Phật Giáo Thiền quan sách tấn - Sa Môn Châu Hoằng

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi hhongxuan, 2/10/13.

Moderators: mopie
  1. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Thiền lại có cửa (quan) sao ? Đạo vốn không có trong, ngoài, ra, vào; nhưng người hành đạo bởi có mê, ngộ nên bậc đại thiện-tri-thức giữ cửa không thể không có khi mở, đóng. Các Ngài giữ khóa chốt kỹ càng, tra hỏi nghiêm ngặt, khiến những kẻ loạn ngôn, tà ý muốn vượt qua bị cửa ngăn cản không thể thực hiện được mưu gian, cũng là cái kế giữ lâu dài vậy.

    Tôi khi mới xuất gia được gặp một pho sách để trong phòng tên Thiền-môn Phật-tổ cương-mục. Trong ấy ghi chép những lời tường thuật của các vị Tôn-túc về sự tham-học, tu chứng của mình. Nào lúc mới tham-học khó-khăn thấu hiểu, lúc thực-hành công phu nhọc nhằn khổ sở, đến sau cùng bỗng nhiên thấu-ngộ. Tôi đọc qua, lòng rất kính mộ, nguyện học theo gương các Ngài. Bộ sách này các nơi khác không thấy có. Kế tôi đọc bộ Ngũ đăng chư ngữ lục trong Tạp-truyện, không luận những vị xuất-gia hay tại-gia có thật tham, thật ngộ, tôi đều góp nhặt thêm vào phần trước pho sách.

    Tôi chọn rút những chuyện cốt yếu, xếp theo loại, biên thành tập lấy tên là Thiền quan sách tấn. Ở nơi nào thì tôi để nó trên bàn, đi đâu thì mang theo trong bị, mỗi lần đọc cảm thấy kích-lệ tâm-chí, tinh thần khoáng-đạt, như có một sức mạnh vô hình thúc đẩy gắng tiến.

    Có thể nói quyển sách này rất cần-thiết đối với người chưa vượt qua khỏi cửa, nếu với kẻ vượt khỏi cửa đã xa thì đâu còn cần dùng ? Tuy nhiên, ngoài cửa này còn lớp cửa khác, chẳng qua giả mượn tiếng gà, tạm rời miệng cọp mà thôi. Được ít cho là đủ là người tăng-thượng-mạn. Sông chưa cùng, núi chưa tột vẫn phải gắng tiến. Chạy mau, đi mãi bao giờ vượt khỏi cái cửa đen tối sau cùng, chừng ấy sẽ chậm-rãi nghỉ-ngơi không muộn.


    Niên-hiệu Vạn-Lịch năm thứ 28, đầu mùa Xuân
    CHÙA VÂN-THÊ

    Sa-môn CHÂU-HOẰNG
    Cẩn chí

    Nguồn TVE :tducchau
     

    Các file đính kèm:

  2. hhongxuan

    hhongxuan Lớp 7

    Ở vào tuổi chín-mươi-năm, thiền sư Genpo, một đại thiền sư thời hiện đại, đã nói về cái cửa “Vô môn”, và ngài chỉ ra rằng, không có cái cửa nào thật sự mà chúng ta cần phải đi qua để nhận thấy được cuộc đời của mình ra sao. Tuy nhiên, ngài nói, từ quan điểm của tu tập, ta phải đi qua một cái cửa, cái cửa của lòng tự trọng (tự mãn, tự cao) của chính ta. Mỗi người chúng ta, từ sáng cho đến tối đều luôn đối diện với lòng tự trọng của mình. Ta phải tự vượt ngang qua cái cửa “Tự trọng” này, thì mới có cơ hội đi xa hơn.



    Lòng tự trọng thì hay bực tức. Bực tức đây tôi muốn chỉ là đủ loại chán nản, bao gồm khó chịu, phẫn uất, ganh tị. Tôi nói nhiều về bực tức để tìm hiểu nó và học cách làm sao đối trị nó trong tu tập để có thể đến gần cửa “Vô môn”.


    Phật tánh không là gì cả mà là chính chúng ta, lúc này, ở đây: nghe tiếng ồn, đau đớn hai chân, nghe tiếng nói chuyện; đó chính là Tánh giác. Bạn không thể bắt lấy nó, vì khi bạn cố bắt lấy nó, nó biến đổi.


    Những gì chúng ta đang làm, không phải sửa lại bản năng của chúng ta, mà là giải phóng chúng ta ra khỏi vòng kềm tỏa của bản năng tự ngã, bằng cách thấy được rằng, tự ngã là không thật có. Nếu sửa lại nó, thì chỉ là tiến trình thay đổi bằng cách nhảy từ căn tù này sang qua căn tù khác, rồi lế lối phản ứng và cách hành xử vẫn như cũ



    Đầu tiên, tu tập thì không phải để tạo ra sự thay đổi về tâm lý
    Thay đổi tâm lý là sản phẩm phụ sẽ xảy ra trên con đường đi đến mục đích đó. Nó không là cứu cánh.


    Tu tập thì không phải để hiểu biết về bản chất vật lý của thiên nhiên một cách tri thức, nguồn gốc cấu tạo và vận hành của vũ trụ. Nếu tu tập nghiêm chỉnh, chúng ta có chiều hướng sở đạt phần nào đó trong lãnh vực này. Nhưng nó không phải là mục đích của tu tập.


    Tu tập thì không phải để đạt được trạng thái tĩnh lặng, hạnh phúc, thấy viễn ảnh, màu sắc (xanh, đỏ, trắng, hồng..). Tất cả những trạng thái này có thể và sẽ xảy ra nếu chúng ta tọa thiền đúng và đủ tiến bộ. Nhưng đây cũng không phải là mục đích cơ bản.


    Tu tập thì không phải để vun bồi cho có được công năng đặt biệt. Có nhiều loại công năng và mỗi người dù ít hay nhiều đều có nó một cách tự nhiên


    Tu tập thì không phải để rèn luyện Định lực cá nhân — sức mạnh do rèn luyện trong tọa thiền nhiều năm. Định lực cũng chỉ là sản phẩm phụ trong Tọa thiền chứ không phải là cứu cánh.


    Tu tập thì không phải để có được những cảm giác sung sướng, vui vẽ. Hoặc là để cho mình có cảm giác thánh thiện, đạo đức. Lý do hay sản phẩm hay mục đích của tu tập không phải là để luôn luôn được trầm tĩnh hay tập trung. Một lần nữa, nếu chúng ta công phu nổ lực, thì những điểm này sẽ xuất hiện nhưng nó không phải là điều trọng yếu.




    Tu tập thì không phải để luyện cho cơ thể tránh được bệnh hoạn, hay ít đau đớn trong lúc có bệnh tật. Tư thế ngồi có lợi cho một số người có được sức khỏe tốt hơn, nhưng đôi khi có kết quả trái ngược. Nếu muốn tìm cách để có được sức khỏe tốt hơn, thì tu tập Thiền không phải là cách; mặc dù sau nhiều năm tu tập có nhiều ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của một số người, nhưng không có gì làm bảo đãm cả.



    Tu tập thì không phải để đạt đến lãnh vực thông thái của một người biết mọi chuyện, hay một người có khả năng chinh phục con người và các vấn đề của thế gian. Thiền sinh có thể hiểu rõ ràng hơn trong một số vấn đề, nhưng người thông minh thông thường lại là người nói và làm những chuyện ngớ ngẩn, đần độn. Quán triệt thông thái vẫn không phải là đối tượng cả tu tập.

    Nguồn TVE :wonbin88
     
    khanhmax thích bài này.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này