặp khách thì vẫn chuyện trò tinh anh, vui vẻ. Và câu chuyện "con cà con kê" của ông dắt tôi đi từ thú vị này đến thú vị khác. Đụng đến vấn đề gì ông cũng có thể bàn luận rất hay, rất khúc chiết, cho dù đó là vấn đề chính trị, kinh tế hay văn hóa...

    Tôi nói, sắp tết rồi nên rất muốn nghe ông nói về cái tết phương Nam nó khác với tết miền Bắc ra sao. Ông cười mủm mỉm, bảo, chúng ta đang mất dần cái tết cổ truyền của dân tộc.

    Tết âm lịch mà vắng vẻ như chùa Bà Đanh. Người ta coi đó là cơ hội để đi chơi xa, đi du lịch. Đám thanh niên, đàn ông thì tụ tập để bài bạc. Không còn các phong tục tập quán như thăm hỏi ông bà, cha mẹ, cúng lễ tổ tiên. Nhà văn e rằng trong tương lai sẽ không còn... tết nữa. Nói đến đây ông chợt tư lự, suy ngẫm.

    Ông nói về hội nhập và cho rằng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa là cái giá phải trả cho sự hội nhập toàn cầu đối với các nước nhỏ, nền kinh tế chưa phát triển.

    "Mình mạnh thì hội nhập mình còn, nếu mình yếu thì rất khó mà chống đỡ cơn bão xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Không cẩn trọng, nguy cơ bị xóa nhòa bản sắc riêng là khó tránh khỏi".
    Nhà văn cho rằng tục lên chùa ngày tết của người Việt là rất đáng quý. Đạo Phật có cái thảnh thơi là ở chỗ đó. Người ta lên chùa lễ Phật và cũng tưởng chừng như có ông bà, tiên tổ mình ở trên chùa.

    "Lên chùa mà được gặp ông bà, tổ tiên mới hay chớ". Người Việt mình đi đâu cũng thương nhớ về cái bàn thờ ông bà, tiên tổ. Và ngày tết cũng chính là dịp bàn thờ ông bà được tôn vinh với hoa quả, khói nhang...

    Từ chuyện tết, "ông già Nam Bộ" Sơn Nam chuyển qua chuyện chính sự. Ông lo ngại về sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Đồng tiền, theo quy luật thị trường đang ngày càng chi phối cuộc sống.

    Người nghèo thiếu chỗ ở. Những anh xích lô, ba gác xưa từng kiếm sống bằng nghề này, nay thì thất nghiệp, dạt ra các vùng ngoại ô. Chúng ta sử dụng những công nghệ từ phương Tây mang tới. Những ngành nghề thủ công dần mất đi, rất đáng buồn.

    Dừng lại đôi chút, nhà văn gọi các con mang thuốc cho mình. Khách tưởng ông đau, mệt, cần uống thuốc, ai dè ông gọi thuốc lá để hút. Nằm trên giường bệnh đấy nhưng ông không bỏ được thói quen hút thuốc.

    Các con ông lo lắng nhưng vẫn chiều bố, mỗi ngày chỉ mang cho ông vài ba điếu. Châm điếu thuốc, ông rít một hơi sảng khoái, nhả khói và gảy điếu thuốc trên chiếc gạt tàn rất điệu nghệ.

    Chỉ một chi tiết ấy thôi cũng đủ để nhận ra phong thái ngang tàng, phóng khoáng trong con người ông vẫn còn nguyên vẹn, cho dù hình hài của ông hôm nay rất gầy guộc, mỏng mảnh. Hai hàm răng móm mém vẫn đủ để nhà văn pha trò hài hước.

    Đang chuyện chính sự lại ngoặt về chuyện tết, ông bổ sung thêm: "Tôi thấy lịch chưng tết bây giờ toàn chưng ảnh của Tàu, của Tây, không có cái gì là thuần túy Việt Nam cả".

    Rồi ông chỉ lên tường nhà chỗ ông nằm, có treo cuốn lịch ảnh rất lớn, trong đó có hình một chú bé bụ bẫm đeo tràng hạt trên cổ, bảo: "Tôi không thích cái lịch chưng như thế này. Trẻ con mà đeo tràng hạt nó nặng nề quá. Người Việt mình không tư duy như vậy".

