Phật Giáo Thất giác chi (Satta Bojjhanga) Hòa thượng Piyadassi

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi moreshare, 23/1/16.

Moderators: mopie
  1. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Thất giác chi
    (Satta Bojjhanga)

    Hòa thượng Piyadassi

    Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1974

    004-6X9-Stacked-Paperback-books-COVERVAULT.jpg
    Lời Mở Đầu

    Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống.

    Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi.

    "Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ

    "Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti".
    "Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế".

    Ðó là lời giải đáp vắn tắt của Ðức Bổn Sư ( trong Samyutta Nikaya). Ở một đoạn khác Ðức Phật dạy:

    "Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy".

    Bảy yếu tố ấy là:

    1. Niệm (Sati)

    2. Trạch Pháp (Dhammavicaya)

    3. Tấn (Viriya)

    4. Hỉ (Piti)

    5. An (Passadhi)

    6. Ðịnh (Samadhi)

    7. Xả (Upekkha)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/1/16
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này