Thảo luận Thế nào là đúng?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Ban Tang Du Tử, 5/5/16.

Moderators: amylee
  1. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Làm đúng thì chẳng sợ gì. Nhưng. Thế nào là đúng?
     
  2. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Trả lời cho câu này dễ ẹc à!
    Đúng là khi nắm quyền trong tay, cái nào tôi cho đúng là phải đúng, còn kẻ nào phản bác thì tôi cho out ngay.
    Quyền trong tay mà! Chẳng sợ gì.
    P/s: Nhưng chỉ trong thế giới ảo thôi! Chứ ngoài đời thì chẳng hơn được ai.
     
    langtu and mr.buiduytung like this.
  3. dokko

    dokko Mầm non

    Mình giả định cái đúng mà bạn đang nói tới là về mặt đạo đức, thì thế giới này vốn chẳng có đúng sai. Đúng sai là nhờ con người mà có, không có một tiêu chuẩn nào có sẵn trong tự nhiên. Hổ ăn thịt mèo, mèo ăn thịt chuột, chúng chẳng có đúng sai. Đã đúng sai không có tiêu chuẩn nào là tuyệt đối, thì ta cứ lấy lương tâm của mình mà tham chiếu. Không thẹn với lương tâm là được.
     
    langtu and mr.buiduytung like this.
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Vậy đúng theo bạn là cái đúng của con người khi không thẹn với lương tâm.

    Nhưng lương tâm là gì?

    Nếu hiểu lương tâm là cái lương thiện ở bên trong.

    Vậy mọi hành động xuất phát từ cái không lương thiện từ bên trong này đều gọi là không đúng được không?

    Thêm nữa, cái thiện ở bên trong này từ đâu mà có?

    Liệu nó có phải xuất phát từ những giá trị được coi là đúng của xã hội không?

    Và như vậy, liệu có vô tình mà chúng ta đang coi hình là bóng và bóng là hình, đang xem 1 mà lại tách thành 2, tự tham chiếu lấy nhau?
     
    mr.buiduytung thích bài này.
  5. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Cái đúng của quyền lực trong lịch sử thực tế cũng có rất nhiều. Ví dụ như thời phong kiến, lệnh vua là không thể cãi.

    Nếu xét ra những khía cạnh như vậy. Thì đúng hẳn là phải đúng với (...). Nhỉ?

    Vậy chữ "với" này, liệu có thể được xem như là tuyệt đối không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/5/16
    mr.buiduytung thích bài này.
  6. Văn-Cường

    Văn-Cường Lớp 3

    Ôi dào! Thế giới ảo mà, bàn làm quái gì cái chuyện đúng-sai, chẳng biết rõ nhau nên toàn lừa nhau, ăn thịt 100% mà cứ bô bô là chay toàn phần. Chán lắm!
    Thôi, tôi xin bỏ chạy vậy!
     
  7. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Hừm. Đang theo đuổi suy nghĩ đây. Mới gì đã bỏ chạy rồi.

    Có lẽ thêm cả phần gian trá, giả dối vào khi xem xét khái niệm đúng, sai nữa cũng là hợp lý.
     
  8. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Làm mình nhớ đến "Justice : What's the Right things to do".
    Ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh, rất mơ hồ, rất ... dễ vỡ.

    Không thẹn với lương tâm? "Người xấu" có thể làm những việc tồi tệ nhất quả đất mà không có chút hổ thẹn nào cả, thậm chí còn cảm thấy tự hào. Cái kiểu này thường ví von là lương tâm bị chó gặm mất.

    "Làm đúng thì chẳng sợ gì" cũng chỉ "đúng" với người lương tâm bị chó vồ hụt. Họ là người hỡi làm sai sẽ bối rối, hổ thẹn, cắn rứt, mặc cảm tội lỗi và làm đúng thì thấy thanh thản. Nói là vậy, người tốt làm việc đúng và tốt nhiều khi cũng sợ hãi như thường, rồi vì sợ hãi họ lại phải làm sai, trái lương tâm, ôi trớ trêu cái cuộc đời...

    Ngược lại, chúng ta cũng thấy có những người làm sai mà chẳng sợ gì, thậm chí còn đảo điên thị phi, đổi trắng thay đen, cho rằng thế mới là đúng. Ai mà tiếp xúc với thể loại này thì tức ói máu dài dài, và việc ngu nhất là đi giảng giải đạo lý với chúng.

    Lại nói đến lương tâm, ban đầu cắn rứt, tội lỗi nhưng rồi ta sẽ tìm cách bào chữa, đổ lỗi, dần dần cảm giác sai trái sẽ nhạt đi và cuối cùng thậm chí có thể biến sai thành đúng. Chỉ là tự lừa gạt mình thôi nhưng hành động này không khéo sẽ đưa ta vào con đường vạn kiếp bất phục.
     
  9. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    LĐS nghĩ. Hành động đúng là:
    - Không làm điều gây tổn hại đến chúng sinh khác và bảo vệ chúng sinh khác khi thấy bị nguy hại đến.
    - Thế nào là tổn hại: khơi cho chúng sinh lòng "tham - sân - si - mạn - nghi - ác kiến".
    - Khi thấy chúng sinh bị chúng sinh khác có hành động khơi lòng "tham - sân - si - mạn - nghi - ác kiến" như trên, thì tìm cách ngăn chặn lại.
    ----
    Tại sao LĐS dùng từ chúng sinh, là bởi vì nó bao quát hết các loài trong cung cõi này :D
     
    mustang and tamchec like this.
  10. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Adolf Hitler là người tin mình làm đúng.
    Mao Trạch Đông cũng tin mình làm đúng.