    Rồi ông nói về cây mai, thứ cây hoa không thể thiếu trong ngày tết của người Nam Bộ. Cây mai vốn là thứ cây rừng được người ta mang về chưng tết, rồi dần dà thành thứ cây biểu trưng cho ngày tết. Người ta yêu quý cây mai vì nghĩ rằng nó có khí tiết. Nó giống như người quân tử...

    Bàn sang chuyện phim ảnh, tôi muốn hỏi ý kiến ông về chuyện phim "Mùa len trâu" vừa trượt giải Vàng tại Liên hoan phim vừa qua. "Mùa len trâu" được đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh lấy ý tưởng trong hai truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam là "Mùa len trâu""Một cuộc bể dâu". Bộ phim nổi tiếng này đã chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả cả trong và ngoài nước.

    Ông chỉ cắt nghĩa một cách đơn giản, đó là phim "liên doanh" có yếu tố nước ngoài nên có thể nhà tổ chức chưa muốn trao giải, để tôn vinh các phim trong nước.

    Rồi ông giải thích thêm: "Rất nhiều người hỏi tôi chữ "len" ở đây là nghĩa thế nào. "Len", theo tiếng Khơ-me có nghĩa là tháo ra, cởi ra. Tháo để trâu chạy được gọi là "Len Krabey".

    Ngày xưa người ta thương con trâu, quý con trâu như người thân, như bạn bè. Đêm đêm người ta còn giăng mùng để trâu ngủ tránh muỗi chích. Đến mùa nước nổi, người ta lùa trâu lên núi tránh nước. Tụi trẻ con thành thị hôm nay không thể nào hiểu được cảnh "len" trâu là như thế nào.

    Bởi vậy mà phim "Mùa len trâu" tôi mong muốn nhất là được chiếu cho đông đảo nhân dân mình xem, để thấy được cái hay, cái đẹp lạ lùng của đất nước mình, dân tộc mình".

    Tai nạn xe cộ xảy ra khiến ông phải phẫu thuật mổ sắp lại xương chân cũng là hồi ông đi làm cố vấn cho phim "Mùa len trâu" và phải bỏ về dở chừng. Ông khen đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh rất hiểu biết về văn hóa sông nước của Nam Bộ.

    Được coi là một "nhà Nam Bộ học", nhà văn Sơn Nam thường được mời làm cố vấn cho những phim có cảnh quay ở Nam Bộ, đề cập đến đời sống con người, thiên nhiên, văn hóa Nam Bộ.

    Với ông, những ngày đi làm cố vấn cho phim "Người tình" (một siêu phẩm điện ảnh được yêu thích trên toàn thế giới kể về mối tình của một cô gái người Pháp với một thanh niên người Hoa trong bối cảnh miền Nam Việt Nam, dựa theo tiểu thuyết "Người tình" của nữ nhà văn Macgarit Duras Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link...) là thú vị nhất.

    Phim đó hay nhất là ở chỗ người ta phục hồi lại được những chiếc xe cổ, không gian cổ Nam Bộ và bến phà Bắc Hậu Giang rất đúng tinh thần Nam Bộ. Ông kết luận: "Phim đó hay vì họ bỏ ra nhiều tiền để làm".

    Bình luận về phim Việt Nam, ông chê thẳng thừng là rất dở, rất thiếu đồng bộ. Muốn có một bộ phim hay, kịch bản phải tốt. Mà thường là kịch bản phải bắt đầu từ tác phẩm văn học, phải đậm chất văn học.

    Trong khi đó, tác phẩm văn học hay lại không nhiều. Nhà văn định nghĩa: "Một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm phải có thực chất", rồi ông đọc hai câu thơ: "Dù ai quyết chí tu hành/ Không về Yên Tử không đành lòng tu", ý nói văn học cũng như một cái đạo, tu là phải tu tận gốc, phải thực chất, không ảo, không phù phiếm.

    Đã viết văn, đã là nhà văn phải có một hệ thống ngôn ngữ riêng, phải giữ được giọng của mình, đừng bắt chước. Ông chê một nữ nhà văn Nam Bộ, lấy chồng là nhà văn miền Bắc, rồi viết văn cứ bắt chước giọng Bắc: "Tôi không thích lối ấy".

