Lịch sử Thiền sư dựng nước [Tám triều vua Lý #1] - Hoàng Quốc Hải

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 22/11/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tác phẩm của Hoàng Quốc Hải. Tôi làm ebook này vì thấy có một số bạn có nhu cầu khi cần pdf scan từ trước (không biết chỉ để sưu tập hay để đọc :D ), cũng mong muốn phổ cập các tác phẩm lịch sử cho bạn đọc.

    Đây là cuốn đầu tiên trong 4 tập viết về triều Lý của Hoàng Quốc Hải, bối cảnh từ sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn nắm được ngôi, trải qua đời Lý Thái Tổ rồi kết thúc khi Lý Thái Tông mới lên ngôi, vừa dẹp được loạn Tam vương.

    Tác phẩm đã phản ánh được sự thịnh trị trong đời đầu tiên của nhà Lý, kết hợp những chi tiết lịch sử có nhắc tới với những sáng tạo của riêng mình (như những tình tiết trong dân gian ở làng Xuân Phương, hương Tam Sơn... thì chắc do tác giả sáng tác).

    Tuy nhiên còn một số thiếu sót theo cảm nhận của tôi:

    Cảm nhận chung thì tác phẩm cũng ở mức bình bình chứ không thật sự hấp dẫn, dù tác giả đã cố gắng kết hợp cuộc sống dân gian song hành với cuộc sống chốn cung đình trong tác phẩm.

    Do tác giả lấy tư liệu đã lâu (chắc từ thập niên 1990) nên những gì viết về Lê Long Đĩnh đều theo sử sách xưa, có nghĩa là rất xấu xa tàn bạo. Gần đây những đánh giá về Lê Long Đĩnh có lật lại vấn đề, dù rằng thời vua đó là không tốt nhưng không đến mức miêu tả như Quỷ vương mà có thể do các sử gia đời Lý, Trần thêm thắt. Để tôn vinh thời Lý Thái Tổ thì "dìm hàng" Lê Long Đĩnh, tôi thấy không thật công bằng.

    Đoạn miêu tả Lý Công Uẩn lên ngôi xem ra khá nhẹ nhàng. Chỉ bằng vào mấy lời sấm của Vạn Hạnh sáng tác và tuyên truyền mà ung dung lên ngôi, tôi nghĩ không sát với thực tế. Để lên ngôi êm ả như vậy, có lẽ Lý Công Uẩn cũng phải chuẩn bị vây cánh cho mình khá lâu trước đó, chứ không phải đến lúc vua cũ sắp chết rồi mới đi thuyết phục các quan.

    Tác giả đôi chỗ nhầm lẫn về mặt thời gian, ví dụ có đoạn trước viết Đa Bảo đã chết, đoạn sau lại thấy ông đi giảng cho các thiền sinh. Công chúa Bình Dương được gả cho Thân Thiệu Thái năm 1029, lúc mô tả lần đầu gặp họ Thân thì trước tuổi trăng tròn (tức 14), e rằng không thỏa đáng vì năm đó Thái Tông mới lên ngôi 28-29 tuổi, chẳng lẽ có con từ năm 15 (lúc ông làm thái tử mới đi mở phủ ở Tam Sơn)? Chi tiết công chúa 14 tuổi (của Đại Việt chứ không phải Mông Cổ :D ) bắn ở khoảng cách xa gấp rưỡi bình thường mà chẻ đôi cái tên ở hồng tâm của họ Thân, dù biết là tiểu thuyết hóa (hai cái tên gắn vào nhau như trời định) nhưng vẫn cảm thấy khiên cưỡng.

    Một số chi tiết nhỏ khác như trùng lặp chú thích (như trong mấy cuốn ở Bão táp triều Trần) tôi đã xóa, đôi chỗ "hoàng tử" thì viết là "thái tử" tôi đã sửa. Ngoài ra trong cuốn này tác giả hay có kiểu viết chủ ngữ xong cho thêm cái dấu phẩy mà không phải là cặp dấu phẩy chú thích thêm (ví dụ: Lý Phật Mã, rất chịu khó học hỏi), điều này không đúng với ngữ pháp tiếng Việt. Tôi có xóa dấu phẩy ở một số chỗ. Những cái này biên tập viên NXB phải nhận ra nhưng tiếc là họ không làm tốt.

