Trà phiếm Tết là của Việt Nam

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 20/1/20.

Moderators: amylee
  1. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Dạ, hông biết mọi người có biết một biến thể ở miền Tây không ạ, ở đó họ gói bánh tét mà nhân đủ màu, vị cũng khác miền Trung.
    [​IMG]

    Bánh tét miền Trung thì được cái dễ chiên hơn món bánh chưng :D hồi nhỏ mình thích ăn bánh tét chiên lắm, giờ đỡ nhiều rồi. Ở chỗ mình Tết là phải có bánh tét ăn với củ kiệu như bạn Quỳnh nói. Khách vào đói bụng mang ra vài cây bánh, ăn kèm củ kiệu, mắm ngon là hết sẩy ^^
     
    Trúc Quỳnh Đặng, TĐT and 4DHN like this.
  2. babylon

    babylon Lớp 4

    Bộ Đại Việt sử lược này Khuyết danh - Bộ sử sớm nhất
     
  3. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Bác nhạy cảm quá, từ riêng của Việt Nam thì nó vẫn là từ riêng của Việt Nam thôi, đâu phải vì gọi Tết Tây, Tết Tầu như thế mà không còn là từ riêng của Việt Nam nữa. Và như thế cũng chẳng có gì gọi là dâng hay để rịn văn hóa dân tộc cho người ta cả. Đối với một người nước ngoài hay nước trong mà biết Việt Nam và biết ít nhiều Tiếng Việt, khả năng rất cao là nói đến từ Tết thì đều biết nó là từ của Việt Nam, nói đến "ngày tết" người ta cũng biết đó là một ngãy lễ lớn của Việt Nam. Đâu có gì mất đi đâu?
     
    TĐT thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu nói về Việt Thường thị thì còn 1 lần cống tiến được ghi chép nữa:
    Thông chí của Trịnh Tiều thời Tống (1127-1279): “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch.”
    Các vị làm sử của VN cũng hay căn cứ vào đó để xây dựng cái thuyết cho rằng lịch sử nước Việt dài gần bằng nước Tàu.
    Nhưng nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng Việt thường thị không phải Lạc Việt của VN bây giờ.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Gói khéo quá! Thế này thì vừa ngon vừa đẹp. Nhưng tôi vẫn nghĩ là khó gói hơn bánh chưng. Cái này thuần túy do cấu tạo thôi, không gian rộng thì dễ thao tác hơn không gian hẹp.

    Tại tôi thường ăn bánh tét của vùng Nha Trang thấy nhân rất ít, cùi rất dày. Còn bánh chưng hay bánh tét ăn với dưa hành, kiệu, dưa góp đều hợp cả.

    Củ kiệu và hành củ khác nhau nhé.
     
    TĐT and nhat1395 like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mời các bác ăn bánh chưng nhân cá hồi.
    [​IMG]

    Nghe nói còn có bánh chưng nhân trứng muối, tôm khô, lạp xưởng và cả thịt chó nữa.
     
    TĐT and nhat1395 like this.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Truyện cổ tích nhiều khi cũng có bóng dáng của một sự kiện lịch sử lớn. Rất nhiều truyện cổ tích của các dân tộc nhắc đến một vụ ngập lụt lớn hay đại hồng thủy, hay sóng thần gì đó. Hình như (tôi có đọc ở đâu đó nhưng không nhớ trong cuốn sách nào) 10k năm trước có một vụ.
     
    TĐT thích bài này.
  8. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Thú thật, sử 50 năm gần đây viết còn chưa chắc gì đúng nói chi đến sử hàng ngàn năm trước.

    Hồi xưa, tôi có đọc qua Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, đúng là đoạn đầu có nói Kinh Dương Vương là từ Trung Quốc chạy xuống phía Nam. Đọc tới đó là tôi vứt nó sang một bên rồi.

    Gửi từ Redmi 5 Plus của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    TĐT thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chưa thử những thứ này. Nhưng chắc cũng ngon. :D

    Đặc điểm của bánh chung là nấu rất lâu, như ở nhà tôi thì cứ phải đủ 12 giờ. Miếng thịt trong nhân được ninh rất kỹ nên rất ngon.
     
    TĐT thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Được cái là có nhiều nguồn để đối chiếu. Nhất là khi một kho lưu trữ tuyệt mật nào đó được giải mật.
     