    Tôi hỏi "ông già Nam Bộ" lâu nay ông có đọc tác phẩm của nhà văn trẻ không. Ông chìa một cuốn sách mới nhất của Thu Nguyệt vừa được tác giả tới thăm và tặng cho khách xem và nói: "Tôi cũng đọc tương đối nhiều tác phẩm của nhà văn trẻ. Nhưng phải nói thật là nhiều cái không xuất sắc. Tôi thích Nguyễn Ngọc Tư. Nó viết được nhưng "hơi quê". Nó viết đặc sệt Nam Bộ. Vì cha mẹ nó sống ở trong này. Khi nó sinh ra thì tụi Mỹ đi rồi. Nhưng nó hiểu được vùng đất mà cha mẹ nó đã sống".

    Bàn về văn chương cũng là bàn về văn hóa mỗi vùng miền. Thấy tôi người Bắc, ông quay sang nói chuyện về những kỷ niệm của ông gắn với Bắc kỳ. Trong đó kỷ niệm đáng nhớ nhất là hồi ở chiến khu Nam Bộ ông đã có thời gian sống cùng nhà thơ Nguyễn Bính. "Ông Nguyễn Bính làm thơ hay hơn cả ca dao".

    Rồi kỷ niệm về chuyến ra Bắc đầu tiên, xúc động với những "lễ nghĩa" của người Bắc dành cho mình. "Năm 1976 tôi ra Hà Nội, cụ Đào Duy Anh vời tôi đến nhà chơi. Cụ đích thân pha trà mời tôi, bày tỏ lòng quý mến. Và cụ dặn một câu duy nhất: "Viết cho cẩn thận".

    Những nguyên tắc đối nhân xử thế của người miền Bắc và người miền Nam rất khác nhau. Cái câu "nhịn miệng đãi khách" tôi thấm thía lần đầu là đến chơi nhà một người bạn. Anh thết đãi tôi bữa ăn. Nhưng tôi để ý thấy vợ và con anh đứng ngoài nhìn vào khiến tôi cảm động không ăn được. Nó khác với người Nam Bộ, có gì trong nhà thì bày ra rồi cả chủ và khách cùng ăn".

    Hầu chuyện "ông già Sơn Nam" thoắt cái đã hết một buổi sáng. Ông say sưa câu chuyện đến nỗi người nhà phải nhắc ông nghỉ ngơi vì sợ ông mệt. Những câu chuyện của ông tưởng chẳng ăn nhập gì nhưng thực ra là những kiến thức văn hóa quý báu mà cả cuộc đời viết văn cần mẫn như con ong ông đã tích lũy được nhờ kiến thức, hiểu biết và quan sát.

    Tạm biệt ông sau một buổi sáng cuối năm, trời Sài Gòn rực rỡ nắng, tôi chợt bùi ngùi khi nghĩ, người Nam bộ sẽ cảm thấy thế nào nếu thiếu vắng đi "bà đỡ tinh thần" của mình. Nhà văn Sơn Nam đã dành cả đời mình cho những trang viết tôn vinh vẻ đẹp văn hóa, con người Nam Bộ.

    Khi tôi chào ông ra về, ông còn lưu luyến nói thêm: "Cô ở Bắc vào, đi đâu thì đi nhưng nhớ phải đến Hà Tiên. Phong cảnh Hà Tiên đẹp không kém bất cứ nơi đâu trên đất nước mình".

    Tôi hiểu, ông nhắc tôi tới Hà Tiên, cũng là nhắc về một nỗi nhớ không nguôi ngoai trong lòng ông. Mảnh đất Kiên Giang chính là nơi ông sinh ra, là nơi tuổi thơ và tuổi trẻ của ông ở đó. Nỗi nhớ quê nhà ấy thường trực trong ông, dẫu hôm nay ông đã ở tuổi 80 và đang sống "giữa lòng phố thị"

    Bình Nguyên Trang

    (Nguồn: Website Công an Nhân dân)

    -----------------------
    Chú thích của Goldfish:
    [1] Phiên ân hay viết sai? Theo Wikipedia thì tên nhà văn này là Marguerite Duras.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 17-11-2008 lúc 09:23 AM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 17-11-2008, 10:03 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này