    Cuốn này hơn 600 trang sách in có thể làm ebook được, chứ 3 cuốn còn lại mỗi cuốn hơn 900 trang in mà chất lượng scan không tốt, tôi sẽ cân nhắc nhưng hiện giờ thì không có ý tưởng làm tiếp bộ này.

    cover.jpg

    Thông tin sách:
    Tên sách: Thiền sư dựng nước (tập đầu tiên bộ sách 4 tập Tám triều vua Lý)
    Tác giả: Hoàng Quốc Hải
    Nhà xuất bản: Phụ nữ
    Năm xuất bản: 2010

    Thông tin ebook:
    Nguồn ebook: tve-4u.org
    Chuyển text và tạo ebook: Caruri
    Hoàn thành: 11/2016
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 23/11/16
    khanh911, Ninh_Hue, heipoi and 39 others like this.
  2. V/C

    V/C Mầm non

    Bác có dây mơ rễ má gì với ông HQH à?
     
  3. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Không, chả có quen biết quan hệ gì với ông ấy :D. Nếu quan hệ thì làm ebook làm gì để ông ấy mất tiền từ lợi nhuận sách bán được. Thấy mọi người có vẻ quan tâm mấy cuốn này thì làm ebook thôi.
     
  4. V/C

    V/C Mầm non

    Chưa đọc cuốn nào của cụ này.
    Bác chơi trọn bộ à?
     
  5. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Mấy cuốn của ông Hoàng Quốc Hải cũng chỉ bình bình, mình đâu như có đọc được một cuốn đầu về triều Trần thấy nhân vật ăn nói phát ngôn y như sinh viên khoa Triết nên bỏ luôn :D
     
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Không. Bộ Bão táp triều Trần thì đã có sẵn 4 cuốn từ trước, anh chỉ làm 2 cuốn bổ sung thêm sau này (là đủ 6 cuốn). Còn bộ này chưa ai làm thì làm cuốn mở đầu demo, còn ai có hứng thì làm tiếp, xem ra nhiều người thích đọc nhưng ngại làm ;)

    Tôi mới chỉ đọc cuốn này trong 4 tập nhưng cảm nhận là bộ Bão táp triều Trần hay hơn, hay do bối cảnh lịch sử (đánh Nguyên Mông...) hấp dẫn hơn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/11/16
    nguyenthanh-cuibap thích bài này.
  7. V/C

    V/C Mầm non

    Cứ Mông với Má thi ai chả ưng. Hot giờ toàn thế cả.
     
    summer_akarda and Caruri Tlkd like this.
  8. Bui Vu Hong Nhung

    Bui Vu Hong Nhung Mầm non

    Chào anh Caruri,

    Anh có tiếp 3 cuốn của bộ truyện này không ạ. Em đang đọc dở và muốn đọc tiếp. Nếu có link sách cho em xin ạ.

    Em cảm ơn.
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Bạn có thể lấy file pdf ở topic của bác @cailubietdi
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hoangtuna and votanhau like this.
  10. balua

    balua Mầm non

    Bạn nào có link PRC hoạc Mobi của bộ Tám triều vua lý ( 4 quyển ) không nhỉ mình đang đọc dở có mỗi quyển 1
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/10/20
  11. phongtv

    phongtv Lớp 2

    Đã đọc Tám Triều Vua Lý và Bão Táp Triều Trần. Rất mong bác @Caruri Tlkd hoàn thành bộ này.
     
    ltk0711 thích bài này.
  12. HongHiep97

    HongHiep97 Mầm non

    Hóng các admin hoàn thành nốt bộ này ạ em chân thành cảm ơn
     
  13. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Các bạn muốn đọc thì cùng nhau tham gia soát lỗi chứ đừng chờ "các admin". Mỗi người làm vài chục trang sẽ sớm hoàn thành ebook thôi.
     
    Wanderman thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này