    Nếu xét đúng với sai thì không còn đúng và sai nữa, tất cả chỉ là các góc nhìn, đọc bài viết này mình nhớ tới câu chuyện thầy bói xem voi ngày xưa học quá!

    Cá nhân mình quan điểm đúng sai đã bị loại bỏ nên không bình loạn gì thêm.

    @Lười Đọc Sách : Cõi này có bao gồm cả vũ trụ chồng vũ trụ không? :D :D :D
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  11. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Bao hết luôn cho hoành tráng chị ạ cute_smiley26cute_smiley26

    Mặc dù chưa biết ngoài vũ trụ kia có cái gì :D:D:D
    --
    Cũng mong một ngày không còn phân biệt đúng sai nữa, không có đúng thì tự nhiên sẽ không có sai, và không có sai thì cái đúng cũng bị hoại diệt :D Chắc chờ đắc đạo để chứng nghiệm haha.
     
    deathshine thích bài này.
  12. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Hihi :). Khi nào có dịp gặp trực tiếp chúng ta tám thêm về việc này, chị yêu thích các vì sao.

    Còn cái kia thì hihi...
    Tự nhiên vốn hoàn hảo và phụ thuộc lẫn nhau nên tách mọi thứ ra sẽ hạn chế tự do suy nghĩ.
    Đúng sai hay định nghĩa nào đi nữa chỉ là các danh từ, trói buộc mình vào danh từ sẽ tự mua dây buộc trái tim yêu thích tự do của Em lại, thế hen :D :D.

    Dẫn chứng: Phụ nữ VN thường hay được tặng cho danh từ mỹ miều: đảm đang, hy sinh...
    Đó là sợi dây êm ái trói buộc tài năng họ lại đó. Chị sợ lắm hihi, thôi chị không muốn đảm đang hy sinh đâu, chỉ muốn là chị thôi. Mà tám ngoài lề rồi, dừng nhé! Chị đi làm việc đây, ham tám quá :p.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  13. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Nhân dịp này đọc cuốn Right things to do là đúng đó hehe.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  14. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Đúng = Tốt đẹp
    Vd:
    - Học sinh giải đúng bài tập = Học sinh đã hiểu tốt đẹp lý thuyết và bài tập đề ra = Học sinh đã làm tốt đẹp bài tập đề ra.
    - Làm đúng lương tâm = Làm mọi việc một cách tốt đẹp theo ý mình (và mọi người).
     
  15. June

    June Lớp 4

    Bàn luận cái này thì vô biên lắm, vì bản thân chúng ta lúc bàn luận cũng đã nói lên rằng ý kiến của ta Đúng, và ngầm mặc định những ý không giống thế là Sai. Đó là nói về Đúng Sai.
    Còn Làm Đúng lại càng khó. Vì bản thân lúc quyết định làm gì, tức là đã tự cho là Đúng, vì chả ai nghĩ là Sai mà làm cả. Nhưng người khác có cho là Đúng hay không lại là một chuyện khác.
    Nói cái này lại nghĩ tới câu chuyện Đẽo cày giữa đường, không nhắc lại chắc ai cũng biết.
    Nhưng để phản biện lại câu chuyện này, thì lại có thể nói, không thể cứ khăng khăng làm theo ý mình được.
    Đó, làm đúng đâu dễ?
    Mình cũng đã từng hỏi tương tự, và đã tự trả lời: Thôi thì làm đúng nghĩa là làm theo ý mình, nhưng ảnh hưởng của hành động ấy, không tác động xấu tới bất cứ ai cả, không dối gạt, không gây hại thì chấp nhận là đúng. Có thể về thái độ thì người khác không thích, nhưng xét một cách khách quan, việc làm đó không hề làm hại một tế bào nào của ai, thì thế là đúng rồi.
    Đấy, mình đã tự hỏi và trả lời như thế từ bao nhiêu năm trước, và đã sống như thế. Nhưng vẫn luôn bị cho là Làm sai. Mặc dù chả động chạm đến ai.
    Thế mới nói, Đúng Sai chỉ là quan niệm cá nhân của mỗi người, quan trọng là không để một lúc nào đó, CHÍNH TA phải nghĩ lại mà nói mình Sai rồi.
     
    teacher.anh and chelsky_ngoann like this.
  16. Cảm giác như chủ thớt đang theo trường phái của Plato phải không? Truy vấn cho đến tận cùng của một chủ đề, mà với Plato thì không có điểm nào là tận cùng cho một chủ đề cả. Bởi vậy kiểu như loài người phát triển từ sơ khai đến nay là nhơ truy vấn, hoài nghi, truy vấn và hoài nghi. Nó... làm bạn bế tắc nếu bạn không phải là một triết gia. Và trong đối thoại hằng ngày,cách truy vấn này là mầm móng của bạo lực, rất nguy hiểm nếu người bạn truy vấn là một người manh động.

    Hay theo cách nghĩ của Nho gia. Không có gì hoàn hảo, không có gì tuyệt đối. Trong cái Nhân có cái Bất Nhân, Trong Cái Lễ Nghĩa có cái Thất Lễ, bất Nghĩa, trong Cái sinh đã sẵn mầm cái diệt,trong cái diệt lại có mầm sinh, trong cái Đúng cũng có cái mầm của Sai.

    Học thánh hiền, theo đuổi tư tưởng triết học. Thành công nhất thì chưa biết, nhưng thành công căn bản của một người hiểu biết là....

    Không đặt ra những câu hỏi đại loại như chủ thớt.

    Sài Gòn nắng. Thả lỏng tư tưởng cùng chuẩn bị công tác đón Obama ghé Sài Gòn đi thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/5/16
    chelsky_ngoann thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này