    TĐT thích bài này.
  11. babylon

    babylon Lớp 4

    Ý kiến của Tôi đồng ý với Bác này - Và giờ cũng cần nhận định lại Người Việt cổ thuộc những Tộc( bộ lạc ) nào chứ chỉ quy về Phong châu hay Vũ Ninh là thiển cận :
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    TĐT thích bài này.
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cũng có phần đúng đó bác, khoảng 10000 năm trước có thời kỳ khí hậu ấm hơn, nước biển dâng lên cao- giờ còn dấu vết ở Hạ long hay Tam cốc đó. Tương ứng với thời đó là nền văn hóa Sơn Vi- Hòa Bình, người thời đó ở trong hang động trên núi cao.
    Bên Tàu có lẽ đó là thời Tam hoàng, ngũ đế hay Nghiêu Thuấn gì đó, thời đó voi còn sống nhiều ở lưu vực sông Hoàng hà nên có truyền thuyết voi cày ruộng cho vua Thuấn.
     
    TĐT thích bài này.
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Giải thích luôn đi bạn. Mà hình như bạn vẫn chưa chịu là Tàu rất giỏi khoản chôm chỉa nhỉ :D
     
    TĐT thích bài này.
  14. babylon

    babylon Lớp 4

  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chút suy nghĩ là như vầy, nước ta, dân tộc ta hiện tại kém cỏi so với phần còn lại của thế giới. Ngay cả dân Thái Lan của kiểu gen gần mình nhất thì họ cũng hơn mình, về nhiều mặt, chỉ thua mỗi độ máu trong chiến tranh. Nhưng mà không vì thế mà có nhiều người có tư tưởng bợ đít nước ngoài. Kiểu tư tưởng dễ dãi với người ngoài khắc khe với người trong. Ước gì được như Babylon nói, người Pháp cực ghét người Anh và tiếng Anh :D
    Thật ra mình đưa ra một số lập luận này nó để nói người Tàu chôm chỉa, nhưng thật mình cũng có bằng chứng đâu, tin là như vậy nhưng không thể chắc chắn được, biết đâu dân tộc mình yếu thiệt, chả tạo ra nổi một cái gì. Nhưng cũng biết đâu nó thiệt, vì có khá nhiều nghiên cứu mới chứng minh là như vậy. Mình rất thích những người làm nghiên cứu để “phục hồi” dân tộc như vậy.
    Nhưng buồn là quá nhiều thanh niên tỏ ý bên vực Tàu khựa, còn muốn không tin là bản chất chôm chỉa của anh hàng xóm là có thật nữa.
    Sống ở phương Nam mà lòng luôn ngóng về phương Bắc xa xôi haha.
     
    TĐT thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mình nói vậy thì họ cũng bảo là mình chôm chỉa của họ, do lòng tự tôn dân tộc của mình quá cao nên nhiều cái nhận là của mình sáng tạo ra. Như cái trống đồng chẳng hạn. Hay như cái Tết mà bạn bảo là từ riêng của người Việt.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trích 1 đoạn:
    Sản phẩm dễ thấy nhất của nhà nước dân tộc là tinh thần dân tộc, đôi khi khá thiên lệch. Tinh thần ấy đã phong tỏa và làm biến dạng mọi công trình khảo cổ trống đồng trên đất nước Việt Nam. Nó cô lập di vật Đông Sơn với các thành tựu khảo cổ trống đồng liên tục được cập nhật trong khu vực, từ Indonesia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, đến Trung Quốc. Việt Nam ngày nay, không ít người đặt cược vào trống đồng một nền văn minh bản địa thuần Việt rực rỡ, vĩ đại hơn văn minh Trung Hoa rất nhiều. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là một tín điều mang bản chất tôn giáo yếm thế và tự ti.
     
    TĐT thích bài này.
  17. babylon

    babylon Lớp 4

    Bác lược bỏ Phần Dưới còn gì hay nữa ?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    TĐT and tran ngoc anh like this.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đoạn này ấy hả bạn:
    Vào cuối những năm 70 tại Vân Nam – Trung Quốc, khảo cổ đã phát lộ dày đặc trống đồng tùy táng tiền Heger I (Pre Heger I). Trong vòng 20 năm sau đó học giới quốc tế hầu như đã đi đến kết luận văn hóa đồ đồng Đông Sơn xuất phát từ đầu nguồn sông Hồng.
    Đưa đoạn này vào khác gì bảo họ chửi mình chôm chỉa của họ.
    Như tôi có nói phần trên, cái con chim mà mình gọi là chim Lạc (chim nước) và hay hình dung thành cánh cò bay lả rập rờn trên những Lạc điền của người Lạc Việt, người ta lại bảo là một con chim rừng.
     
    TĐT thích bài này.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có nghiên cứu của Tây luôn hả, tưởng chỉ có mình mình tin là như vậy thôi chớ :D
     
  20. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi không hiểu tự tôn dân tộc là cái gì khi tất cả chúng ta đều đến từ Châu Phi?

    Gửi từ Redmi 5 Plus của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
     
    TĐT thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này